Đề tài Phân tích chiến lược công ty gốm sứ Minh Long I – Bình Dương

Từhòn đất vô tri, qua bàn tay nhào nặn của các nghệnhân, những sản phẩm gốm sứ tiêu dùng đậm chất nghệthuật đã ra đời. Cũng nhưcác làng nghề điêu khắc, sơn mài, làng nghềgốm sứBình Dương không chỉlàm ra của cải, đóng góp vào giá trịsựtăng trưởng kinh tế, mà còn là sựthểhiện nét văn hóa, lịch sửtruyền thống của Bình Dương. 1. Ðặt vấn đề: Bình Dương - một địa phương có nguồn khoáng sản đất sét, caolin rất phong phú cho nghềgốm sứ. Gần 200 năm hình thành và phát triển, nghềgốm sứtại Bình Dương vẫn giữcho mình những nét truyền thống mộc mạc, nhã nhặn nhưng không kém phần sắc sảo dù đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi của nền kinh tếthịtrường, cùng với nỗi lo cho nghềsản xuất sơn mài, điêu khắc gỗmỹthuật, nghềsản xuất gốm sứtruyền thống bịmai một, Bình Dương đã có những chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các cơsởgốm sứdựa trên những lợi thếvề nguyên liệu. Từ đó, việc đưa ra những chiến lược phát triển là một hoạt động hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và nhóm chúng tôi đã chọn đềtài “Quản trịchiến lược tại Công ty TNHH gốm sứMinh Long I.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Quá trình nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tốtác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH gốm sứMinh Long I. Trên nền tảng đó, hoạch định các chiến lược phát triển cho sản phẩm của Công ty Minh Long I trong những năm tới. 3. Nội dung nghiên cứu chủyếu - Thực trạng phát triển các sản phẩm của Công ty Minh Long I. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển của Công ty. - Chiến lược phát triển của Công ty Minh Long I những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu dựa vào mô hình phân tích ma trận SWOT, nguồn dữliệu chủyếu từkhảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Minh Long I. Nội dung nhằm thu thập thông tin về: Năng lực sản xuất, trình độnguồn nhân lực, những thuận lợi và khó khăn vềthịtrường, nhận thức của chủdoanh nghiệp vềtình trạng ô nhiễm môi trường và sựkhan hiếm nguồn nguyên liệu, đặc biệt là về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Doanh nghiệp. Các thông tin này giúp đánh giá cơbản tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Trên cơsở đó, một tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển của Công ty đã được xác định. Các yếu tố được đánh giá cao sẽ được đưa vào phân tích trong ma trận SWOT. Trên nền tảng những kết luận rút ra từma trận, các chiến lược phát triển Công ty sẽ được đềxuất.

pdf21 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược công ty gốm sứ Minh Long I – Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY GỐM SỨ MINH LONG I – BÌNH DƯƠNG TẬP THỂ NHÓM 5 _LỚP MBA2 BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TNHH GỐM SỨ CAO CẤP MINH LONG I Từ hòn đất vô tri, qua bàn tay nhào nặn của các nghệ nhân, những sản phẩm gốm sứ tiêu dùng đậm chất nghệ thuật đã ra đời... Cũng như các làng nghề điêu khắc, sơn mài, làng nghề gốm sứ Bình Dương không chỉ làm ra của cải, đóng góp vào giá trị sự tăng trưởng kinh tế, mà còn là sự thể hiện nét văn hóa, lịch sử truyền thống của Bình Dương. 1. Ðặt vấn đề : Bình Dương - một địa phương có nguồn khoáng sản đất sét, caolin rất phong phú cho nghề gốm sứ. Gần 200 năm hình thành và phát triển, nghề gốm sứ tại Bình Dương vẫn giữ cho mình những nét truyền thống mộc mạc, nhã nhặn nhưng không kém phần sắc sảo dù đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi của nền kinh tế thị trường, cùng với nỗi lo cho nghề sản xuất sơn mài, điêu khắc gỗ mỹ thuật, nghề sản xuất gốm sứ truyền thống bị mai một, Bình Dương đã có những chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các cơ sở gốm sứ dựa trên những lợi thế về nguyên liệu. Từ đó, việc đưa ra những chiến lược phát triển là một hoạt động hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Quản trị chiến lược tại Công ty TNHH gốm sứ Minh Long I.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Quá trình nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH gốm sứ Minh Long I. Trên nền tảng đó, hoạch định các chiến lược phát triển cho sản phẩm của Công ty Minh Long I trong những năm tới. 3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu ¾ Thực trạng phát triển các sản phẩm của Công ty Minh Long I. ¾ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. ¾ Chiến lược phát triển của Công ty Minh Long I những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu dựa vào mô hình phân tích ma trận SWOT, nguồn dữ liệu chủ yếu từ khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Minh Long I. Nội dung nhằm thu thập thông tin về: Năng lực sản xuất, trình độ nguồn nhân lực, những thuận lợi và khó khăn về thị trường, nhận thức của chủ doanh nghiệp về tình trạng ô nhiễm môi trường và sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, đặc biệt là về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Doanh nghiệp. Các thông tin này giúp đánh giá cơ bản tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Trên cơ sở đó, một tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty đã được xác định. Các yếu tố được đánh giá cao sẽ được đưa vào phân tích trong ma trận SWOT. Trên nền tảng những kết luận rút ra từ ma trận, các chiến lược phát triển Công ty sẽ được đề xuất. Chương 2 (chương 1 là cơ sở lý luận, để mình làm khi hoàn tất nộp cho thầy): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH LONG I I – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH GỐM SỨ MINH LONG I 1. Lịch sử Minh Long I: Từ Sài Gòn lên Bình Dương, người đi có hai ấn tượng: con đường rộng rãi, trật tự, khoáng đạt hơn, bỏ lại phía sau những nút giao thông lập thể khá rối loạn. Những hứa hẹn những khu công nghiệp lớn với các cuộc đình công của công nhân đã được nghe tới nhiều hơn. Chính vì thế, ấn tượng mới lạ thứ hai là những dãy chum vại đồ sành sứ chất đống bên đường. Xứ sở của yên tĩnh, tỉ mỉ nghề thủ công mỹ nghệ. Người đi nhiều đã từng đến Bát Tràng ở phía Bắc thì nhớ lại các ngõ phố lọ lem than đất, các bức tường biến thành “sân phơi dọc thẳng đứng” vì bám chi chít các miếng than tròn không đủ sân phơi. Vì vậy, khi dừng chân tại trụ sở của Gốm sứ Minh Long I hay sau khi đi qua tòa nhà khổng lồ “show room” gốm sứ của Minh Long I trong tòa nhà “Minh Sáng Plaza” - chưa hề thấy ở đâu nhiều đồ gốm sang trọng, tinh xảo đến thế - để đến các xưởng sản xuất sạch sẽ, yên tĩnh – sẽ là ấn tượng ngạc nhiên thứ ba. Cứ tưởng nơi làm gốm sứ thì phải bộn bề nhem nhọ, nhưng ở đây, máy móc sản xuất có nhiều cái giá cả triệu đô. - Công ty Minh Long thành lập vào năm 1970. Minh Long là cái tên được ghép từ tên của hai người bạn Lý Ngọc Minh và Dương Văn Long khi cả hai đều mới 18-20 tuổi. - Năm 1980 do chí hướng của hai ông chủ trẻ khác nhau nên Minh Long được tách ra nhưng vẫn lấy tên Minh Long để đặt tên cho cơ sở mới bởi tình cảm trân trọng nhau. Minh Long I của Lý Ngọc Minh tiếp tục theo đuổi nghề gốm sứ mỹ nghệ, còn Minh Long II của người bạn Dương Văn Long đi vào sáng tạo những sản phẩm sứ cách điện phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. - Năm 1970 được lấy là năm đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Minh Long I. - Sản phẩm Minh Long I với đầy đủ các tiêu chí: chất lượng tốt và ổn định, tính thẩm mỹ cao mang nhiều ý nghĩa, đậm tính truyền thống nhân văn và thấm đượm bản sắc dân tộc Việt Nam đã có mặt ở Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Ngày nay, thương hiệu Minh Long I được khẳng định bằng bộ sưu tập hơn 15,000 chủng loại. Người tiêu dùng biết đến Minh Long I không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam khi sản phẩm Minh Long I có mặt khắp nơi trên thế giới và mang nhiều bước đột phá mà chưa có hãng nào sánh kịp. Với dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại mang tầm cỡ quốc tế, sản phẩm gốm sứ Minh Long I có chất lượng rất cao và ổn định. Không những vậy, sản phẩm vừa hiện đại vừa mang đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam và đã được người tiêu dùng biết đến và đón nhận một cách nồng nhiệt ở thị trường trong nước và ngoài nước. Công ty đã liên tiếp đạt hơn 20 huy chương vàng và giải thưởng WIPO của Sở Hữu Trí Tuệ (Liên Hiệp Quốc). Không chỉ dừng ở đó mà ông Lý Ngọc Minh (TGĐ Công ty) còn đạt được nhiều danh hiệu cao quý khác như là bằng khen của Thủ Tướng và huân chương Anh hùng lao động do Chủ tịch nước ban tặng. ‰ Các sản phẩm của Minh Long I: Nổi bật nhất trong số những hiện vật trao tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là số hiện vật đóng góp cho những hoạt động của xã hội và đã trở thành Di sản văn hoá như: - Bộ đồ trà: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị ASEM5. - Cúp APEC: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị APEC Việt Nam 2006. - Ảnh chụp Cúp Rồng Việt vì người nghèo có chữ ký của đồng chí Phạm Thế Duyệt. Ngoài ra còn có một số sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao và mang tính truyền thống như: Bộ trà chim Hạc; Bộ trà Hồng Hạc trắng; Bộ sắc tộc: 54 dân tộc của Việt Nam; Bộ Phúc - Lộc – Thọ; Bộ Tây Du Ký... ‰ Các danh hiệu đã đạt được: - Huân chương Anh Hùng lao động thời kỳ đổi mới - Huân chương lao động hạng 2 - Huân chương lao động hạng 3 (cá nhân và công ty) - ISO 9001: 2000 - Đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1999 đến nay. - Top 30 thương hiệu quốc gia - Và nhiều bằng khen do Sở, Ban, Ngành trao tặng … 2. Năng lực của Minh Long I: - Nằm trong khu công nghiệp Bình Dương (gần thành phố Hồ Chí Minh), nhà máy Minh Long I hiện nay có diện tích hoạt động trên 120.000m2. - Hiện nay, Minh Long I đã trở thành một doanh nghiệp có số vốn đầu tư trên 50 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động (năm 2009 tổng số CB-CNV của công ty lên đến khoảng 1.800 người), tốc độ tăng trưởng đầu tư của công ty cũng đạt ở mức trên 5 triệu USD/năm. Sản phẩm mang thương hiệu gốm sứ Minh Long I có trên 15.000 chủng loại, riêng hàng xuất khẩu có tới 3.000 mẫu mã khác nhau. Chất lượng của sản phẩm đã được chứng minh khi liên tục nhiều năm liền gốm sứ Minh Long I được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lương cao”. - Thành công của gốm sứ Minh Long I là nhờ biết cách nâng tầm chính mình. Với chiến lược tập trung cho công nghệ và thiết kế. - Trong khi, hầu hết cơ sở sản xuất gốm sứ trong nước còn sử dụng công nghệ lạc hậu, thì công ty đã đầu tư hàng triệu USD để nhập lò nung của châu Âu, thuê kỹ sư nước ngoài lắp ráp cùng với những bí quyết sáng tạo riêng như thêm bớt các chi tiết của lò nung để có thể điều chỉnh ngọn lửa phù hợp với màu men độc đáo, tạo sự mịn màng chiều sâu cho màu men mà ngay chính các hãng gốm sứ nổi tiếng thế giới từ châu Âu, Nhật Bản đều chưa làm được. - Ở Minh Long I, mọi sản phẩm vừa ra khỏi dây chuyền sản xuất đều được kiểm tra bởi hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, và chỉ sau khi đáp ứng yêu cầu qui định, sản phẩm mới được chuyển đến khách hàng. Bằng cách này, Công ty bảo đảm với khách hàng sẽ không có sản phẩm bị khuyết tật, và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng. Từ năm 2000, nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, công ty đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của châu Âu như: Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của doanh nghiệp mà Công ty TNHH gốm sứ cao cấp Minh Long I không gặp phải những vấp váp về kiện tụng thương hiệu khi thâm nhập thị trường quốc tế, cho dù sản phẩm của công ty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty TNHH Gốm Sứ Minh Long I. 3.1. Yếu tố tổ chức - quản trị - nhân sự: Æ Giá trị cốt lõi của Minh Long I: * Là tạo nên những sản phẩm gốm sứ vừa có kỹ thuật cao, vừa mang tính nghệ thuật, đủ sức cạnh tranh. Ngoài ra, còn lại không thể thiếu là được gói gọn trong hai từ "uy tín". Khách hàng đến với Minh Long không gì khác ngoài niềm tin, niềm tin về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. ™ Tổng Giám Đốc: Đứng đầu công ty, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện cho công ty ký kết các hợp động kinh tế, chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, đời sống xí nghiệp trước công ty, tập thể nhân viên. ™ Lãnh đạo: Ban giám đốc phân công nhiệm vụ đúng với trình độ chuyên môn và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau. Công ty có quy định rõ ràng về quyền hạn, nghĩa vụ của nhân viên và được nhân viên chấp hành tốt. ™ Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Gốm Sứ cao cấp Minh Long I Ê Nhân sự: “Từ một xưởng nhỏ với vài ba người làm việc, hiện nay Công ty đã có hơn 2000 công nhân và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là : Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc, Nhật Bản,… Tổng sản lượng của công ty khoảng 70% là xuất khẩu nhưng đồng thời công ty cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường và gia tăng thị phần trong nước.” Công ty cũng đầu tư nhiều tỉ đồng, thu hút một số chuyên gia giỏi từng bước hình thành một cơ sở nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ mới. Minh Long còn mời 30 nghệ nhân tốt nghiệp tại các trường mỹ thuật cùng các chuyên gia nước ngoài như Pháp, Mỹ, Trung Quốc huấn luyện bút pháp, biết cách phối màu, dùng cọ một cách nhuần nhuyễn. Hiện nay toàn công ty có khoảng 300 cán bộ - nhân viên làm công tác quản lý tại Công ty. BẢNG THỐNG KÊ CÁN BỘ QUẢN LÝ Độ tuổi Số người (người) Tỷ lệ (%) 18 – 35 215 71.66 36 trở lên 85 28.34 Trình độ Số người (người) Tỷ lệ (%) Đại học – cao đẳng 190 63 Trung cấp 80 27 Phổ thông 30 10 Nguồn: Phòng tổng hợp Đồng thời do đặc thù ngành sản xuất của công ty là chuyên về sản xuất gốm sứ nên cần nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là lao động trẻ nhưng có tay nghề, bình quân thu nhập đầu người 1 năm là 30 triệu đồng/người. Minh Long I là đơn vị luôn thực hiện nghiêm túc những quy định của Nhà nước về các chế độ, chính sách đối với người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động... 3.2. Yếu tố marketing: PHOØNG QUAÛN LYÙ CHAÁT LÖÔÏNG PHOØNG THÍ NGHIEÄM PHÒNG QUẢN LÝ CHI NHÁNH PHOØNG GIAO DÒCH PHOØNG TOÅNG HÔÏP P.TGÑ KINH DOANH P.TGÑ KYÕ THUAÄT P.TGÑ SAÛN XUAÁT TỔNG GĐ QUAÛN ÑOÁC PHAÂN XÖÔÛNG BOÄ PHAÄN HAØNH CHÍNH NHAÂN SÖÏ BOÄ PHAÄN XUAÁT NHAÄP KHAÅU BOÄ PHAÄN KINH DOANH BOÄ PHAÄN TAØI CHÍNH KEÁ TOAÙN Î Chiến lược sản phẩm (Product): Đến nay, sản phẩm của gốm sứ Minh Long đã có trên 15.000 chủng loại. Chất lượng của sản phẩm đã được chứng minh khi liên tục nhiều năm liền gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lương cao” và hàng loạt huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Mỗi năm Minh Long I đã gửi khắp thế giới các “câu chuyện gốm sứ” chứa trong sản phẩm của mình làm từ 3.000 – 5.000 tấn vật liệu. Riêng hàng xuất khẩu đã có tới 3.000 mẫu mã khác nhau. Trên mỗi sản phẩm của gốm sứ Gốm sứ Minh Long I đều có in hình và tên công ty trên sản phẩm. Î Chiến lược giá (Price): Phải đương đầu với lạm phát, “Lúc khó khăn bão tố không ai căng buồm ra khơi”. Với triết lý như vậy dù xuất khẩu là chính nhưng Minh Long đã xây dựng cho mình một chiến lược nên không bị ảnh hưởng nhiều. Hàng vẫn ổn, tăng doanh số mặc dù giá nhiên liệu tăng, lương công nhân tăng. Nhưng Công ty không tăng giá sản phẩm, chỉ điều chỉnh sản phẩm. Thêm vào đó, Công ty TNHH Gốm sứ Minh Long I đã mua trước một số mỏ khai thác cung cấp nguyên liệu sét, cao lanh để giảm chi phí đầu vào khi phải thông qua trung gian hay thông qua nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Như vậy, giá các yếu tố đầu vào sẽ giảm, giúp sản phẩm của Công ty Minh Long I có sự cạnh tranh về giá so với các công ty sản xuất cùng loại sản phẩm trong nước. Ngoài ra, Công ty Gốm sứ Minh Long I còn một ưu thế cạnh tranh về giá hơn các công ty nước ngoài khác đang cạnh tranh tại thị trường EU là các công ty của Việt Nam được hưởng MFN và GSP của EU từ đó thuế đánh vào sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm thuế, vì vậy đã phần nào nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty Minh Long I. Î Chiến lược phân phối (Place): Bối cảnh kinh tế hiện nay đã chỉ ra việc tập trung cho thị trường nội địa là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục khó khăn và phát triển, đặc biệt khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ý thức được vai trò quan trọng của thị trường trong nước bên cạnh thị trường xuất khẩu, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là hàng nội địa phải đảm bảo chất lượng cao mà giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của đa số người dân, đây là một trong những tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng trong nước nhiều hơn. Để thực hiện kế hoạch doanh thu nội địa đạt 60% Công ty TNHH Gốm sứ Cao cấp Minh Long I thực hiện việc mở các văn phòng đại diện ở Hà Nội, Thành Phố HCM…, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty qua các cuộc triễn lãm, các Festival thương hiệu,… Trong giai đoạn từ 2005-2007, để chủ động hội nhập, công ty đã đầu tư trên 300 tỷ đồng, thực hiện các dự án mới nhằm gia tăng thị phần gốm sứ xuất khẩu trong xu thế đất nước bước vào WTO. Một trong những dự án chiến lược của Công ty là Trung tâm Thương mại Minh Sáng Plaza, nơi trưng bày và quảng bá các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất của Minh Long I đến với khách hàng trong và ngoài nước. Hiện Minh Long I vẫn tiếp tục hướng tới những thị trường khó tính với chiến lược đẳng cấp hàng hiệu. Còn riêng ông Ngọc Minh (TGĐ Công ty) vẫn tin rằng khi đời sống người dân khá lên, sản phẩm Minh Long I sẽ gần gũi hơn với người tiêu dùng nội địa vì giá thành sẽ phản ánh đúng chất lượng sản phẩm. Song song với thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu của Minh Long I không ngừng phát triển, mở rộng, ở châu Âu có Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, thị trường Mỹ, châu Á có Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Malaysia, Singapore... Î Chiến lược tiếp thị (Promotion): Công ty luôn tham gia các hội chợ và triễn lãm thuơng mại quốc tế tại nhiều nước để quảng bá thương hiệu và tìm kiếm đối tác. Đây là cách tiếp thị có hiệu quả và đem lại nhiều khách hàng mới về tiềm năng qua đó giúp thị trường công ty được mở rộng. Minh Long vừa tham gia giới thiệu sản phẩm của mình qua các cuộc triễn lãm, các Festival thương hiệu, Festival Gốm sứ Việt Nam- Bình Dương 2010 (tháng 9/2010 - là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Nam hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội). Chức năng của Marketing là giúp phát triển một tổ hợp trọn gói không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà còn giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3. Yếu tố tài chính kế toán: Bảng Chỉ số tài chánh qua các năm Khoản mục ÑVT 2007 2008 2009 1. Boá trí cô caáu taøi saûn vaø cô caáu nguoàn voán 1.1. Boá trí cô caáu taøi saûn - Taøi saûn coá ñònh/ Toång taøi saûn % 49,86 39,97 42,73 - Taøi saûn löu ñoäng/ Toång taøi saûn % 50,14 60,03 57,27 1.2. Boá trí cô caáu nguoàn voán - Nôï phaûi traû/Toång nguoàn voán % 36,48 40,76 38,08 - Nguoàn voán chuû sôû höõu/Toång nguoàn voán % 63,52 59,24 61,92 2. Khaû naêng thanh toaùn - Tyû suaát töï taøi trôï % 63,52 59,24 61,92 - Tyû suaát thanh toaùn ngaén haïn Laàn 2,29 1,76 1,59 - Tyû suaát thanh toaùn baèng tieàn % 6,01 1,63 0,498 - Tyû suaát thanh toaùn ngay % 0,138 2,86 0,787 3. Tyû suaát lôïi nhuaän 3.1. Tyû suaát lôïi nhuaän/Doanh thu - Tyû suaát lôïi nhuaän tröôùc thueá/Doanh thu % 3,17 4,19 4,83 - Tyû suaát lôïi nhuaän sau thueá/Doanh thu % 2,61 3,17 3,80 3.2. Tyû suaát lôïi nhuaän/Toång taøi saûn - Tyû suaát lôïi nhuaän tröôùc thueá/Toång taøi saûn % 1,65 1,62 1,93 - Tyû suaát lôïi nhuaän sau thueá/Toång taøi saûn % 1,35 1,23 1,52 3.3. Tyû suaát lôïi nhuaän sau thueá/ Voán chuû sôû höõu % 2,14 2,07 2,46 Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty Toàn bộ các chỉ số tài chính của Công Ty TNHH Gốm sứ Minh Long I từ năm 2007 Æ 2009 đều tăng, từ tổng nguồn vốn, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế... Nhìn chung, nếu thấy các tỷ số tài chính như trên thì có thể dễ dàng khẳng định Công ty kinh doanh ngày càng sinh lợi. 3.4. Yếu tố sản xuất – tác nghiệp: Về tổ chức sản xuất, công ty đầu tư áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000 vào sản xuất, được cấp Chứng chỉ ISO 9001: 2000 vào năm 2002 và trở thành công ty chuyên SX-KD gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và gia dụng cao cấp đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ này. Đây là một trong những “giấy thông hành” trong tiến trình đưa những sản phẩm của thương hiệu Minh Long I ra thị trường thế giới. Quy trình sản xuất sản phẩm (Nguồn: Phòng tổng hợp) Ê Máy móc thiết bị: Công nghệ chiếm phần quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm bởi nếu như chúng ta có công nghệ tốt thì chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và sản xuất theo dây chuyền hàng loạt, tạo ra những sản phẩm có độ đồng nhất cao. Sự đầu tư “mạnh mẽ” vào trang thiết bị, máy móc hiện đại và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để sản xuất đã cho kết quả tương xứng. Và điều này đã thực hiện tại Công ty Minh Long I. Công ty đã ứng dụng thành công công nghệ Nano trong sản xuất sản phẩm, làm cho bề mặt sản phẩm trở nên láng, mịn, dễ rửa, không bám dầu mỡ, không cần sử dụng nhiều đến chất tẩy rửa, góp phần tiết kiệm chi phí, sản phẩm chế tạo bằng công nghệ Nano có các đặc tính siêu việt như nhỏ hơn, nhanh hơn, bền hơn hoặc thêm nhiều đặc tính hoàn toàn mới so với các thiết bị được chế tạo trên nền tảng công nghệ hiện nay. Cụ thể là công ty đã dành hơn 397 tỷ đồng để nhập máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như hệ thống máy đùn đất, hệ thống phun men, máy rót áp lực, máy lau sản phẩm có rô- bốt... Trong 10 năm (1996-2006) công ty đã chế tạo thành công khuôn đúc bằng thủy lực cho máy dập ép thủy lực cao; nghiên cứu chế tạo và ứng dụng hệ thống sấy liên hoàn theo công nghệ Hoa Kỳ; về lò nung đã nghiên cứu chế tạo thành công 2 lò gas con thoi 4m3, có chất lượng như các lò gas của Đài Loan nhưng có nhiều cải tiến hơn và giá thành chỉ bằng 30%; thiết kế máy tinh luyện đất qua các giai đoạn, máy chép hình tự động hóa; chế tạo máy phối men - màu tự động điều khiển qua máy vi tính...; năm 2005 sản xuất sản phẩm phù điêu làm bằng máy - đây được xem là bước đột phá cho loại sản phẩm mỹ thuật được sản
Tài liệu liên quan