Lợi nhuận là động cơ hay sự thúc đẩy đối với mọi công việc kinh doanh và mọi
cá nhân trong kinh doanh. Phạm trù lợi nhuận nói chung cũng như phạm trù lợi nhuận
gắn với kinh tế thị trường nói riêng đã được biết đến từ thế kỷ XV. Chính những ý
nghĩa lý luận của nó đối với khoa học kinh tế mà nó luôn được quan tâm, luôn được
phát triển. Và như chúng ta đã biết, lý luận Mác là đỉnh cao của sự phát triển ấy. Đứng
trên giác độ của học thuyết này, Mác đã giải quyết mọi mâu thuẫn của nền sản xuất
hàng hóa. Vì vậy, đối với Việt Nam giai đoạn hiện nay, giai đoạn phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, việc vận dụng lý luận về lợi nhuận trong hoạt động kinh tế
mà cụ thể là trong việc nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Tất cả chúng ta đang phải tìm lời giải cho bài toán vận mệnh của Việt Nam:
Làm thế nào để tăng trưởng nhanh, thành công trong cạnh tranh quốc tế khi trình độ
của ta còn thấp, nguồn lực của ta còn hạn chế?
25 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn gốc và vai trò của lợi nhuận đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nguồn gốc và vai trò của lợi nhuận đối
với sự phát triển của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
Mở Đầu
Lợi nhuận là động cơ hay sự thúc đẩy đối với mọi công việc kinh doanh và mọi
cá nhân trong kinh doanh. Phạm trù lợi nhuận nói chung cũng như phạm trù lợi nhuận
gắn với kinh tế thị trường nói riêng đã được biết đến từ thế kỷ XV. Chính những ý
nghĩa lý luận của nó đối với khoa học kinh tế mà nó luôn được quan tâm, luôn được
phát triển. Và như chúng ta đã biết, lý luận Mác là đỉnh cao của sự phát triển ấy. Đứng
trên giác độ của học thuyết này, Mác đã giải quyết mọi mâu thuẫn của nền sản xuất
hàng hóa. Vì vậy, đối với Việt Nam giai đoạn hiện nay, giai đoạn phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, việc vận dụng lý luận về lợi nhuận trong hoạt động kinh tế
mà cụ thể là trong việc nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Tất cả chúng ta đang phải tìm lời giải cho bài toán vận mệnh của Việt Nam:
Làm thế nào để tăng trưởng nhanh, thành công trong cạnh tranh quốc tế khi trình độ
của ta còn thấp, nguồn lực của ta còn hạn chế?
Chính vì vậy mà đề tài: "Nguồn gốc và vai trò của lợi nhuận đối với sự phát
triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" đã thu hút sự chú ý cũng như đã gây
cho em nhiều hứng thú.
Theo em đây là một đề tài hết sức thiết thực trong công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
nội dung
1.Những vấn đề lý luận chung
1.1. Quan điểm về lợi nhuận của các nhà kinh tế học trước C.Mac
Chủ nghĩa trọng thương là lý luận đầu tiên của kinh tế chính trị, là hệ tư
tưởng kinh tế của giai cấp tư sản, là cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản trong điều
kiện tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, tìm nguồn gốc của cải trong thương nghiệp, bảo
vệ lợi ích của tư bản thương nghiệp và giải thích cho sự ra đời của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng thương ra đời và phát triển từ khoảng giữa thế
kỷ XV đến giữa thế kỷ XII ở Tây Âu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương thì lợi nhuận là kết quả của việc
trao đổi không ngang giá. Nói cách khác, lợi nhuận được sinh ra trong lưu thông. Họ
coi mục đích của hoạt động kinh tế là lợi nhuận và coi lợi nhuận là động lực của các
hoạt động kinh tế. Đó chính là cơ sở của lý luận về cơ chế thị trường sau này.
Hạn chế của chủ nghĩa trọng thương chưa thấy được lợi nhuận còn được sinh ra
trong sản xuất. Theo như C.Mac nhận xét trong cuốn tư bản:” học thuyết đó chỉ nắm
cái vẻ bên ngoài của những hiện tượng”.
Chủ nghĩa trọng nông ra đời vào cuối thế kỷ XVIII ở Pháp do hậu quả thực
hiện chính sách kinh tế của Kolbert làm cho nền nông nghiệp Pháp bị đình đốn, nợ nần
cha truyền con nối, nông dân đói khát, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra nghiêm
trọng. Do đó đã xuất hiện một lý luận phê phán gay gắt chủ nghĩa trọng thương, tìm
nguồn gốc của cải trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Chủ nghĩa trọng nông đề cập đến sản phẩm thuần tuý hay sản phẩm ròng là sự chênh
lệch giữa giá trị của nông sản và chi phí sản xuất nông nghiệp (gồm giống và tiền
lương).
Hạn chế: Chỉ có sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý, mới là
nguồn gốc làm giàu cho quốc gia, muốn quốc gia giàu có phải phát triển nông nghiệp.
Tức là họ mới chỉ nhìn thấy hình thái địa tô (R) mà trên thực tế giá trị thặng dư bao
gồm: lợi nhuận(p) – lợi nhuận bình quân ( )
lợi tức (z) và địa tô (r)
Chủ nghĩa trọng nông cho rằng nông nghiệp có được sự trợ giúp của tự nhiên
làm tăng về chất tạo ra chất mới và do đó tạo ra sản phẩm thuần tuý. Công nghiệp chỉ
đơn thuần chế biến lại những sản phẩm của nông nghiệp. Công nghiệp không những
không có lợi mà còn có hại vì trong quá trình sản xuất có những sản phẩm sẽ bị lãng
phí.
Trường phái cổ điển (kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh)
Vào cuối thế kỷ XVII ở Anh chủ nghĩa trọng thương đã tích luỹ được một khối
lượng tiền tạo được để phát triển sản xuất. Do đó lợi nhuận do sản xuất đem lại ngày
càng tăng còn lợi nhuận do thương nghiệp đem lại có xu hướng giảm vì thị trường
ngoài nước đã khai thác hết. Do đó chủ nghĩa trọng thương bị suy đồi và xuất hiện lý
luận mới nhằm kích thích phát triển sản xuất là kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
Theo W.Petty (1623-1687), ông chỉ nhìn thấy hình thái địa tô là sự chênh lệch
giữa giá trị của sản phẩm và chi phí của sản xuất. Tuy vậy, theo Mac nhận xét, W.Petty
là người đã nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột, dự đoán đúng bản chất của
giá trị thặng dư. Sai lầm của ông là đã đồng nhất địa tô với giá trị thặng dư (thực tế địa
tô chỉ là một phần của giá trị thặng dư).
Theo A.Smith (1723-1790), lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm
lao động của công nhân. Lao động của công nhân tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận thuộc
về nhà tư bản, lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân. Ông thấy
được xu hướng lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm. Ông đã
thấy được địa tô, lợi tức, lợi nhuận là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư
nhưng lại không thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư. Ông cho
rằng lợi nhuận do toàn bộ tư bản đẻ ra. Do không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và
lưu thông nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu
thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau. Tuy nhiên, mặt tích cực mà A.Smith đã đạt được –
theo như C.Mac đánh giá- A.Smith đã nêu được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư
là đẻ ra từ lao động.
Theo D.Ricardo (1772-1823), lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công,
là lao động không được trả công của công nhân. Ông chưa biết đến phạm trù giá trị
thặng dư nhưng nhất quán quan điểm cho rằng giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số
tiền mà họ nhận được. Ông đã thấy được xu hướng hình thành lợi nhuận bình quân
nhưng lại chưa hiểu được giá cả sản xuất (giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận
bình quân).
Trường phái tầm thường: Vào đầu thế kỷ 19 do cuộc cách mạng công
nghiệp hoàn thành, giai cấp tư sản thống trị xã hội nhưng bắt đầu xuất hiện khủng
hoảng kinh tế, giai cấp vô sản bị bần cùng hoá. Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện lý luận
chủ nghĩa xã hội không tưởng do đó giai cấp tư sản cần có một lý luận để chống lại chủ
nghĩa xã hội không tưởng và bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Kinh tế chính trị học tư sản tầm
thường xuất hiện.
Thomas Robert Malthus (1766-1834), ông cho rằng lợi nhuận là hoạt động thêm
vào giá cả (giá cả = chi phí sản xuất + lợi nhuận). Malthus phủ nhận vai trò của lao
động là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận và coi lợi nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị.
Từ đó ông giải thích lợi nhuận như là khoản thặng dư ngoài số lao động đã hao phí để
sản xuất hàng hóa. Người trả tiền cho khoản lợi nhuận là giai cấp quý tộc địa chủ. Tức
là ông đã biện hộ cho giai cấp thống trị: lợi nhuận không phải do bóc lột (điều này có
thể hiểu vì ông là con út của một gia đình quý tộc).
Jean.Baptiste Say (1766-1832), ông cũng biện hộ cho chủ nghĩa tư bản. Ông cho
rằng chủ nghĩa tư bản không có bóc lột. Ông thấy lợi nhuận là do tư bản sinh ra, đó là
thứ tiền công cao cho công tác lãnh đạo và quản lý của nhà tư bản. Còn những người
công nhân làm việc thô kệch hiển nhiên sẽ hưởng lương ít. Theo C.Mac đánh giá thì
vai trò quản lý của nhà tư bản giống như “nhạc trưởng” của dàn nhạc, lao động quản lý
và lãnh đạo là lao động phức tạp nên nhạc trưởng được hưởng lương cao là đương
nhiên nhưng toàn bộ tiền lương làm chức năng quản lý không phải là toàn bộ lợi
nhuận.
Trường phái tiểu tư sản: Vào đầu thế kỷ 19 giai cấp tư sản thống trị xã hội,
sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ làm cho giai cấp công nhân bị bần
cùng hoá, khủng hoảng, thất nghiệp gia tăng. Những người sản xuất nhỏ bị phá sản
hàng loạt do đó xuất hiện lý luận phê phán chủ nghĩa tư bản và muốn quay lại sản xuất
nhỏ.
J.Simondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ từ sản phẩm lao động, đó là thu
nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai hoạ kinh tế của giai
cấp vô sản. Ông cho rằng việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách phá huỷ
những tư bản cố định, bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp.
Hạn chế: ông lặp lại luận điểm của A.Smith về lợi nhuận doanh nghiệp, nghi ngờ ý
kiến đúng đắn của Ricardo về lợi nhuận tư bản, ông không hiểu nguồn gốc của địa tô
tuyệt đối.
1.2. Quan điểm về lợi nhuận của C.Mac
Như chúng ta đã biết giá trị hàng hoá = c+v+m . Trong đó c là tư liệu sản xuất ,
v là sức lao động, m là giá trị thặng dư. Nhà tư bản phải bỏ ra một khoản chi phí để
mua tư liệu sản xuất c và mua sức lao động v. Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa(k) k=c+v .Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị của hàng hoá khác
nhau cơ bản về lượng và về chất:
Về chất : chi phí nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá được đo bằng chi phí
tư bản . Còn giá trị hàng hoá là chi phí thực tế để sản xuất ra nó được đo bằng chi phí
lao động .Vì vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thấp hơn giá trị hàng hoá.
Về lượng : chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị tư bản tiêu
dùng đã chuyển vào sản phẩm nên bao giờ nó cũng nhỏ hơn tổng số tư bản ứng ra ban
đầu (k).Khi nghiên cứu C.Mac thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một
năm nên tổng tư bản ứng trước và chi phí sản xuất bằng nhau về lượng và cùng kí hiệu
là (c+v).
Khái niệm CFSX một mặt biểu thị tính chất đặc thù của sản xuất tư bản chủ
nghĩa (vì chỉ trong TBCN thực thể của giá trị mới bị che lấp bởi chi phí tư bản).Mặt
khác, chi phí sản xuất còn được gọi là giá thành sản xuất(vì trong bất cứ nền sản xuất
hàng hoá nào, sau khi thực hiện giá trị hàng hoá đều phải mua lại những yếu tố sản
xuất đã tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hoá).Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường,
việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động quá khứ để giảm giá thành sản phẩm
bằng các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và tổ chức quản lý là yêu cầu thiết thân mà mọi
chủ thể kinh doanh đều phải quan tâm thường xuyên.
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN nên khi bán
hàng hoá theo giá thị trường (bằng giá trị của hàng hoá), các nhà tư bản thu được một
khoản tiền lời gọi là lợi nhuận, kí hiệu p.
So sánh p và m cho thấy :
Về lượng : nếu cung bằng cầu thì giá cả hàng hoá bán ra bằng giá trị của nó
thì số lượng p thu được bằng số lượng giá trị thặng dư .Nếu cung nhỏ hơn hoặc lớn hơn
cầu thì giá cả hàng hoá lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị của nó thì từng tư bản cá biệt có
thể thu được một lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn m.Nhưng trong toàn xã hội tổng giá
cả bằng tổng giá trị hàng hoá, tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư .
Về chất: m là bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong lĩnh
vực sản xuất dôi ra ngoài phần bù lại giá trị tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho công
nhân, còn p là hình thức biểu hiện bên ngoài của m, là m khi nó được quan niệm là con
đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh
doanh.
C.Mac viết “giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của
giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng
lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được lao động chứa đựng
trong hàng hoá”.
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa tư bản và
lao động, vì nó làm cho người ta tưởng rằng m không phải chỉ do lao động làm thuê tạo
ra.Thực chất, p và m cũng là một.Lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hoá
của giá trị thặng dư.
Tóm lại p là hình thái chuyển hoá của m do lao động sống làm ra , được quan
niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra.
Khi m chuyển hoá thành p thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành chi phí sản
xuất TBCN cộng p : w=c+v+m w=k+p
Khi m chuyển hoá thành p thì tỷ xuất giá trị thặng dư cũng chuyển hoá thành
tỷ xuất lợi nhuận p’ :
m’ = m/v x 100% => p’ = p/(c+v) x 100%
p’ là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận với toàn bộ tư bản ứng ra để sản
xuất kinh doanh.
p’ hàng năm = p/k x 100%
P’ và m’ có sự khác nhau về lượng và về chất :
Về lượng : p’ bao giờ cũng nhỏ hơn m’ .
Về chất :
m’ biểu hiện mức độ bóc lột của chủ tư bản đối với lao động còn p’ chỉ nói lên
mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản .
m’ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống, còn p’ là chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư hàng năm của một đơn vị sản xuất kinh doanh
.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất giá trị thặng dư m’ :
Theo công thức: p’= m/(c+v) x 100%
Mà m’= m/v x 100% do đó p’= m’ x v/(c+v) x 100% (*)
p’ là hình thái chuyển hoá của m’ nên giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc.
Theo (*) nếu v/(c+v) không đổi thì p’ tỷ lệ với m’ do đó những biện pháp nâng
cao m’ cũng là những biện pháp nâng cao p’.
Tốc độ chu chuyển tư bản n : nếu n tăng thì khối lượng tư bản hoạt động
trong năm sẽ lớn làm cho khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng do đó p’ hàng năm
tăng. Như vậy, p’ tỷ lệ với số vòng chu chuyển và tỷ lệ nghịch với thời gian chu
chuyển của tư bản. Do đó, để nâng cao p’, các nhà tư bản đều tìm mọi biện pháp rút
ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hàng hoá của mình.
Tiết kiệm tư bản bất biến c :
Vì p’= m/(c+v) nếu m, v không đổi thì p’ vận động ngược chiều với c.Vì thế, để
nâng cao p’, các nhà tư bản tìm mọi cách tiết kiệm tư bản bất biến như : sử dụng máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất ; thay
nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền ; giảm chi tiêu để bảo hiểm lao động, bảo
vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng, tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải
trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội để sản xuất hàng hoá.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) : là tỷ số giữa giá trị tư bản bất biến c với tư
bản khả biến v. Sự thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản có ảnh hưởng đến p’:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng làm cho p’ giảm đồng thời làm khối lượng lợi
nhuận tăng . CacMac gọi đó là hình thức biểu hiện tính chất hai mặt của quy luật tỷ
suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Để ngăn trở sự giảm xuống của tỷ suất lợi
nhuận p’ :
+) tăng mức độ bóc lột sức lao động làm cho các nhà tư bản nâng cao được tỷ
suất giá trị thặng dư và do đó sẽ cản trở sự giảm p’ do đó cấu tạo hữu cơ của tư bản
tăng.
+) hạ thấp tiền công xuống dưới giá trị sức lao động sẽ giảm bớt phần lao động
được trả công do đó làm tăng phần lao động không công và giảm được lượng tư bản
khả biến ứng trước v.
+) hạ giá cả các yếu tố tư bản bất biến c. Giá tư liệu sản xuất giảm làm cho cấu
tạo giá trị của tư bản tăng với mức thấp hơn mức tăng của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Do đó, p’giảm ít hơn mức tăng của (c/v).
+) nhân khẩu thừa tương đối tận dụng được lượng nhân công rẻ mạt hoặc thu
hút số lao động dư thừa ở các ngành công nghiệp có cấu tạo hữu cơ tư bản cao. Nhờ đó
mà một số xí nghiệp cũ hay có cấu tạo hữu cơ tư bản thấp hơn mức trung bình có thể
thu được tỷ suất lợi nhuận cao.
+) hoạt động ngoại thương có thể mua được tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt
rẻ làm giảm tư bản bất biến c và tư bản khả biến v. Các nhà tư bản có thể thu lợi nhuận
cao hơn kinh doanh trong nước, nhờ đó tăng được tỷ suất lợi nhuận.
+) tư bản cổ phần : là tư bản được đem đầu tư vào các xí nghiệp sản xuất lớn
dưới hình thức tư bản cổ phần và chỉ đọc hưởng lợi tức cổ phần. Các tư bản cổ phần
này không tham gia vào việc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận chung, vì lợi tức cổ phần
của họ thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác
nhau nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất đã hình thành lợi nhuận bình quân và giá
cả sản xuất. Do trong các ngành sản xuất khác nhau, những nhân tố ảnh hưởng đến p’
mỗi ngành không giống nhau, kết quả là p’ thu được không bằng nhau. Các nhà tư bản
theo đó mà sẽ kinh doanh ở những ngành có p’ cao làm thay đổi p’ cá biệt vốn có của
các ngành. Do đó, trong một thời gian nhất định, p’ các ngành xấp xỉ bằng nhau, hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành sản xuất khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi
nhuận khác nhau đó :
P’ bình quân = (p1’+….+pn’)/n
Sau khi xác định được p’ bình quân có thể tính được p bình quân :
pbình quân =
P bình quân che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa, vì bất cứ tư bản đầu tư
vào ngành nào, nếu có khối lượng ngang nhau, rốt cuộc cũng thu được lợi nhuận bằng
nhau. Nó không có quan hệ gì với khối lượng giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo
ra. Trên thực tế, p bình quân chỉ là giá trị thặng dư được phân phối giữa các ngành sản
xuất khác nhau tương ứng với số tư bản đầu tư của mỗi nhà tư bản một cách tự phát.
Xét chung trong toàn xã hội : tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư.
Theo Mac : lợi nhuận bình quân phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản trong
việc đấu tranh phân chia giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra. Nó vạch rõ toàn
bộ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân.
Khi lợi nhuận chuyển hoá thành p bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển hoá
thành giá cả sản xuất :
W = c+v+m chuyển thành gcsx = k+pbình quân
Khi đó quy luật giá trị có hình thức biểu hiện là quy luật giá cả sản xuất, còn
quy luật giá trị thặng dư có hình thức biểu hiện là quy luật lợi nhuận bình quân.
Chúng ta đã biết m và p không hoàn toàn đồng nhất nhưng chúng đều có nguồn
gốc từ lao động thặng dư. Đứng về một góc cạnh nào đó thì chính m biểu hiện cho sự
bóc lột và chứng minh công thức mâu thuẫn của tư bản một cách chính xác, khoa học
nhưng nó lại được che dấu bởi phạm trù lợi nhuận và nó tồn tại trong xã hội tư bản
dưới các hình thức sau:
Lợi nhuận công nghiệp : về bản chất lợi nhuận công nghiệp là phần giá trị do
người công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không và phần giá trị này bán trên thị
trường thu được một số tiền lời sau khi trừ đi chi phí sản xuất.Đây là hình thái dễ thấy
nhất, gần nhất với m.Lợi nhuận công nghiệp là hình thức chung nhất của các hình thức
p, là động lực mạnh mẽ nhất để phát triển sản xuất .
Lợi nhuận thương nghiệp : trong lưu thông, trao đổi không tạo ra giá trị
nhưng nhà tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, làm cho hàng hoá
được bán đi nhanh hơn. Tư bản thương nghiệp chính là thực hiện khâu trên của tư bản
chủ nghĩa, chính vì thế họ phải thu được một phần lợi nhuận mà tư bản công nghiệp
kiếm được.Về thực chất thì tư bản thương nghiệp là một phần m dược sáng tạo ra trong
quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp.
Lợi tức cho vay : đây là hình thức nhà tư bản này cho nhà tư bản khác vay
một số tiền tạm thời nhàn rỗi của mình . Lợi tức là cái giá mà nhà tư bản hoạt động
phải trả cho người sở hữu tư bản cho vay về quyền được sử dụng tạm thời khoản tư bản
tiền tệ của người đó. Bản chất của lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản
hoạt động thu được nhờ tư bản cho vay trả cho nhà tư bản cho vay vốn , tức là một
phần lợi nhuận bình quân . Xét ở một góc cạnh nào đó , nhà tư bản cho vay cũng là nhà
tư bản kinh doanh hàng hoá nhưng là hàng hoá đặc biệt : tiền tệ . Lợi tức ở đây được
hiểu chính là lợi nhuận của tư bản cho vay.
Lợi nhuận ngân hàng : lợi nhuận ngân hàng là khoản chênh lệch giữa lợi tức
cho vay và lợi tức tiền gửi của ngân hàng sau khi khấu trừ các chi phí hoạt động . Về
bản chất , tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động , vì vậy phần lợi nhuận do tư bản ngân
hàng tạo ra cũng tham ra vào quá trình cạnh tranh với các ngành sản xuất khác . Vì vậy
khoản lợi nhuận mà tư bản ngân hàng nhận được cũng là lợi nhuận bình quân.
Địa tô : địa tô TBCN là khoản tiền mà nhà tư bả