Đề tài Nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội lưỡng hà qua việc tìm hiểu bộ luật Hamôrabi

Lưỡng Hà có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Phía Tây, qua eo biển Hồng Hải có một nền văn minh phát triển rực rỡ và sớm nhất Thế giới-đó là Ai Cập; phía Đông tiếp cận với hai nền văn minh lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ; phía Bắc, qua Địa Trung Hải, là một nền văn minh nổi tiếng với những chuyện Thần thoại - đó là Hylạp. Mặt khác, Lưỡng Hà còn nằm trên trục “Đường tơ lụa”- con đường giao lưu kinh tế giữa Đông và Tây, giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Với vị trí địa lý thuân lợi như vậy, ngay từ rất sớm Lưỡng Hà đã bước vào một xã hội văn minh, thịnh đạt trên tất cả các phương diện : kinh tế, văn hoá và xã hội. Chủ nhân đầu tiên của vùng đất Lưỡng Hà là người Xume, trải qua các thời kỳ Ac cát, vương triều III của vua Ua. Nhưng chỉ đến thời kỳ Babilon dưới sự trị vì của vua Hamôrabi thì Lưỡng Hà mới đạt được các thành tựu đáng kể và trở thành quốc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ. Hamôrabi là vị vua thứ nhất thuộc vương triều thứ nhất của Babilon. Lãnh thổ của Hamôrabi ban đầu còn tương đối nhỏ, khi kinh tế chính trị phát triển tạo điều kiện cho Hamôrabi mở rộng cương vực lãnh thổ của mình. Hamôrabi lần lượt đánh bại cac thành bang xung quanh thống nhất được hầu hết Lưỡng Hà. Trên cơ sở đó ông xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyển trung ương. Dưới thời vua Hamôrabi, Babilon ổn định về kinh tế chính trị,văn hoá cũng rất phát triển Như ta đã biết luật pháp là những quy định bắt buộc do nhà nước ban hành nhằm chế định những hành vi của con người nhằm ổn định đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Luật pháp chỉ ra đời khi đất nước có nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp, đòi hỏi luật pháp ra đời để điều tiết các mối quan hệ đó. Từ việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong nước mới có thể tạo điều kiện giữ vững cương vực lãnh thổ của mình trước sự xâm nhập của các quốc gia khác…Bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần có luật pháp, nó còn là thước đo mức độ phát triển củầnh nước đó( hay nói cách khác đó chính là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng) và tất nhiên Nhà nước Babilon cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người Lưỡng Hà cổ thông qua bộ luật của nhà nước Babilon do Quốc vương Hamôrabi ban hành, và vì vậy nó mang tên Bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi không phải là bộ luật cổ nhất của nhân loại, mà nó là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất thời kỳ cổ đại. Ta đã biết từ thời đại trị vì của vua Ua (TK 22-21 TCN) Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật được cho là cổ nhất TG, phạm vi điều chỉnh của bộ luật này bao gồm các vấn đề : thừa kế tài sản; nuôi con nuôi, đia tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người nuôi với vật nuôi, trừng phạt nô lệ. Đến TK 20 TCN nhà nước Etouna cũng ban hành bộ luật đề cập đến vấn đề hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, vay nợ và lãi suất. Tuy nhiên, không bộ luật nào đầy đủ và hoàn chỉnh như bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi được chia lảm 3 phần : - Phần mở đầu noí về sứ mạng thiêng liêng và uy quyền của nhà vua Hamôrabi và mục đích ban hành luật. - Phần 2 là nội dung chính của bộ luật, bao gồm 282 điều luật đề cập đến các vấn đề dân sự, hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, thuê người làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất và địa tô, chế độ nô lệ. - Phần kết nhắc lại uy quyền và công đức của Nhà vua và hiệu lực thi hành của bộ luật.

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội lưỡng hà qua việc tìm hiểu bộ luật Hamôrabi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HOC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐÈ BÀI KIỂM TRA: NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI LƯỠNG HÀ QUA VIỆC TÌM HIỂU BỘ LUẬT HAMÔRABI Lưỡng Hà có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Phía Tây, qua eo biển Hồng Hải có một nền văn minh phát triển rực rỡ và sớm nhất Thế giới-đó là Ai Cập; phía Đông tiếp cận với hai nền văn minh lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ; phía Bắc, qua Địa Trung Hải, là một nền văn minh nổi tiếng với những chuyện Thần thoại - đó là Hylạp. Mặt khác, Lưỡng Hà còn nằm trên trục “Đường tơ lụa”- con đường giao lưu kinh tế giữa Đông và Tây, giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Với vị trí địa lý thuân lợi như vậy, ngay từ rất sớm Lưỡng Hà đã bước vào một xã hội văn minh, thịnh đạt trên tất cả các phương diện : kinh tế, văn hoá và xã hội. Chủ nhân đầu tiên của vùng đất Lưỡng Hà là người Xume, trải qua các thời kỳ Ac cát, vương triều III của vua Ua. Nhưng chỉ đến thời kỳ Babilon dưới sự trị vì của vua Hamôrabi thì Lưỡng Hà mới đạt được các thành tựu đáng kể và trở thành quốc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ. Hamôrabi là vị vua thứ nhất thuộc vương triều thứ nhất của Babilon. Lãnh thổ của Hamôrabi ban đầu còn tương đối nhỏ, khi kinh tế chính trị phát triển tạo điều kiện cho Hamôrabi mở rộng cương vực lãnh thổ của mình. Hamôrabi lần lượt đánh bại cac thành bang xung quanh thống nhất được hầu hết Lưỡng Hà. Trên cơ sở đó ông xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyển trung ương. Dưới thời vua Hamôrabi, Babilon ổn định về kinh tế chính trị,văn hoá cũng rất phát triển Như ta đã biết luật pháp là những quy định bắt buộc do nhà nước ban hành nhằm chế định những hành vi của con người nhằm ổn định đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Luật pháp chỉ ra đời khi đất nước có nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp, đòi hỏi luật pháp ra đời để điều tiết các mối quan hệ đó. Từ việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong nước mới có thể tạo điều kiện giữ vững cương vực lãnh thổ của mình trước sự xâm nhập của các quốc gia khác…Bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần có luật pháp, nó còn là thước đo mức độ phát triển củầnh nước đó( hay nói cách khác đó chính là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng) và tất nhiên Nhà nước Babilon cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người Lưỡng Hà cổ thông qua bộ luật của nhà nước Babilon do Quốc vương Hamôrabi ban hành, và vì vậy nó mang tên Bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi không phải là bộ luật cổ nhất của nhân loại, mà nó là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất thời kỳ cổ đại. Ta đã biết từ thời đại trị vì của vua Ua (TK 22-21 TCN) Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật được cho là cổ nhất TG, phạm vi điều chỉnh của bộ luật này bao gồm các vấn đề : thừa kế tài sản; nuôi con nuôi, đia tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người nuôi với vật nuôi, trừng phạt nô lệ. Đến TK 20 TCN nhà nước Etouna cũng ban hành bộ luật đề cập đến vấn đề hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, vay nợ và lãi suất. Tuy nhiên, không bộ luật nào đầy đủ và hoàn chỉnh như bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi được chia lảm 3 phần : Phần mở đầu noí về sứ mạng thiêng liêng và uy quyền của nhà vua Hamôrabi và mục đích ban hành luật. Phần 2 là nội dung chính của bộ luật, bao gồm 282 điều luật đề cập đến các vấn đề dân sự, hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, thuê người làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất và địa tô, chế độ nô lệ. Phần kết nhắc lại uy quyền và công đức của Nhà vua và hiệu lực thi hành của bộ luật. Như vậy bộ luật Hamôrabi đã đề cập đến hầu hết các vấn đề kinh tế văn hoá, chính trị, xã hội của nhà nước Babilon, bao trùm lên tất cả các giai tầng xã hội từ quan lại đến thường dân, nô lệ; quy định rõ về quan hệ giới tính. Cho nên ta có thể tìm hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Nhà nước Babilon qua bộ luật Hamôrabi. - Về kinh tế : Qua nội dung của các điều luật ta thấy rằng Bộ luật này tập trung điều chỉnh các mối quan hệ của nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển ở trình độ tương đối cao, và nền kinh tế thương mại hàng hoá đã hình thành và phát triển rộng khắp. Trước hết ta thấy rằng vùng Lưỡng Hà được hai con sông Tigơrơ và Ơphrat hàng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp bao gồm các ngành nghề chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy, đất đai và các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hoá và đã từng xảy ra không ít vụ tranh chấp. Vì thế những điều luật về quyền sở hữu, chuyển nhượng đất đai; về việc mua bán gia súc và các sp nông nghiệp; và có cả những điều luật nhằm chống lại tệ nạn ăn cắp gia súc như bò, lợn cừu…. Điều này đã thể hiện rõ trong các điều khổan 8, 30, 36, 38 -66. Nội dung chính của các điều luật này nhằm khuyến khích sản xuất ( Cấm để đất hoang hoá ), chế độ cống nạp của nông dân khi canh tác trên đất công thổ… Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến công tác Thuỷ lợi, bởi vì nó là một trong những yếu tố quyết định năng suất mùa màng. Người Sume đã chú ý đến việc làm thuỷ lợi từ rất sớm. Các hệ thống tưới tiêu đã hình thành. Các hệ thống đê điều thiết lập để chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng. Như vậy cư dân trên cương vục Lưỡng Hà đã biết cách chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ich của con người. Điều luật 83 quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong việc xây đắp và củng cố đê điều, hoặc trách nhiệm của người dân pơhải bồi thường khi làm úng lụt ruộng của người khác… Về chăn nuôi, có những điều luật ( điều 6, 38, 57 ), quy định về việc chăn nuôi gia súc, cho thuê gia súc, mua bán gia súc, trừng phạt những hành vi trộm cắp gia súc… chứng tỏ nghề chăn nuôi ở đây đã phát triển việc xa mức tự cung tự cấp. Tóm lại, qua bộ luật Hamôrabi ta có thể thấy được rằng nền kinh tế nông nghiệp ở vùng Lưỡng Hà đã phát triển ở trình độ rất cao - mức độ của nền nông nghiệp sản xuắt hàng hoá. Nhờ có nền sản xuất hàng hoá phát triển, nên nhu cầu giao thương hàng hoá là vô cùng cần thiết. Mặt khác, như đã nói ở trên, Lưỡng Hà có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, nó nằm trên trục đường giao lưu giữa Đông và Tây, giữa Nam và Bắc nên từ rất sớm nơi đây đã có nền kinh tế thương mạị phát triển. Do vậy họ đã biết dùng tiền để trao đổi, mua bán hàng hoá thay vì trao đổi kiểu hàng đổi hàng. Để điều tiết các hoạt động thương mại, trong bộ luật Hamôrabi có rất nhiều điều khoản quy định về buôn bán các mặt hàng thiết yếu như lông cừu, thóc, lúa mì, dầu, rượu ( điều 104, 105, 108, 110, 111, 118,119…). Việc lấy đơn vị tiền tệ để làm vật ngang giá trong giao dịch thương mại chứng tỏ nền kinh tế nơi đây đã phát triển ở trình độ cao. Ngoài ra, các điều luật còn đề cập đến các hoạt động vay, muợn cầm cố; quy định rõ các hoạt động như vậy cần phải có người làm chứng hoặc giấy chứng nhận ( điều 89, 90, 105, 107, 112, 121, 122 ). Một khi nền kinh tế hàng hoá phát triển thì sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Cho nên trong bộ luật Hamorabi đã có những điều khoản quy định về thuê mướn nhân công và các phương tiện lao động khác như công cụ, sức kéo (trâu, bò…). Để tránh gian lận thương mại, bộ luật này còn nêu những hình phạt nghiêm khắc để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, bịp bợm trong thương mại ( điều 107, 108, 112, 113). Rõ ràng một khi nền kinh tế hàng hoá phát triển thì luật pháp cũng phai địmh chế những điều khoản nhằm điều tiết các hoạt động thương mại và ràng buộc nghĩa vụ, quyền lợi của các thương nhân. Chính vì thế, khi so sánh với bộ luật ra đời sau đó 13 TK của La-môt, một nhà nghiên cứu xã hội học đã kết luận rằng : Nếu Bộ luật “12 tấm đồng” là luật của nông dân thì Bộ luật Hamôrabi là bộ luật của xã hội con buôn. Vì nền kinh tế phát triển nên các mối quan hệ kinh tế trở nên rất đa dạng và phức tạp cho nên trong Bộ luật Hamôrabi ta thấy các điều khoản về kinh tế chiếm tới gần 80% nội dung của bộ luật này. Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế không thể tách rời với vác vấn đề chính trị và xã hội mà chúng đan xen với nhau. - Các vấn đề xã hội : Do có nền kinh tế phát triển, sản phẩm thặng dư nhiều nên quan hệ tư hữu ở khu vực Lưỡng Hà sớm ra đời. Sự phân hoá xã hội cũng diễn ra đồng thời với quan hệ tư hữu đó và ngày càng trở nên gay gắt. Qua việc nghiên cứu Bộ luật Hamôrabi ta thấy rằng : Xã hôi Lưỡng Hà hình thành 2 giai cấp chính : Giai cấp quý tộc và nông dân - Trong giai cấp quý tộc lại có sự phân chia quý tộc quan lại ( gồm vua, quan và các thành phần thân cận nhà vua) và quý tộc tăng lữ ( gồm những người hoạt động tôn giáo ) - Giai cấp nông dân (dân tự do) bao gồm những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nhân, thợ thủ công - Và tầng lớp nô lệ-tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Người đứng đầu nhà nước là vua Hamôrabi có quyền lực tối thượng, đứng trên pháp luật ; không bị ràng buộc bởi bất cứ điều luật nào. Cho nên ngay từ chương đầu của bộ luật đã viết : Ngài được thần Mác Đúc giao phó cho nhiệm vụ chăn dắ muôn dân, có được vũ khí mạnh mẽ do thần Sababa và Íta ban cho; Ngài là vua ngự trị trên các vua: “lời nói của trẫm siêu quần xuất chúng, uy lực của trẫm không ai sánh bằng”. Các điều luật ban hành không phải để áp dụng cho vua, hoàng tộc và các quan lại mà chỉ áp dụng cho dân chúng. Các hình phạt áp đặt lên người dân hết sức nghiêm khắc ( điều 1 đến 22, 25… ) thậm chí là dã man như thiêu sống, chặt tay, khoét mắt…Số điều luật giành cho dân tự do có tới 80 điều trong tổng số 226 điều của bộ luật. Trong tầng lớp dân tự do chỉ có giới thương nhân có thể bước lên tầng lớp quý tộc còn nông dân và thợ thuyền tiểu thủ công không bao giờ có thể bước lên bục vinh quang đó mà còn có nhiều nguy cơ có thể hạ xuông tầng lớp nô lệ nếu không may gặp những rủi ro về kinh tế. Trong khi đó, tầng lớp quý tộc không bao giờ bị hạ xuồng làm dân thường. Tuy quan hệ giữa tầng lớp dân tự do tươngt đối công bằng, nhưng quan hệ của dân thường với giới quý tộc là rất bất bình đẳng, ví dụ như điều 45 quy định rằng người thuê đất phải chịu mọi thiệt hai do thiên tai gây ra trong khi đó giới chủ đất (quý tộc) không phải gánh chịu hoặc chia sẻ bất kỳ tổn thất nào. Các hình phạt của bộ luật này nổi tiếng là hà khắc với điều luật nổi tiếng “nợ máu phải trả bằng máu” : Làm chết người dù vô tình hay cố ý cũng phải đền mạng; làm gãy tay chân của ngưòi khác cũng phải bị đánh gãy tay chân… Việc phân biệt đối sử với tầng lớp nô lệ lai càng tàn bạo. Thực chất người nô lệ chỉ là một thứ hàng hoá, bị mua bán, trao đổi, cho thuê tuỳ thích, không có bất kỳ nào bảo vệ quyền lợi dù chỉ là quyền sống; do vậy nếu có sự tranh chấp giữa nô lệ và giới quý tộc thì phần sai bao giờ cũng thuộc về người nô lệ, họ không có bất kỳ cơ hội nào để vươn lên địa vị của tầng lớp lao động tự do. Quyền lợi duy nhất của người nô lệ la : nếu sinh con cho tầng lớp trên mà đứa con đó được tầng lớp trên thừa nhận thì con cái của họ sẽ được đối xử công bằng còn bản thân họ vĩnh viễn chỉ là nô lệ. Đối với các Re-rum. Bai-rum (binh lính phục dịch cho triều đình): họ chỉ được đảm bảo quyền lợi khi còn đang phục vụ cho triều đình (điều 27). Khi bị bắt hay chết thì mọi quyền lợi cũng bị mất theo. Các hình phạt giành cho các Se-rum, Bai-rum không hoàn thành nghĩa vụ cũng tương đối khắc nghiệt: Các tài sản, ruộng vườn phải giao lại 1/3 cho người mẹ nuôi con khi cồn nhỏ (điều 26, 29, 30) Đối với tầng lớp thương nhân : Có các điều khoản đảm bảo cho việc kinh doanh buôn bán hoặc cho vay nợ của họ (điều 89, 102, 111). Để răn đe các hành vi gian lận thương mại, và khuyến khích làm ăn trung thực có các điều luật quy định các mức hình phạt nặng cho những kẻ gian trá trong mua bán hàng hoá (điều 108). Về quan hệ Nam-Nữ trong xã hội : Có thể nói Bộ luật Hamôrabi đã có những bước tiến quan trọng trong đảm bảo các quyền lợi của phụ nữ; tuy nhên do hạn chế về mặt lịch sử nên chế đọ phụ quyền vẫn còn mang tính chủ đạo trong gia đình. Một cuộc hôn nhân được gọi là hơp pháp phải có giấy chứng nhận và được quan lại có thẩm quyền cho phép (điều 128). Phải nói rằng về việc bảop vệ quyên lợi của người phụ nữ trong bộ luật này tiến bộ hơn hẳn so với xã hội phương Đông. Ngoài ra còn có những điều khoản rất nhân đạo, bảo vệ các quyền chính đáng của phụ nữ (điều 130, 148) như người chồng không được bỏ vợ, nếu lấy vợ khác thì phải nuôi người vợ (trước) suốt dời, hoặc người chồng có lỗi mà người vợ chứng minh được thì người vợ có quyền đòi của hồi môn để về nhà mẹ đẻ. Hoặc người phụ nữ cũng được hưởng các quyền thừa kế. Điều đó chứng tỏ bộ luật này rất tiến bộ trong việc bảo vệ các quyên lợi của phụ nữ ở thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, bộ luật cũng có những điều khgoản hết sức khắt khe đ/v phụ nữ phạm tội, không giữ được trinh tiết, không làm tròn trách nhiệm của mình (điều 129, 135, 41. 143), và thân phận của người phụ nữ vẫn phải phụ thuộc vào người chồng. - Về tình hình chính trị: Qua bộ luật ta thấy tình hình chính trị không hề tách rời các vấn đề kinh tế xã hội. Đặc điểm chính trị nổi bật nhât của vùng Lưỡng Hà cổ là : thời kỳ này họ đã sử dụng bộ luật như một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và củng cố bộ máy Nhà nước tập quyền trung ương và chế độ chiếm hữu nô lệ. Mọi quyền lực đèu tập trung trong tay nhà vua, người có uy quyền tối thượng thay mặt các thần trị vì nhân dân. Nhà vua tự nhận mình là người thống trị các vua, đại diện của sự thông minh và trí tuệ, anh em với thần Sabaha, là ngưòi bảo hộ thành Kít. Điều đó được thể hiên ở câu nói nổi tiếng của Quốc vương Hamôrabi: “ lời nói của trẫm siêu quần xuất chúng, uy lực của trẫm không ai có thể địch nổi”. Như vậy, vua tập trung trong tay mình cả vương quyền lẫn thần quyền. Chính trị của Lưỡng Hà thời kỳ này mang đậm màu sắc tôn giáo. Nhà nuớc sử dụng tôn giáo như một trong nhưng công cụ chính trị đẻ thống trị muôn dân và duy trì địa vị thống trị của tầng lớp trên và giới tăng lữ. Nhà vua đặc biệt chú ý đén việc củng cố quân đội - một lực lượng quan trọng bảo vệ quyền lợi cho giới quý tộc, ổn định tình hình chính trị trong nước từ đó tạo uy thế chinh phục các vùng đát xung quanh; làm cho đất nuớc ngày càng giàu mạnh, lãnh thổ ngày càng mở mang và uy thế ngày càng lớn Kết luận: Nhiều đàêu khoản của bộ luật Hamôrabi vẫn còn có hiệu lực thi hành cho đến ngày nay. Điều đó chứng tỏ rằng bbộ luật này rất tiến bộ, nó vượt qua không gian thời gian, vượt xa thời cổ đại so với các nền văn minh đương thời. Tuy còn có những hạn chế do vấn đề lịch sử, nhưng nó mang nhiều tư tưởng cấp tiến như : đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội; tính công bằng (tương đối) của những người cùng một giai tầng xã hội. Ngoài những hình phạt mang tính chất răn đe, trừng trị khắc nghiệt những kẻ gian dối, phạm tội … Bộ luật này còn khuyến khich làm ăn trung thực và lương thiện. Tốm lại bộ luật này bao trùm mọi vấn vấn đề trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại từ việc bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến, của giới quý tộc cho; việc giải quyết các mối quan hệ trong giạ đình, trong xã hội; đến các việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại và các hình phạt áp dụng cho nhưnưg kẻ pham tội hoặc gây nguy hại cho vương quyền… Như vậy Bộ luật Hamôrabi là bộ luật hoàn chỉnh nhất và tiến bộ nhất của nhân loại thời kỳ cổ đại. Qua việc nghiên cứu bộ luật này người đời sau có thể hiểu biêt cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Thế giới cổ đại ở khu vực Lưỡng Hà ./.