Cho tới giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Xu
hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định (hai nền kinh tế mới nổi hàng
đầu là Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng vai trò là động lực chính cho tiến trình phục hồi
của kinh tế thế giới) nhưng không đồng đều và không chắc chắn, tốc độ phục hồi của các nền
kinh tế là rất khác nhau, những tín hiệu tốt xấu đan xen liên tục và những lo ngại về khủng
hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế Mỹ và châu Âu dù đang khởi sắc nhưng
với tốc độ chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang
phục hồi nhanh chóng vượt trội. Có thể nói, quá trình hồi phục của kinh tế thế giới đã được
khẳng định, dù khi này khi khác vẫn còn những nghi ngại và cần nhiều thời gian để khắc
phục và vượt qua.
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 21/4/2010 của IMF nhận định rằng việc
giải quyết vấn đề nợ công đang ở mức quá cao đòi hỏi nhiều nỗ lực và các biện pháp quyết
liệt của các Chính phủ cũng như cần nhiều thời gian hơn dự tính. IMF cũng dự báo tình
trạng thất nghiệp toàn cầu vẫn ở mức cao trong năm 2010 và 2011 và Chính phủ các nước
vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm tỉ lệ thất nghiệp. IMF cho rằng việc giải
quyết vấn đề thất nghiệp là thách thức chính sách lớn nhất khi kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi
thời kỳ suy thoái tệ hại nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy, mặc dù tăng trưởng
đã trở lại, nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn, tỉ lệ thất
nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của cuộc khủng
hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Do đó, ưu tiên cao nhất hiện nay vẫn là tăng cường phục
hồi kinh tế, khôi phục việc làm, cải cách và tăng cường các hệ thống tài chính và tạo sự tăng
trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
26 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những diễn biến mới của kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng tác động đến kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NHỮNG DIỄN BIẾN MỚI
CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI TỪ SAU KHỦNG HOẢNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
I. Tóm lược tình hình kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng
Cho tới giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Xu
hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định (hai nền kinh tế mới nổi hàng
đầu là Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng vai trò là động lực chính cho tiến trình phục hồi
của kinh tế thế giới) nhưng không đồng đều và không chắc chắn, tốc độ phục hồi của các nền
kinh tế là rất khác nhau, những tín hiệu tốt xấu đan xen liên tục và những lo ngại về khủng
hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế Mỹ và châu Âu dù đang khởi sắc nhưng
với tốc độ chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang
phục hồi nhanh chóng vượt trội. Có thể nói, quá trình hồi phục của kinh tế thế giới đã được
khẳng định, dù khi này khi khác vẫn còn những nghi ngại và cần nhiều thời gian để khắc
phục và vượt qua.
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 21/4/2010 của IMF nhận định rằng việc
giải quyết vấn đề nợ công đang ở mức quá cao đòi hỏi nhiều nỗ lực và các biện pháp quyết
liệt của các Chính phủ cũng như cần nhiều thời gian hơn dự tính. IMF cũng dự báo tình
trạng thất nghiệp toàn cầu vẫn ở mức cao trong năm 2010 và 2011 và Chính phủ các nước
vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm tỉ lệ thất nghiệp. IMF cho rằng việc giải
quyết vấn đề thất nghiệp là thách thức chính sách lớn nhất khi kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi
thời kỳ suy thoái tệ hại nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy, mặc dù tăng trưởng
đã trở lại, nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn, tỉ lệ thất
nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của cuộc khủng
hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Do đó, ưu tiên cao nhất hiện nay vẫn là tăng cường phục
hồi kinh tế, khôi phục việc làm, cải cách và tăng cường các hệ thống tài chính và tạo sự tăng
trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
2
Bảng 1 : Dự báo triển vọng
kinh tế thế giới và một số nước
Đơn vị : %
Khu
vực
Dự báo
ngày
26/01/2010
Dự báo
ngày
21/4/2010
2010 2011 2010 2011
Kinh
tế TG
3.9 4.3 4.2 4.3
Các
nước
pt
2.1 2.4 2.3 2.4
Mỹ 2.7 2.4 3.1 2.6
Châu
Âu
1.0 1.6 1.0 1.5
Nhật
Bản
1.7 2.2 1.9 2.0
Trung
Quốc
10.0 9.7 10.0 9.9
Ấn
Độ
7.7 7.8 8.8 8.4
Mới
nổi và
đang
pt
6.0 6.3 6.3 6.5
Nguồn : IMF, Báo cáo triển vọng
kinh tế toàn cầu ngày 26/1/2010 và
21/4/2010.
Tiếp theo báo cáo tháng 1/2010 về triển vọng kinh
tế thế giới, vừa qua IMF tiếp tục nâng mức dự báo
về kinh tế thế giới và một số nền kinh tế lớn trong
năm 2010 và 2011 khi nhận định khủng hoảng
kinh tế đã qua và kinh tế các nước đã phục hồi
nhanh hơn dự đoán. Kinh tế thế giới, theo dự báo
ngày 21/4 của IMF, tăng trưởng 4,2% trong năm
2010 (cao hơn mức 3,9% trong dự báo tháng 1) và
giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 4,3% trong
năm 2011. Những nền kinh tế lớn nhất của thế
giới (trừ các nước khu vực châu Âu) tiếp tục được
dự báo tăng trưởng cao hơn so với dự báo tháng 1
của IMF (chi tiết xem bảng). Cùng với nhận định
lạc quan của IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cùng
chung nhận định kinh tế toàn cầu đang có nhiều
tín hiệu phục hồi rất tích cực, trong đó châu Á vẫn
tiếp tục là động lực chính cho sự phục hồi.
Tại Mỹ, kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi và đà hồi phục tỏ ra vững
chắc, bất chấp khủng hoảng nợ ở châu Âu và GDP quý I của Mỹ bị điều chỉnh xuống 2 lần
từ 3,2% xuống 3% và mới đây chính thức điều chỉnh xuống chỉ còn 2,7%. Trong 6 tháng
đầu năm 2010 tỉ lệ việc làm tăng trưởng liên tiếp, hoạt động sản xuất công nghiệp được mở
rộng, số lượng nhà bán, số lượng đặt hàng hoá lâu bền tiếp tục tăng; chỉ số tiêu dùng và
3
tăng trưởng kinh tế tăng, tốc độ thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách giảm so với các
tháng trước đã cho thấy những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế nước này.
Mặc dù kinh tế Mỹ được dự báo có thể tăng trưởng khá trong năm 2010 nhưng Mỹ
vẫn phải đối mặt với hàng loạt các thách thức. Các gói kích thích kinh tế đã không tạo ra
nhiều việc làm như mong đợi và không thể làm tỉ lệ thất nghiệp dịu lắng. Điều đáng lo ngại
nhất là tỉ lệ thất nghiệp gia tăng khiến tiêu dùng cá nhân, chiếm tới 70% GDP, bị giảm sút,
gây cản trở tới sự phục hồi kinh tế Mỹ. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với
nền kinh tế Mỹ là (i) nợ công của Mỹ ở mức quá cao (ii) thâm hụt ngân sách bang quá cao,
(iii) năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế Mỹ còn thiếu hụt
và (iv) cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp hiện nay cũng sẽ tác động tới ngành xuất khẩu Mỹ và
hệ thống tài chính quốc tế, từ đó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ.
Thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng khi số các ngân
hàng Mỹ bị phá sản tiếp tục tăng cao. Trong 7 tháng đầu năm 2010, tại Mỹ đã có thêm 102
ngân hàng phá sản, mặc dù đây chủ yếu là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng địa phương1.
Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) dự đoán số lượng các ngân hàng Mỹ sụp đổ sẽ đạt
mức cao nhất trong quý III/20102 và việc các ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn khoảng 60 tỷ
USD trong khoảng thời gian 2010 - 2014.
Trước tình hình trên, ngày 21/7/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký dự luật
"Bảo vệ người tiêu dùng và cải cách Phố Wall Dodd-Frank" nhằm bảo vệ người tiêu dùng
và đảm bảo sự ổn định kinh tế tốt hơn. Đây là đạo luật cải cách mạnh mẽ và sâu rộng nhất
kể từ thời kỳ đại suy thoái những năm 1930 tới nay và được xem là một bước ngoặt mang
tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ. Theo đó,
đạo luật Dodd-Frank sẽ ngăn chặn các công ty có khả năng đe doạ tới nền kinh tế, thành lập
một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng và giám sát chặt chẽ hơn thị trường tài chính.
Tại châu Âu, kinh tế khu vực này quý I tăng trưởng 0,2% so với quý IV/2009, là
mức cao hơn kỳ vọng nhưng thấp hơn nhiều so với các nước và khu vực còn lại. Mặc dù
EU và Chính phủ các nước vẫn đang nỗ lực đưa nền kinh tế khu vực châu Âu thoát ra khỏi
khủng hoảng nhưng vấn đề thâm hụt ngân sách, nợ công và thất nghiệp là những trở ngại
cho sự phục hồi của khu vực châu Âu nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Vấn đề ở châu
Âu là khủng hoảng nợ công ngày càng lan rộng mặc dù lãnh đạo khu vực Eurozone đã phê
chuẩn gói cứu trợ 750 tỉ Euro (tương đương khoảng gần 1.000 tỉ USD) nhằm tránh nguy cơ
khủng hoảng nợ công gây đổ vỡ nền kinh tế khu vực này (Chi tiết sẽ được đề cập trong
phần II).
1 Trong năm 2009, 2008 và 2007 số ngân hàng ở Mỹ bị phá sản lần lượt là 140, 25 và 3.
2 Dự báo trong 2010 sẽ có khoảng 200 ngân hàng Mỹ bị phá sản
4
Tại châu Âu hiện nay, các động lực cho tăng trưởng, đặc biệt là cầu nội địa đã chững
lại khiến kinh tế các nước này được dự báo sẽ không tăng trưởng mạnh trong những tháng
tới và cho đến tận năm 2011. EU cũng cảnh báo rằng mọi thứ có thể sẽ còn xấu hơn nữa
nếu cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc và thị trường lao động còn tiếp tục ảm đạm, tỉ lệ
thất nghiệp trong khu vực châu Âu tiếp tục gia tăng.
Tại châu Á, theo đánh giá của IMF, WB và ADB, các nền kinh tế châu Á đã có
những bước tăng trưởng ngoạn mục. Cả ba tổ chức trên đều tiếp tục khẳng định sự phục hồi
của châu Á đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Những số liệu về tăng
trưởng GDP quý I của các nước châu Á càng củng cố cho các nhận định trên3. Các nước
châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với mức tăng khoảng 8,7%, trong đó các đầu tầu
kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đang có những bước phục
hồi ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nhờ sự phục hồi của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, các nước châu Á cũng đối mặt với thách thức lạm phát và bong bóng tài
sản. Chính sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế châu Á đã thu hút những dòng vốn lớn đổ vào
khu vực, trong khi đó khả năng hấp thụ vốn của nhiều nền kinh tế trong khu vực còn rất hạn
chế có thể dẫn tới luồng tiền chảy vào sẽ đổ sang thị trường chứng khoán hoặc bất động
sản, gây ra các bong bóng và bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu.
Như vậy, có thể thấy những chính sách kinh tế của các Chính phủ đã có tác dụng
tích cực đưa thế giới khỏi khủng hoảng, kinh tế nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào
ổn định. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn, vấn đề nợ
công, tỉ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của
cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi.
Vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách tại châu Âu
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất ở khu vực này
đã đi qua và nền kinh tế khu vực này sẽ dần phục hồi trong năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp và
thâm hụt ngân sách sẽ giảm dần và các doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, so
với các nền kinh tế châu Á, Mỹ đang có những bước phục hồi ngoạn mục thì sự phục hồi
của châu Âu vẫn ở mức rất khiêm tốn. Cuộc khủng hoảng nợ ngày càng lan rộng trong khối
EU khiến những lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống tài chính châu Âu và nghiêm trọng hơn
là sự vỡ nợ của một số quốc gia và hệ thống đồng tiền chung châu Âu ngày càng trở nên rõ
nét hơn.
Nguy cơ khủng hoảng tại châu Âu đã có nhiều dấu hiệu từ trước, khi Hy Lạp có dấu
hiệu vỡ nợ, thâm hụt ngân sách đứng ở mức cao dẫn đến ngân sách công của các nước PIIGS
3 Quý 1/2010, kinh tế Nhật tăng trưởng 4,9%, mức tăng trưởng cao nhất trong gần 1 năm nhưng cao nhất là Trung
Quốc với mức tăng trưởng 11,9%.
5
(Bồ Đào Nha, Ailen, Italy, Hy lạp, Tây Ban Nha) ngày càng thu hẹp. Những số liệu thống kê
cho thấy nợ công và thâm hụt ngân sách tại hầu hết tất cả các nước khu vực này đã vượt
quá tỉ lệ quy định lần lượt là 60% và 3% GDP (chi tiết xem biểu đồ). Nghiêm trọng hơn, tỉ
lệ này được dự đoán là sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2010 và 20114. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là các nước đã phải chi tiêu quá nhiều tiền để giảm bớt
tác động xấu của khủng hoảng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn đó là sự nóng vội và
buông lỏng trong việc thực hiện các quy định của các nước để đủ điều kiện gia nhập liên
minh.
Bảng thâm hụt ngân sách
một số nước châu Âu (% GDP)
Bảng nợ công một số nước châu Âu
(% GDP)
Nguồn : Báo cáo của Ủy Ban Châu Âu, Bloomberg và Crédit Agricole
Tương tự như Hy Lạp, nhiều nước trong khối EU cũng có biểu hiện bất ổn và danh
sách các quốc gia này vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, chỉ khi tình hình tại Hy Lạp thực sự
trầm trọng thì EU mới bắt đầu thảo luận giải pháp. Trên thực tế, do những bất đồng giữa
4 Dự báo thâm hụt ngân sách và nợ công trung bình của các quốc gia trong khối EU sẽ tăng từ 6% và 79% GDP năm
2009 lên 7% và 88% vào năm 2011.
Mức yêu cầu 3%
Mức yêu cầu 60%
0 40 80 120
Châu Âu
Đức
Pháp
Ý
Tây Ban Nha
Bồ Đào Nha
Hà Lan
Bỉ
Ai-len
Hy Lạp
2009 2010 2011
6
các quốc gia và bất đồng trong nội bộ của từng nước (Đức, Pháp) nên quá trình cứu trợ Hy
Lạp rất chậm trễ, các bên luôn đẩy trách nhiệm cho nhau và không thống nhất được cách
thức và biện pháp cứu trợ. Sự chậm trễ chủ yếu do những tranh cãi về số tiền các bên đóng
góp để cứu trợ Hy Lạp cũng như các bất đồng về các điều kiện kèm theo đối với Hy Lạp.
Ngay cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng không thể làm đầu não giải quyết bất
đồng giữa các quốc gia hay trực tiếp chỉ đạo thực hiện một biện pháp khả thi nào.
Chỉ khi cuộc khủng hoảng có nguy cơ ngày càng lan rộng, khiến liên minh tiền tệ
khu vực châu Âu có khả năng tan vỡ, các nước mới thực sự nghiêm túc khi thảo luận các
biện pháp cứu trợ Hy Lạp. Sau khoảng 1 tháng lãnh đạo các nước mới ra tuyên bố sẽ làm
bất kỳ điều gì cần thiết để đảm bảo sự ổn định kinh tế của khu vực và phê chuẩn gói cứu trợ
750 tỉ Euro nhằm tránh nguy cơ khủng hoảng nợ công gây đổ vỡ nền kinh tế khu vực này5.
Như vậy, số tiền mà EU phải bỏ ra nhằm tránh nguy cơ khủng hoảng nợ công, gây
đổ vỡ nền kinh tế khu vực này là con số khổng lồ so với dự tính ban đầu. Hầu hết các nhà
phân tích đều chung nhận định cho rằng gói cứu trợ khổng lồ này chỉ có tác dụng giúp các
quốc gia yếu kém trong khu vực Eurozone có thêm thời gian, chứ không thể giải quyết
được vấn đề nợ cơ bản ở châu lục này. Sự hỗn loạn trên thị trường hiện nay chỉ có thể được
cứu vãn, nếu 16 nước thành viên Eurozone cải tổ hệ thống kinh tế của họ và giảm thâm hụt
ngân sách. Hơn nữa, không chỉ riêng Hy Lạp cần được cứu, mà ngày càng nhiều người tin
rằng EU, IMF và ECB cần phải tung ra khoản cứu trợ lớn hơn để giúp các nước khác như
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý. Nếu tình hình xấu hơn là cả Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rồi
Ý cũng cần phải ứng cứu thì liệu chăng EU có đủ sức cứu không? Bởi vì nợ công hiện tại
của Hy Lạp chỉ 236 tỉ USD, là số rất nhỏ so với mức 1.100 tỉ USD của Tây Ban Nha hay
1.400 tỉ USD của Ý.
Nhìn lại năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cho vay nợ dưới
chuẩn tại Mỹ lan rộng, chính phủ Mỹ đã liên tục bơm tiền ra để ứng cứu nền kinh tế, khởi
đầu là gói cứu trợ 700 tỉ USD của Chương trình giải trừ các tài sản xấu (TARP). Tuy nhiên
gói cứu trợ này và hàng loạt gói khác tiếp theo dùng để giải cứu hệ thống tài chính không
đạt được mục tiêu mong muốn6. Thậm chí các gói cứu trợ còn làm thị trường biến động liên
tục theo chiều hướng tiêu cực và được xem như tiền đề cho khủng hoảng hiện nay ở châu
Âu do khu vực này cũng vay nợ để bơm tiền vào nền kinh tế. Bởi vậy việc gói cứu trợ
khổng lồ của châu Âu được thông qua không những không đem lại niềm tin cho thị trường
mà còn cho thấy mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng nợ tại châu Âu và làm gia tăng mối
5 Trong đó chính phủ các nước Eurozone sẽ cung cấp khoản vay 440 tỷ Euro, Quỹ khẩn cấp EU là 60 tỷ Euro và Quỹ
tiền tệ quốc tế IMF là 250 tỷ Euro.
6 Năm 2009 có 171 ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại Mỹ phá sản, và tiếp tục có thêm 102 ngân hàng Mỹ phá sản
trong năm 2010 (tính đến hết 28/7/2010).
7
lo ngại về tình hình kinh tế khu vực này ngày càng xấu đi cũng như tính hiệu quả của gói
cứu trợ này sẽ ngăn cản sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, khủng hoảng tại châu Âu đã phơi bày những nhược
điểm về cơ chế tài chính khu vực này, đó là không có một cơ cấu ngân sách tài chính thống
nhất, không có quyền điều động tài chính của các nước. Khi liên minh tiền tệ khu vực châu
Âu được thành lập, các nước này chỉ muốn xây dựng một liên minh về tiền tệ mà không
thành lập một liên minh chính trị, tức là chỉ đồng ý thiết lập NHTW châu Âu, chứ không
muốn cùng các cơ quan chia nhau quyền thu thuế, đây được coi là điểm mấu chốt dẫn tới
những vấn đề về nợ công và thâm hụt ngân sách nặng nề tại khu vực châu Âu hiện nay.
Chính vì vậy, mặc dù Chính phủ các nước đều bày tỏ quyết tâm giúp đỡ Hy Lạp và tuy
nhiên, các nước đều rất khó khăn khi đưa ra các cam kết giúp đỡ tài chính cụ thể. Một số
phân tích còn cảnh báo trừ khi khu vực EU có thể từng bước mở rộng nền tảng hợp tác
chính trị trong khu vực, nếu không toàn bộ liên minh các nước sử dụng chung đồng Euro có
thể sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Như vậy, châu Âu đang đứng trước những thách thức lớn và chỉ khi những nguyên
nhân căn bản được giải quyết thì những rắc rối mới không nảy sinh. Các phân tích đã cảnh
báo rằng cho dù EU có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ lần này của Hy Lạp,
nhưng trong tương lai chắc chắn vẫn sẽ phải đối mặt với một thử nghiệm lớn hơn nếu vẫn
chưa thành lập được liên minh cả về kinh tế và chính trị.
Đánh giá, nhận định về những giải pháp ứng phó và dự báo diễn biến mức độ
ảnh hưởng lan toả tiếp theo trong thời gian tới.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ đã lan rộng khắp thế giới với
những ảnh hưởng nặng nề buộc chính phủ các nước phải chi rất nhiều tiền để hạn chế
những tác động tiêu cực. Có thể khẳng định giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng đã qua đi
nhưng những tác động của nó vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Nước Mỹ là nơi khởi nguồn cuộc
khủng hoảng nhưng đến nay kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi và đà hồi phục tỏ
ra vững chắc, bất chấp khủng hoảng nợ ở châu Âu. Hơn nữa, các nhà lập pháp Mỹ đã có
những đạo luật mang tính lịch sử để cải cách mạnh mẽ và sâu rộng hệ thống tài chính Mỹ.
Trong khi đó, châu Âu với những nhược điểm về cơ chế tài chính như đã phân tích ở trên sẽ
vẫn phải đối mặt với những thách thức và khó có thể giải quyết tận gốc nếu không có sự
đồng lòng, hợp tác và đưa ra đạo luật để giải quyết một cách triệt để các khó khăn tương tự
như ở Mỹ.
(1). Đánh giá chung về các biện pháp ứng phó khủng hoảng tài chính của các
nước
Sự lan rộng của khủng hoảng khiến cho Chính phủ nhiều nước phải bắt tay vào đối
phó khủng hoảng nhằm hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên các
biện pháp ứng phó khủng hoảng tài chính của các Chính phủ trong thời gian vừa qua còn
8
mang tính cục bộ quốc gia, chưa cho thấy mối quan hệ hợp tác ứng phó đối với khủng
hoảng trên phạm vi khu vực và thế giới. Cụ thể có một số biện pháp ứng phó với khủng
hoảng đã được thực hiện như sau :
STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước
01 Quốc hữu hoá toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân
02 Kiểm soát các quỹ đầu tư
03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính
04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài
05 Hạ lãi suất cơ bản
06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế
07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng
lớn trong 02 năm.
08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém
09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản
10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản
11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài
12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng
13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ
Nhìn nhận về các biện pháp ứng phó khủng hoảng của các nước cho thấy đằng sau
nó là một số vấn đề then chốt như sau :
- Thứ nhất : Duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư, người dân về chính sách hỗ trợ
của Chính phủ đối phó với khủng hoảng
Chính phủ các nước đã đổ rất nhiều tiền vào các gói giải pháp ứng phó khủng hoảng.
Tuy nhiên, niềm tin vào hiệu quả do các chính sách đó mang lại đối với đầu tư và người dân
chưa thật sự cao. Thị trường tài chính thế giới vẫn ảm đạm : thị trường chứng khoán sụt
giảm, thị trường bất động sản không khởi sắc và thiếu tính thanh khoản, thị trường tiền tệ
ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn chờ đợi phục hồi.
- Thứ hai : Phòng chống rủi ro đỗ vỡ thanh khoản toàn hệ thống tài chính, đặc
biệt là đổ vỡ khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn
Việc hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng nợ cho vay thế chấp dưới tiêu
chuẩn đã được thực thi thông qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của
9
các tổ chức tài chính và ngân hàng như quốc hữu hoá ngân hàng, khuyến khích sáp nhập
ngân hàng, mua lại các khoản nợ của các ngân hàng có vấn đề hoặc bị phá sản,…
Biện pháp này đã và đang phát huy tác dụng về mặt ngăn ngừa tác động ảnh hưởng
đổ vỡ hệ thống tài chính. Thế nhưng chi phí cho gói giải pháp này vẫn đang tiếp tục tăng
lên và chưa có dấu hiệu kết thúc, điển hình là danh sách ngân hàng và các tổ chức tài chính
cần được hỗ trợ không ngừng tăng lên và mức độ bơm tiền của Chính phủ vào hệ thống tài
chính lại tuỳ thuộc vào khả năng của từng Chính phủ khi thi hành biện pháp này.
- Thứ ba : Khủng hoảng tín dụng lan sang khủng hoảng tài chính và khủng
hoảng kinh tế
Một thực tế cho thấy việc ứng phó khủng hoảng trong thời gian qua của Chính phủ
đã không lường hết tính liên thông thị trường của hệ thống tài chính. Khủng hoảng cho vay
cầm cố dưới chuẩn làm năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tư bất
độ