Thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng, trong ba năm đầu của kế hoạch 5
năm 2001-2005, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mới, toàn diện
hơn và vững chắc hơn so với thời kỳ trước đó. Kinh tế đã lắng lại đà tăng trưởng với
tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ đều phát
triển và tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài nhà nước do tác động tích cực của luật
doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài và các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước.
Nhờ đó thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện theo hướng
tăng nhanh và ổn định hơn các thời kỳ trước đó.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thực hiện phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đồng thời phân phối theo mức
đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh
Mỗi người lao động khi làm việc đều mong muốn đạt được năng suất lao động
cao để có được thu nhập cao, đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống của bản thân và gia
đình. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của người lao động đã được tăng cao, do
vậy trong tổng thể nền kinh tế việc phân chia thu nhập là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
to lớn.
45 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân phối thu nhập trong nền
kinh tế thị trường định hướng
XHCN
Lời nói đầu
Thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng, trong ba năm đầu của kế hoạch 5
năm 2001-2005, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mới, toàn diện
hơn và vững chắc hơn so với thời kỳ trước đó. Kinh tế đã lắng lại đà tăng trưởng với
tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ đều phát
triển và tăng trưởng cao, nhất là khu vực ngoài nhà nước do tác động tích cực của luật
doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài và các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước.
Nhờ đó thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện theo hướng
tăng nhanh và ổn định hơn các thời kỳ trước đó.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thực hiện phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đồng thời phân phối theo mức
đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh
Mỗi người lao động khi làm việc đều mong muốn đạt được năng suất lao động
cao để có được thu nhập cao, đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống của bản thân và gia
đình. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của người lao động đã được tăng cao, do
vậy trong tổng thể nền kinh tế việc phân chia thu nhập là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
to lớn. Đó là lý do em lựa chọn đề tài này
Với những ý nghĩa đã đề cập ở trên, đòi hỏi mỗi cá nhân là chủ thể kinh tế
trong nền kinh tế phải nhận thức đúng về vấn đề phân phối do đó chúng ta hãy đi làm
sáng tỏ vấn đề phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường
“Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
I. Lý luận chung về phân phối
Trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là phân phối
“Phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc
dân và nó được thực hiện dưới các hình thái, phân phối hiện vật và phân phối
dưới hình thái giá trị”
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin
Mác LêNin cho rằng phân phối là vấn đề rộng lớn liên quan đến các hoạt động
kinh tế văn hoá xã hội…của nhà nước và của nhân dân lao động. Đối với phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, bản chất của phương thức phân phối là bất công và nó dựa
trên cơ sở quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản với người lao động, Mác và Anghen đã
vạch trần bản chất và phê phán phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đồng thời
trong quá trình đó, Mac và Anghen đã nêu lên quan điểm và nguyên tắc cơ bản về
phân phối. Lý luận phân phối của Mac và Anghen đã thật sự đặt nền móng và là khởi
nguyên cho lý luận phân phối thu nhập trong chủ nghia xã hội. Trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga, dựa trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Mác và Anghen,
Lênin đã làm rõ hơn và cụ thể hoá các quan điểm và nguyên tắc phân phối trong chủ
nghĩa xã hội. Theo Lê Nin để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực thì
nhiệm vụ có ý nghĩa trọng đại hơn cả xây dựng kinh tế . Trong nhiệm vụ đó, nếu nhà
nước không tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn diện đối với sản xuất và phân phối các
sản phẩm thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ sẽ không thể
nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách thống trị của chủ nghĩa
tư bản.
Lý luận về phân phối của Mác và Anghen được thể hiện ở các luận điểm
1.1. Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề
vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất
phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện
mục tiêu dân giàu nước xã hội công bằng văn minh
Phân phối thu nhập quốc dân như thế nào không chỉ là vấn đề tính toán đơn
thuần hay vấn đề thống kê mà chính là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực phân phối là biểu hiện của quan hệ sản xuất nhất định. Trong xã hội có
giai cấp, vấn đề phân phối quyết định mức sống chênh lệch giữa giai cấp khác nhau.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vấn đề phân phối đóng vai trò quan trọng đối với đời
sống nhân dân lao động. Phương thức phân phối thu nhập quốc dân dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa là do chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất quyết định, nó
nhằm phục vụ sự làm giàu của chủ nghĩa tư bản, phương thức phân phối thu nhập quốc
dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là do chế độ sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất quyết định, nó nhằm bảo đảm tái sản xuất mở rộng không ngừng với
tốc độ cao và trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân lao động. Việc phân phối và sử dụng thu nhập quốc dân trong xã hội chủ
nghĩa nhằm phục vụ lợi ích cho toàn xã hội cụ thể.
Bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, bảo đảm củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa
- Bảo đảm những tỷ lệ cần thiết của nền kinh tế theo yêu cầu của quy luật phát
triển có kế hoạch cân đối nền kinh tế quốc dân, bảo đảm tái sản xuất mở rộng không
ngừng với tốc độ cao
- Tạo khả năng thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá thường xuyên tăng lên
của toàn xã hội theo yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội
- Củng cố độc lập về kinh tế tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước
Nhưng không phải toàn bộ thu nhập quốc dân đều đem chia hết cho các thành
viên trong xã hội mà phải dành một phần thích đáng vào việc mở rộng sản xuất và phát
triển sự nghiệp công ích. Việc phân phối thu nhập quốc dân được tiến hành bằng nhiều
lần phân phối, phân phối lần đầu và phân phối lại
Phân phối lần đầu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là việc phân phối thu nhập quốc
dân thành những hình thức thu nhập của công nhân viên chức công tác trong những
lĩnh vực sản xuất và dưới hình thức thu nhập thuần tuý được để lại dưới hình thức lợi
nhuận,và một phần nữa là thu nhập thuần tuý được tập trung vào ngân sách nhà nước
dưới hình thức thu nhập quốc doanh tiền trích lợi nhuận, tiền trích bỏ vào quỹ bảo
hiểm…Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhà nước co tham gia vào quá trình phân phối
lần đầu vì nhà nước là người thay mặt cho nhân dân làm chủ các tư liệu sản xuất thuộc
sở hữu toàn dân.
Đó là một trong những điều khác nhau giữa nhà nước tư sản với nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Sau khi phân phối lần đầu được tiến hành trong khu vực sản xuất,thu
nhập quốc dân còn được phân phối lại.Quá trình phân phối lại được tiến hành bằng ba
con đường sau:
- Ngân nà nước hay nói chung là toàn bộ hệ thống tài chính của nhà nước bao
gồm các hoạt động của cơ quan ngân hàng và tài chính
- Là hệ thống giá cả hàng hoá tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
- Là sự chi tiêu công ích của những người lao động
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc phân phối lại thu nhập quốc dân không phải
là bòn rút thu nhập của người lao động để phục vụ bộ máy quan liêu cồng kềnh, hoạt
động thương nghiệp đều chạy theo lợi nhuận bằng cách bóc lột. Quá trình phân phối
lại thu nhập quốc dân xã hội chủ nghĩa là quá trình tăng thêm quỹ tiêu dùng của người
lao động bằng cách tăng các quỹ tiêu dùng công cộng, việc tăng quỹ tiêu dùng công
cộng này chủ yếu dựa vào thu nhập của nhà nước qua phân phối lại lần đầu như lợi
nhuận do xí nghiệp nộp cho nhà nước, thu nhập quốc doanh… chứ không phải chủ yếu
dựa vào thuế đánh vào thu nhập của người lao động như tư bản chủ nghĩa. Dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa, sự đóng góp của nhân dân lao động bằng thu nhập lần đầu của
mình ngày càng giảm và chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong bước đầu của thời kỳ quá
độ, do còn có nhiều thành phần kinh tế còn nhiều giai cấp nên phân phối lại thu nhập
quốc dân còn nhiều hạn chế thu nhập của giai cấp bóc lột để góp phần vào việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và tăng mức tiêu dùng của nhân dân. Do đó quá trình phân
phối lại thu nhập quốc dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa là quá trình làm tăng mức thu
nhập của người lao động. Do đó mới có điều kiện đảm bảo cho đời sống nhân dân,
thực hiện các mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra.
1.2. Chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định phân phối lại không phải là một
hiện tượng cô lập mà là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng của cải vật chất, phân phối là một quá mắt xích trung gian trong quá trình tái
sản xuất. Trong quá trình tái sản xuất, sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.
Quy mô, cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất quy mô và cơ cấu của phân phối.
Sản xuất đóng vai trò quyết định, còn phân phối trao đổi và tiêu dùng phụ thuộc vào
sản xuất, do sản xuất quyết định nhưng nó lại có tác động tích cực trở lại đối với sản
xuất .
Anghen nói: “Phân phối không chỉ đơn thuần là một kết quả tiêu cực của sản
xuất và của trao đổi, đến lượt nó, nó cũng tác động trở lại đối với sản xuất và trao đổi”
Quan hệ phân phối có tính chất cụ thể. Mỗi phương thức sản xuất có một quan
hệ phân phối riêng, thích hợp với tính chất của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.Lich sử xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản
xuất khác nhau do đó cũng có nhiều phương thức phân phối khác nhau. Quan hệ phân
phối do quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quyết định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất thì có quyền chi phối
quan hệ phân phối theo quyền lợi của giai cấp công nông
Phân phối và trao đổi có quan hệ mật thiết với nhau, trao đổi là tiếp tục của phân
phối trong nền kinh tế thị trường, phân phối được thực hiện dưới hình thức giá trị.
Người nhận được thu nhập tiền tệ đó sẽ làm biến thành thu nhập thực tế bằng việc mua
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Với một thu nhập danh nghĩa nhất định sẽ chuyển
thành khối lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào giá cả thị
trường. Đó chính là phân phối
Phân phối còn có quan hệ mật thiết với tiêu dùng. Việc tăng hay giảm sản phẩm
phân phối đều có tác động trực tiếp đến mức độ tiêu dùng. Ngược lại cơ cấu, phương
thức, trình độ của người tiêu dùng có tác động thúc đẩy hoặc làm kìm hãm sự tăng
trưởng của phân phối
Phân phối là một khâu độc lập tương đối trong quá trình tái sản xuất nó luôn có
tác động qua lại một cách biện chứng với các khâu khác của quá trình tái sản xuất xã
hội
1.3. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất quyết định
Các Mác đã nhiều lần nêu rõ quan hệ phân phối cũng bao hàm trong phạm vi
quan hệ sản xuất:… “ Các quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với các
quan hệ sản xuất ấy, thành thử cả hai đều có chung một tính chất lịch sử nhất thời ấy”.
Theo Anghen thì: “ Trên những nét chủ yếu của nó, sự phân phối trong mỗi trường
hợp đều là kết quả tất yếu của những quan hệ sản xuất và trao đổi trong một xã hội
nhất định.
Phân phối được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, phân phối theo nghĩa rộng là
phân phối tổng sản phẩm xã hội, nó bao gồm phân phối các yếu tố sản xuất và phân
phối tư liệu tiêu dùng. Phân phối các yếu tố sản xuất, nó có trước sản xuất đồng thời
phát sinh trong quá trình sản xuất. Trước khi sản xuất, cần phải phân phối các yếu tố
sản xuất cho các ngành và các doanh nghiệp khác nhau để sản xuất ra các sản phẩm
khác nhau. Không có sự phân phối các yếu tố sản xuất quyết định tính chất phân phối
tư liệu tiêu dùng. Các Mác đã chỉ rõ: “ Bất kỳ một phân phối nào về tư liệu tiêu dùng
cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính ngay những điều kiện sản xuất…”. Cơ sở
của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt
động cho nhau. Khi lực lượng sản xuất biến đổi và do đó quan hệ sản xuất biến đổi thì
quan hệ phân phối cũng biến đổi. Theo Các mác, mỗi một hình thái phân phối đều biến
đổi cùng một lúc với phương thức sản xuất nhất định tương ứng với hình thái phân
phối ấy và đẻ ra hình thái phân phối ấy Các Mác chỉ rõ: “ Phương thức tham gia nhất
định vào sản xuất quy định hình thái theo đó người ta tham dự vào phân phối”. Phân
phối là hình thức thực hiện cả về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức,
quản lý sản xuất,
1.4. Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội của Các Mác
Trong xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất làm
chủ quá trình sản xuất và phân phối. Toàn bộ sản phẩm thuộc về xã hội nên nó
được phân phối vì lợi ích của toàn xã hội, nhằm thoả mãn ngày càng cao hơn nhu cầu
vật chất và văn hoá của nhân dân. Tuy nhiên toàn bộ sản phẩm xã hội không phải phân
phối hết cho tiêu dùng cá nhâ. Mác đã vạch ra sơ đồ phân phối toàn bộ sản phẩm xã
hội như sau
Trước hết dành cho các khoản
- Phần thay thế những tuw liệu sản xuất đã hao phí trong quá trình sản xuất
- Phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng
- Phần dự trữ để đề phòng bất trắc có biến cố bất ngờ: chiến tranh, thiên
tai…
Những khoản trên là nhu cầu tất yếu về kinh tế để đảm bảo không ngừng tái sản
xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một nhà nước độc
lập tự chủ. Phần còn lại dành cho tiêu dùng nhưng trước khi phân phối cho cá nhân
phải khấu trử.
- Phần để chi phí về quản lý hành chính và quốc phòng.
- Phần để mở rộng các sự nghiệp phúc lợi công cộng như trường học, cơ
sở y tế, văn hoa, thể dục thể thao.(Xã hội càng phát triển thì các khoản này càng
tăng)
- Phần để nuôi dưỡng những người không có khả năng lao động
Sau đó số sản phẩm còn lại được đem phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân
và người lao động. Mục đích của quỹ tiêu dùng nhằm năng cao đời sống của xã hội và
tái sản xuất sức lao động. Quỹ tích luỹ là phân phối giá trị trong thu nhập quốc dân xã
hội chủ nghĩa dùng để mở rộng và cải tiến sản xuất, xây dựng các quỹ dự trữ và xây
dựng các công trình văn hoá xã hội không có quỹ tích luỹ thì sản xuất không mở rộng
được do đó xã hội không phát triển được. Quỹ tích luỹ gồm một bộ phận lớn dùng để
mở rộng sản xuất, một bộ phận nữa dùng làm quỹ bảo hiểm xã hội hoặc quỹ dự trữ đề
phòng sản xuất bị gián đoạn do thiên tai bất ngờ hoặc do các nguyên nhân khác.
Mục đích của quỹ tích luỹ là tăng thêm vốn cố định sản xuất, vốn lưu động sản
xuất, vốn luân chuyển, vốn dự trữ và các vốn không sản xuất như bệnh viện, trường
học…
Vốn tích luỹ của xã hội bao gồm vốn tích luỹ nằm trong ngân sách nhà nước
trong quỹ hợp tác xã và cả trong mỗi hộ nông dân( phần thu nhập để mở rộng sản xuất
và thu nhập nhà ở)
Sơ đồ phân phối nêu trên của Các Mác là sơ đồ phân phối ở tầm vĩ mô, vạch rõ
khái quát việc phân phối tổng sản phẩm xã hội. Nó vừa đảm bảo tái sản xuất mở rộng,
vừa đảm bảo nhu cầu chung của xã hội và của cá nhân cũng như sự tiến bộ xã hội.
1.5. Lý luận phân phối theo lao động của Các Mác
Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở sở
hữu công cộng về tuw liệu sản xuất hoặc hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các
thành viên bằng nhau. Khi nghieen cứu nguyên tắc của chủ nghĩa Mac đã chỉ ra rằng,
giá trị mới sáng tạo ra được phân chia cho các giai cấp dựa vào sự đóng góp của các
yếu tố sản xuất: Một bộ phận được phân phối cho người sở hữu sức lao động theo giá
trị sở hữu sức lao động, một bộ phận khác được phân phối cho người sở hữu tuw liệu
sản xuất. Giá trị mới được phân thành tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Tiền công
là thu nhập của người lao động và là hình thức thực hiện của quyến sở hữu lao động,
lợi nhuận là thu nhập của nhà tư bản và là hình thức thực hiện của quyền chiếm hữu
ruộng đất.
Về tiền công, các Mác đã phát hiện ra nguyên tắc có tính phổ biến trong chủ
nghĩa tư bản là tiền công ở mức tối thiểu. Tiền công là một quan hệ kinh tế diễn ra tại
khu vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghieep. Theo Cac Mac: “Chi phí sản xuất
của lao động đơn giản quy lại thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí
để tiếp tục duy tri giống nòi của anh ta. giá cả những chi phí sinh hoạt và chi phí để
tiếp tục giống nòi đó là tiền công. Tiền công được quy định như vậy gọi là tiền công
tối thiểu”
Các mac và Anghen đã sáng tạo và phát triển những maam mống tư tưởng về
phân phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội không tưởng và sáng tạo ra lý luận phân
phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội khoa học: Cac Mac khẳng định phương thức
phân phối mới: Lấy lao động làm thước đo để phân phối. Cac mác đã chỉ rõ trong thể
liên hieep của những người lao động tự do, “Phần tư liệu sinh hoạt chia cho mỗi người
sản xuất sẽ do thời gian lao động của người đó quyết định. Trong điều kiện ấy, thời
gian lao động sẽ đóng một vai trò hai mặt. Việc phân phối thời gian lao động theo một
kế hoạch xã hội sẽ quy định một tỷ lệ đúng đắn giữa chức năng lao động khác nhau và
các yêu cầu khác nhau. Mặt khác thời gian lao động đồng thời cũng dùng để đo phần
tham gia cá nhân người sản xuất vào lao động chung do đó cả cái phần tham dự của
anh ta vào bộ phận có thể sử dụng cho tiêu dùng cá nhân trong toàn bộ sản phẩm.”
Lý luận phân phối theo lao động của Cac Mác gồm hai bộ phận: điều kiện tiền
đề để phân phối theo lao động, nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động.
Tiền đề để thực hiện phân phối theo lao động gồm hai mặt có quan hệ hết sức chặt chẽ
với nhau: Một là phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu
của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai là phân phối theo lao động được thực hiện trong
điều kiện kinh tế dựa trên chế độ sở hữu.
Dựa trên những điều kiện tiền đề đó Các Mác đã vạch ra những nguyên tắc và
phương thức phân phối theo lao động. Theo Các Mác, chủ thể phân phối là những
người lao động, đối tượng bị phân phối là tư liệu tiêu dùng, tức là tổng sản phẩm xã
hội sau khi đã trừ đi sáu khoản phải khấu trừ, căn cứ để phân phối là thời gian lao
động, phương thức thực hiện phân phối theo lao động là phiếu lao động “Cùng một
lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội dưới một hình thức này thì anh ta
nhận trở lại của xã hội dưới một hình thức khác”. Như vậy thời gian lao động là thước
đo khach quan của phân phối, thực hiện trao đổi ngang nhau, sự khác biệt về lao động,
do đó sự khác biệt về thu nhập sẽ tồn tại “ Quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao
động mà người đó đã cung cấp” chỉ đến giai đoạn cộng sản chủ nghĩa mới có thể thực
hiện “ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”
1.6. Giá trị lý luận phân phối theo lao động của các Mác
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong giai đoạn thấp của
chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể thực hiện phân phối theo
nhu cầu và cũng không thể phân phối bình quân mà chỉ có thể phân phối lao động. Lý
luận phân phối theo lao động càng có giá trị rất quan trọng
Các Mác coi trình độ phát triền của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu là do
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định, là nhân tố quyết định quan hệ
phân phối. Theo Các Mác,chủ nghĩa xã hội là nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản có
lực lượng sản xuất phát triển, chế độ công hữu được thiết lập thì sự phân phối tư liệu
sản xuất phát triển, chế độ công hữu được thiết lập thì sự phân phối tư liệu tiêu dùng
cho cá nhân tất yếu phải được phân phối theo lao động.
Dưới chế độ công hữu, mọi người đều có quyền bình đẳng đối với tư liệu sản
xuất. Quyền bình đẳng đó chỉ có thể chuyển hoá thành quyền lợi lao động bình đẳng ,
lao động trở thành phương tiện mưu sinh, trở thành tiền đề quan trọng để thu được lợi
ích kinh tế .Như vậy, Các Mác đã xác lập cơ sở của mối liên hệ nội tại giữa lao động
và thu nhập, lao động trở thành điều kiện tất yếu để nhận được thu nhập
Lý luận phân phối theo lao động của C. Mác thừa nhận tồn tại sự khác biệt về
thu nhập và phủ nhận phân phối bình quân. Nhưng sự khác biệt này chính là sự công
bằng trong phân phối mà không phải là chủ nghĩa bình quân. C.Mac đã xác định
nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội , đó là phân phối theo lao động. Nhưng
phương