Đề tài Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - Dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010)

Với đà phát triển đi lên của đất nước, đặc biệt là từ sau khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết quả là hơn mười năm qua tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của Bến Tre nói riêng đã có bước phát triển mới. Đời sống của nhân dân trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người từ 101,8 USD năm 1991 tăng lên 187,8 USD năm 1994 và chỉ tiêu cuối năm 2000 là 280 USD. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó đến nay vẫn còn chậm chạp, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân vẫn ở vào hạng "nghèo" trong khực vực mặc dù tiềm năng kinh tế - xã hội có thể cho là không thua kém các tỉnh bạn bao nhiêu; có lẽ đây là tình trạng khá phổ biến ở các tỉnh đa phần là nông nghiệp. Thực tế trên đã được Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh Bến Tre đánh giá: "nền kinh tế tỉnh ta phát triển chưa vững chắc một số mặt yếu kém chậm được khắc phục như công nghiệp chế biến yếu, thiết bị lạc hậu. Cơ sở hạ tầng dù các năm qua ta có nhiều cố gắng để xây dựng nhưng nhìn chung vẫn còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và cán bộ kỹ thuật giỏi" [3, 36]. Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo số liệu thống kê cuối năm 1999, tỉnh Bến Tre có gần 5,2% lực lượng lao động thất nghiệp, trong khi số lao động tăng bình quân mỗi năm là 16.500 người và dân số phi nông nghiệp lại giảm từ 8,9% năm 1990 xuống còn 3,2% năm 1998.

pdf83 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông công nghiệp - Dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 - 2010) Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Với đà phát triển đi lên của đất nước, đặc biệt là từ sau khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết quả là hơn mười năm qua tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của Bến Tre nói riêng đã có bước phát triển mới. Đời sống của nhân dân trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người từ 101,8 USD năm 1991 tăng lên 187,8 USD năm 1994 và chỉ tiêu cuối năm 2000 là 280 USD. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó đến nay vẫn còn chậm chạp, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân vẫn ở vào hạng "nghèo" trong khực vực mặc dù tiềm năng kinh tế - xã hội có thể cho là không thua kém các tỉnh bạn bao nhiêu; có lẽ đây là tình trạng khá phổ biến ở các tỉnh đa phần là nông nghiệp. Thực tế trên đã được Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh Bến Tre đánh giá: "nền kinh tế tỉnh ta phát triển chưa vững chắc một số mặt yếu kém chậm được khắc phục như công nghiệp chế biến yếu, thiết bị lạc hậu. Cơ sở hạ tầng dù các năm qua ta có nhiều cố gắng để xây dựng nhưng nhìn chung vẫn còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và cán bộ kỹ thuật giỏi" [3, 36]. Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo số liệu thống kê cuối năm 1999, tỉnh Bến Tre có gần 5,2% lực lượng lao động thất nghiệp, trong khi số lao động tăng bình quân mỗi năm là 16.500 người và dân số phi nông nghiệp lại giảm từ 8,9% năm 1990 xuống còn 3,2% năm 1998. Vậy nguyên nhân từ đâu? Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là lao động, đào tạo nguồn lao động, tổ chức sử dụng nguồn lao động. Do đó nếu có chủ trương chính sách đúng, thật sự hợp lý về việc phân công lao động vào các ngành sẽ tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở Bến tre phát triển nhanh và vững chắc. Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã quan tâm đến vấn đề sắp xếp, tổ chức lao động để giải quyết việc làm cho người lao động; khẳng định đây là vấn đề bức bách hiện nay đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân trong cả nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp, nông thôn, trong đó có tỉnh Bến Tre phải thực hiện. Căn cứ vào vị trí địa lý, vào đặc điểm kinh tế - xã hội, vào thực trạng phân công lao động thể hiện qua thành quả lao động của từng ngành, dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh Bến Tre, là phấn đấu để thu nhập bình quân đầu người 440 USD/năm; muốn thực hiện được các mục tiêu chiến lược đó thì vấn đề "Phân công lao động xã hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến Tre (2000 - 2010)" là vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện có hiệu quả. Do đó chúng tôi đã chọn đề tài này. 2. Tình hình nghiên cứu Phân công lao động xã hội là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn kinh tế - xã hội rất lớn. Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này ở những góc độ khác nhau, trong đó bàn nhiều về phân công lao động ở phạm vi từng địa phương, từng ngành, tiêu biểu như: "Bàn về phân công lại lao động xã hội ở Việt Nam" của Chế Viết Tấn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982; "Phân công lại lao động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vấn đề lao động quân sự'" của Nguyễn Đăng Khoa, chuyên ngành kinh tế chính trị, Trường đại học Biên Phòng; "Phân công lại lao động ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình (1996 - 2000)" của Nguyễn Văn Vọng, chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; "Về phân công lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp" của PTS Hồ Vũ, Lao động và xã hội, tháng 2/1996, tr. 18; "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự gắn bó với phân công lại lao động xã hội" của PGS.PTS Phan Thanh Phố và Trần Huy Năng, Lao động và xã hội, 1/1994; ""Thay đổi phân công lao động theo giới" một số vấn đề đặt ra" của Lê Ngọc Văn, Khoa học về phụ nữ, 2/1999; "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhìn từ phân công lao động xã hội" của Nguyễn Hữu Thảo, Phát triển kinh tế, số 92, 6/1998... Các công trình nghiên cứu nêu trên đã khai thác, nêu bật những tiềm năng thúc đẩy phân công lao động xã hội của từng ngành ở từng địa phương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã phân tích khá sâu sắc thực trạng và bước đầu nêu ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề ở nước ta nói chung. ở Bến Tre, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 1999 - 2010 đã đề ra "từ nay đến năm 2010 nền kinh tế - xã hội của Bến Tre sẽ tiến tới hoàn chỉnh dần cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long" [26, 19]. Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy đề tài nào bàn về phân công lao động theo hướng này; vì vậy, chúng tôi vận dụng một số hiểu biết của mình để góp phần tìm hiểu thêm về thực trạng phân công lao động và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phân công lao động xã hội nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế ở Bến Tre hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp bách của đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi xác định mục đích của đề tài là trên cơ sở những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân công lao động xã hội và khảo sát thực trạng lực lượng lao động, phân công lao động hiện nay của Bến Tre mà đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại trong vòng mười năm tới của Tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Khái quát lại những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về lao động, về phân công lao động về cơ cấu kinh tế làm cơ sở khoa học cho đề tài. 3.2.2. Phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội có quan hệ trực tiếp đến tiến trình phân công lao động và hoàn thiện cơ cấu kinh tế của Bến Tre. Những đặc điểm này làm tiền đề cho việc phân công lao động mới. Khảo sát thực trạng lực lượng lao động và thực chất của việc sử dụng lực lượng lao động hiện nay, trên cơ sở đó rút ra những kết luận có căn cứ xác thực đề xuất một số giải pháp trước mắt cho việc phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế mới nói trên của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi không có tham vọng và cũng không có khả năng nghiên cứu hết những nội dung của phân công lao động xã hội mà chỉ tập trung nghiên cứu dự kiến phân công lao động đã được đề ra qua các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh, nghiên cứu phân công lao động theo hướng từng bước hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế của Bến Tre từ nay đến năm 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về lao động, phân công lao động và cơ cấu kinh tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp chung: Chúng tôi dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Về phương pháp cụ thể: Chúng tôi sử dụng các phương pháp kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và các phương pháp nghiên cứu khác. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Lần đầu tiên thực trạng của việc phân công lao động ở tỉnh Bến Tre được trình bày một cách có hệ thống. - Nêu được hệ thống giải pháp có ý nghĩa thực thi thúc đẩy quá trình phân công lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2010. 7. ý nghĩa của luận văn - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng lao động, tổ chức phân công lao động xã hội nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo tỉnh Bến Tre trong việc tổ chức phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh đến năm 2010. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Phân công lao động xã hội với việc hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế 1.1. Khái lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phân công lao động xã hội và cơ cấu kinh tế 1.1.1. Lao động Trong bất cứ xã hội nào con người cũng phải lao động để tồn tại. Lao động là "quá trình hoạt động tự giác, hợp lý của con người, nhờ đó, con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Lao động là điều kiện đầu tiên và cơ bản của sự tồn tại của con người. Nhờ lao động, con người đã tách khỏi thế giới động vật, đã có thể chế ngự lực lượng tự nhiên và bắt chúng phục vụ lợi ích của mình, biết chế tạo công cụ lao động, có thể phát huy khả năng và kiến thức của mình; tất cả những điều đó gộp lại đã quyết định sự phát triển tiến bộ hơn nữa của xã hội" [25, 222]. Lao động là hoạt động tự giác, có tổ chức, có kế hoạch của con người và chỉ có ở con người. Trong tự nhiên mặc dù hoạt động của một số loài vật có vẻ giống như hoạt động của con người, tuy nhiên "việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, tuy đã có mầm mống ở một vài loài động vật nào đó, nhưng vẫn là một nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người" [ , 269]. Hoạt động tự giác đầu tiên của con người là hoạt động tác động vào tự nhiên, cho nên theo C.Mác "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" [ , 266]. Trong quá trình đó con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, có ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với giới tự nhiên. Khi xã hội loài người sản xuất ra sản phẩm để trao đổi thì thực thể xã hội chung của tất cả các hàng hóa đó là lao động. Như vậy, lao động sản xuất là một quá trình hoạt động của con người do kết hợp giữa các yếu tố sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Nếu tách riêng biệt của từng yếu tố đó thì chúng ở trạng thái khả năng mà thôi. C.Mác giải thích: "Tiêu dùng sức lao động, đó chính là lao động" [13, 265]. Vậy sức lao động là gì? C.Mác cho rằng: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [13, 251]. Thế nên, sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động. Nó là yếu tố chi phối của quá trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình sản xuất. Sự phân công lao động xã hội phát triển càng sâu sắc, sự xã hội hóa nền sản xuất càng cao thì tính chất xã hội của sức lao động của mỗi người càng nhiều hơn. Qua sự phân tích ở trên có thể khái quát mấy đặc trưng cơ bản của lao động: - Lao động là sự vận dụng sức lao động thông qua công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên trong quá trình sản xuất ra những giá trị sử dụng. - Lao động của con người là hoạt động tự giác, có ý thức. - Lao động là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Trong quá trình lao động con người không những sáng tạo ra lịch sử mà còn sáng tạo ra cả chính bản thân mình. - Lao động do đó là một phạm trù vĩnh viễn. Những đặc trưng nêu trên của lao động đồng thời cũng nói lên lợi ích của lao động. Giai cấp thốngtrị lợi dụng những đặc trưng đó của lao động, biến nó thành công cụ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị thông qua quá trình tổ chức và phân công lao động xã hội. 1.1.2. Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia những người lao động thành nhiều loại để chuyển những lao động cụ thể khác nhau vào những ngành sản xuất khác nhau trong quá trình sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo nên sự tách rời giữa các ngành sản xuất xã hội, hình thành những ngành sản xuất chuyên môn hóa và những vùng sản xuất chuyên môn hóa. Phân công lao động xã hội theo Lênin là sự phân chia, sự tách rời nhau giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Trong mỗi ngành đó lại chia ra nhiều loại nhỏ. Phân công lao động xã hội là nét đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa, phân biệt nền kinh tế hàng hóa với nền kinh tế tự nhiên. Như vậy, phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành ngành, thành loại, thành thứ khác nhau để sản xuất ra các giá trị sử dụng hay hàng hóa khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của xã hội. C.Mác viết: "Toàn bộ những giá trị sử dụng hay vật thể hàng hóa khác nhau thể hiện toàn bộ những lao động có ích, cũng nhiều hình nhiều vẻ, cũng chia ra bấy nhiêu loại, giống, họ, nhánh và biến chủng khác nhau - nói tóm lại là thể hiện sự phân công lao động xã hội" [13, 72]. Theo khái niệm đó, phân công lao động là sự tồn tại đồng thời của nhiều loại lao động và sự phân chia đó làm tách rời các loại lao động khác nhau. Đồng thời tạo nên mối liên hệ tất yếu phụ thuộc lẫn nhau giữa các loại lao động đã được phân chia. Sự ràng buộc giữa chúng do sự bảo đảm những điều kiện vật chất của sản xuất quyết định. Theo từ điển Triết học, phân công lao động "là hệ thống các loại lao động, chức năng sản xuất công việc nói chung được phân biệt theo những dấu hiệu của mình và đồng thời tác động qua lại lẫn nhau, cũng như là hệ thống các mối liên hệ xã hội giữa chúng". "Phân công lao động xã hội với tư cách là hoạt động của con người, khác với sự chuyên môn hóa, là một quan hệ xã hội có tính chất tạm thời trong lịch sử. Sự chuyên môn hóa lao động là việc phân chia các loại lao động theo đối tượng; nó trực tiếp biểu hiện sự tiến bộ của các lực lượng sản xuất và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ đó" [24, 436]. Trong các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng thì phân công lao động xã hội thuộc phạm trù sản xuất. Bởi vì, theo khái niệm phân công lao động xã hội bao hàm sự phân chia lao động và các điều kiện sản xuất khác trong xã hội. Như vậy, phải có sự phân công này thì quá trình sản xuất mới diễn ra, sản xuất là khởi điểm của quá trình tái sản xuất. Nếu không có sản xuất thì các quá trình tiếp theo như phân phối, trao đổi, tiêu dùng không thể có được. Phân công lao động thuộc phạm trù sản xuất nên nó là phạm trù vĩnh viễn, tuy nhiên hình thức biểu hiện của nó sẽ thay đổi. Phân công lao động xã hội hình thành trong quá trình lao động sản xuất xã hội, nó có bước phát triển từ thấp đến cao, từ giản đơn đến tỷ mỷ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động rõ nét nhất mỗi khi xuất hiện hình thái kinh tế xã hội mới. Như vậy, xét về tính chất của phân công lao động thì nó thuộc về quan hệ sản xuất. C.Mác cho rằng: "Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc bộc lộ rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân công theo lao động... Những giai đoạn phát triển khác nhau của phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu" [14, 11]. Tóm lại, "phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa lao động và theo đó là chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau" [7, 116]. Phân công lao động xã hội bao gồm sự phân công lao động nói chung, phân công lao động đặc thù và phân công lao động cá biệt. - Phân công lao động đặc thù. Trong quá trình phát triển của bản thân mỗi ngành sản xuất, phân công lao động lại được diễn ra trong nội bộ mỗi ngành. Tức là khi công cụ lao động có bước phát triển và trình độ sản xuất của người lao động ngày càng nâng lên thì sự phân chia trong cùng ngành cũng ngày càng phát triển. Phân công lao động trong nông nghiệp là sự phân công lao động đặc thù. Trong ngành nông nghiệp, lúc đầu việc trồng trọt và chăn nuôi không phân định rõ, dần dần hình thành việc chuyên trồng trọt, chuyên chăn nuôi; trong trồng trọt lại phân công lao động chuyên trồng cây lượng thực, chuyên trồng cây công nghiệp. Mặt khác, cũng trong ngành nông nghiệp, lúc đầu sản xuất và chế biến nông sản gắn chặt nhau như một chức năng kinh tế, dần dần chế biến nông sản mới hình thành một cách riêng biệt có chức năng kinh tế khác với sản xuất nông nghiệp và tách khỏi sản xuất nông nghiệp. Phân công lao động trong nông nghiệp có hai hình thức cơ bản, đó là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo vùng lãnh thổ. Sở dĩ có sự phân công lao động theo vùng lãnh thổ là do đặc điểm riêng biệt của sản xuất nông nghiệp, vì sản xuất nông nghiệp gắn rất chặt với điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu từng miền, từng vùng lãnh thổ. Tóm lại, theo C.Mác thì sự phân công lao động đặc thù là sự phân chia ngành sản xuất ra thành loại và thứ. - Phân công lao động cá biệt Phân công lao động là một phạm trù gắn liền với tất yếu kỹ thuật của sản xuất. Sản xuất chuyên môn hóa đòi hỏi lao động phải chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa trong nông nghiệp khác hẳn với chuyên môn hóa trong công nghiệp. Phân công lao động trong công nghiệp là phân công lao động độc chuyên, còn phân công lao động trong nông nghiệp là phân công lao động theo chuyên khâu. Phân công lao động trong xí nghiệp hay phân công lao động cá biệt như C.Mác thường gọi là sự phân công trong xưởng thợ. Đó là sự phân công công việc cho người lao động cá biệt, là sự phân chia chức năng, nhiệm vụ giữa những người lao động cùng sản xuất ra một sản phẩm trong nội bộ từng xí nghiệp riêng biệt. C.Mác - Ph.Ăngghen viết: "Nếu chỉ xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp v.v... là sự phân công lao động chung và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành loại và thứ - là sự phân công lao động đặc thù, còn sự phân công lao động trong xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt" [13, 509-510]. ở nước ta, phân công lao động trong hợp tác xã nông nghiệp vừa có sự phân công lao động đặc thù (phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp) vừa có sự phân công lao động cá biệt (tổ chức các tổ, đội lao động phân công công việc cho từng người lao động). Như vậy, phân công lao động cá biệt, tổ chức lao động gắn liền với quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất. 1.1.3. Cơ cấu kinh tế 1.1.3.1. Khái niệm Trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế chỉ rõ trình độ kinh tế, nó xác định nền kinh tế của một quốc gia đang ở trình độ cao hay thấp; vì vậy, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Để nhận dạng cơ cấu kinh tế của một quốc gia, người ta thường dựa vào quy mô của từng ngành, vị trí kinh tế và sự tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế trong những điều kiện cụ
Tài liệu liên quan