Đề tài Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình

Trong tình hình thực tế hiện nay, có rất nhiều những đôi quan hệ với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Họ không hề dự liệu hết được những tác động tiêu cực của vấn đề này. Mặc dù pháp luật nước ta đã quy định về vấn đề này song nó còn chưa mang tính chất cụ thể hóa, còn chưa đưa ra những hậu quả pháp lý của nó. Vì thế, việc quan hệ như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến hơn

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Đặt vấn đề Trong tình hình thực tế hiện nay, có rất nhiều những đôi quan hệ với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Họ không hề dự liệu hết được những tác động tiêu cực của vấn đề này. Mặc dù pháp luật nước ta đã quy định về vấn đề này song nó còn chưa mang tính chất cụ thể hóa, còn chưa đưa ra những hậu quả pháp lý của nó. Vì thế, việc quan hệ như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và những tác động tiêu cực của nó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình”. Trong phạm vi một bài tập nhỏ em chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và thực tế quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Với nhận thức còn hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa được phong phú nên bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong sự gúp đỡ, chỉ bảo của cô để em hoàn thiện hơn bài tập của mình. B/ Giải quyết vấn đề. I/ Cơ sở lý luận về quan hệ chung sống như vợ chồng. Khái niệm. Nếu kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì quan hệ chung sống như vợ chồng là quan hệ không có đăng ký kết hôn. Quan hệ ấy có thể xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn, nhưng cũng có thể hoàn toàn phù hợp với những điều kiện ấy. Trong chừng mực của khái niệm, quan hệ chung sống như vợ chồng khác với sự chung sống tạm bợ và quan hệ qua đường. Trong quan hệ qua đường hai con người tìm đến nhau, có thể vì sự tò mò hay do lối sống suy đồi. chung sống tạm bợ, hai người cần đến nhau để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà không quan tâm đến tương lai chung. Quan hệ chung sống như vợ chồng mà phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn có tất cả các yếu tố đặt cơ sở cho sự thành lập một gia đình, trừ yếu tố đăng ký kết hôn. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm vào các điều kiện về nội dung kết hôn. a, Sự hình thành quan hệ. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn có thể hình thành theo một trong hai cách đó là: sự duy trì quan hệ như vợ chồng giữa những người kết hôn trái pháp luật sau khi hôn nhân bị hủy theo một bản án hoặc quyết định của Tòa án. Hay đó là sự xác lập quan hệ vợ chồng mặc nhiên với giữa những người biết rõ rằng họ không có quyền đăng ký kết hôn nhưng vẫn muốn chung sống như vợ chồng. b, Hệ quả pháp lý của quan hệ. Quan hệ như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn là quan hệ vợ chồng trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác lập và duy trì quan hệ đó chỉ bị chế tài về hành chính hoặc hình sự trong một số trường hợp như loạn luân, vi phạm chế độ một vợ, một chồng, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn... được quy định rõ trong Nghị quyết 87 ngày 21/11/2001 – quy định việc xử phạt hành chính đối với những người kết hôn ví phạm các quy định về cấm kết hôn được quy định tại điều 10 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo luật định, có một điều chắc chắn là giữa những người này và con cái luôn có cha mẹ và con và quan hệ ấy làm phát sinh tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo đúng pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định. 1.2. Quan hệ chung sống như vợ, chồng không vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn. 1.2.1. Hôn nhân thực tế và việc công nhận hôn nhân thực tế ở nước ta. Hôn nhân thực tế là một loại quan hệ thực tế, xác lập giwuax hai người , một nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không đăng ký kết hôn. Và đã được luật định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001. Theo đó, nam, nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng , nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc hai bên ) chấp nhận; Việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cũng xây dựng gia đình. Khái niệm chung sống với nhau như vợ chồng ghi nhận trong Thông tư đó được xây dựng trong khuôn khổ hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35 ngày 09/6/2000 của Quốc hội. Như vậy, đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì Tòa án công nhận đó là “ hôn nhân thực tế” . Đồng thời, khi giải quyết cần phải xem xét yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. - Về mặt chủ quan: Hai bên nam nữ phải thực sự mong muốn kết hôn với nhau. Việc họ chung sống như vợ chồng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không bị cưỡng ép, lừa dối. Các bên thực sự coi nhau là vợ chồng trong thời gian chung sống. - Về mặt khách quan: Hai bên nam nữ chung sống công khai và minh bạch trong quan hệ vợ chồng, họ cùng nhau gánh vác công việc gia đình, được hok hành và những người xung quanh thừa nhận là vợ chồng. 1.2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc công nhận hôn nhân thực tế kể từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nội dung điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là khác nhau. Do đó, khi xử lý các tranh chấp Tòa án cần phân biệt các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước và sau ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực để có quyết định đúng đắn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 11 khoản 1, thì việc kết hôn phải được đăng ký theo quy định tại điều 14 của luật và mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vệc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, hướng dẫn giải quyết các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chông như sau: - Trong trường hợp các bên chung sống trước ngày 03/01/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực , mà chưa đăng ký kết hôn, thì được khuyến khích đăng ký kết hôn , trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. - Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật này, thì có nghĩa vụ đăng ký trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực và cho đến ngày 01/01/2003; trong thời gian này họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết; từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhân họ là vợ chồng. - Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam nữ chunng sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhân là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không có quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. 2. Tình hình thực tế về hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hiện nay. Theo điều tra quy mô lớn đầu tiên về gia đình Việt Nam thực hiện tại 64 tỉnh thành, vừa được công bố ngày 26/6, tỷ lệ các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn chiếm đến 28%. Ở những cặp có đăng ký kết hôn, gần 14% đăng ký sau khi cưới. Kết quả này cho thấy, đối với nhiều người, việc được công nhận quan hệ vợ chồng về mặt luật pháp không quan trọng bằng được công nhận về mặt xã hội. Sau khi Luật Hôn nhân gia đình có hiệu lực vào năm 2000, Nhà nước quy định, kể từ ngày 01/01/2001, nam nữ sống chung không đăng ký thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Mặc dù vậy, tình trạng lấy nhau không có giấy hôn thú vẫn phổ biến, nhất là ở nông thôn. Tỷ lệ chưa đăng ký trong số những người đã cưới nhau từ năm 2001 trở lại đây còn cao hơn trước đó. II/ Tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình. 1. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng. 1.1. Quan hệ nhân thân. Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì họ không phải là vợ chồng theo nghĩa của luật. Những người có quan hệ như vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống và các nghĩa vụ đăng trưng của quan hệ vợ chồng: nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, chung thủy, đùm bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. mỗi người có các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với người kia theo luật chung, như hai cá nhân bình thường. Vì thế, họ không có quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau trên cơ sở của pháp luật. Giữa những người có quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng không có quan hệ nuôi dưỡng và do đó, các bên không thể bị ràng buộc vào nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau, như một hình thức chế tài trong trường hợp người này không chịu nuôi dưỡng người kia. Và trong trường hợp một người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, bên kia không phải là người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, nếu một bên bị tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì bên kai có thể là người đại diện, một khi được Tòa án chỉ định. Trong trường hợp một bên bị coi là vắng mặt hoặc mất tích, thì bên kkia chỉ đảm nhận vai trò là người quản lý tài sản của người vắng mặt, mất tích theo Bộ luật Dân sự Điều 85 khoản 1 điểm a và b. Quan hệ tài sản. Về phương diện tài sản, những người chung sống với nhau như vợ chồng không có tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trogn thời gian sống chung tài sản do một người tạo ra thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản do hai người cùng tạo ra thuộc sở hữu chung theo phần giữa họ. Các nghĩa vụ tài sản do một người xác lập chỉ ràng buộc chính người xác lập giao dịch. Việc sử dụng, định đoạt tài sản chịu sự chi phối của luật chung về quyền sở hữu: mỗi người có độc quyền sử dụng, định đoạt tài sản của mình; việc sử dụng định đoạt tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Quan hệ giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng vào các giao dịch dân sự. Nguyên tắc. Khi tham gia vào các gia dịch dân sự đối với người thứ ba, quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là quan hệ vợ chồng. Do đó, các giao dịch dân sự mà người thứ ba xác lập với những người có quan hệ chung sống như vợ chồng chịu sự chi phối của luật chung. Những người chung sống như vợ chồng chỉ liên đới chịu trách nhiệm đối với các nghãi vụ phát sinh từ giao dịch ấy, nếu họ bày tỏ ý chí rõ ràng về việc thiết lập tình trạng liên đới đó hoặc nếu pháp luật có quy định. Trong trường hợp một bên xác lập một giao dịch mà người thứ ba xác lập một giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, thì bên kia vẫn không phải chịu trách nhiệm liên đới. Giải pháp này rõ ràng là không thuận lợi đối với người thứ ba: cứ mỗi lần xác lập giao dịch với một người có vẻ như có vợ (chồng), người thứ ba phải yêu cầu người đó xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? Trong trường hợp một trong hai bên chung sống như vợ chồng bị người thứ ba gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà bên kia không được nuôi dưỡng một cách bình thường thì thiệt hại do bên kia gánh chịu không được tính vào thiệt hại mà người tứ ba phải bồi thường. 2.2 Trường hợp thuê nhà ở.
Tài liệu liên quan