Đề tài Ô nhiễm biển Việt Nam

Trái đất được bao phủ bởi khoảng 71% diện tích là biển và đại dương. Biển là một thành phần rất quan trọng đối với các quá trình tự nhiên, các hoạt động sản xuất và phát triển của con người. Tuy nhiên biển trên thế giới hiện nay lại đang đứng trước nạn ô nhiễm nặng nề. Ở châu Á , gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển (theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10) Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn chưa bù đắp được những thiệt hại do ô nhiêmd môi trường biển gây ra. Việt Nam cũng không nằm ngoài các quốc gia đó. Do đó ô nhiễm biển cũng là vấn đề quan trọng , đáng chú ý của quốc gia hiện nay!

ppt41 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ô nhiễm biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trái đất được bao phủ bởi khoảng 71% diện tích là biển và đại dương. Biển là một thành phần rất quan trọng đối với các quá trình tự nhiên, các hoạt động sản xuất và phát triển của con người. Tuy nhiên biển trên thế giới hiện nay lại đang đứng trước nạn ô nhiễm nặng nề. Ở châu Á , gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển (theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10) Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn chưa bù đắp được những thiệt hại do ô nhiêmd môi trường biển gây ra. Việt Nam cũng không nằm ngoài các quốc gia đó. Do đó ô nhiễm biển cũng là vấn đề quan trọng , đáng chú ý của quốc gia hiện nay! I. Sơ lược biển Việt Nam Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2. Khu vực bờ biển, cũng như các đảo có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. Trên biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa. Các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Biển thực sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam hôm nay và mai sau II. Hiện trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động: Hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l. Chất lượng môi trường biển nước ta đang ngày càng đi xuống.  Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng gây ảnh hưởng lớn đến du lịch, làm giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên.  Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của các mẫu sinh vật đáy các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt . Hiện tượng thuỷ triều đỏ đã xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở các vùng này. Hiệu suất khai thác hải sản giảm tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt II. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam.   Theo Công ước Luật biển năm 1982 cho biết có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường biển: -Các hoạt động trên biển. -Khai thác và thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương. -Việc thải các chất độc hại ra biển. -Vận tải hàng hóa trên biển. -Ô nhiễm không khí Nhìn chung, các nguyên nhân gây ô nhiễm biển có thể là do các yếu tố tự nhiên hay do các yếu tố nhân tạo trong đó nguyên nhân nhân tạo là chủ yếu. Ô nhiễm biển Việt Nam có thể kể đến các nguyên nhân sau đây: 1. Do yếu tố tự nhiên: Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển ngày càng gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thủy triều đỏ, làm suy giảm các sinh vật biển có lợi. Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão…làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác chết của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Ngoài ra sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển… Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2. Do yếu tố con người: 2.1 Cấc chất thải từ đất liền Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm từ dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp…… Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất...trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; từ các khu công nghiệp và đô thị; từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản xuất nông nghiệp.. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.2 Du lịch tràn lan- nuôi trồng thủy sản bất hợp lý Nhiều vùng ven biển nước ta diễn ra tình trạng phát triển du lịch một cách không có quy hoạch, tổ chức tràn lan: Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là Vườn quốc gia Cát Bà với 5.400ha mặt nước, được coi là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam với nhiều khu dự trữ tài nguyên sinh thái biển lớn. Nhưng từ một hòn đảo khá đẹp và trong lành, Cát Bà đã bị biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản. Những khu du lịch, những khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá... tất cả đều được quy hoạch “bám” ra mặt biển. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển. Còn tại TP du lịch Hạ long (Quảng Ninh), tình trạng ô nhiễm mặt nước ven biển xảy ra ngày càng nghiêm trọng bởi các làng chài trên biển. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Hình ảnh Vườn quốc gia Cát Bà với lượng rác thải ngày càng lớn Du lịch tràn lan ở Vịnh Hạ Long Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Các hoạt động đánh bắt hải sản không hợp lý cũng ảnh hưởng to lớn tới biển: Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Trước đây, người dân thường chỉ nuôi quảng canh, ít sử dụng thức ăn và hoá chất độc hại. Gần đây, phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan... Tình trạng ô nhiễm môi trường biển còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.3 Các hoạt động hằng hải Các hoạt động hằngd hải là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển Theo thống kê 1992 - 2006, có 35 vụ sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam. Đa phần các sự cố tràn dầu là do đâm va của tàu dầu, trong đó: 56% số vụ 700 tấn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra khoảng 70% lượng dầu thải vào biển. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua Biển Đông cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Các sự cố trên biển điển hình ở Việt Nam: Trước năm 1992: sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989, hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra Vịnh Quy Nhơn. Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640km2 . Vụ tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái - TP. Hồ Chí Minh (tràn 1.864 tấn dầu DO). Tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái - Thành phố HCM (tràn 518 tấn dầu DO). Tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận trong khi vào khu vực Mũi Né (Phan Thiết) để tránh gió. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.4 Khai thác ở thềm lục địa Việc khai thác dầu khí trên biển có ảnh hưởng lớn nhất tới biển Vùng biển nước ta có tới khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý được Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Ngoài ra hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển cùng với sản lượng khai thác trên biển ra tăng, vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hòa tan oxi từ không khí nên đã làm tăng ô nhiễm biển Giàn khoan Đại Hùng tại cảng dầu khí Vietsovpetro Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.5 Dân số tăng và nghèo khó Biển và vùng ven biển là nơi tập chung các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thủy sản, các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch được xây dựng ở đây năm 2010 Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước Dân số tăng dấn đến tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Vùng biển gần bờ nước ta hầu như còn rất ít tôm cá, nhưng cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình họ vẫn cần có cá hàng ngày và khai thác nhiều cá tôm hơn. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.6 Lối sống giản đơn và dân trí thấp Cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Tư duy người vạn chài hết sức giản đơn, xem sản vật bắt được là sự ban tặng của biển trời khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển vẫn còn xa vời với họ. Tập quán và phong tục sống của cư dân ven biển nói chung và ngư dân nói riêng đến nay còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiện học tập, nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.7 Ô nhiễm không khí Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho hàm lượng CO2 hòa tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển.Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển của trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo mực nước biển dâng cao và thay đổi môi trường sinh thái biển Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.8 Chưa quan tâm các công tác nghiên cứu về biển Do chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu biển nên dẫn đến hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống. cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.9 Thể chế chính sách còn nhiều bất cập các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, đồng thời chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình ít chú ý đến lợi ích ngành khác Các cơ quan quản lý vẫn còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ không ai có trách nhiệm giải quyết. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt ở vùng ven bờ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của họ một cách cụ thể Các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Nguyên nhân gây ô nhiễm biển Việt Nam 2.10 Hợp tác quốc tế còn nhiều hạn chế Trong lĩnh vực BVMT cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng do đó cũng gây nên nhiều khó khăn trong việc hạn chế, khắc phục cũng như cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở nước ta hiện nay! III. Hậu quả ô nhiễm biển Làm suy giảm chất lượng nước biển Ô nhiễm biển gây ra sự mất cân bằng nước. Các chất hữu cơ ,chất rắn lơ lửng …không được phân hủy ,vẫn còn lưu lại trong nước với hàm lượng lớn dẫn đến sự mất dần sự tinh khiết ban đầu làm chất lượng nguốn nước bị suy giảm nghiêm trọng Hậu quả ô nhiễm biển 2. Ảnh hưởng tới sinh vật biển Hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển sau mỗi đợt sóng xảy ra ở các bãi biển bị ô nhiễm nặng ra tăng Hậu quả ô nhiễm biển Cạn kiệt nguồn tôm giống và các đàn cá gần bờ Trong vòng 10 năm trở lại đây, trữ lượng cá đáy đã giảm trên 30% và có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau Làm suy giam đa dạng sinh học biển và phá hủy môi trường sống của các sinh vật biển. Các hệ sinh thái ven biển bị suy giảm nghiêm trọng như các rạn san hô, rừng ngập mặn... Theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới, khoảng 80% rạn san hô và thảm cỏ biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao Làm mất mỹ quan khu du lịch Hậu quả ô nhiễm biển 3. Ảnh hưởng đên sức khỏe và đời sống của con người Năng suất cũng như sản lượng đánh bắt, nuôi trồng hải sản giảm do đó dẫn tới giảm thu nhập của ngư dân. Như vậy tác động trực tiếp nên cuộc sống và các nhu cầu sống của họ. Các vi khuẩn trong chất thải làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây ra các bệnh tả, thương hàn ,bại liệt ...Biển ô nhiễm kéo theo đó là chất lượng không khí ở đó bị ô nhiễm, có mùi khó chịu và mang theo nhiều chất độc hại làm tổn hại tới sức khỏe của người dân nhất là các bệnh về hô hấp, về da ..v…v.. IV. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển 1.Các biện pháp chung Cần thiết phải có một chiến lược tổng thể lâu dài bảo vệ Môi-Sinh Biển Thành lập thêm cơ quan nghiên cứu và cơ sở địa phương để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường tại chỗ. Tuyển mộ và huấn luyện chuyên gia về chống ô nhiễm biển. Thiết lập kế hoạch Quốc gia phòng ngừa và ứng phó tai nạn tràn dầu. Gia nhập các công ước và tổ chức quốc tế liên hệ tới môi sinh biển như IMO (Tổ chức hàng hải quốc tế), IPIECA (International Petroleum Industry Environmental Conservation Association- Hiệp hôi bảo tồn môi trường công nghiệp dầu khí hế giới), Công ước về trách nhiệm dân sự. Ngăn chặn tình trạng các khu công nghiệp thải nước thải bẩn ra biển. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển  Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong nước. Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng cây để hạn chế quá trình rửa trôi lớp đất ra biển nhất là những bãi thải của các mỏ khai thác khoáng sản. Hạn chế và khắc phục những hậu quả do tràn dầu Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển  Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục về bảo vệ môi trường biển. Tiến hành cải tạo các vùng đất bị hoang hoá ven bờ như đào kênh dẫn nước biển vào, trồng lại rừng ngập mặn. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển 2. Các biện pháp cụ thể Đưa ra những văn bản mang tính chiến lược đối với từng giai đoạn và tình hình cụ thể: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, nhất là những địa phương có biển. Đề xuất các nội dung của dự thảo Luật Tài nguyên và môi trường biển theo hướng bền vững. Bộ đã hoàn thành xây dựng 4 Đề án nhánh, nghiệm thu nhiệm vụ nhánh 5 Lập đề án hợp tác quốc tế trong xử lý chất thải, khí thải từ hoạt động kinh tế biển thuộc Đề án hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển Tổ chức các chương trình về biển và bảo vệ môi trường biển Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất chọn Thành phố Nha Trang làm nơi tổ chức “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” năm 2011, với chủ đề “Trí tuệ xanh cho sự phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam”, diễn ra từ ngày 6- 8/6 Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển Nâng cao nhận thức cho cộng đồng Cần có nhiều chương trình khuyến cáo cho toàn dân nói chung và người dân nói riêng được biết rõ tác hại của nó. Việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên và tuyên truyền viên về chính sách, pháp luật liên quan đến việc khai thác, sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển là một việc làm quan trọng. Trước mắt tập trung tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ về chủ trương, chiến lược biển, đảo; đồng thời nắm vững Luật biển Việt Nam và Quốc tế để khai thác tiềm năng biển có hiệu quả và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; đề cao vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời đưa công tác tuyên tuyền biển đảo vào nhà trường để giáo dục học sinh. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển Tăng cường hợp tác quốc tế Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC) Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm dầu - CLC 1969 và 1992 Công ước COLREG về các quy tắc quốc tế phòng, tránh dâm, va trên biển năm 1972 Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc hại và việc loại bỏ chúng năm 1989; Công ước về đa dạng sinh học năm 1992; Công ước RAMSA về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước năm 1971, sửa đổi theo Nghị định thư Paris năm 1982 v.v... Một số hình ảnh về bảo vệ môt trường biển Phát triển du lịch biển kết hợp bảo vệ môi trường biển Một số hình ảnh về bảo vệ môt trường biển Nuôi trồng thủy hải sản hợp lý Trồng rừng ngập mặn, hạn chế rửa trôi đất và các rác thải đổ ra biển Một số hình ảnh về bảo vệ môt trường biển Đoàn viên thanh niên tổ chức thu gom rác thải ở Biển Ninh Chữ ( Ninh Thuận) Trạm xử lý nước nhiễm dầu, axit đặt tại cảng Vietsoveptro (Bà Rịa- Vũng Tàu) Lời kết Như vậy, ô nhiễm biển Việt Nam là một vấn đề quan trọng. Mặc dù đóng vai rò quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng biển nước ta hiện nay đang trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động bởi nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân xuất phát từ con người là chủ yếu, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo vệ và khác phục ô nhiễm biển Việt Nam là hành động quan trọng chúng ta cần phải nhanh chóng
Tài liệu liên quan