Cả thế giới đang trông chờ sự hồi phục sau khủng hoảng và các nền kinh tế
Châu Á đã đi đầu trong tăng trưởng, mới đây nhất có Thái Lan, Đài Loan đã chấm
dứt suy thoái, tiếp đó có thể là Malaysia.
Các quốc gia Châu Á đang mở đường cho sự phục hồi kinh tế của toàn thế
giới để thoát khỏi sự khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái sau khi
các ngân hàng trung ương trong châu lục giảm tỉ lệ lãi suất xuống mức kỷ lục thấp
và chính phủ các nước này tăng mức chi lên hơn 1 ngàn tỉ USD.
Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Châu Á, được cho là động lực cho quá
trình phục hồi kinh tế thế giới. Hầu hết các nền kinh tế ở Châu Á đều được đánh
giá đã tăng trưởng khá cao trong năm 2009, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ,
tiếp sau đó là Indonesia, Việt Nam,... chiếm khoảng ¾ tăng trưởng GDP của toàn
cầu trong năm qua. Trung Quốc được đánh giá là trong năm 2010 sẽ có khả năng
GDP vượt Nhật Bản, và trong vòng 17 năm nữa sẽ vượt cả Mỹ. Một số dự báo
cũng nâng mức tăng GDP của Trung Quốc năm 2010 từ dự báo trước là 9,3% lên
9,5%. Với khu vực Trung Đông và Châu Phi, triển vọng phục hồi cũng được đánh
giá khá tích cực do giá dầu trung bình năm 2010 của thế giới dự báo sẽ tăng lên tới
78 đô la/thùng so với mức 62 đô la/thùng năm 2009 sẽ góp phần tăng GDP cho
khu vực này.
Sức mạnh của sự hồi phục kinh tế Châu Á được các nhà quan sát nhận thấy
khi giới hoạch định chính sách ở khu vực này đi đầu toàn cầu trong việc rút dần
các gói kích thích kinh tế. Sự hồi phục của Châu Á đã diễn ra ít nhất trong hai quý
vừa qua, trước Mỹ khá nhiều, thậm chí chính sách tiền tệ còn được tính toán đến cả
chiến lược cửa ra trong một số thời điểm. David Carbon - trưởng nhóm nghiên cứu
kinh tế, tiền tệ của Cty DBS Group Holdings Ltd tại Singapore khẳng định, với tỉ
lệ lãi suất của Mỹ vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, các ngân hàng trung ương
Châu Á có thể theo đuổi chiến lược rút các gói kích cầu mà không phải lo ngại đến
dòng vốn chảy vào cũng như vấn đề tiền tệ.
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhận định về khả năng phục hồi kinh tế của các nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC
Tổng hợp : TS. Trần Thị Lan Hương
Đại học Bách khoa Hà Nội
1. Châu Á dẫn đầu sự phục hồi kinh tế
Cả thế giới đang trông chờ sự hồi phục sau khủng hoảng và các nền kinh tế
Châu Á đã đi đầu trong tăng trưởng, mới đây nhất có Thái Lan, Đài Loan đã chấm
dứt suy thoái, tiếp đó có thể là Malaysia.
Các quốc gia Châu Á đang mở đường cho sự phục hồi kinh tế của toàn thế
giới để thoát khỏi sự khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái sau khi
các ngân hàng trung ương trong châu lục giảm tỉ lệ lãi suất xuống mức kỷ lục thấp
và chính phủ các nước này tăng mức chi lên hơn 1 ngàn tỉ USD.
Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Châu Á, được cho là động lực cho quá
trình phục hồi kinh tế thế giới. Hầu hết các nền kinh tế ở Châu Á đều được đánh
giá đã tăng trưởng khá cao trong năm 2009, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ,
tiếp sau đó là Indonesia, Việt Nam,... chiếm khoảng ¾ tăng trưởng GDP của toàn
cầu trong năm qua. Trung Quốc được đánh giá là trong năm 2010 sẽ có khả năng
GDP vượt Nhật Bản, và trong vòng 17 năm nữa sẽ vượt cả Mỹ. Một số dự báo
cũng nâng mức tăng GDP của Trung Quốc năm 2010 từ dự báo trước là 9,3% lên
9,5%. Với khu vực Trung Đông và Châu Phi, triển vọng phục hồi cũng được đánh
giá khá tích cực do giá dầu trung bình năm 2010 của thế giới dự báo sẽ tăng lên tới
78 đô la/thùng so với mức 62 đô la/thùng năm 2009 sẽ góp phần tăng GDP cho
khu vực này.
Sức mạnh của sự hồi phục kinh tế Châu Á được các nhà quan sát nhận thấy
khi giới hoạch định chính sách ở khu vực này đi đầu toàn cầu trong việc rút dần
các gói kích thích kinh tế. Sự hồi phục của Châu Á đã diễn ra ít nhất trong hai quý
vừa qua, trước Mỹ khá nhiều, thậm chí chính sách tiền tệ còn được tính toán đến cả
chiến lược cửa ra trong một số thời điểm. David Carbon - trưởng nhóm nghiên cứu
kinh tế, tiền tệ của Cty DBS Group Holdings Ltd tại Singapore khẳng định, với tỉ
lệ lãi suất của Mỹ vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, các ngân hàng trung ương
Châu Á có thể theo đuổi chiến lược rút các gói kích cầu mà không phải lo ngại đến
dòng vốn chảy vào cũng như vấn đề tiền tệ.
Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Ấn Độ và VN thậm chí đang
siết chặt các điều kiện chính sách tiền tệ khi chỉ số cho thấy tăng trưởng mạnh kèm
theo lạm phát và đôi chút nguy cơ về bong bóng nhà đất. Trong lúc đó, Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ mới giảm tỉ lệ lãi suất từ 0,25 đến 0,75% hôm 18/2 vừa qua sau khi
đã duy trì chính sách giữ nguyên tỉ lệ lãi suất chuẩn hơn một năm. Ngân hàng trung
ương Trung Quốc hôm 12/2 đã yêu cầu các ngân hàng phải tăng lượng tiền dự trữ
bắt buộc nhằm kiềm chế sự tăng trưởng tín dụng sau khi nhiều ngân hàng trong
tháng 1/2010 đã đạt tới 19% mục tiêu cho vay cả năm 2010 (là 1,1 ngàn tỉ USD) và
giá tiêu dùng tăng ở mức cao nhất trong 21 tháng qua. Bên cạnh đó, chứng khoán
Châu Á cũng tăng ngoạn mục kể từ tháng 11/2009 trong sự suy đoán rằng Chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben S Bernanke sẽ thông báo về sự áp dụng tỉ lệ lãi
suất thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở Mỹ.
Tình trạng khẩn cấp của nền kinh tế thế giới trong cơn suy thoái toàn cầu đã
thúc đẩy các Cty Châu Á tăng năng suất lao động và thuê thêm nhiều người lao
động. Hai nhà sản xuất bộ vi xử lý (theo đặt hàng) lớn nhất thế giới là Taiwan
Semiconductor Co. và United Microelectronics Corp. đều tăng mạnh vốn đầu tư
trong năm 2010 sau khi đạt lợi nhuận quý 4/2009 cao hơn dự đoán của giới nhà
phân tích. Trong lúc đó nhu cầu về máy tính, ô tô và hàng điện tử tiêu dùng là rất
cao so với mấy quý vừa qua theo ý kiến của Richard Han - Giám đốc điều hành
Hana Microelectronics Pcl, hãng chuyên sản xuất các bộ phận của máy tính, kể cả
một số chi tiết điện thoại di động thông minh iPhone của hãng Apple Inc.
Tuần trước Singapore đã tăng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2010
lên mức 6,5% còn nền kinh tế Ấn Độ (trị giá 1,2 ngàn tỉ USD) có thể tăng trưởng
với tốc độ 7,5% đạt mức cao nhất kể từ năm 2007. Goldman Sachs Group Inc dự
báo kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển đến mức 11,4% trong năm nay. Tăng trưởng
của Đài Loan trong quý 4/2009 cũng ở mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2004 và
Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trong bảy quý vừa qua. Kevin
Grice, một nhà kinh tế của Capital Economics Ltd ở London phân tích tốc độ tăng
trưởng của các nền kinh tế mới nổi Châu Á sẽ tiếp tục đạt mức cao trong những
quý tới dù cho các quốc gia phụ thuộc lớn vào hàng hoá xuất khẩu sẽ tiếp tục phải
đương đầu với nhiều khó khăn. Tựu trung, sự hồi phục của Châu Á sẽ không bị
đình trệ và nó luôn cao hơn tất cả các nơi khác của thế giới.
2. Kinh tế Đông Nam Á phục hồi nhanh
Trong quý I/2010, GDP của Singapore tăng 15,5%; của Malaysia là 10,1%;
Philippines tăng gần 7,3%; Thái Lan, bất chấp sự bất ổn về chính trị cũng tăng
12% so với cùng kỳ 2009. Điều này đã làm nhiều nhà phân tích ngạc nhiên.
Các số liệu tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế ở Đông Nam Á trong nửa
đầu năm 2010 cho thấy một sự phục hồi hình chữ V mạnh mẽ của các nền kinh tế
này. Nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Lei Lei
Song nhận xét, bất chấp những bất ổn mới đây của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, sự phục hồi ở Đông Nam Á vẫn đang đi đúng
hướng một cách vững chắc. Kinh tế Đông Nam Á đã ở trong trạng thái tương đối
tốt từ những cải cách tài chính được thực thi sau cuộc khủng hoảng châu Á giai
đoạn 1997- 1998. Chính phủ các nước trong khu vực đã có đủ không gian tài khoá
và tiền tệ để thúc đẩy sự thanh khoản và bơm tiền cho nền kinh tế. Gói kích thích
cho phép Đông Nam Á đối phó với suy thoái toàn cầu và hoạt động tốt hơn so với
dự kiến và cũng tốt hơn so với nhiều nền kinh tế khác. Đây là dấu hiệu phục hồi
hình chữ V trong năm 2010 với những mức độ khác nhau, đang diễn ra ở tất cả 10
nền kinh tế của ASEAN.
3. Trung Quốc là điểm đến quan trọng
Một nhân tố quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của các nước ASEAN là
lực kéo của nền kinh tế bùng nổ của Trung Quốc. Mặc dù nhu cầu trong nước của
khu vực Đông Nam Á cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, Trung Quốc vẫn là một
điểm đến quan trọng đối với hàng hoá xuất khẩu khu vực, thường bao gồm cả các
mặt hàng hướng tới tái xuất sang phương Tây (xuất khẩu của Trung Quốc sang các
nước thuộc EU tháng 5 tăng 49% so với cùng kỳ năm trước).
ADB dự đoán tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 5,1%
trong năm nay, tăng so với mức 4,3% của năm 2008 và 1,3% của năm 2009. Hầu
hết các nhà kinh tế vẫn lạc quan cho rằng khu vực Đông Nam Á có thể tránh được
sự suy thoái kép.
Theo các chuyên gia, nếu như một cuộc khủng hoảng mới tái diễn ở các nền
kinh tế hàng đầu thế giới, Đông Nam Á chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng từ sự suy giảm
nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, tác động của bất kỳ cuộc khủng hoảng mới nào bên
ngoài châu Á đến khu vực này cũng sẽ nhỏ hơn nhiều so với tác động của cuộc suy
thoái giai đoạn 2008-2009 vừa qua.
4. Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vào giữa năm 2010
IMF ước tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ trong năm 2009 sẽ giảm
2,5%, thấp hơn mức giảm 2,8% ước tính trong tháng 4, và đến giữa năm 2010 sẽ
tăng nhẹ, khoảng 0,75%
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn dự đoán và phục hồi ổn định vào giữa
năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và
sức mua của nước ngoài đối với tài sản của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan
trọng của các chương trình cải cách thị trường tài chính. ước tính tổng sản phẩm
nội địa GDP của Mỹ trong năm 2009 sẽ giảm 2,5%, thấp hơn mức giảm 2,8% ước
tính trong tháng 4, và đến giữa năm 2010 sẽ tăng nhẹ, khoảng 0,75%. Báo cáo của
IMF cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ đối với hệ thống tài chính
thông qua các gói kích thích kinh tế. IMF nêu rõ "các bước ổn định thị trường tài
chính và nhà đất đã có những tác động đáng kể đến điều kiện tài chính". Tuy nhiên,
IMF lưu ý Chính phủ Mỹ cần phát triển một chiến lược thu hồi gói kích thích tài
chính trên diện rộng để tránh nguy cơ thị trường sụp đổ khi kinh tế bắt đầu thoát
dần khỏi vòng xoáy suy thoái.
Trong khi đó, theo dự báo chính thức về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước
này, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mới đây, kinh tế Mỹ sẽ giảm từ
1,3% - 2% trong năm 2009 và tăng khoảng từ 2% - 3% trong năm 2010.
FED khẳng định rằng, đã có tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang kinh
tế Mỹ đang qua đi và dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm từ 1,3% đến 2% trong năm nay.
FED nhận định rằng, "những thông tin nhận được từ tháng 3 cho thấy sự co lại của
các hoạt động kinh tế đã bắt đầu giảm bớt". Đồng thời, thị trường tài chính đã
mạnh hơn và niềm tin của các doanh nghiệp cũng đang tăng lên. Thị trường việc
làm, nhà đất vẫn ảm đạm. Tuy nhiên, bất chấp những dự báo lạc quan nêu trên,
nhiều nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt không ít khó khăn, đặc biệt
là tình trạng thất nghiệp. Theo dự báo của FED, tỉ lệ thất nghiệp Mỹ có thể tăng lên
10%. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 9,4%
trong tháng 5/2009, mức cao nhất trong 26 năm qua.
Ngoài tình trạng thất nghiệp, thị trường nhà đất vẫn tiếp tục có biểu hiện
xấu. Báo cáo mới do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, lượng nhà xây dựng
mới trong tháng 4/2009 vừa qua đã giảm mạnh 12,8% - mức giảm kỷ lục trong
vòng nửa thế kỷ qua. Còn trong một báo cáo vừa gửi Quốc hội Mỹ, Cơ quan tài trợ
nhà ở liên bang Mỹ nhận định rằng, Fannie Mae và Freddie Mac, hai đại gia ngân
hàng chuyên cho vay thế chấp của Mỹ, "vẫn đang trong tình trạng nguy kịch về tài
chính". Đầu tháng 5 vừa qua, cả Fannie và Freddie đều thông báo các mức lỗ lần
lượt là 23,2 tỉ USD và 9,9 tỉ USD trong quý 1/2009. Vấn đề Fannie Mae và Freddie
Mac cho thấy những thách thức trên thị trường bất động sản vẫn còn hiện hữu, cho
dù các vấn đề gay cấn trên thị trường tài chính đang giảm dần. Một điều đáng lưu ý
nữa là, trái với mong đợi của các nhà đầu tư, tổng mức bán lẻ tại Mỹ trong tháng 4
vừa qua tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Và chừng nào mức tiêu dùng của
người dân còn giảm thì sự hồi phục của nền kinh tế sẽ còn bị kìm lại. Những tín
hiệu xấu nêu trên vẫn cho thấy nền kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi nhanh chóng
theo mô hình chữ V như nhiều người mong đợi. Giáo sư Paul Krugman - người
vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2009 khẳng định, khả năng phục hồi nhanh của nền
kinh tế Mỹ là gần như không thể xảy ra. Chính phủ Mỹ cũng tỏ ra thận trọng khi
đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế.
Báo cáo của IMF mới đây cũng cảnh báo một số yếu tố có thể kìm hãm tốc độ tăng
trưởng kinh tế Mỹ như cuộc khủng khoảng bất động sản ở Mỹ, trong đó số nhà bị
tịch thu gán nợ tăng, giá nhà giảm khi sức mua giảm; ngân hàng đồng loạt tăng lãi
suất gây sức ép đối với chính phủ và các doanh nghiệp...
5. Kinh tế Nga tuy phục hồi nhưng còn chậm
Chỉ số phát triển kinh tế Nga trong quý I/2010 cho thấy, kinh tế Nga tiếp tục
xuất hiện chiều hướng phục hồi chậm. Theo tài liệu của Cục thống kê Nga, GDP
trong quý I năm nay tăng 4,9% so với cùng kỳ, nhưng chỉ tăng 0,6% so với quý
trước. Số liệu này cho thấy, chiều hướng phục hồi kinh tế của Nga khá chậm. Theo
phân tích, tăng trưởng GDP của Nga chủ yếu là do ngành xây dựng và ngành sản
xuất tăng trưởng khá nhanh.
Tăng trưởng của ngành công nghiệp và nông nghiệp là điểm rõ rệt nhất của
sự phục hồi kinh tế Nga. Tổng giá trị ngành công nghiệp trong quý I/2010 tăng
5,8% so với cùng kỳ, trong đó, tháng 1 tăng 7,8%, tháng 2 tăng 1,9%, tháng 3 tăng
5,7%. Tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất so với cùng kỳ lần lượt là, tháng 1
tăng 7,6%, tháng 2 là 0,8%, tháng 3 là 5,1%. Giá trị nông nghiệp trong quý I/2010
tăng 3,6%, trong đó tháng 1 tăng 3,2%, tháng 2 tăng 3,3%, tháng 3 tăng 4,1%. Mấy
năm qua, sản lượng lương thực của Nga khoảng 100 triệu tấn/năm, tiêu dùng nội
địa khoảng 80 triệu tấn, lương thực xuất khẩu có thể đạt 20 triệu tấn hoặc nhiều
hơn. Nga dự định sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu lương thực Viễn Đông, kế
hoạch trong năm nay, xuất khẩu lương thực có thể đạt từ 22 triệu tấn đến 22,5 triệu
tấn.
Trong khi đó, thương mại quốc tế của Nga cũng xuất hiện chiều hướng tăng
trưởng mạnh. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Nga trong quý I đạt 136,6 tỉ
USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 91,3 tỉ USD, tăng 59,3% so
với cùng kỳ, nhập khẩu 45,3 tỉ USD, tăng 1,44% so với cùng kỳ. Kim ngạch
thương mại giữa Nga với các nước lân bang xa trong quý I này cũng đạt 118,2 tỉ
USD, trong đó, xuất khẩu sang các nước láng giềng xa là 79,4 tỉ USD, tăng 64,3%
so với cùng kỳ, nhập khẩu 38,8 tỉ USD từ các nước này, tăng 14,4% so với cùng
kỳ; Kim ngạch thương mại với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập
CIS đạt 18,4 tỉ USD, trong đó xuất khẩu các nước SIS 11,9 tỉ USD, tăng 33,1% so
với cùng kỳ, nhập khẩu 6,5 tỉ USD từ các nước CIS, tăng 42,1% so với cùng kỳ.
Số liệu cũng cho thấy, tình hình tài chính tiền tệ của Nga có phần cải thiện.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin cho biết, trên thị trường
vốn, tính thanh khoản trong quý I/2010 là 12,9 tỉ USD. Do giá dầu tăng lên, tính
thanh khoản của cả năm 2010 dự đoán sẽ là 0. Về tỉ giá đồng RUB, dự đoán, tỉ giá
bình quân của năm 2010 là 33,9RUB đổi được 1USD.
Trước triển vọng phát triển kinh tế, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga
Nabiulina cho rằng, dự đoán đến quý II, kinh tế Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng
việc cho rằng, kinh tế bắt đầu tăng trưởng ổn định vẫn còn quá sớm.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng cho rằng, các biện pháp chống khủng
hoảng của Nga kịp thời và hiệu quả, từ tháng 7 năm ngoái, kinh tế Nga bắt đầu có
dấu hiệu phục hồi. Số liệu hiện nay cho thấy, chiều hướng sụt giảm về quy mô sản
xuất đã kết thúc, bắt đầu xuất hiện tăng trưởng. Theo dự đoán, GDP của Nga trong
năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, thậm chí còn cao hơn. Đồng thời TTg Putin còn
cho biết, mặc dù kinh tế Nga đã chấm dứt suy thoái, nhưng không cho thấy, khủng
hoảng đã kết thúc, chính phủ vẫn sẽ tiếp tục thi hành các chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế, tiếp tục thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng, đồng thời vận
dùng tất cả các cách để đẩy nhanh tiến trình phục hồi của nền kinh tế.
6. Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam 2010
Tiêu dùng nội địa sẽ là yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Chính sách của chính phủ sẽ giúp cơ sở hạ tầng phát triển tốt trong năm
2010.
Nhu cầu nội địa, đặc biệt là tiêu dùng nội địa, sẽ là yếu tố chính đóng góp
cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chính sách của chính phủ sẽ giúp cơ sở hạ tầng
phát triển tốt trong năm 2010.
Xuất khẩu Việt Nam năm 2010 sẽ phục hồi chậm. Giá hàng hoá thế giới tăng
cao trong năm 2010 sẽ giúp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp của Việt
Nam.
Tỷ lệ lạm phát sẽ ở mức bình thường, đứng ở mức trung bình 8,9% trong
năm 2010 và lên mức 10% ở thời điểm cuối năm 2010.
Rủi ro lớn nhất đối với lạm phát chính là giá hàng hoá và thực phẩm tăng
cao bởi hàng hoá và thực phẩm chiếm tới hơn 50% trong giỏ hàng hoá tính CPI.
Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ giúp đảo ngược xu thế đi xuống của FDI
và kiều hối. Doanh nghiệp nước ngoài đang quan tâm đến việc đầu tư vào Việt
Nam trong vai trò một cơ sở sản xuất tốt.
Theo dự báo của Standard Chartered, vốn FDI giải ngân thực tế trong năm
2010 dự kiến đạt 12 tỉ USD, kiều hối dự kiến đạt 7,5 tỉ USD, những mức này
tương đương mức của năm 2008.
Standard Chartered cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chú trọng
đến kiềm chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2010. Ngân hàng Nhà nước đã nâng
lãi suất cơ bản trong tháng 11/2009 và có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm
2010.