Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện rất sớm và đến nay đã phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Nhượng quyền thương mại đang được các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới sử dụng với tính chất là một trong những phương thức kinh doanh chủ yếu và có hiệu quả đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Nhượng quyền thương mại đã tạo ra một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại và pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
NỘI DUNG.
I - Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại và pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại.
Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
II – Nội dung của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Những vấn đề pháp lí cơ bản về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Quy định về hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại.
Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Quy định về việc cung cấp thông tin về hệ thống nhượng quyền thương mại.
Quy định về đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại
Quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
III – Những vướng mắc và hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Những vướng mắc của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại.
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện rất sớm và đến nay đã phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Nhượng quyền thương mại đang được các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới sử dụng với tính chất là một trong những phương thức kinh doanh chủ yếu và có hiệu quả đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Nhượng quyền thương mại đã tạo ra một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới.
Những năm gần đây, cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng sôi động và nhượng quyền thương mại cũng nằm trong xu thế đó. Sự ra đời của Luật thương mại ( LTM) 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan đã tạo ra hành lang pháp lí cơ bản cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên kinh nghiệm về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về lí luận và thực tiễn. Việc phát triển, hoàn thiện một khuôn khổ pháp lí tối ưu cho hoạt động thương mại này không chỉ là vấn đề lí luận mà còn có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu những quy định của hoạt động nhượng quyền thương mại từ đó đóng góp thêm một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh công ty hợp danh, em xin chọn đề tài “”.
I - Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại và pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại.
Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc biệt trong nền kinh tế. Đó là hoạt động được xây dựng nên bởi ít nhất hai bên, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại, trong đó bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền thương mại sử dụng một “ gói” các quyền thương mại của mình mà chủ yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lí độc lập. Đổi lại bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại, bao gồm: phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kì. Ngoài ra bên nhượng quyền thương mại có thể ràng buộc bên nhận quyền thương mại bởi các thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo nhân lực cúng như một số cơ sở vật chất cần thiết cho bên nhận quyền thương mại. Sự mất cân xứng về thông tin và khả năng xâm hại quyền sở hữu trí tuệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại làm cho lợi ích của các bên trong quan hệ NQTM có nhiều nguy cơ phát sinh tranh chấp, đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh một cách đầy đủ và hiệu quả.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, pháp luật điều chỉnh NQTM chính là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động NQTM. Theo nghĩa hẹp, pháp luật điều chỉnh NQTM được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các thương nhân tiến hành hoạt động NQTM.
Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM bao gồm một số vấn đề cơ bản sau: quy định về hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại; quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại; quy định về việc cung cấp thông tin hệ thống nhượng quyền thương mại; quy định về đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại; và quy định về xử lí vi phạm trong hoạt động NQTM. Những quy định này đã tạo một môi trường pháp lí cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên và sự ổn định kinh tế.
II – Nội dung của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, Thông tư số 1254/ 1999/ TT- BKHCNMT ngày 12/ 7/ 1999 đã đề cập đến “ Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise”. Nghị định 11/ 2005/ NĐ- CP ngày 2/ 2/ 2005 quy định chi tiết về việc chuyển giao công nghệ cũng đề cập đến hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh với tư cách là một nội dung của hoạt động chuyển giao công nghệ. Theo Điều 4 khoản 6 Nghị định này, cấp phép đặc quyền kinh doanh là hoạt động trong đó “ bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại”. Điều 755 BLDS 2005 cũng quy định rằng cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong những đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là những sự ghi nhận đầu tiên về nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam. Với sự ra đời của LTM 2005, nhượng quyền thương mại chính thức được công nhận và luật hóa trong tám điều, từ Điều 284 đến Điều 291. Ngày 31/ 3/ 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/ 2006/ NĐ- CP quy định chi tiết LTM về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đến ngày 25/ 5/ 2006, Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/ 2006/ TT- BTM hướng dẫn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại. Các văn bản này đã điều chỉnh một cách cơ bản các vấn đề về nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của mình, hoạt động nhượng quyền thương mại còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu tri tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật cạnh tranh và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, khung pháp lí cơ bản cho hoạt động nhượng quyền thương mại đã được hình thành, mặc dù còn sơ sài nhưng đã tao cơ sở cho nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Những vấn đề pháp lí cơ bản về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Quy định về hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại.
Pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam không quy định trực tiếp việc phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại. Mặc dù vậy vẫn có thể tìm thấy những quy định gián tiếp hướng tới việc phân loại hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại. Tại Điều 3 Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP khi giải thích các từ ngữ có liên quan đã đề cập tới những tên gọi khác nhau dành cho các chủ thể của các hợp đồng nhượng quyền thương mại với các hình thức khác nhau. Cụ thể là “ bên nhượng quyền sơ cấp”, “ bên nhượng quyền thứ cấp”, “ bên nhận quyền sơ cấp”, “ bên nhận quyền thứ cấp”. Theo điều luật này, “ bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp; “ bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền ban đầu; “ bên nhận quyền sơ cấp” là bên nhượng quyền thứ cấp trong quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp; “ bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp.
Bên cạnh đó, cũng tại Điều 3 Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP có ghi nhận “ quyền thương mại chung”, “ hợp đồng phát triển quyền thương mại”, “ hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”. Theo đó, “ hợp đồng phát triển quyền thương mại” là hợp đồng nhượng quyền thương mại mà bên nhượng quyền cho bên nhận quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lí nhất định. “Quyền thương mại chung” là quyền do bên nhượng quyền trao cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp. “ Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng quyền thương mại kí giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại, bên cạnh hình thức nhượng quyền thương mại thông thường, trong đó bên nhượng quyền là chủ sở hữu trực tiếp của quyền thương mại, với tư cách là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền là bên trực tiếp kinh doanh dưới tên thương mại của bên nhượng quyền do sự cho phép trực tiếp của bên nhượng quyền thì vẫn còn có những hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại khác, đó là hình thức nhượng quyền thương mại gián tiếp, trong đó tồn tại hai mối quan hệ hợp đồng: thứ nhất, mối quan hệ hợp đồng phát triển quyền thương mại mà bên chủ thể của chúng một bên là chủ sở hữu của quyền thương mại và bên kia là người phát triển quyền thương mại, có quyền cấp lại quyền thương mại đó cho các bên khác; thứ hai, mối quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp mà chủ thể của chúng một bên là người phát triển
( hay còn gọi là bên nhượng quyền thứ cấp) và bên kia là các bên nhận quyền riêng lẻ ( hay còn gọi là bên nhận quyền thứ cấp).
Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP, chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất ( bên nhượng quyền sơ cấp) và bên nhượng lại quyền ( bên nhượng quyền thứ cấp). Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, gồm cả bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải đáp ứng những điều kiện nhất định để có thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện: Hệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; đã đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đói tượng của nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hành hoa, dịch vụ cấm kinh doanh. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lí ngành cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Đối với bên nhận quyền, pháp luật cũng yêu cầu phải là thương nhân có đủ khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyền kinh doanh của bên nhượng quyền.
Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Theo quy định tại Điều 285 LTM, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lí tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc quy định như vậy đảm bảo tính minh bạch rõ ràng của hợp đồng nhượng quyền thương mại, tạo căn cứ vững chắc cho các bên thực hiện quyền va nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.
Về nội dung của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên:
Theo quy định tại các Điều 286, 287, 288, 289 LTM 2005, các bên có những quyền và nghĩa vụ sau:
*) Bên nhượng quyền có ba quyền cơ bản: Thứ nhất, nhận tiền chuyển nhượng; thứ hai, tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại; thứ ba, kiểm tra định kì hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Đồng thời bên nhượng quyền có nghĩa vụ: Thứ nhất, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; thứ hai, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giuos kĩ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; thứ ba, thiết kế và xắp sếpđịa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền; thứ tư, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền thương mại; thứ năm, đối xử bình đẳng với các bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
*) Bên nhận quyền có quyền: Thứ nhất, yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; thứ hai, yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền cũng có nghĩa vụ: Thứ nhất, trả tiền nhượng quyền thương mại và các khoản thanh toán khác; thứ hai, đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; thứ ba, chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; thứ tư, giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đa được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; thứ năm, ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; thứ sáu, điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; thứ bảy, không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Nhìn chung, những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là tương đồng với quy định pháp luật của cả nước.
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
Khoản 2 Điều 13 và Điều 16 NĐ 35/ 2006/ NĐ- CP quy định những điều kiện để bên nhượng quyền và bên nhận quyền được đơn phương chấm dứthợp đồng trước thời hạn. Theo đó, các bên chỉ được phép chấm dứt khi có những lí do chính đáng, đồng thời cho phép bên nhận quyền được sửa chữa những sai phạm khi vi phạm nghĩa vụ không cơ bản trong hợp đồng. Các quy định này tương đối bao quát các trường hợp có thể xảy ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 289 LTM, sự ràng buộc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vẫn tiếp tục ngay cả sau khi hợp đồng đã chấm dứt. Theo đó, bên nhận quyền phải giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền hương mại kết thúc hoặc chấm dứt. Đây là quy định cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng cho bên nhượng quyền, đem lại sự an toàn cho bên nhượng quyền khi tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại.
Quy định về việc cung cấp thông tin về hệ thống nhượng quyền thương mại.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP, ít nhất 15 ngày làm việc trước khi kí kết hợp đồng, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là thời gian phu hợp để bên dự kiến nhận quyền có thể xem xét và cân nhắc về việc có tham gia vào hệ thống nhượng quyền hay không. Việc quy định thời hạn 15 ngày trước khi kí kết hợp đồng là khá tương đồng với pháp luật nhiều nước trên thế giới( Ở Trung Quốc, thời hạn này là 20 ngày trước khi kí hợp đồng; theo pháp luật Mỹ là 14 ngày trước khi kí hợp đồng)
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền còn được đặt ra sau khi hợp đồng đã được kí kết, trong suốt quá trình kinh doanh, nếu như bên nhượng quyền có những thay đổi quan trong trong hệ thống nhượng quyền thương mại có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền. Nội dung bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại rất quan trọng đối với bên dự kiến nhận quyền trong việc đi đến quyết định có tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại không. Chính vì thế mà nội dung này được pháp luật quan tâm điều chỉnh và được quy định khá chi tiết trong thông tư 09/ 2006/ TT- BTM.
Điều 8 Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP bổ sung thêm nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền thứ cấp cho bên dự kiến nhận quyền thứ cấp trong trường hợp quyền thương mại đã cấp là quyền thương mại chung.
Quy định về đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại
Đăng kí là một điều kiện bắt buộc đối với thương nhân để tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông qua việc đăng kí, Nhà nước có cơ sở để quản lí kiểm tra, giám sát hoạt động nhượng quyền thương mại, đánh giá thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh nhượng quyền thương mại hay không, quyền thương mại dự định chuyển giao có hợp pháp hay không.
Các quy định về đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại tương đối đơn giản và minh bạch. Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP và Thông tư 09/ 2006/ TT- BTM, đã quy định cụ thể về hồ sơ đăng kí, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thời hạn trả lời của cơ quan tiến hành đăng kí; thủ tục tiến hành đăng kí vào sổ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại; thủ tục đăng kí lại khi thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính trong tỉnh khác; thủ tục thay đổi thông tin đăng kí trong hoạt động nhượng quyền thương mại; thủ tục xóa đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhìn chung, những quy định của pháp luật về thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại là tương đối đơn giản và minh bạch theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các thương nhân, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lí của Nhà nước đối với hoạt động này.
Quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Pháp luật Việt Nam đã quy định những hành vi bị coi là vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại và chế tài xử lí đối với chúng nhằm đảm bảo một môi trường lành mạnh cho hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển. Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP quy định các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại của cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền, bao gồm: kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định; nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại; thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực, vi phạm quy định về đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại; vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại; không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra; vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/ 2006/ NĐ- CP. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, chế tài áp dụng có thể bao gồm xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lí vi phạm hành chính, phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.
III – Những vướng mắc và hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Những vướng mắc của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Các quy định của luật về hoạt động nhượng quyền thương mại đã tạo khung pháp lí cơ bản cho sự hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, do đây là một nội dung kinh doanh mới nhưng khi du nhập vào Việt Nam lại khá phát triển và được áp dụng nhiều, những quy định của luật vẫn chỉ mang tính định khung, chỉ quy định những vấn đề cơ bản. Vì thế trong quá