Các thay đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến
các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. để thu hút khách hàng, các
Công ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,
đặc biệt là các Công ty lớn đều mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm có
chất lượng thoả mãn và vượt sự kỳ vọng của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi
lại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực một thời, nay cũng không đáp
ứng nhu cầu vì điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không được ổn định.
Đối với nước ta, nhận thức về tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong sản xuất kinh
doanh đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Trước đây, vấn đề chất
lượng chỉ mới được coi là quan trọng trong nhận thức chung, được thể hiện trong các văn
bản của Đảng và nhà nước và trong các hoạt động của một vài cơ quan nhà nước và những
doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao, còn trong thực tế thì đa số các doanh nghiệp vẫn
lấy chỉ tiêu số lượng là chủ yếu, mục tiêu chất lượng và liên quan với nó là việc tìm hiểu,
nắm bắt nhu cầu thị trường bị sao nhãng.
Bước vào cuộc cạnh tranh với những thành công chật vật, những thất bại cay đắng trong
nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng
của chất lượng sản phẩm, bắt đầu thấy được sự sống còn của mình phụ thuộc rất nhiều vào
việc mình có nắm bắt được nhu cầu thị trường, của người tiêu dùng hay không và việc liệu
mình có cách nào để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ sự chuyển hướng trong nhận thức, hàng loạt biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thực
tiễn sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thập niên vừa qua, thể hiện ở sự đa dạng phong phú
của hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể, bắt đầu lấy lại được sự đồng
tình, ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, mở rộng được diện xuất khẩu ra nước ngoài.
Có thể nói sự chuyển biến trong nhận thức từ việc coi trọng các yếu tố số liệu đơn thuần
sang việc coi trọng các yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuyển
hướng có tính cách mạng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn lao về kinh tế cho đất nước,
đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững.
Đây là nhân tố cơ bản nhất quyết định việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả
năng cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài ngay trên thị trường bản địa không? Liệu sản
phẩm của Việt Nam có vươn tới các thị trường nước ngoài và giữ được vị trí bình đẳng trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt của tiến trình thương mại hoá toàn cầu không? Và liệu ta có mong
muốn ước mơ một ngày nào đó bằng con đường chất lượng Việt Nam sẽ tạo nên “sự thần kỳ
trong phát tri ển kinh tế xã hội” của đất nước giống như những điều mà người Mỹ đã làm vào
nửa đầu thế kỷ 20, người Nhật đã làm vào nửa cuối thế kỷ 20 và người Trung Quốc cùng
những ai nữa hiện đang làm và sẽ làm trong thời gian tới?
92 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở
Công ty da giầy Hà Nội
Lời nói đầu
Các thay đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến
các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. để thu hút khách hàng, các
Công ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,
đặc biệt là các Công ty lớn đều mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm có
chất lượng thoả mãn và vượt sự kỳ vọng của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi
lại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực một thời, nay cũng không đáp
ứng nhu cầu vì điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không được ổn định.
Đối với nước ta, nhận thức về tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong sản xuất kinh
doanh đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Trước đây, vấn đề chất
lượng chỉ mới được coi là quan trọng trong nhận thức chung, được thể hiện trong các văn
bản của Đảng và nhà nước và trong các hoạt động của một vài cơ quan nhà nước và những
doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao, còn trong thực tế thì đa số các doanh nghiệp vẫn
lấy chỉ tiêu số lượng là chủ yếu, mục tiêu chất lượng và liên quan với nó là việc tìm hiểu,
nắm bắt nhu cầu thị trường bị sao nhãng.
Bước vào cuộc cạnh tranh với những thành công chật vật, những thất bại cay đắng trong
nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng
của chất lượng sản phẩm, bắt đầu thấy được sự sống còn của mình phụ thuộc rất nhiều vào
việc mình có nắm bắt được nhu cầu thị trường, của người tiêu dùng hay không và việc liệu
mình có cách nào để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ sự chuyển hướng trong nhận thức, hàng loạt biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thực
tiễn sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thập niên vừa qua, thể hiện ở sự đa dạng phong phú
của hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể, bắt đầu lấy lại được sự đồng
tình, ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, mở rộng được diện xuất khẩu ra nước ngoài.
Có thể nói sự chuyển biến trong nhận thức từ việc coi trọng các yếu tố số liệu đơn thuần
sang việc coi trọng các yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuyển
hướng có tính cách mạng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn lao về kinh tế cho đất nước,
đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững.
Đây là nhân tố cơ bản nhất quyết định việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả
năng cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài ngay trên thị trường bản địa không? Liệu sản
phẩm của Việt Nam có vươn tới các thị trường nước ngoài và giữ được vị trí bình đẳng trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt của tiến trình thương mại hoá toàn cầu không? Và liệu ta có mong
muốn ước mơ một ngày nào đó bằng con đường chất lượng Việt Nam sẽ tạo nên “sự thần kỳ
trong phát triển kinh tế xã hội” của đất nước giống như những điều mà người Mỹ đã làm vào
nửa đầu thế kỷ 20, người Nhật đã làm vào nửa cuối thế kỷ 20 và người Trung Quốc cùng
những ai nữa hiện đang làm và sẽ làm trong thời gian tới?
Công cuộc đổi mới của nước ta trong thập niên vừa qua đã tạo ra một bước khởi đầu
thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang quỹ đạo chất lượng, và một loạt doanh
nghiệp nhậy bén của ta đã kịp thời chuyển sang xuất phát điểm này để chuẩn bị vươn tới tầm
xa, tầm cao trong thế kỷ 21. Nhưng liệu bước khởi đầu tốt đẹp này có được duy trì, củng cố
và phát triển rộng rãi trong mọi doanh nghiệp của đất nước hay chỉ dừng lại ở một số doanh
nghiệp tiêu biểu, bừng sáng hay là lụi tàn? Kết quả trong tương lai phụ thuộc nhiều vào
quyết tâm của chúng ta và vào cách mà chúng ta giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, vào
khả năng mà chúng ta có thể “điều khiển” được vấn đề này như thế nào trong bối cảnh phức
tạp của cạnh tranh toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ ta ở phía trước.
Là một doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 398/CNN ngày 29/4/1993 của bộ
công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp), công ty Da giầy Hà Nội đã dần khắc phục được
khó khăn để đứng vững và ngày một khẳng định mình.
Để hoà nhập với xu thế chung của thế giới, đảm bảo và cải tiến liên tục chất lượng sản
phẩm, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Công ty cần phải quan tâm đến
vấn đề chất lượng hơn nữa. Chính vì thế mô hình quản lý chất lượng đã được Công ty
nghiên cứu và bắt tay vào xây dựng đầu năm 1999. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9002 đã được Công ty xây dựng và áp dụng thành công và bước đầu đã
phát huy hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những thành công bước đầu. Để cho hệ thống đó thực sự có
hiệu lực và tiếp tục phát huy hiệu quả, công tác duy trì, phát triển và mở rộng hệ thống quản
lý chất lượng đã xây dựng là đòi hỏi thiết yếu đặt ra đối với Công ty.
Chính vì lý do trên trong quá trình thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động ở Công ty
da giầy Hà Nội tôi đã lựa chọn đề tài:
“Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội”
để nhằm góp phần nhỏ bé của mình tìm ra những quan điểm, phương hướng và biện pháp
để duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của Công ty.
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần I: những vấn đề lý luận chung về ISO 9000:2000.
Phần II: Thực trạng việc xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà
Nội.
Phần III: Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở
Công ty da giầy Hà Nội.
Phần I
Những vấn đề lý luận chung về ISO 9000:2000
I. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng trên thế giới và ở Việt Nam.
1. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng trên thế giới trong thế kỷ 20.
Có thể nói những nguyên tắc về kiểm tra đã xuất hiện ở một số nước từ thời cổ đại, tuy
nhiên các khái niệm hiện đại về hệ thống chất lượng, về quản lý chất lượng thì mới chỉ xuất
hiện trong khoảng 50 năm qua. Như vậy, sự phát triển của quản lý chất lượng đã trải qua
một quá trình lâu dài trong nhiều thế kỷ, từ những hình thức đơn giản, sơ khai đến phức tạp,
từ thấp tới cao, từ hẹp tới rộng, từ thuần tuý kinh nghiệm tới cách tiếp cận khoa học, từ
những hoạt động có tính chất riêng lẻ cục bộ tới sự phối hợp toàn diện, tổng thể có tính hệ
thống.
Về các giai đoạn phát triển của hệ thống quản lý chất lượng, các chuyên gia chất lượng ở
các nước còn có sự phân chia khác nhau, nhưng xu hướng chung thường có sự trùng khớp.
Về đại thể có thể phân chia sự phát triển của quản lý chất lượng từ những hình thức hoạt
động sơ khai tới trình độ hiện đại ngày nay theo các giai đoạn như:
- Quản lý chất lượng bằng kiểm tra.
- Quản lý chất lượng bằng kiểm soát
- Quản lý chất lượng bằng đảm bảo.
- Quản lý chất lượng cục bộ.
- Quản lý chất lượng toàn diện theo quan điểm hệ thống.
Giai đoạn quản lý chất lượng bằng kiểm tra là giai đoạn xuyên suốt nhiều thiên niên kỷ
và còn tồn tại đến ngày nay. Các giai đoạn còn lại là con đẻ của thế kỷ 20, những thời kỳ của
chúng có thể nối tiếp nhau, có thể xuất hiện đồng thời hoặc không theo một trình tự nhất
định, có khi xuất hiện ở nước này nhưng lại được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở nước
khác.
a. Quản lý chất lượng bằng kiểm tra.
Đây là chặng đường sơ khai đầu tiên, tồn tại lâu dài nhất. Khi quản lý sản xuất còn chưa
tách ra thành một chức năng riêng biệt của quá trình lao động thì kiểm tra là một chức năng
của quản lý và được con người dùng đến từ thời xa xưa. Chặng đường này được phân ra
thành ba thời kỳ như sau:
- Thời kỳ kiểm tra sản xuất trực tiếp từ người sản xuất.
Những hình thái sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa là những nền sản xuất nhỏ, dựa trên sản
xuất cá thể hoặc gia đình. Người sản xuất ở đây có thể là người thợ thủ công, có thể là người
chủ gia đình cùng vợ con tạo thành một nhóm sản xuất, người chủ gia đình giữ vai trò ông
chủ sản xuất. Ông chủ này thường tự làm tất cả mọi công việc, từ khâu tìm kiếm nguyên liệu
đến khâu chế tạo ra sản phẩm, tự quản lý mọi hoạt động của mình cho đến khi mang hàng
của mình ra thị trường để trao đổi hoặc để bán. Nếu sản phẩm của anh ta không ai muốn trao
đổi hoặc muốn mua, anh ta phải tự suy nghĩ, tự giải thích, tự tìm nguyên nhân để thay đổi,
cải tiến sản phẩm của mình sao cho có thể được chấp nhận trên thị trường. Để làm việc này,
anh ta phải khẳng định qui cách chất lượng sản phẩm của mình, chế tạo đúng như yêu cầu đã
được đề ra và tự kiểm tra xem sản phẩm làm ra có đạt được yêu cầu không. Có thể nói đây là
thời kỳ manh nha, thô sơ nhất của kiểm tra chất lượng, bước đi đầu tiên trên con đường tiến
tới quản lý chất lượng.
- Thời kỳ kiểm tra sản xuất bởi các đốc công.
Bước sang giai đoạn công trường thủ công và thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp,
quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá được phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng
nhiều, năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với lao động thủ công, qui mô sản xuất được
mở rộng, các ông chủ phải phân quyền cho các đốc công và các trưởng xưởng. Những người
lãnh đạo trung gian này vừa quản lý sản xuất trong những lĩnh vực thuộc phạm vi anh ta phụ
trách, vừa phải trực tiếp kiểm tra các sản phẩm do công nhân làm ra xem có phù hợp với yêu
cầu đề ra hay không?
- Thời kỳ kiểm tra tự phía phòng kiểm tra.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ
18, các vấn đề kỹ thuật và các hình thức tổ chức ngày càng phức tạp, làm cho ý nghĩa của
vấn đề chất lượng ngày càng được nâng cao. Chức năng quản lý sản xuất trở thành chức
năng riêng biệt, bộ máy quản lý chia ra thành nhiều bộ phận chuyên môn và hoàn thiện sản
xuất, quản lý sức lao động và tổ chức lao động, quản lý công việc hàng ngày, kiểm tra sản
xuất… Trong các xí nghiệp bắt đầu hình thành những phòng kiểm tra kỹ thuật với chức năng
phát hiện các khuyết tật của sản phẩm và chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm đạt yêu cầu.
Hình thức này được phát triển rộng rãi sang cả thế kỷ 20. Việc chuyên môn hoá chức năng
kiểm tra đã mang lại những kết quả tốt hơn so với các hình thức kiểm tra trước đó. Tuy
nhiên, nó chỉ phát hiện được các sai lỗi mà không ngăn chặn được tận gốc rễ các vấn đề,
đồng thời nó lại tạo nên tâm lý sai lầm là trách nhiệm về chất lượng thuộc về phòng kiểm
tra.
b. Quản lý chất lượng bằng kiểm soát và đảm bảo.
Điều khiển chất lượng (Kiểm soát chất lượng) và đảm bảo chất lượng là những phương
pháp của quản lý chất lượng được xuất hiện trong nửa đầu của thế kỷ 20 và trở thành những
thành phần quan trọng của quản lý chất lượng hiện đại. Khác với kiểm tra với chức năng
chính là phát hiện những phương pháp mới này mang tính chất phòng ngừa theo nguyên tắc
phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Từ giữa những năm 20 cho tới giữa thế kỷ 20, các hoạt động tiêu chuẩn hoá, điều khiển
chất lượng (Quality Control - QC), và đảm bảo chất lượng (Quality assurance - QA) được
phát triển mạnh ở Mỹ với những chuyên gia dẫn đầu về quản lý chất lượng như Walter A.
Shewhart, Joseph M. Juran, W. Edwards Deming… Có thể nói Mỹ là nước đi đầu trong việc
hình thành cơ sở lý thuyết và thực hành về quản lý chất lượng và giữ vai trò chủ chốt trong
nửa đầu thế kỷ 20 về quản lý chất lượng trên toàn thế giới.
Tuy Anh là nước mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 18 và là nước đi đầu
trong lĩnh vực phân tích thống kê được nhiều nước biết đến, những từ những năm 20 – 30
của thế kỷ 20 Mỹ đã đẩy mạnh việc ứng dụng các phương pháp thống kê, coi đó là công cụ
khoa học chủ yếu để triển khai các hoạt động điều khiển chất lượng và đã đạt được nhiều
thành tựu trong lĩnh vực đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình điểu khiển chất
lượng có thể được coi là quá trình hoạt động tác nghiệp nhằm thực hiện và duy trì tiêu
chuẩn, làm chủ được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng, ngăn
ngừa việc gây khuyết tật cho sản phẩm. Dạng đơn giản nhất của quá trình điều khiển chất
lượng được thể hiện trong sơ đồ sau:
Tiêu
chuẩn
áp dụng Kiểm
chứng
Phù
hợp
Tác động sửa
chữa
Không
đạt
Đạt
Bảng 1: Sơ đồ kiểm soát chất lượng
Muốn điều khiển chất lượng tốt, phải nắm được các yếu tố: con người, phương pháp và
quá trình, đầu vào, trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm, thông tin, môi trường.
Quá trình điều khiển cần phải được tiến hành song song với quá trình kiểm tra chất lượng để
làm sao cho sản phẩm làm ra phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng.
Điều khiển chất lượng, nhất là điều khiển thống kê chất lượng (Statistical quality control)
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp của Mỹ, Anh và các nước Tâu âu trong những năm
20. việc áp dụng SQC đã giúp tạo nên nhiều nhà quản lý có tư duy thống kê, nắm được các
phương pháp và công cụ thống kê để tiến hành công tác điều khiển chất lượng và đảm bảo
chất lượng.
Đảm bảo chất lượng (QA) không làm thay đổi chất lượng như điều khiển chất lượng. Nó
là kết quả của sự trắc nghiệm, trong khi điều khiển chất lượng thì tạo ra kết quả. Đảm bảo
chất lượng thiết lập nên một phạm vi trong đó chất lượng đã, đang hoặc sẽ được được điều
khiển. Mọi hoạt động đảm bảo chất lượng đều phục vụ cho việc tạo dựng lòng tin vào các
kết quả, các lời tuyên bố, cách khẳng định… Việc đảm bảo chất lượng không chỉ đơn thuần
là lời hứa, lợi nói xuông mà phải được thể hiện bằng các hành động trong quá trình và phải
được chứng minh bằng các hồ sơ, biên bản, chương trình, kế hoạch, báo cáo… Những hành
động và tài liệu đó vừa phục vụ cho điều khiển chất lượng, vừa phục vụ cho đảm bảo chất
lượng. Việc đảm bảo chất lượng được áp dụng cho khâu thiết kế, khâu mua sắm, khâu chế
tạo và các khâu khác trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Vào năm 1925, khi A. Quarlis, Walter A. Shewart, Harold F. Dodge và Geoge D.
Edwards cùng hoạt động trong phòng thí nghiệm thì họ sáng tạo ra các phương pháp điều
khiển chất lượng và đảm bảo chất lượng. Họ là những người luôn coi hoạt động kiểm tra vừa
là khoa học vừa là nghệ thuật, họ đã tạo ra thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” khi đó, đảm bảo
chất lượng được coi như một hoạt động bổ sung trong công việc của người thiết kế ở mức độ
quan trọng nhất.
Từ năm 1925 đến năm 1941, các phương pháp điều khiển chất lượng và đảm bảo chất
lượng cùng với việc áp dụng các phương pháp thống kê đã được phát triển ở mức độ đáng kể
ở Mỹ và ở các nước Phương Tây. Đại chiến thế giới lần thứ 2 đã tạo ra những nhu cầu cấp
bách về sản xuất hàng loạt các nhu yếu phẩm và vũ khí ở Mỹ. Nhiều ngành công nghiệp phát
triển rất nhanh, thu hút nhiều nhân công lao động. Nhiều chương trình đào tạo được phát
triển phục vụ cho việc đảm bảo chất lượng công việc và sản phẩm. Điều khiển thống kê chất
lượng (SQC) được phát triển rộng rãi trong công nghiệp. Trong thời kỳ này, tiến sĩ W.
Edwards Deming (sau này trở thành chuyên gia hàng đầu về chất lượng trên thế giới) đã có
nhiều đóng góp tích cực trong việc giảng dạy về SQC tại các trường, các cơ sở của Bộ nông
nghiệp và Bộ Quốc phòng Mỹ. Cũng trong thời kỳ này, các câu lạc bộ chất lượng, tạp chí về
chất lượng, hội điều khiển chất lượng cũng lần lượt ra đời ở Mỹ tạo tiền đề cho tiến trình
phát triển quản lý chất lượng ở trình độ cao hơn, nhanh hơn, rộng khắp hơn trong nửa cuối
thế kỷ 20.
c. Quản lý chất lượng cục bộ và tổng hợp.
Những quan niệm mới về triển khai chức năng đảm bảo chất lượng được phát triển và
hoàn thiện dần cho tới ngày nay. Nhiều quan niệm đã nảy sinh như một phản ứng trước
những quan niệm tương tự về chất lượng ở Nhật. Các quan niệm này đều gặp nhau ở chỗ
nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo chất lượng cho mọi nhân viên trong một tổ chức. A. V.
Feigenbaun là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “điều khiển chất lượng tổng hợp” (Total
quality control) khi ông còn làm việc ở công ty General Electric. Quan điểm của ông cho
rằng trách nhiệm quản lý chất lượng thuộc về mọi phòng ban chứ không chỉ là trách nhiệm
riêng của phòng chất lượng. Tuy nhiên, trong nhiều năm, tư tưởng này đã bị sao nhãng ở Mỹ
và chỉ đến khi chất lượng hàng hoá của Nhật vươn lên dẫn đầu thế giới vào cuối những năm
70, các kỹ sư Mỹ mới “tái phát hiện” lại những ý tưởng của Feigenbaun để phổ cập trong
các công ty Mỹ.
Nếu như trong nửa đầu thế kỷ 20, quản lý chất lượng được phát triển mạnh ở Mỹ và các
nước phương Tây thông qua các hoạt động kiểm tra chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm
bảo chất lượng thì trong nửa cuối thế kỷ 20, hoạt động quản lý chất lượng đã dần mang tính
hệ thống, tính đồng bộ, đi từ cục bộ tới tổng hợp, dẫn đến việc hình thành các hệ thống chất
lượng, tạo nên một bước phát triển mới về chất lượng trong hoạt động quản lý chất lượng ở
nhiều nước trên thế giới.
Các chuyên gia hàng đầu thế giới về chất lượng như Deming, Juran, Feigenbaun,
Ishikawa, Taguchi… đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện các phương pháp
quản lý chất lượng theo hướng hệ thống hoá, đồng bộ hoá, tạo điều kiện để thiết lập nên các
hệ thống chất lượng thoạt đầu áp dụng trong phạm vi từng xí nghiệp, sau khái quát thành
những mô hình chung trong phạm vi quốc gia, dần mở rộng ra phạm vi quốc tế trong những
thập niên cuối của thế kỷ 20, từ đó đã xuất hiện thuật ngữ quản lý chất lượng tổng hợp
(TQM) bao trim các khái niệm điều khiển, đảm bảo và cải tiến chất lượng như chúng ta hiểu
ngày nay.
Như vậy, “quản lý chất lượng” với tên gọi ban đầu của nó là “điều khiển chất lượng -
QC” là “phát minh” của người Mỹ, thuật ngữ “điều khiển chất lượng tổng hợp - TQC” cũng
do người Mỹ đặt ra, nhưng từ sau đại chiến thế giới lần 2, người Nhật đã nhanh chóng học
tập và rút ra được những điều bổ ích nhất đối với mình, họ đã thực hiện một cách sáng tạo
vào điều kiện thực tiễn của đất nước mình, qua đó đã tạo nên “phương thức quản lý chất
lượng kiểu Nhật”, đưa ngành công nghiệp Nhật Bản đi lên bằng con đường chất lượng, từ
một vị trí thấp kém về chất lượng đã vươn lên dẫn đầu thế giới về chất lượng sản phẩm. Đây
là bài học bổ ích cho chúng ta trong việc tiếp thu những thành tựu tiên tiến của nước ngoài
để đuổi kịp và vượt những người đi trước, nỗ lực học tập và ứng dụng nhưng không dập
khuôn một cách máy móc mà phải luôn phân tích, sáng tạo theo điều kiện, hoàn cảnh của
mình để tìm ra được con đường đi thích hợp sao cho có thể đuổi kịp và hội nhập vào cộng
đồng thế giới trong một thời gian tương đối ngắn.
2. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng ở Việt Nam.
Lịch sử phát triển quản lý chất lượng ở Việt Nam gắn liền với tiêu chuẩn hoá, đo lường
và chất lượng, được hình thành bởi các giai đoạn
a. Giai đoạn trước năm 1973.
Đây là giai đoạn mà các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm thường được tiến hành
phân tán trong các Bộ, các ngành, các xí nghiệp. Nhà nươc chưa theo dõi hoạt động quản lý
chất lượng như một lĩnh vực hoạt động đặc thù.
b. Giai đoạn từ năm 1973 cho đến những năm 80.
ở giai đoạn này các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm ở nước ta được tiến hành
theo tinh thần của quyết định 159 TTg về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá
do thủ tướng chính phủ ban hành ngày 7/7/1973. Quyết định này là văn bản pháp qui đầu
tiên ở nước ta đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng một cách đồng bộ, có hệ thống do đó đã
tạo điều kiện cho việc chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở nước ta
phù hợp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Thực hiện quyết định 159 TTg đã mang lại những kết quả sau:
- Các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường, kiểm tra chất lượng được tăng cường, phối
hợp với nhau tạo nên một mạng lưới từ TW đến địa phương và các cơ sở. Việc sát nhập Cục
tiêu chuẩn, Cục đo lường, Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá và Viện định chuẩn
thành một cơ quan thống nhất cùng với việc hình thành 3 trung tâm kỹ thuật khu vực và các
chi cục TC - ĐL – CL tại các tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển