• Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò vấp và sát nhập 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
• Sau nhiều năm hoạt động, Sacombank vươn lên một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, với mạng lưới hoạt động hơn 274 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia. 10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
• Sacombank đang hướng tới mô hình tập đoàn với nhiều công ty con:
+ Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA).
+ Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR).
+ Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL).
+ Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS).
+ Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ).
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích cố phiếu Sacombank - STB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CỐ PHIẾU SACOMBANK - STB
Tác Giả : Huỳnh Minh Hòa
Tp HCM, Ngày 30 Tháng 10 Năm 2009
Hội Sở : 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: 84-(8) 3932 04 20 Fax 84-(8) 3932 04 24
Email: sacombank@vnn.vn
Website:
I . Tổng Quan :
Lịch sử hình thành :
Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò vấp và sát nhập 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Sau nhiều năm hoạt động, Sacombank vươn lên một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, với mạng lưới hoạt động hơn 274 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia. 10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.
Sacombank đang hướng tới mô hình tập đoàn với nhiều công ty con:
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA).
Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR).
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL).
Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS).
Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ).
Thành viên hợp tác chiến lược :
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI).
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal).
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex).
Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP).
Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM).
Ngân hàng liên doanh và liên kết với Dragon Capital thành lập công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt NamVietFund Management. Ngoài ra ngân hàng có 03 đối tác chiến lược nước ngoài là International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, chiếm 7,66% vốn cổ phần; Dragon Financial Holdings Capital thuộc Anh Quốc, chiếm 8,77% vốn cổ phần; tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), chiếm 9,87% vốn cổ phần.
Tổ chức tư vấn: công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Kiểm toán độc lập: công ty TNHH PricewaterHouse Coopers (2005).
Ngành nghề kinh doanh :
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.
Cơ cấu vốn :
Nhóm ngành: Tài chính - Ngân hàng
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG
VỐN SỞ HỮU (VND)
TỶ LỆ %/VĐL
SỐ LƯỢNG CỔ ĐÔNG
Pháp nhân
Trong nước:
727.288.320.000
14,22
337
Nước ngoài:
1.533.703.660.000
29,98
31
Thể nhân
Trong nước:
2.850.762.150.000
55,72
69,514
Nước ngoài:
4.076.710.000
0,08
149
Tổng
5.115.830.840.000
100,00
70.031
Vốn điều lệ ban đầu : 3 tỷ đồng
Vốn điều lệ hiện nay: 5,115,830,840,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 511,583,084 cp
KL CP đang lưu hành: 665,058,009 cp
Cơ cấu sơ hữu :
Tổng số cổ đông: 70.031International Finance Corporation: 5,25% Dragon Financial Holdings: 8,73%
Ngân hàng ANZ: 10,00%
(cập nhật tháng 01/2009)
Thông tin niêm yết :
Ngày niêm yết : 27/08/2008
Nơi niêm yết : HOSE
Mã chứng khoán niêm yết : STB
Mệnh giá : 10.000
Giá chào sàn : 78.000
KL đang niêm yết : 511.583.084
Tổng giá trị niêm yết : 5.115.830.840.000
II. Tình hình hoạt động kinh doanh :
Kết quả kinh doanh trong các năm 2005-2008 : (Đvt : 1000 đ )
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
1,223,917,000
2,079,044,000
4,772,913,000
8,588,542,000
Tổng chi phí
911,110,000
1,467,715,000
3,190,941,000
7,478,615,000
Tổng lợi nhuận trước thuế
312,807,000
611,328,000
1,581,971,000
1,109,927,000
Lợi nhuận sau thuế
238,424,000
470,128,000
1,397,897,000
954,753,000
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh :
Tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong bối cảnh chung đó Sacombank không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do đó, năm 2008, Sacombank đã chọn lựa an toàn hoạt động làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu và điều hành kinh doanh linh hoạt, tận dụng thời cơ của thị trường để tạo ra hiệu quả cho Ngân hàng nhằm củng cố nội lực, chuẩn bị nền móng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
Tóm tắt tình hình tài chính công ty năm 2005-2008 :
(Đvt : 1000,000 đ )
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TÀI SẢN
I. Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quý, đá quý
1.370.108
2.827.452
3.335.063
8.458.614
II. Tiền gửi tại NHNN
408.685
993.590
3.878.785
3.224.539
III. Tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá ngắn hạn đủ tiêu chuẩn khác
162.307
145.718
IV. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác
1.284.904
1.873.811
4.656.456
7.047.583
V. Chứng khoán kinh doanh
96.602
263.631
4.142.069
370.105
VI. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
4.911
6.928
VII. Cho vay khách hàng
8.379.335
14.312.895
35.200.574
34.757.119
VIII. Chứng khoán đầu tư
1.514.919
2.065.024
9.173.801
8.969.574
IX. Góp vốn đầu tư dài hạn
316.988
780.577
1.495.608
1.254.261
X. Tài sản cố định
621.522
958.805
1.019.813
1.696.288
XI. Tài sản có khác
298.968
554.680
1.665.795
2.653.558
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
14.454.338
24.776.183
64.572.875
68.438.569
NGUỒN VỐN
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN
170.370
107.000
750.177
52.161
II. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
502.400
815.473
4.508.977
4.488.354
III. Tiền gửi khách hàng
10.467.158
17.511.580
44.231.944
46.128.820
IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
163.630
V. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư mà ngân hàng chịu rủi ro
374.668
1.003.293
1.014.462
VI. Phát hành giấy tờ có giá
956.546
2.529.299
5.197.380
7.659.063
VII. Các khoản nợ khác
306.554
567.817
1.531.445
1.337.085
VIII. Vốn và các quỹ
1.887.680
2.870.346
7.349.659
7.758.624
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
14.454.338
24.776.183
64.572.875
68.438.569
Nhận xét :
Nhìn chung trong thời gian qua, tổng tài sản tăng lên không ngừng do việc thu hút tiền gởi khách hàng, phát hành các giấy tờ có giá.
Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 :
1. Vốn điều lệ đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2008.
2. Tổng tài sản đạt khoảng 95.500 tỷ đồng, tăng hơn 41% so với cuối năm 2008.
3. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng khoảng 42% so với cuối năm 2008.
4. Tổng dư nợ cho vay đạt không dưới 50.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cuối năm 2008.
5. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2008.
6. Các chỉ tiêu tài chính:
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) : 10% -12%
- Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định : < 50%
- Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần tối đa : < 40%
- Tỷ lệ cho vay/Tổng huy động : 60% - 70%
- Tỷ lệ sinh lời/Tổng tài sản bình quân : 1,5% - 2%
- Tỷ lệ sinh lời/Vốn điều lệ bình quân : 20% - 23%
- Tỷ lệ nợ quá hạn : <2,5%
Kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm 2009 : (Đvt : 1000 đ )
Chỉ tiêu
Quý 1-2009
Quý 2-2009
Quý 3-2009
Kế hoạch năm 2009
Tổng doanh thu
1,860,919,000
2,007,401,000
2,274,685,000
Tổng Chi phí
1,468,909,000
1,525,322,000
1,751,545,000
Tổng lợi nhuận trước thuế
392,010,000
620,394,000
523,140,000
1,600,000,000
Lợi nhuận sau thuế
297,397,000
482,079,000
409,061,000
1,200,000,000
Nhận xét :
Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý III năm 2009 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank tổng doanh thu là 2,274.685 tỷ đồng tăng 6,3% so với quý II năm 2009.
Lợi nhuận trước thuế quý III đạt 523.140 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 409.061 tỷ đồng, so với quý II năm 2009 cả hai mức lợi nhuận này đều giảm lần lượt là 15,6% và 15%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm tổng doanh thu của ngân hàng này đạt 6,264.474 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1,535.544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1,188.537 tỷ đồng.
Như vậy, so với kế hoạch được đề ra tại ĐHCĐ hồi đầu năm thì lợi nhuận trước thuế 9 tháng của STB đã hoàn thành 96% kế hoạch năm 2009 (1.600 tỷ đồng).
Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của Sacombank đạt 98,242.5596 tỷ đồng, tăng 43,5% so với cuối năm 2008 (68,438.5 tỷ đồng).
Về cơ cấu nguồn vốn, tổng huy động vốn đạt hơn 64,529 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt gần 5,883 tỷ đồng, thặng dư vốn đạt 1,376.9 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối là hơn 1,290 tỷ đồng.
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của kỳ này được tính dựa trên số liệu của 4 quý gần nhất (tức từ ngày 1/10/2008 đến 30/9/2009) là 2.798 đồng/cổ phiếu, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
Định hướng phát triển của công ty :
Trong những năm 2009-2010, Sacombank chủ trương tiếp tục giữ vững quan điểm : An toàn là mục tiêu hàng đầu, đồng thời coi trọng mục tiêu hiệu quả, ổn định và tăng trưởng bền vững.
Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc danh mục tài sản và cơ cấu tài chính, hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro.
Trước mắt từ nay đến năm 2010, Sacombank sẽ thực hiện theo nghị quyết là tăng vốn điều lệ thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, bình quân tăng vốn điều lệ của Sacombank là 30%.
Định hướng của Sacombank là mở ngân hàng tại các nước lận cận vì nhu cầu giao thương rất lớn giữa biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Trung Quốc. Dự kiến năm 2011 Sacombank sẽ thành lập ngân hàng con tại Campuchia, Lào.
Đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dài là: “Xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa năng và chuyển dần hoạt động đầu tư sang các Công ty trực thuộc nhằm chuyên nghiệp hóa kinh doanh và phát huy sức mạnh của Tập đoàn Tài chính Sacombank”.
III. Phân tích các chỉ số tài chính :
Chỉ Tiêu
Nội Dung
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TTM
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản- ROA
LN ròng / Tổng TSBQ
1,9%
2,2%
1,4%
1,7%
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu- ROE
LN ròng / Vốn chủ sở hữu BQ
16,4%
27,4%
12,6%
16,0%
LNST / Tổng Thu Nhập
42,2%
57,3%
38,9%
17,3%
Tỷ lệ thu nhập từ lãi
3,6%
4,1%
3,8%
Chỉ tiêu trên cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phần thường- EPS
(LN ròng – CTUD) / CP lưu hành BQ
2,634.4
4,195.6
1,996.4
2,406.7
Tỷ số giá trị thị trường so với lợi tức trên 1CP – P/E
Giá thị trường 1CP /EPS
27,3
15,6
9,2
13,7
Giá trị sổ sách/1CP- BV
11,650.2
13,745.5
13,241.8
14,050.0
Tỷ số giá thị trường so với giá trị sổ sách 1CP- P/B
Giá thị trường 1CP/BV
6,2
4,8
1,4
2,3
Chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng doanh thu
69,9%
129,6%
79,9%
79,0%
Tăng trưởng lợi nhuận
97,2%
197,3%
-31,7%
53,9%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ
70,8%
145,9%
-1,3%
Tốc độ tăng trưởng huy động
73,3%
160,9%
6,7%
45,6%
Tốc độ tăng trưởng tài sản
71,4%
160,6%
6%
45,6%
Khả năng an toàn vốn
Tổng huy động (triệu đồng)
20,963,352
54,688,478
58,328,398
VCSH/ tổng huy động
13,7%
13,4%
13,3%
Tỷ số đòn bẩy tài chính
Tổng vốn/ vốn cổ phần thường
8,6
8,8
8,8
Chất lượng tài sản
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
80,9%
80,0%
70,2%
Tổng cho vay/ tổng huy động
68,3%
64,4%
59,6%
Hệ số rủi ro tín dụng
57,8%
54,5%
50,8%
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
0,6%
0,5%
0,99%
1,2%
Năng lực quản trị
Chi phí/ tài sản
5,9%
4,9%
10,9%
Chi phí/ thu nhập
70,6%
66,9%
87,1%
TTM : 4 quý gần nhất ( gần nhất quý 3- 2009)
IV. Những khó khăn và thuận lợi trong hiện tại :
Khó khăn :
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, mặc dù các biện pháp kích thích kinh tế đang được thực hiện đã mang lại những kết quả ban đầu nhưng rủi ro về vĩ mô cũng như rủi ro từ chính sách tiền tệ là những trở ngại lớn cho đà tăng trưởng của ngành ngân hàng trong thời gian cuối năm. Một số nguồn thu chính của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể:
Về nguồn thu từ lãi, nguồn thu chủ đạo, chiếm khoảng 60% thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng do tăng trưởng tín dụng chậm lại và lợi nhuận lãi biên bị co hẹp.
Tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm đã đạt 28%, rất gần với mục tiêu 30% mà NHNN đã đặt ra để kiểm soát lạm phát vì vậy tăng trưởng tín dụng trong quý 4 sẽ ở mức thấp, chỉ ở khoảng 2%-4%.
Tăng trưởng huy động và M2 của 9 tháng đầu năm là 22,4% và 21,7% thấp hơn hẳn so với tăng trưởng tín dụng và vì vậy áp lực lên lãi suất huy động sẽ vẫn cao. Trong thời gian qua lãi suất các kỳ hạn ngắn từ 1 đến 6 tháng đã tăng rất nhiều lần, lãi suất kỳ hạn 1 tháng hiện tại là là 8,69%/năm, 3 tháng là 9%/năm, 6 tháng là 9,3%/năm và 12 tháng 9,5-9,7%/năm. Riêng với các kỳ hạn 2-3 năm là trên 10%/năm.
Lãi suất huy động đã tăng liên tục kể từ cuối tháng 5. Đến đầu tháng 9, mặc dù Hiệp hội ngân hàng đã đạt được sự đồng thuận để dừng cuộc đua huy động lãi suất nhưng sau đó các NHTM vẫn phải tăng lãi suất để chuẩn bị nguồn vốn cho nhu cầu tín dụng cuối năm cũng như tạo sức hút tiền gửi trong bối cảnh TTCK và BĐS đang sôi động.
Trong 9 tháng đầu năm 2009 lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 10,5% (150% của lãi suất cơ bản) và khả năng tăng lãi suất trong năm 2009 là rất nhỏ. Hoạt động cho vay tiêu dùng, vốn được áp dụng lãi suất thỏa thuận (vượt 10,5%) lại đang bị NHNN kiểm soát chặt do có dấu hiệu nhiều khoản cho vay tiêu dùng thời gian đầu năm đã sử dụng sai mục đích để đầu từ vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như chứng khoán và bất động sản. Mặc dù các NHTM bằng nhiều cách vẫn có thể thu thêm các khoản phí để tận thu nhưng các khoản phí này không thể cao do quyết định cấm các khoản phí liên quan đến cho vay của NHNN vẫn còn hiệu lực.
Lãi suất cho vay bị khống chế trong khi lãi suất huy động tăng cao là nguyên nhân làm cho lợi nhuận lãi biên của ngân hàng giảm sút. Cộng hưởng với đà tăng trưởng tín dụng chậm lại trong quý 4, nguồn thu từ lãi của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Nguồn thu từ hoàn nhập dự phòng và kinh doanh vàng sẽ không còn cao như hồi đầu năm do đà tăng của TTCK đã chậm lại và giá vàng không còn biến động mạnh như trước:
TTCK trong quý 3 đã tăng 35%, thấp hơn quý 2 (48%), chưa kể mức tăng từ đáy lên đỉnh của quý 2 là 117% trong khi quý 3 này chỉ là 41%, nên các khoản hoàn nhập dự phòng trong quý 3 sẽ giảm đáng kể và sẽ còn thấp hơn trong quý 4.
Nguồn thu từ vàng dự báo sẽ giảm trong quý 3 do thị trường vàng trầm lắng trong hầu hết quý 3. Giá vàng chỉ có một đợt tăng trong đầu tháng 9 rồi sau đó giữ ổn định cho đến cuối tháng. Những ngày đầu tháng 10, giá vàng mới tăng mạnh lên hơn 1.050 USD/ounce. Với diễn biến giá vàng như vậy thì nguồn thu từ kinh doanh vàng trong quý 3 có thể sẽ không cao hơn quý 2.
Chi phí vào cuối năm sẽ tăng cao do vào cuối năm các NH sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ hơn thời gian đầu năm. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, tỷ lệ nợ xấu chắc chắn sẽ tăng và làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Ngoài ra chi phí tiền lương, khoản chi phí hoạt động lớn nhất của các ngân hàng cũng sẽ tăng mạnh trong quý cuối năm.
Thuận lợi :
Tuy nhiên, nếu nhìn vào một số yếu tố tích cực thì có thể thấy các ngân hàng vẫn có những nguồn thu ổn đỉnh, chưa kể vẫn có khả năng có nguồn thu đột biến trong thời gian cuối năm.
Lợi nhuận từ tự doanh chứng khoán của các ngân hàng trong quý 3 và quý 4 có thể được duy trì do xu hướng thị trường rõ ràng hơn trong nửa cuối quý 2 đã thúc đẩy việc giải ngân vào đầu tư cổ phiếu. Nguồn thu phí từ dịch vụ thanh toán, phí liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ cải thiện trong thời gian cuối năm do các hoạt động kinh tế và xuất nhập khẩu sôi động hơn nhờ đà hồi phục kinh tế trong nước và thế giới. Ngoài ra phí môi giới chứng khoán và giao dịch vàng cũng sẽ được duy trì ở mức tốt.
Những khoản đầu tư góp vốn hay bán dự án tài sản cố định có thể đem lại lợi nhuận đột biến cho ngân hàng. Hiện tại ngân hàng đều đang sở hữu một lượng lớn đầu tư tài chính vào cổ phiếu và bất động sản.
V. Tính hấp cổ phiếu STB :
Bước sang những tháng cuối năm, thị trường và tâm lý nhà đầu tư đã được tác động tích cực bởi những thông tin tốt về kinh tế vĩ mô, về sức khỏe thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới trong những ngày gần đây. Những thông tin gần đây về gói kích thích tăng trưởng kinh tế thứ 2 và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được giữ nguyên ở mức 30% chắc chắn cũng sẽ được thị trường đón nhận tích cực. Đối với các doanh nghiệp trong ngành tài chính việc giữ nguyên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% mang lại tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng, giúp các doanh nghiệp này có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn vay khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục.
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới thoái khỏi suy thoái sẽ khiến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khác tăng lên từ đó các mảng kinh doanh khác của công ty trong nhóm ngành tài chính là kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được hưởng lợi.
Tiếp đó, việc thị trường chứng khoán tăng trở lại giúp các doanh nghiệp trong ngành tài chính sẽ tiếp tục hoàn nhập các khoản dự phòng đầu tư tài chính trong những năm trước và đồng thời đây cũng là điều kiện để các doanh nghiệp này tăng vốn từ các khoản thặng dư có từ 2-3 năm trước đó.
Mặt khác với sự sôi động trở lại của nền kinh tế, các ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận từ các nghiệp vụ ngoài tín dụng (kinh doanh ngoại hối, sàn vàng, bảo lãnh...) và hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua các công ty con hoặc chính danh mục đầu tư của mình.
Như vậy, cổ phiếu nhóm tài chính được nhận định sẽ hưởng lợi khi kinh tế đang phục hồi mạnh và rõ nét, nhất là sau khi nhóm này đã có sự tích lũy trong thời gian qua
Dự báo cuối năm và khuyến nghị: Ngành ngân hàng vẫn được dự báo là một ngành có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Theo dự báo lợi nhuận của STB cuối năm khoảng 1.218 tỷ đồng tương đương với EPS khoảng 1.819 đồng/cổ phiếu. Với mức giá hiện tại của STB là 32.100 đồng thì STB đang giao dịch ở mức PE là 18 thấp hơn so với PE trung bình của thị trường hiện nay (20 lần). Với kỳ vọng về sự tăng trưởng của thị trường và ngành ngân hàng trong tương lai, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào STB ở mức giá hiện tại. Xin lưu ý thêm là lợi nhuận ước tính ở trên chưa bao gốm lợi nhuận STB có thể thu được từ việc IPO công ty chứng khoán Sacombank. Chứng khoán SBS sẽ bán 24,6 triệu cổ trong đợt IPO ngày 28/11/09 tới. Nếu giả định giá thành công và giá bán cho đối tác chiến lược là 3 chấm (tức là gấp 2 lần giá khởi điểm phát hành cho công chúng) thì STB sẽ có khoản lợi nhuận khoảng 492 tỷ. Đây có lẽ là khoản lợi nhuận sẽ tạo ra đột biến cho STB trong quý 4 năm 2009 này.
Với chỉ số định giá ở mức hợp lý và là một trong những ngân hàng lớn của ngành ngân hàng, khuyến nghị MUA ở mức giá hiện tại cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.
Kết Luận
Từ nay đến cuối STB hoàn toàn có đủ khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và tăng trưởng so với năm 2008.
Giá cổ phiếu của ngân hàng đã tích lũy trong một thời gian khá dài, Cuối 2009 đầu 2010 dự báo chính sách tiền tệ sẽ theo hướng giảm bớt nới lỏng, gói kích thích kinh tế và hỗ trợ lãi suất sẽ giảm bớt về quy mô. Lãi suất cơ bản sẽ được cân nhắc tăng và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2010 sẽ giữ ở khoảng 30% để kiểm soát lạm phát. Khi đó những rủi ro về chính sách vĩ mô đối với ngành ngân hàng sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Trong khi đó lợi nhuận của các ngân hàng có khả năng được cải t