Đề tài Những đặc sản du lịch chỉ có tại quê hương Việt Nam

Bài viết đề cậpđến vấn đề phát triển du lịch sinh thái tại những vùng nông thôn. Đây là một đặc trưng du lịch sẵn có mà đôi khi chúng ta bỏ qua, chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Nhiều lúc chúng ta nghĩ rằng du lịch phải gắn liền với những g ì to lớn, danh lam thắng cảnh… nhưng thực sự nếu chúng ta biết khai thác những tài nguyên sẵn có thì nó sẽ là một thế mạnh trong cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Bài viết trên hoàn toàn do chính tôi tìm hiểu qua thực tế và suy nghĩ theo hướng riêng của mình. SUMMARY THE “SPECIALITIES OF TOURISM” ONLY AT VIETNAM The content mentions the issue of eco-tourism development in rural areas. This is an existing tourist features but we sometimes overlooked, untapped potential of it. Sometimes we think that tourism must be associated with what a large or famous landcapes…Actually if we can exploit the available resources, it will be a competitive advantage in VN tourism. The content above entirely based on my own thinking and researching about reality.

pdf6 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những đặc sản du lịch chỉ có tại quê hương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1NHỮNG “ĐẶC SẢN DU LỊCH” CHỈ CÓ TẠI QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM *VÕ HUỲNH KỲ * Tiến sĩ, GVCH Trường CĐ VHNT& DL Sài Gòn TÓM TẮT Bài viết đề cập đến vấn đề phát triển du lịch sinh thái tại những vùng nông thôn. Đây là một đặc trưng du lịch sẵn có mà đôi khi chúng ta bỏ qua, chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Nhiều lúc chúng ta nghĩ rằng du lịch phải gắn liền với những gì to lớn, danh lam thắng cảnh… nhưng thực sự nếu chúng ta biết khai thác những tài nguyên sẵn có thì nó sẽ là một thế mạnh trong cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Bài viết trên hoàn toàn do chính tôi tìm hiểu qua thực tế và suy nghĩ theo hướng riêng của mình. SUMMARY THE “SPECIALITIES OF TOURISM” ONLY AT VIETNAM The content mentions the issue of eco-tourism development in rural areas. This is an existing tourist features but we sometimes overlooked, untapped potential of it. Sometimes we think that tourism must be associated with what a large or famous landcapes…Actually if we can exploit the available resources, it will be a competitive advantage in VN tourism. The content above entirely based on my own thinking and researching about reality. Khi nhắc đến du lịch, có lẽ mọi người thường hay nghĩ đến những danh lam thắng cảnh, những khách sạn sang trọng, những Resort nghỉ dưỡng cao cấp… Khi dạy cho các em sinh viên chuyên ngành du lịch, đặc biệt là những em năm cuối, tôi thường nêu ra một số câu hỏi về yêu cầu nghề nghiệp của các em sau này thì hầu như các em đều có chung một câu trả lời: “Em chỉ mong sao ra trường được công tác tại một khách sạn tốt…” hay những câu như: “Em mong ra trường làm nhân viên trong một Resort…”, “Thầy có thể giới thiệu một việc làm nào đó có liên quan đến nhà hàng khách sạn cho em được không?”... Tất cả các em, ai cũng có những ước mơ, hoài bão thật đẹp và rất chân thật về ngành nghề trong tương lai của mình. Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ muốn giới thiệu đến các em và các đồng nghiệp một khía cạnh khác trong lĩnh vực du lịch. Đó chính là những “Đặc sản” tự có của một quê hương Việt Nam. Hay nói tổng quát hơn, đó chính là những khu sinh thái tại những vùng quê xa ngoại thành, những công trình kiến trúc có từ thời chiến tranh nhưng bị quên lãng, cách thức 2ăn uống và nếp sống của người dân nơi đặc khu rừng sát…Khía cạnh tôi muốn đề cập trong bài viết này chính là những gì quê hương của chúng ta đang hiện hữu, những nơi chúng ta cứ ngỡ là bình thường mộc mạc nhưng thật sự bên trong nó luôn tìm ẩn vẻ đẹp của “một quê hương Việt Nam kiên cường”. Khoảng mười năm trở lại đây những khái niệm như Khu du lịch sinh thái, Khu vui chơi nghỉ dưỡng Resort… dường như đang trở nên thịnh hạnh và rất “hot” trong làng du lịch của nước ta. Nhiều nhà đầu tư đã và đang mở rộng quy mô đầu tư theo loại hình này, nhiều doanh nghiệp phải vất vả hàng chục năm để có được giấy phép để triển khai xây dựng các dự án như trên. Vậy thật sự điều gì đã cuốn hút họ như vậy ? Thật sự bên cạnh việc thu được lợi nhuận từ những dự án khả thi này, thì một điều mà từng doanh nghiệp phải công nhận đó là “tình yêu quê hương”, yêu vẻ mộc mạc đơn sơ làm nên tâm hồn của họ thông qua cảnh quan của từng dự án. Đúng vậy, nếu các bạn đã từng thưởng ngoạn những khu du lịch như thế chắc hẳn có một điều mà các bạn cũng sẽ đồng cảm như tôi, đó chính là chúng ta đang tận hưởng những không gian và môi trường đậm chất thiên nhiên làm cho chúng ta có được những khoảng lặng yên ả sau những giờ làm việc mệt mỏi, thư giãn “mộc mạc theo tiêu chuẩn sao” tại những khu Resort để thoát khỏi những phiền muộn, lo âu trong cuộc sống… Nếu như chúng ta thật sự yêu thích và đầu tư khai thác đúng hướng thì một hướng đi mới sẽ chờ đón chúng ta. Vừa qua, Việt Nam lại được vinh danh trên bản đồ du lịch thế giới khi Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Điều này là một vinh dự và thế mạnh trong ngành du lịch nước ta. Một sự kiện quan trọng nữa, nước ta là một thành viên của WTO, một con rồng mới của khu vực Đông Nam Á… Nếu đặt câu hỏi “Bạn nghĩ gì về đất nước Việt Nam?”. Có lẽ, sẽ có rất nhiều câu trả lời bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng cũng câu hỏi này nếu bạn hỏi một du khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam thì câu trả lời sẽ là “ Việt Nam nổi tiếng về chiến tranh Vệ quốc”. Vâng, đúng vậy; bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội… có lẽ ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và giàu tình cảm vì chúng ta đã phải trải qua bao đau thương, kiên cường, quyết tâm mới có được những thành tựu như ngày hôm nay. Một bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà ai ai cũng ghi khắc sâu vào tim mình: “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày…” làm những người con đất Việt phải chạnh lòng, rồi mới đây đại diện cho các bạn trẻ đang sinh sống tại hải ngoại, một ca sĩ đã cất lên ca khúc HELLO VIETNAM, bài hát chứa đựng những cảm xúc dâng trào một ngày được tận hưởng những gì mộc mạc nhất của quê hương dạt dào tình cảm Việt Nam, bài hát làm rung động biết bao trái tim của những bạn trẻ. Vậy bạn thử lấy những cảm xúc ấy để thể hiện nó qua hình ảnh du lịch Việt Nam xem hiệu quả sẽ ra sao. Các bạn có nghĩ rằng loại hình kinh doanh du lịch sinh thái mang đậm nét truyền thống của dân tộc là một trong những kiểu kinh doanh độc đáo và đang thịnh hành hiện nay không ? 3Tôi lấy một ví dụ cụ thể như sau, tại xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Vùng đất này trước đây là nơi hoàn toàn người dân chỉ biết sống bằng nghề trồng lúa, quanh năm làm bạn với ruộng vườn, cuộc sống người dân nơi đây rất an lành và hiền hòa nhưng kinh tế thật sự không mấy khả quan lắm. Tại đây có hai di tích rất độc đáo: một là đồn Rạch Cát, hai là nhà Trăm Cột. Người dân nơi đây đã quen với những hình ảnh này, nên mọi người xem không có gì đặc biệt, vì họ nghĩ nó là chứng tích chiến tranh để lại, xưa nay nó đã vậy thì bây giờ cũng chẳng có gì khác lạ… Nhưng bạn có biết rằng hai di tích trên là những di sản hết sức độc đáo của dân tộc ta. Đồn Rạch Cát được xây từ thời Pháp, đến thời của Mỹ ngụy khi họ thực hiện âm mưu xâm lược, họ đã xây pháo đài này nhằm kiểm soát các tuyến ra vào ngay cửa biển Rừng Sát, Đồn lũy được mô phỏng hình đầu rồng và đóng ngay phần ven bờ biển Rạch Cát tựa như mình Rồng cư ngụ tại đất địa này, có thể do đó ngày nay mới có tên là xã Long Hựu. Phía trên đồn được định vị hai khẩu đại bác có thể xoay được 3600, mỗi khẩu có đường kính khoảng 10m, nặng trên 10 tấn, tầm xa của viên đạn pháo khoảng 40Km. Thời đó, có thể nói chứng tích trên thể hiện sức mạnh quân sự và oai hùng của một chế độ đàn áp bốc lột dân ta. Nó là niềm kiêu hãnh “bất khả xâm phạm” vì sự kiên cố và hùng hậu của những cổ máy “sắt thép” được cho là “bất khả chiến bại”. Nhưng có một điều họ không nghĩ rằng lý do để họ phải rút chạy khỏi nước ta là vì lòng dân không khi nào yên bình cả. Điều đó đã đi vào lịch sử, minh chứng cho sự kiên cường và anh dũng của quân dân ta. Di tích này ngày nay còn lại là một đồn lũy kiên cố, với những dấu đạn còn in sâu trên hai bức tường ra vào của đồn, với những câu chuyện về sự ăn chơi sa đọa, đàn áp dân lành của bọn thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ nước ta, rồi giai thoại về một đường hầm bí mật nằm sâu trong lòng biển nối với trung tâm chỉ huy của đồn, khi bị đánh đuổi chúng đã phá bỏ đường hầm để nước biển tràn vào xóa đi mọi dấu tích về đường hầm bí ẩn này. Di tích nhà Trăm Cột, với những câu chuyện một thời vàng son của những ông bá hộ, địa chủ lắm tiền, người ăn kẻ ở đầy nhà, và hiện nay người còn ở lại trong ngôi nhà này là người cháu đời thứ tư của những bá hộ năm xưa. Căn nhà này đã được nhà nước công nhận là di sản cấp Quốc gia. Trong một lần về thăm một người thân nơi đây, đồng hành cùng tôi là hai người bạn Mỹ và cùng mấy anh em đồng nghiệp. Khi tôi giới thiệu về những di tích trên, thì tất cả mọi người đều muốn khám phá những nơi này và thật sự mọi người đều có một cảm giác rất lạ khi được tận mắt chiêm ngưỡng những “nét đẹp quê hương” này, có lẽ đó là cảm giác đau đáu khắc khoải của những kẻ tha hương mỗi khi nhớ về miền quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Và khi các bạn ấy trở về, lại giới thiệu cho bạn bè người thân của mình xuống đây tham quan. Hiện nay, ngay tại những nơi này, một số nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống đã dần mọc lên nhưng vẫn chưa đúng hướng. Trong một lần về đây tác nghiệp tôi có cơ hội được trò chuyện với một người khá thú vị, đó là ông Nguyễn Thanh Phong, hiện là trưởng ban Mặt Trận Tổ quốc của ấp chợ xã Long Hựu. Điểm thú vị ở đây vì ông đã sống ở đây suốt cả cuộc đời của mình, đã trải qua những năm tháng quê hương từng ngày đấu tranh để giành lại độc lập. Ông trước đây là người của giới tuyến bên kia nhưng giờ đây ông đang từng ngày 4làm việc và hoạt động vì quê hương và đứng trong hàng ngũ của những người con yêu nước. Cái tôi bắt gặp nơi ông là sự dạn dày sương nắng của một người nông dân, nhưng khi tiếp chuyện rồi thì ông là một người trí thức dạn dày trong kinh nghiệm sống và làm việc dù ở môi trường nào. Tôi đặt câu hỏi với ông rằng ông suy nghĩ gì về mảnh đất này, trước đây thì mọi người cho rằng nó là nơi “Đất mặn đồng chua” không có gì để sinh sống cả, còn bây giờ thì nó lại từng ngày thu hút giới đầu tư. Ông trả lời tôi với nét mặt và giọng đầy cảm xúc, trắc ẩn nỗi niềm của một người đã “thất thập”: “Ông rất mừng vì giờ đây quê hương này đã có cây cầu Kinh Nước Mặn vừa được xây xong, nó là bộ mặt đổi mới của quê hương, và nhà nước mình rất đúng đắn khi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái ở đây. Không ai nghĩ rằng tại nơi đây lại là một điểm du lịch trong tương lai hết. Đối với ông, Long Hựu chính là Việt Nam trong ông, dù trước đây và bây giờ ở giới tuyến nào thì ông cũng chỉ biết mình phải dành thời gian khi còn sống để làm gì được cho quê hương thì cứ làm thôi, quê hương giờ đây có cây cầu, có khu sinh thái, có nhà nghỉ… ông chết cũng thấy vui….”. Rồi ông lại trầm ngâm với làn khói thuốc bay cao như chính tấm lòng mình. Một người nữa mà trong lần tác nghiệp đó tôi gặp là một người hiện đang công tác nơi quê hương Long Hựu là ông Lê Trung Tôn, hiện là trưởng ấp chợ. Người con trung kiên nơi đất Long Hựu. Ông đã làm việc gần ba mươi năm, cả cuộc đời vừa làm trong ủy ban, vừa làm ruộng và công việc đồng áng của mình. Khi tôi bước vào nhà ông thì cảm giác đầu tiên mà tôi nhận được là tình cảm thân thiện ấm áp mà hai vợ chồng ông dành cho tôi. Nhìn xung quanh ngôi nhà của người đàn ông đã “gần qua nửa đời” chinh chiến của mình là những tấm bằng khen và chiến công của một “vị trưởng ấp” đầy tình cảm. Ông tự hào giới thiệu với tôi từng chiến tích mà ông đã đạt được khi lo cho đời sống của người dân ở đây. Cũng vẫn câu hỏi như tôi đặt ra với ông Phong, thì ông Tôn trả lời cũng là một niềm tự hào và hân hoan về quê hương “từng ngày đổi mới” của mình. Ông trả lời với giọng sang sảng đậm chất Nam Bộ rằng: “Ông Chín mừng lắm con ơi, quê hương mình nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước mà đường xá, cầu kỳ, ôi nhiều lắm… được mở mang ra, rồi con thấy đó bây giờ có người còn về đây đầu tư xây cái gì sinh thái đó con, lúc trước ông không tin quê mình giờ đây như vậy đâu, thật cám ơn ông trời đã cho những nhà đầu tư về đây…”. Từ giã các ông rồi mà tôi vẫn còn vương vấn mãi nét chân chất, đậm đà tình cảm nơi một một vùng quê tưởng chừng đã bị quên lãng theo thời gian. Thiết nghĩ, nếu Nhà nước có một chiến lược đầu tư đúng đắn, có lẽ đây sẽ là một trong những “đặc sản” mang đậm hình ảnh quê hương trong mắt bạn bè quốc tế và những người chưa từng đặt chân đến đây. Đây chỉ là một trong số những trải nghiệm mà tôi muốn đưa ra để chúng ta cùng tham khảo và suy nghĩ xem, đôi khi tại chính nơi mình sinh ra, hay những gì đơn sơ nhất xung quanh ta nếu chúng ta chạm tay vào nó, có thể nó sẽ lại là một kỳ quan trong mắt mọi người; những gì xung quanh ta, mộc mạc đơn sơ nhưng nếu chúng ta có ý thức bảo tồn, gìn giữ, đầu tư thì chính bàn tay của con người sẽ làm nên những kỳ quan. Tôi cũng đã từng theo chân một ngư dân tại vàm sát, và trong chuyến đi này có một số du khách người nước ngoài cùng đồng hành, chúng tôi đã trải qua hai ngày sống 5nơi đặc khu Rừng Sát và một đêm thưởng ngoạn không khí miền “rừng sâu nước độc” của vùng chiến khu anh hùng năm xưa. Một cảm giác dân giã, đầy thi vị của cuộc hành trình. Các bạn có biết rằng những tour du lịch như thế này đối với khách du lịch nước ngoài là một sự trải nghiệm mới mẻ. Trong việc tìm hiểu về phong tục tập quán và những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Một số thuật ngữ trong tên gọi những món ăn địa phương mà họ mãi không quên, và họ đem những “đặc sản ngôn ngữ” này về nước để làm một kỷ niệm và giới thiệu bạn bè cùng thưởng thức khi sang Việt Nam du lịch. Những món ăn đậm chất Nam Bộ đó là “ba khía”, “rạm kho”, “cá kho tộ”, “canh chua cá lóc”,…Hình ảnh các thiếu nữ của miền Đông Nam Bộ duyên dáng trong bộ đồ “bà ba”, vai quấn khăn rằn. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là được cùng chèo thuyền men theo hai bên bờ là rừng đước xanh rì, gợi cho người ta nhớ tới hình ảnh của các chiến sĩ giao liên năm xưa; hoặc đi câu cá thư giãn với những chiếc cần câu, cái đó, cái đăng, cái lộng,… quả là vô cùng hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng những “đặc sản” trên rất đơn sơ và đôi khi không có gì phải đề cập cả, nhưng nó chính là một nét riêng không thể phai mờ khi du khách thưởng ngoạn trong những chuyến lữ hành theo kiều này. Tôi xin dẫn ra một ví dụ như sau để cùng chia sẻ với các bạn. Khi đoàn của chúng tôi đi, đồng hành có một anh bạn người nước ngoài, tên anh ta là Scott, anh ta rất thích thú với việc công cụ của ngư dân là cái “lộng” khi bạn để thức ăn vào và đưa xuống nước thì khoảng vài phút sau khi cất “lộng” lên sẽ có cá, tôm, cua… nằm trong đó và chúng ta chỉ việc lấy ra rồi thưởng thức bằng cách pha chế dân dã ngay lập tức như “nướng trui”, hấp… Anh bạn tôi say mê tới mức quần áo dính đầy bùn để tham gia cùng ngư dân. Anh ta cứ luôn miệng “Ok, ok…Great”, sau khi về nước anh ta cứ nhắc đi nhắc lại sau chuyến đi ấy với bạn bè mình, và còn quảng bá một hình ảnh rất đậm đà về nét du lịch gần gũi và đậm nét của nước ta. Một số công ty lữ hành đã đem loại hình kinh doanh du lịch sinh thái này làm nét mới và độc đáo góp phần quảng bá du lịch Việt Nam. Việc này cũng đóng góp rất lớn trong việc giải quyết nguồn lao động địa phương. Tôi nghĩ, nếu chúng ta biết chạm tay và cảm nhận vào những gì hiện đang tồn tại xung quanh chúng ta bằng tình yêu và chiến lược đúng đắn, chúng ta sẽ có thể biến nó thành “kỳ quan” trong lòng mỗi người. Hiện nay, ngành Du lịch và các doanh nghiệp thành viên, đang cố gắng chọn cho mình một Slogan cho hình ảnh ngành du lịch Việt Nam như: “ Việt Nam - vẻ đẹp vĩnh cửu”, “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới”, “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận”, “Việt Nam – sự khác biệt Á Đông”. Và vừa qua đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc chọn câu khẩu hiệu cho ngành Du lịch, vấn đề này tốn rất nhiều giấy mực để bình luận. Nhưng có một điều mà chúng ta phải thừa nhận rằng, dù là khẩu hiệu hay biểu tượng như thế nào thì cái quan trọng nhất và cũng được xem như mục tiêu chiến lược của ngành Du lịch đó là phải giữ gìn và phát huy những gì tốt đẹp vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam đối với mọi người, nhất là với bạn bè thế giới khi họ đặt chân đến Việt Nam. 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn gốc xã Long Hựu Đông, Huyện Cần Đước – Long An – Tập thể giảng viên Khoa lịch sử trường KHXH &NV. 2. Một số đặc điểm khu du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Tài liệu liên quan