Tên giao dịch :Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang .Ngành
nghề - Thực phẩm&Đồuống
Giới thiệu: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là Xí
nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An
Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng
3 năm 1987. Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
(AGIFISH Co.) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu
Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành
(trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang – AGITEXIM). Công ty Cổ phần
Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết
định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06
năm 2001.
Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất, kinh doanh, chế biến
và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông
nghiệp.
Sản phẩm chính: các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa
- Thị trường: Cơ cấu năm 2005, Châu Âu: 55%; Châu Úc 11%; Châu Á và thị
trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2%
- Ngày niêm yết 02/05/2002 .Khối lượng đang lưu hành: 12,859,394. Khối lượng
nhà đầu tư nước ngoài được mua 6,301,051 (49%) .Khối lượng nhà đầu tư nước
ngoài sở hữu 6,301,051 (100%) .Mã chứng khoán AGF
30 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang AGIFISH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
Phân tích công tỷ trong ngành
thực phẩm và đồ uống
I. Giới thiệu về công ty
1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre)
- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Ngành
nghề - Thực phẩm & Đồ uống
- Giới thiệu : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí
nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý
trực tiếp là Sở Thủy sản.
Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 3423/QĐ-UB thành lập
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuât khẩu Bến Tre.
Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Ngànhnghềkinhdoanh :
-Chếbiến, xuất nhập khẩu thủy sản
-Nhập khẩu vật tư,hàng hóa
-Nuôi trồng thủy sản
-Kinh doanh nhà hàng
-Thị trường xuất khẩu:
Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với
mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận. Các thị
trường truyền thống như Châu Âu, Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty
gồm có: Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng,Israel,Dominicavà Ả rập
- Thị trường nội địa:
Khách hàng của nhà hàng thủy sản Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép,
giấy
Các đại lý tiêu thụ hàng thủy sản nội địa tại Bến Tre và Tp.HCM
- Ngày niêm yết lên sàn HOSE :25/12/2006 .Khối lượng đang lưu hành
7,729,999. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được mua 3,968,999 (51.35%).
Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 3,708,762 (93.44%) . Mã chứng
khoán ABT
- Địa chỉ : Ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre Điện thoại
+84-(0)75-86.02.65 Email aquatex@hcm.vnn.vn. Website
www.aquatexbentre.com
2.Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co)
Tên giao dịch :Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang .Ngành
nghề - Thực phẩm&Đồuống
Giới thiệu: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là Xí
nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An
Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng
3 năm 1987. Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
(AGIFISH Co.) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu
Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành
(trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang – AGITEXIM). Công ty Cổ phần
Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết
định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06
năm 2001.
Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất, kinh doanh, chế biến
và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông
nghiệp.
Sản phẩm chính: các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa
- Thị trường: Cơ cấu năm 2005, Châu Âu: 55%; Châu Úc 11%; Châu Á và thị
trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2%
- Ngày niêm yết 02/05/2002 .Khối lượng đang lưu hành: 12,859,394. Khối lượng
nhà đầu tư nước ngoài được mua 6,301,051 (49%) .Khối lượng nhà đầu tư nước
ngoài sở hữu 6,301,051 (100%) .Mã chứng khoán AGF
Địa chỉ :1234 Trần Hưng đạo, phường Bình Đức, thành phố Long xuyên, tỉnh
An giang Điện thoại +84-(0)76-85.29.39. Email agifishagg@hcm.vnn.vn
.Website www.agifish.com
II. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
A. Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải
banừg các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương
với thời hạn các khoản nợ đó.
ABT AGF
Năm 2005 1.071 Năm 2005 1.085
Năm 2006 1.942 Năm 2006 1.651
Năm 2007 1.445 Năm 2007 1.638
Tỷ số trung bình của ngành là 3.3
Từ liệu số liệu tính toán cho thấy:
Khả năng thanh toán hiện hành của 2 doanh nghiệp đều thấp hơn nhiều so với
mức trung bình ngành. Khả nanưg này được cải thiện rõ rệt trong năm 2006
nhưng lại có dấu hiệu giảm sút vào năm 2007. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp
có bao nhiêu Tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp . Giá trị của tỷ số này giảm
chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo
trước những khó khăn tài chính tiềm tàng.
Nếu với mức trung bình ngành thì doanh nghiệp chỉ cần 30.3% giá trị tài sản
ngắn hạn để trang trải đủ các khoản nợ ngắn hạn. Song đối với Công ty XNKTS
Bến Tre thì phải dùng tới 69.2% giá trị TSNH mới đủ để thanh toáncác khoản nợ
năm 2007. Con số này của Công ty XNKTS An Giang là 61.1%.
Năm 2006, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS Bến Tre
tăng mạnh so với năm 2005 là do doanh nghiệp đã đầu tư thêm TSNH trong khi
nợ ngắn hạn lại giảm. Còn ở Công ty XNKTS An Giang , tỷ số này năm 2006
tăng gấp rưỡi so với năm 2005 là do giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
tăng nhanhvà phát triển với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp .
Năm 2007, giá trị TSNH của Công ty XNKTS Bến Tre tăng đột biến đạt mức
184.684( Triệu đồng). Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn của
doanh nghiệp tăng đến hơn 3 lần so với năm 2006. Tuy nhiên tốc độ tăng các
khoản nợ ngắn hạn còn lớn hơn tốc độ gia tăng TSNH của doanh nghiệp , do vậy
khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự giảm sút trong năm 2007. Khả
năng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS An Giang năm 2007 cũng xấp
xỉ năm 2006, do tốc độ tăng của TSNH và nợ ngắn hạn tương đương nhau.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp không chỉ phản ánh nguy cơ phải
bỏ chi phí lớn trong việc thanh toán nợ đến hạn, mà còn thể hiện tình trạng yếu
kém doanh nghiệp dễ đẫn đến mất khả năng thanh toán. Do vậy cả 2 công ty đều
cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Có thể doanh nghiệp nên đầu tư
nhiều hơn vào TSNH tuy điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi nhưng
lại đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được nguy có phá sản.
2. Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = TS quay vòng nhanh/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc
vào việc bán tài sản dự trữ( tồn kho).
ABT AGF
Năm 2005 0.7096 Năm 2005 0.694
Năm 2006 1.467 Năm 2006 1.071
Năm 2007 1.1927 Năm 2007 0.841
Mức trung bình ngành là 2.1
Công ty XNKTS Bến Tre năm 2006 tỷ số này đã có sự tăng lên đáng kể so
với năm 2005, điều này do nợ ngắn hạn đã giảm đáng kể trong năm này, cụ
thể Năm 2006 là 44.662 (Triệu đồng) và năm 2005 là 59.740 (Triệu đồng) .
Nợ ngắn hạn giảm đáng kể trong khi mức dự trữ của doanh nghiệp vẫn xấp xỉ
tương đương nhau. Đến năm 2007 tỷ số này có sự sụt giảm do nợ ngắn hạn
tăng lên đột ngột đạt 127.769 (Triệu đồng). Dù lượng tiền mặt trong năm này
đã được bổ sung lượng đáng kể từ 86.746 (Triệu đồng) năm 2006 tăng lên
184.684 (Triệu đồng) . Mức dự trữ năm nay 2007 cũng tăng lên so với năm
2006, cụ thể từ 21.227 (Triệu đồng) lên đến 32.87 (Triệu đồng) . Những yếu
tố trên là cho tỷ số về khả năng thanh toán nhanh giảm trong năm 2007.
Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm cho khả năng
thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu kém. Doanh nghiệp đã nợ quá
nhiều trong khi đó lượng tài sản quay vòng nhanh thì không đủ lớn để trang
trải. Điều này khiếm doanh nghiệp không thể đủ khả năng thanh toán nhanh
các khoản nợ đến hạn nếu không sử dụng đến 1 phần dự trữ.
Công ty XNKTS An Giang năm 2006 tỷ số về khả năng thanh toán nhanh
cũng đã tăng lên so với năm 2005 nguyên nhân do tài sản ngắn hạn năm 2006
đã đuợc doanh nghiệp bổ sung thêm lương đáng kể tăng lên đạt mức 274.879
(Triệu đồng) . Dự trữ năm 2006 đạt mức 96.599 (Triệu đồng) cho nên tài sản
quay vòng nhanh của năm 2006 vượt trội hơn năm 2005. Nợ ngắn hạn năm
2006 tăng nhưng mức tăng không đáng kể so với mức tăng tài sản ngắn
hạnnên tỷ số thanh toán nhanh năm 2006 vẫn cao hơn năm 2007. Năm 2007
tỷ số này giảm nhẹdo doanh nghiệp thực hiện chính ssách sử dụng nợ nhiều
hơn. Tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 32.8% lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn
hạn là 31.8%.
Cả 2 công ty đều có tỷ số khả năng thanh toán nhanh thấp hơn mức trung
bình của ngành. Điều này khiến hai công ty không thể thanh toán nhanh các
khoản nợ đến hạn. Chúng ta cũng nhận thấy rằng trong cơ cấu TSNH của
doanh nghiệp thì có quá nhiều hàng tồn kho dưới dạng TSNH. Để đảm bảo
khả năng thanh toán nhanh hai công ty cần: Thay đổi chính sách tín dụng và
cơ cấu tài trợ. Doanh nghiệp sử dụng nợ để được hưởng tiết kiêm thuế tuy
nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào việc vay nợ. Vì nếu nợ quá nhiều
thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ này. Doanh nghiệp cần có
chính sách để sử dụng nợ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần
xem xét các khoản phải thu để tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn.
3. Dự trữ/ Vốn lưu động ròng
ABT AGF
Năm 2005 5.11 Năm 2005 4.591
Năm 2006 0.504 Năm 2006 0.892
Năm 2007 0.567 Năm 2007 1.249
Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động
ròng.Trong năm 2005 tỷ số này của cả 2 công ty đều ở mức cao và xấp xỉ
nhau. So với mức trung bình ngành tỷ số này quá cao. Dự trữ quá cao khiến
cho doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn lưu động ròng cũng khô đủ để tài trợ
cho nó . Cụ thể dự trữ của Công ty XNKTS Bến Tre là 21.565 (Triệu đồng)
chiếm đến 33% tổng tài sản ngắn hạn và của Công ty XNKTS An Giang là
54.364 (Triệu đồng) chiếm 36%.
Trong khi đó vốn lưu động ròng của cả hai doanh nghiệp quá ít do cả hai
doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn so với TSNH. CỤ thể
Công ty XNKTS Bến Tre 93.3% và của Công ty XNKTS An Giang là
92.14%.
Trong hai năm tiếp theo , hai doanh nghiệp đã thay đổi cơ cấu vốn, cơ cấu tài
trợ điều này khiến cho tỷ số đã giảm cách đáng kể. Công ty XNKTS Bến Tre
năm 2006 là 50.4%, năm 2007 là 56.7%. Điều này có nghĩa vốn lưu đọng
ròng có thể tài trợ được 50.4% mức dự trữ của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ ngắn
hạn/TSNH cũng đã giảm đáng kể so với năm 2005 cụ thể là 51.48% và
69.2%.
Công ty XNKTS An Giang đã có sự tiến bộ rõ rệt khi năm 2006 chỉ tiêu này
giảm xuống còn 89.2%. Tuy nhiên công ty lại để chỉ tiêu này quá cao trong
năm 2007 với mức 124.9%. Dự trữ ở mức quá cao 176.313 (Triệu đồng)
chiếm hơn 48% so với tổng TSNH. TSNH phần lớn là hàng tồn kho và các
khoản phải thu làm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp .
Qua thực trạng trên của hai doanh nghiệp , yêu cầu các nhà quản lí doanh
nghiệp phải có những điều chỉnh về cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu
TSLĐ. Nhămd tránh tình trạng dự trữ quá nhiều, phải thu quá lớn.làm ảnh
hưởng khả năng hoạt động của doanh nghiệp .
B Khả năng cân đối vốn
1. Nợ / Tổng tài sản
Tỷ số này được sử dụng để các định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với
các chủ nợ trong việc góp vốn
ABT AGF
Năm 2005 69.74% Năm 2005 59.6%
Năm 2006 38.7% Năm 2006 35.9%
Năm 2007 30.6% Năm 2007 26.3%
Tỷ số trung bình ngành là 26.6%
Trong 3 năm gần đây, hệ số nợ của 2 doanh nghiệp đều có xu hướng giảm rõ
rệt, từ chỗ sử dụng nợ là chủ yếu đến nay tỷ số này đã tương đương mức
trung bình ngành, nợ chỉ chiếm chưa đến 1/3 giá trị tổng tài sản. Nguyên
nhân chủ yếu là do các khoản nợ phải trả của hai doanh nghiệp tuy có tăng
nhưng với tốc độ nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Tổng tài
sản của Công ty XNKTS Bến Tre năm 2007 tăng lên đến 184.684 (Triệu
đồng) trong khi năm 2006 là 86.746 (Triệu đồng) . Công ty XNKTS An
Giang tổng tài sản năm 2007 là 362.377 (Triệu đồng) và năm 2006 là
274.879 (Triệu đồng) .
Giá trị tài sản của hai doanh nghiệp tăng 3 năm qua được tài trợ chủ yếu từ
vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu năm 2007 của Công ty XNKTS An Giang
tăng hơn gấp đôi so với năm 2006 và gấp 6 lần so với năm 2005. Vốn chủ sở
hữu của Công ty XNKTS Bến Tre cũng tăng mạnh trong năm 2007, gấp 4 lần
so với năm 2006 việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản
của doanh nghiệp là nhằm cải thiện khả năng thanh toán thấp của doanh
nghiệp . Hoặc có thể cả hai công ty đều đang cố gắng thực hiện chính sách cơ
cấu vốn tối ưu của mình.
2. Khả năng thanh toán lãi vay
Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. Nó cho biết
mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào
ABT AGF
Năm 2005 3.268 Năm 2005 4.654
Năm 2006 7.634 Năm 2006 8.42
Năm 2007 12.594 Năm 2007 5.968
Trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ số về khả năng thnah toán lãi vay của hai
doanh nghiệp xấp xỉ nhau. Tuy nhiên cuãng chưa đạt đến mức trung bình
chung của ngành.Với tỷ số thấp hơn mức trung bình chung của ngành sẽ
khiến doanh nghiệp không thực sự đảm bảo mức độ lợi nhuận các khả năng
trả lãi hàng năm. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp kém, điều này ở khả
năng sinh lợi của tài sản thấp. Nếu vẫn duy trì tỷ lệ thế này thì hai doanh
nghiệp sẽ khó có thể vay tiếp tục được vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trả
lãi vay lại thấp.
Năm 2007,Công ty XNKTS Bến Tre khả năng thanh toán lãi vaycủa doanh
nghiệp đã đạt tới 12.594 . Một chỉ số hấp dẫn và tạo niềm tin đối với chủ nợ
doanh nghiệp . Nợ phải trả trong năm ở mức 127.819 (Triệu đồng) chiếm
30.62% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đủ khả năng
thanh toán lãi vay của các khoản nợ . Doanh nghiệp có thể vay nợ thêm một
cách khá dễ dàng với chỉ số như thế này.
Tuy nhiên, trong khi đó khả năng thanh toán lãi vay của Công ty XNKTS An
Giang lại giảm chỉ đạt mức 5.968. Điều này do các khoản nợ trong năm nhiều
hơn khiến lãi vay của những khoản nợ này ở mức cao. Bên cạnh đó lợi
nhuận trước thuế năm 2007 lại sụt giảm so với năm 2006. Vì vậy Công ty
XNKTS An Giang cầng xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công
ty. Để không làm sụt giảm lợi nhuận của năm hoạt động tiếp theo, đòng thời
sử dụng các khoản vay nợ có hiệu quả hơn.
C. Khả năng hoạt động
1. Vòng quay tiền
Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số
tiền và các loại tài sản tương tiềnbình quân. Nó cho biết số vòng quay của
tiền trong năm
ABT AGF
Năm 2005 49.558 Năm 2005 439.453
Năm 2006 66.804 Năm 2006 91.884
Năm 2007 23.812 Năm 2007 90.014
Vòng quay tiền của Công ty XNKTS Bến Tre trong 2 năm 2005 và 2006 khá
tốt, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng
trong khi lượng tiền mặt của doanh nghiệp tích trữ giảm .Điều này chứng tỏ
doanh nghiệp đã sử dụng phân bổ lượng tiền cho các khoản mục đầu tư, bán
hàng khác, cung cấp lượng tiền mặt tốt nhất cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên
năm 2007 vòng quay tiền của doanh nghiệp lại giảm mạnh. Lượng tiền và
các khoản tương đương tiền năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006. Doanh
nghiệp không sử dụng hết lựong tiền mặt mà để lại phục vụ cho khả năng
thanh toán tức thì của doanh nghiệp . Tuy nhiên lượng tiền mặt để lại cũng
cần hợp lí nếu không sẽ gây lãng phí, vì tiênd của doanh nghiệp là phải sinh
lãi tối đa.
Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang vòng quay tiền năm 2005 lại quá
chênh lệch so với 2 năm 2005 và 2006. Bởi vì lượng tiền và các khoản tương
tiền 2 năm sau đã tăng gấp 12, 13 lần trong khi mức tăng doanh thu chỉ
khoảng 1.5 lần. Hai năm vừa qua doanh nghiệp đã duy trì chỉ số vòng quay
tiền khá ca, điều này chứng tot doanh nghiệp đã tận dụng tối đa khả năng sinh
lãi của lượng tiền mặt nắm giữ. Tuy nhiên doanh nghiệp dũng cần đảm bảo
lựong tiền mặt tối thiểu trong thanh toán hàng ngày, tránh tình trạng thiếu
tiền, ảnh hưởng uy tín của công ty.
2. Vòng quay dự trữ
Vòng quay dự trữ = Doanh thu/ dự trữ
Mức trung bình chung của ngành là 5.7
ABT AGF
Năm 2005 4.75 Năm 2005
Năm 2006 3.23 Năm 2006 3.096
Năm 2007 4.86 Năm 2007 1.99
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kì nhất
định, qua chỉ tiêu này giúp các nhà quản lí tài chính xác định mức dự trữ vật
tư, hàng hóa hợp lí cho chu kì sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay trong 3 năm của Công ty XNKTS Bến Tre tương đối xấp xỉ
nhau nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành. Năm 2006, số vòng
quay giảm so với năm 2005 là do doanh nghiệp trong năm đã sử dụng nhiều
hơn lượng dự trữ. Năm 2007, chỉ số này được cải thiện nhưng doanh nghiệp
cần có những thay đổi trong chính sách hoạt động để chỉ số này đạt được mức
trung bình chung của ngành. Sử dụng và kiểm soát tốt lượng hàng dự trữe
khiến doanh nghiệp đảm bảo công việc sản xuất kinh doanh và đồng thời
không tạo ra sự dư thừa tồn đọng quá lớn. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu
lại khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra những giải pháp đúng đắn
tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu, đẩy nhanh vòng quay dự trữ.
Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang thì số vòng quay dự trữ thấp hơn rất
nhiều so với mức trung bình ngành. Năm 2007 doanh nghiệp đã dự trữ quá
nhiều so với doanh thu thuần thu được cuối kì. Đứng trước thực trạng này
yêu cầu dặt ra cho các nhà quản lí của Công ty XNKTS An Giang phải xác
định lại mức dự trữ, nhằm đạt được mức dự trữ tối ưu, tạo ra tối đa lợi nhuận,
phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Những phân tích đánh giá trên có thể giíp các nhà quản lí tài chính cải thiện
phần nào cách sử dụng hàng tồn kho để đạt được mức doanh thu tối đa.
3. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 / Doanh thu
ABT AGF
Năm 2005 44.5537 Năm 2005 42.290
Năm 2006 36.2114 Năm 2006 41.057
Năm 2007 88.447 Năm 2007 40.955
Chỉ số này cho biết số ngày mà 1 VNĐ hàng hóa bán ra được thu hồi. Tỷ số thấp
chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không găpk
phải các khoản nợ “khó đòi”. Ngược lại nếu tỷ số này cao doanh nghiệp cần phải
thực hiện phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.
Trong nhiều trường hợp dp công ty muốn chiếm lĩnh thị phần qua bán hàng trả
chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lí.
Công ty XNKTS An Giang chỉ số kỳ thu tiền bình quân trong 3 năm xấp xỉ
nhau đều ở mức khoảng 41 ngày. Điều này có nghĩa sau 41 ngày kể từ khi bán
hàng thì doanh nghiệp thu hồi được vốn. Chỉ số này thấp hơn mức trung bình
ngành, chứng tỏ khả năng thu hôid nợ của doanh nghiệp chưa tốt. Nguyên nhân
là do các khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Doanh
nghiệp cần phân tích nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân tồn đọng.
Công ty XNKTS Bến Tre , trong hai năm 2005 và 2006 chỉ số này cũng cao hơn
so với mức trung bình của ngành. Đặc biệt trong năm 2007 kỳ thu tiền bình quân
đã kéo dài tới hơn 88 ngày. Các khoản phải thu tăng lên gấp 5 lần so với năm
trước, cụ thể từ 33.316 (Triệu đồng) lên đến 105.573 (Triệu đồng) vượt trội hơn
so với mức tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần xem xét lại và phân tích chính
sách bán hàng đã phù hợp hay chưa nhằm khả năngắc phục tình trạng ứ đọng
vốn và tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân của hai doanh nghiệp nhìn chung còn khá cao so với mức
trung bình chung của ngành. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí tài chính có các
biện pháp để tăng khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải
thu và doanh thu bình quân ngaỳ. Doanh nghiệp cần tránh việc các khoản phải
thu quá lớn trong tổng TSNH, nghiên cứu và phân tích kỹ tình hình công ty để
đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn.
4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu/ Tài sản cố định
ABT AGF
Năm 2005 11.401 Năm 2005 8.227
Năm 2006 13.534 Năm 2006 6.365
Năm 2007 9.222 Năm 2007 3.852
Tỷ số này cho biết 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thủtong
một năm. Những tính toán trên đây cho thấy khả năng sử dụng hữu hiệu các
loại TSCĐ của Công ty XNKTS Bến Tre tốt hơn