Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học
cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Nam
chúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơn
nữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa
học, kỹ thuật hầu như chưa phát triển. Liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và
đẩy lùi những thách thức của thời đại? Điều đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15
năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu
đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Thời kỳ phát triển mới này đòi
hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sở
kinh tế lẫn trong ý thức, tư duy. ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngàn
năm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồn
tại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống của
người Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phương
hướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con người
Việt Nam trong qúa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước
77 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những đặc điểm truyền thống của con người
Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
Mở đầu
1- Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học
cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Nam
chúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơn
nữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa
học, kỹ thuật hầu như chưa phát triển. Liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và
đẩy lùi những thách thức của thời đại? Điều đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15
năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu
đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Thời kỳ phát triển mới này đòi
hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sở
kinh tế lẫn trong ý thức, tư duy. ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngàn
năm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồn
tại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống của
người Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phương
hướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con người
Việt Nam trong qúa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Con người là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta. Do đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn này, việc nâng cao và phát huy
vai trò của nhân tố con người Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta. Đã có nhiều công trình khoa học trong nước và cả nước ngoài nghiên cứu xung
quanh vấn đề con người Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện nay, có thể kể ra đây
một số công trình như:
1. GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc, TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người, đối tượng
và những phương hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu. NXB KHXH, Hà Nội 2001.
2. TS Đoàn Văn Khái. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, HN
2001.
3. Hoàng Chí Bảo. ảnh hưởng của nền văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con
người. Tạp chí Triết học(1), tr13 - 17 (1993)
4. Đỗ Đức Định (chủ biên). Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh.
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999.
5. Hồ Sĩ Quý: ý thức người sản xuất nhỏ và ý thức thường ngày. Tạp chí Triết học số
2 - tháng 6 năm 1986.
6. Một vài suy nghĩ về con người Việt Nam từ sản xuất nhỏ đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1987.
7. Lê Thị Duy Hoa: Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người
Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2002.
8. Đỗ Thanh Mai: Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị
trường - đặc trưng và xu thế biến đổi. Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh - 2001.
Những công trình trên đã có đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho việc nghiên cứu,
làm rõ những đặc điểm của con người Việt Nam cũng như giúp cho việc hoạch định chính
sách, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam trong tương lai.
Tuy vậy, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung. Luận văn sẽ tiếp
tục phát triển những hướng nghiên cứu đó:
- Nghiên cứu sâu, có hệ thống hơn nữa, đặc biệt là dưới góc độ triết học.
- Tìm giải pháp để phát triển những đặc điểm ưu trội, và hạn chế những đặc điểm
tiêu cực của con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnh
hưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phương
hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích
cực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích những đặc điểm truyền thống của người Việt và những điều kiện tác động
hình thành những đặc điểm ấy.
- đề xuất và kiến nghị những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những mặt
hạn chế, tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của truyền thống người Việt trong điều kiện
hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của Luận văn: Vận dụng những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
con người. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơ quan, các
nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
4.2. Phương pháp: Luận văn sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng đóng vai
trò là phương pháp luận chung nhất. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân
tích - Tổng hợp, Lôgíc - Lịch sử, Khái quát hoá, Trừu tượng hoá... Ngoài ra, luận văn còn
chú ý đến phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (để nghiên cứu mối quan hệ giữa
truyền thống với con người Việt Nam hiện nay), khảo sát thực tế.
5- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm truyền
thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong xã hội ta hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Bằng kết quả đạt được, luận văn có thể góp phần cho việc hoạch định chính sách, và
những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam - chủ thể tích
cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các
môn Lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn trong các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6
tiết.
Chương 1
cơ sở hình thành và những nội dung tổng quát
của truyền thống việt nam
Với quan niệm về truyền thống như đã xác định trong chương mở đầu, chúng ta có
hai cách tiếp cận truyền thống: thứ nhất là nghiên cứu và tổng hợp những biểu hiện của nó,
thứ hai là nghiên cứu truyền thống từ những cơ sở hình thành và phát triển của nó.
Truyền thống không phải là bẩm sinh, cũng không phải là "nhất thành bất biến", nó
nảy sinh và phát triển do tác động của những nhân tố thường xuyên đến cuộc sống của con
người. Do phải ứng phó và thích nghi với những tác động đó, những thói quen, tập quán,
những tính cách, lối sống, cách ứng xử và lối tư duy dần dần được định hình trong một cộng
đồng người nhất định và di tồn cho thế hệ sau. Truyền thống của một cộng đồng cư dân thực
chất là sự thích ứng vô thức và hữu thức đối với tác động lặp đi lặp lại của cuộc sống cộng
đồng trong những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, cách tiếp cận
của chúng tôi để tìm ra những nội dung của truyền thống là xem xét những nhân tố hằng
xuyên tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để từ đó tìm ra những hệ quả được coi là
truyền thống. Những hệ quả này không phải là sản phẩm của những tác động đơn lẻ của yếu
tố này hay yếu tố khác mà là kết quả có tính chất tổng hợp. Tuy nhiên, để dễ nhận diện, có
thể xem xét nội dung của truyền thống theo từng nhân tố có tác động chính trong việc hình
thành nên truyền thống đó.
Tất nhiên trong khi chọn phương pháp tiếp cận thứ hai này, chúng tôi cũng kết hợp
với phương pháp thứ nhất, luôn luôn liên hệ với những biểu hiện của nó trên cơ sở những tư
liệu đã được thu thập và xử lý.
1. Tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý
1.1. Môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là một cơ sở hằng xuyên của cuộc
sống con người. ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống
hằng ngày, môi trường sông - nước phải được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có
tác động không nhỏ tới việc hình thành một số truyền thống của người Việt. Tất nhiên, lãnh
thổ việt nam bao gồm nhiều địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến trung du, cao
nguyên và núi rừng, nhưng vùng đồng bằng sông nước là nơi tập trung cư dân đông nhất với
mật độ cao nhất và cũng là địa bàn sinh tụ chủ yếu của dân tộc đa số là người Kinh.
Dựa vào những chứng cứ khảo cổ học, chúng ta có thể biết được trong thời cổ đại,
địa bàn sinh tụ chủ yếu của các cư dân Việt là lưu vực hai con sông lớn: sông Hồng và sông
Mã. Các mũi khoan thăm dò địa chất đã thấy dấu vết trầm tích biến tuổi chừng 2 - 3000 năm
ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Sự vắng bóng hoàn toàn các di tích khảo cổ thời đại
đồ đá mới ở vùng Thái Bình, Nam Định cùng với sự tồn tại nhiều di tích cồn sò điệp ở ven
biển Quỳnh Lưu cách xa bờ biển hiện nay tới 10km cho phép nghĩ rằng thời bấy giờ, biển
còn ăn rất sâu vào đất liền.
Địa bàn cư trú chủ yếu của tổ tiên người Việt là một vùng đất mới được bồi lấp,
nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả. Địa bàn đó là nơi giáp tiếp giữa núi
và biển thông qua mưa lũ hằng năm.
Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên một hệ thống sông ngòi thoát nước dày đặc, có
dạng hình nan quạt, xòe ra ở phía hạ nguồn. Khi những cư dân sinh sống ở đây chưa có khả
năng đắp đê ngăn nước thì mùa mưa lũ hằng năm nước tràn ra khắp mọi chỗ trũng, tạo nên
vô số đầm, hồ quanh năm đọng nước.
Những cứ liệu địa lý trên cho chúng ta hình dung khái quát về địa hình mà tổ tiên
người Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên niên kỷ là một địa hình chi chít
sông ngòi, đầm hồ dày đặc. Địa hình đó đã tác động đến cuộc sống hàng ngày của con
người. Các di tích khảo cổ học cho chúng ta biết rằng tất cả các địa điểm cư trú thời cổ
đều nằm trên các gò bãi cao có nước bao quanh. Nước tạo nên biên giới thiên nhiên quy
định cụ thể từng vùng đất. Sông - nước là môi trường sinh sống chủ yếu của người Việt
Nam.
Từ xa xưa, khái niệm về quê hương xứ sở, tổ quốc của người Việt được thể hiện
bằng tên của môi trường gắn chặt với cuộc sống của mình: nước. Dấu vết của môi trường
sông nước đã in khá đậm lên cách tư duy của người Việt. Có thể thấy rất nhiều từ, hình ảnh
về nước hoặc liên quan đến nước được sử dụng trong tiếng Việt để khái quát cho những tình
huống, trạng thái hoặc những ứng xử phổ biến. Chẳng hạn như người Việt có thể khái quát
cho tất cả những hiện tượng không biết lo xa, chuẩn bị trước, đến khi tình huống xảy đến thì
phải xử lý một cách gấp gáp, vội vàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nước đến chân mới
nhảy". Hoặc để diễn đạt mọi trường hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó
mặc dù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạn ngữ "còn nước còn
tát"... Nhiều truyền thống đã được hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này.
Biểu hiện của những truyền thống đó có thể tìm thấy trong hầu hết các mặt của đời
sống xã hội, những giá trị văn hóa và ngay cả trong một số sở trường của người Việt. Nếu
như ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tối cần thiết của con người và cũng chính ở những
lĩnh vực này bản sắc văn hóa truyền thống được biểu hiện rõ nhất thì có thể thấy ngay rằng
đối với người Việt, chất đạm chủ yếu trong thức ăn truyền thống là thủy sản. Có thể tìm thấy
trong các di chỉ khảo cố học vô số những dấu tích của các động vật ở nước như vỏ sò, vỏ ốc,
xương cá v.v..., trong khi đó xương động vật thường rất hiếm hoi. Nhà ở truyền thống của
người Việt là nhà sàn, chủ yếu là để phòng nước ngập. Ngoài ra, rất đông người Việt còn có
thói quen ở thuyền. Những điểm tụ cư như vậy về sau này gọi là vạ. Đến tận thế kỷ XVIII -
XIX, hiện tượng cư trú trên thuyền, coi thuyền là nhà còn rất phổ biến. Người phương Tây
từng đã có nhận xét: "Họ (chỉ người Việt - TG) rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là ở
trên cạn. Cho nên phần nhiều sông ngòi thì đầy thuyền. Những thuyền đó thay cho nhà cửa
của họ. Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó"1. Giao thông thời cổ -
trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đường thủy. Sông ngòi trở thành những con
đường đi lại chính. Phương tiện đi lại truyền thống của người Việt là thuyền, bè.
Về phương diện văn hóa tinh thần, người Việt có vô số những tín ngưỡng, lễ nghi
liên quan đến sông nước như thờ thủy thần, tục xăm mình, lễ hội đua thuyền... Đặc biệt múa
rối nước, một nghệ thuật độc đáo đến nay chỉ mới tìm thấy ở Việt Nam, là một nghệ thuật
sân khấu của cư dân sông - nước. Có thể nói người Việt có một truyền thống văn hóa sông -
nước và quen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một cư dân sông nước là
một nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam. Nhờ có truyền thống này mà người
Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù hợp
với hoàn cảnh sống gần/trên sông nước. Điều hiếm thấy ở những cư dân thuần túy nông
nghiệp.
Việt Nam là một nước bán đảo, ở vào góc đông nam đại lục châu á, nhìn ra đại
dương với bờ biển dài 3.260 km. Nhưng là một cư dân nông nghiệp, sinh sống chủ yếu trên
vùng đất - nước ven sông, ven biển, ít có khả năng vươn ra đại dương, nên thiếu tầm nhìn
đại dương và ít hoạt động đại dương. Đây lại là mặt hạn chế trong truyền thống của nhân
dân ta mà phải đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta mới có điều
kiện dần dần khắc phục, phát huy một ưu thế của vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên Việt
Nam.
1.2. Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy rõ Việt Nam là
một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp
Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năng dồi dào của đất đai. Độ phì của đất cao
và diện tích đất canh tác có điều kiện để phát triển. Ngoài các đồng bằng nhỏ ven biển miền
trung, chúng ta có hai đồng bằng châu thổ lớn của sông Hồng và sông Cửu Long. Khác với
các quốc gia vùng Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước quỹ dự trữ đất đai giành
cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ riêng sông Hồng với hàng trăm tỷ
m3 nước chở nặng phù sa đổ ra biển đã khiến cho đồng bằng ngày càng được mở rộng. Do
còn có điều kiện để khai hoang tăng thêm diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam dễ tìm
thấy lối thoát trước áp lực của tăng trưởng dân số và mỗi khi khủng hoảng xuất hiện. Cùng
với đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho độ nóng và độ ẩm cao. Mỗi năm số giờ nắng ít
nhất là 1200 giờ, nơi nhiều nhất có thể trên 2000 giờ. Cân bằng bức xạ quanh năm dương
khiến tổng số nhiệt hoạt động (trên 100C) rất cao. Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng
đồng bằng là 1500 mm, miền núi có thể lên đến trên 2000 - 3000 mm. Lượng nước mưa
vượt quá khả năng bốc hơi, nơi thừa ít nhất là 500 - 700 mm, nơi nhiều đến 1000 - 2000
mm. Hai yếu tố nhiệt và ẩm cao tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam, cho
phép trồng trọt quanh năm và nhiều khả năng xen canh, tăng vụ.
Chính vì vậy mà người Việt đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề sống chính của
mình suốt mấy nghìn năm. Nghề nông nguyên thủy đã xuất hiện từ đầu thời đại đồ đá mới
và trong thời đại văn hóa Đông Sơn, đã chuyển sang dùng lưỡi cày đúc bằng kim loại và sức
kéo của trâu bò. Trong những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã biết trồng
lúa hai vụ và trồng dâu nuôi tằm mỗi năm tám lứa. Việt Nam đã từng tạo dựng nên một văn
minh nông nghiệp trồng lúa nước có thời tỏa sáng khắp khu vực Đông Nam á. Và cũng
chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. Cho đến nay, ba hằng số
lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là
những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân,
những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền
thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi đi vào công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước.
1.3. Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con người
muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất thường được
gọi chung là thiên tai, nhất là lũ lụt, hạn hán, bão tố, và nhiều loại sâu bệnh tàn hại
mùa màng... Đây là mặt khắc nghiệt, mặt thử thách gay gắt của thiên nhiên đối với
cuộc sống của con người.
Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình 25 km có
một cửa sông. Nhưng địa hình dốc, nhất là miền Bắc và miền Trung, mưa lớn tập trung
trong một thời gian ngắn trong năm, là nguyên nhân của nạn lũ lụt trên các triền sông. Mùa
lũ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, nhưng mạnh nhất là vào tháng 7, 8, 9. Theo
số lượng thủy văn thì lượng nước chảy mùa lũ của các sông ở Bắc Bộ như sông Đà, sông
Lô, sông Thao, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Nam chiếm từ 72 đến 89% lượng nước cả
năm của các dòng sông đó. Sử biên niên còn ghi lại những nạn lũ lụt nghiêm trọng qua các
thời kỳ lịch sử. Để chống lũ lụt, từ trước công nguyên, nhân dân ta đã phải đắp đê và đến
nay, riêng đê sông của miền Bứac đã dài gần 3000 km. Nắng mưa thất thường còn gây ra
hạn và úng đe dọa mùa màng. Ngay giữa mùa mưa, do phân bố không đều và địa hình khác
nhau, nên có nơi ngập úng, có nơi hạn hán. Vì vậy từ cuối đời Hùng Vương, nhân dân ta đã
phải làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng.
Vùng biển nước ta nằm vào một trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới.
Hàng năm trung bình có khoảng 4-5 cơn bão, có khi đến trên dưới 10 cơn bão đổ bộ vào
vùng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bão gây ra những
tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con người.
Sâu bệnh ở xứ nhiệt đới hàng năm có thể sinh sôi nảy nở đến sáu bảy lứa, cũng là kẻ
thù nguy hiểm của mùa màng và gia súc.
Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên chống thiên tai là một cuộc vật lộn vô cùng
ác liệt với thiên nhiên, vừa đòi hỏi con người phải liên kết lại trong cộng đồng, tạo nên sức
mạnh để vượt qua thử thách, vừa rèn luyện tinh thần lao động cần cù, kiên nhẫn kết hợp với
lòng dũng cảm, trí thông minh.
1.4. Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên Việt Nam không thể không nói những
tác động đặc biệt của vị trí địa lý. Nằm ở khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị
trí chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam luôn luôn bị xô đập bởi các biến cố khu vực và
của thế giới. Tính cách dễ thích ứng và nhạy cảm phần nhiều được hình thành do tác động
của yếu tố này. Đó cũng có thể coi là một nội dung của truyền thống Việt Nam.
Cũng do nằm ở vị trí giao tiếp, nơi gặp gỡ của nhiều luồng thiên di, từ lâu Việt Nam
đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với những đặc trưng văn hóa khác nhau. Theo
sự xác minh của các nhà dân tộc học, Việt Nam có 54 tộc người thường gọi chung là 54 dân
tộc. Trong số đó có những dân tộc bản địa có mặt từ rất sớm trên lãnh thổ Việt Nam và có
những dân tộc di cư vào trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Về mặt ngôn ngữ, họ thuộc
ngôn ngữ Nam á như nhóm Việt-Mường, nhóm Môn-Khơ Me, nhóm Tày - Thái, nhóm Khai
Đa; ngôn ngữ Nam Đảo như nhóm Chăm, Ra Giai, Chu Ru, Ê Đê; ngôn ngữ Hán - Tạng như
nhóm Tạng - Miến, nhóm Hán. Về văn hóa, mỗi dân tộc cũng có sắc thái và vốn văn hóa
riêng. Nhưng mặc dù vậy, dân tộc Kinh (Việt) luôn luôn đóng vai trò trung tâm vì chiếm số
lượng đông và đạt trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn so với các dân tộc anh em khác.
Đặc điểm trên đây đã tạo nên truyền th