Đề tài Phân tích, đánh giá tình hình tài chính CT cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, sự gia tăng không ngừng của năng lực sản xuất và quá trình hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho những DN tham gia trên thị trường. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế đó, các DN cần phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, đồng thời có những giải pháp và hướng đi đúng đắn. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi DN phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như: huy động vốn bằng cách nào, sử dụng vốn ra sao hay phân phối doanh thu lợi nhuận như thế nào…Do đó, việc tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN thông qua các báo cáo tài chính là hết sức cần thiết để có thể đánh giá những tiềm lực vốn có của DN, xem xét khả năng và thế mạnh trong SX kinh doanh, xác định được xu hướng phát triển của DN, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ DN nói riêng và hoạt động SX kinh doanh nói chung. Để hiểu rõ hơn về vai trò của phân tích tài chính, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận: “Phân tích - đánh giá tình hình tài chính CT cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong”

docx25 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích, đánh giá tình hình tài chính CT cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC A: MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, sự gia tăng không ngừng của năng lực sản xuất và quá trình hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho những DN tham gia trên thị trường. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế đó, các DN cần phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, đồng thời có những giải pháp và hướng đi đúng đắn. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi DN phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như: huy động vốn bằng cách nào, sử dụng vốn ra sao hay phân phối doanh thu lợi nhuận như thế nào…Do đó, việc tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN thông qua các báo cáo tài chính là hết sức cần thiết để có thể đánh giá những tiềm lực vốn có của DN, xem xét khả năng và thế mạnh trong SX kinh doanh, xác định được xu hướng phát triển của DN, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ DN nói riêng và hoạt động SX kinh doanh nói chung. Để hiểu rõ hơn về vai trò của phân tích tài chính, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận: “Phân tích - đánh giá tình hình tài chính CT cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” 2. Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận này lấy số liệu từ Báo cáo Tài chính trong 5 năm 2007-2011. 3. Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận này được thực hiên dựa trên phương pháp thống kê (thu thập và xử lý các số liệu), phương pháp phân tích (thông qua các BCTC và các tỷ số tính được để phân tích tổng quát tình hình hoạt động SX kinh doanh), phương pháp toán học (sử dụng các công thức toán học để tính tỷ trọng của các chỉ tiêu trên BCTC, và tính toán các tỷ số) và phương pháp so sánh (so sánh tình hình hoạt động kinh doanh và vị thế của CT với các CT cùng ngành khác). 4. Giới hạn bài báo cáo: Nhận định đưa ra mang tính chủ quan, hạn chế về thời gian và kiến thức. 5. Các giả định: Nguồn tài liệu sử dụng là đáng tin tưởng, Thị trường hiệu quả, Nhà đầu tư hành động hợp lý và e ngại rủi ro. 6. Giới thiệu tổng quát về CT Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền phong: CT Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP) tiền thân là CT Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, thành lập năm 1993 và bắt đầu thực hiện cổ phần hóa từ năm 2003 với số vốn điều lệ hiện nay là 216.689.980.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của CT là sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng và nhựa kỹ thuật phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Hiện nay, NTP là một thương hiệu lớn trong ngành sản xuất ống nhựa và là một trong những CT chiếm thị phần lớn nhất cả nước (70-80% thị phần ở miền Bắc). Thương hiệu Nhựa Tiền Phong được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả, ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình ở thị trường trong nước và tiếp tục vươn xa chinh phục thị trường thế giới. MỤC B: PHÂN TÍCH VĨ MÔ Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2011 KTTG đang trải qua giai đoạn khó khăn với những thách thức nghiêm trọng như khủng hoảng nợ công, giới đầu tư mất lòng tin vào các thị trường tài chính, trong khi các nước thiếu sự hợp tác giải quyết các vấn đề cơ cấu, khiến tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp vọt cao và thâm hụt tài chính sâu rộng. Tăng trưởng kinh tế Bảng 1: Tăng trưởng GDP qua các năm (ĐVT: Tỷ USD)_ Nguồn: netdania.com Năm  2008  2009  2010  2011  2012 (dự kiến)         GDP  90  92,4  104,6  122  128         Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, KTTG đã suy giảm rất nhiều nhưng điều đáng mừng là nền KTTG đang dần dần hồi phục. Lạm phát Lạm phát đã tăng lên mức cao và đe dọa cản trở tốc độ phục hồi KTTG cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước. Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Nợ công Năm 2011, khủng hoảng nợ công quy mô toàn cầu đã để lại những hệ quả sâu rộng cho nền KTTG và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Các nhân tố phi kinh tế Ngoài những yếu tố trên thì nền KTTG còn chịu tác động của một số tác nhân phi kinh tế về chính trị, ngoại giao: những bất ổn tại Trung Đông, Bắc Phi, cuộc bạo động tại Libya, hay những căng thẳng trong quan hệ giữa Pakistan và Mỹ… Tình hình kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế  Hình 1: GDP 9 tháng 2003 – 2011 Nguồn Tổng Cục Thống Kê Do ảnh hưởng của cuộc KHKT toàn cầu năm 2008, tốc độ TTKT của Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể. Mặc dù có một vài dấu hiệu ổn định (năm 2010 GDP đạt 6,52%), nhưng tính đến tháng 9/2011, GDP chỉ đạt 5,76%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010. Lạm phát Bảng 2: Tình hình lạm phát giai đoạn 2008-2011 ( Đơn vị: %)_Nguồn Tổng cục thống kê Năm  2008  2009  2010  2011        Tỷ lệ lạm phát  22,9  6,9  11,75  13,29        Trong những năm qua, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP; và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã gần 2 con số. Tỷ giá  Hình 2: Tỷ giá liên ngân hàng 2/2011 – 9/2011 Nguồn Tổng Cục Thống Kê Trong giai đoạn 2008 – 2011, tỷ giá USD/VND mặc dù vẫn có những giai đoạn giảm sút nhưng xu hướng chính vẫn là tăng lên (sự kiện NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên 20.693 vào ngày 11/2/2011), theo dự đoán thì tỷ giá có thể tăng đến 22.000. Xuất NK Bảng 3: Cán cân thương mại 4 năm 2008-2011_(ĐVT: tỷ USD)_Nguồn Tổng Cục Thống Kê Năm  2008  2009  2010  2011        Cán cân thương mại  -18,02  -12,2  -12,61  -5,84        Cán cân thương mại đã và đang có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế NK những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành CN phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng XK vẫn còn chậm. Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 Trong quý 1/2012, đã có những tín hiệu khả quan nhất định về kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, thu hút FDI ... Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy một số dấu hiệu bất ổn kinh tế đáng lo ngại: cụ thể, quý I/2012, GDP ước đạt 4% - thấp hơn so cùng kỳ nhiều năm trước, mức tăng GDP CN thấp (2,94%). Chỉ số CN cộng dồn từ tháng 7 - 12 /2011 và 3 tháng đầu năm 2012 đi xuống một cách đều đặn, nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị SX cao nhưng lại tăng trưởng âm. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới: Trước bối cảnh KTTG trong thời gian tới dự báo là sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể rơi vào giai đoạn tái suy thoái, Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ở mức độ hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, duy trì tốc độ TTKT trong 5 năm tới ở mức 6,5%. Quy mô GDP theo giá thực tế đến năm 2015 sẽ là 4.500 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 49 triệu đồng, tổng kim ngạch XK hàng hóa sẽ tăng 12%/năm và nhập siêu đến năm 2015 sẽ ở khoảng 12% tổng kim ngạch XK. Tuy nhiên, nếu nền KTTG được cải thiện hơn thì GDP 5 năm tới sẽ tăng khoảng 7% và quy mô GDP theo giá trị thực tế đạt 4.600 nghìn tỷ đồng. MỤC C: PHÂN TÍCH NGÀNH PORTER’S 5 FORCES 1. Tác động từ phía nhà cung cấp: - Với nhà cung cấp máy móc: NTP thường lựa chọn nhà cung cấp tốt có tên tuổi trong và ngoài nước thông qua đấu thầu mang tính cạnh tranh, vì vậy CT có nhiều lựa chọn trong việc thay đổi nhà cung cấp. - Với nhà cung cấp NVL: Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), thách thức lớn nhất mà các DN đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn NK (nguyên liệu SX trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của các DN nhựa) và sự biến động không ngừng của giá nguyên liệu, NTP cũng không ngoại lệ. Cụ thể: khoảng 70% nguyên liệu đầu vào của NTP được NK trực tiếp từ 2 thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, 30% còn lại được mua trong nước. Thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có 2 nhà cung cấp PVC có quy mô lớn là CT TPC VINA và CT Nhựa - Hoá chất PHÚ MỸ với công suất tổng hợp 200,000tấn/năm và hạt nhựa PVC chiếm tỷ trọng cao nhất (75-80%) trong SX của NTP nên các nhà cung cấp đó sẽ có quyền lực đàm phán mạnh mẽ đối với NTP. 2. Áp lực từ khách hàng mục tiêu: - Khách hàng của NTP thuộc ngành xây dựng, CN, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, các đại lý phân phối, … - Các đại lý chi nhánh của NTP rải khắp 3 miền và thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng. Điều này có thể giảm áp lực từ phía khách hàng đối với NTP. - SP được tiêu thụ qua 3 kênh phân phối: trung tâm bán hàng và cửa hàng bán lẻ, khách hàng riêng lẻ và đấu thầu công trình. Trong đó tiêu thụ qua kênh thứ nhất được xem là hiệu quả và chủ yếu nhất của NTP với 5 trung tâm phân phối độc quyền và trên 200 đơn vị bán hàng trên 30 tỉnh thành cả nước. - Tuy nhiên, việc các SP nhập ngoại tràn lan với giá cả hợp lý cộng và chất lượng tốt cùng với SP trong nước cũng là một áp lực lớn đối với NTP trong việc tiêu thụ SP. 3. Đối thủ tiềm ẩn: - Rào cản gia nhập ngành không lớn do việc thành lập và phát triển một CT nhựa đòi hỏi vốn không nhiều, dây chuyền công nghệ SX và kỹ thuật không quá phức tạp. - Sức hấp dẫn gia nhập ngành vừa phải. Mặc dù nhu cầu NVL và sự phát triển của ngành nhựa lớn nhưng lợi nhuận còn hạn chế, hơn nữa số lượng DN SX nhựa đã có thương hiệu chiếm tỷ trọng không nhỏ và những biến động lớn của giá nguyên liệu đầu vào đã làm giảm ước muốn gia nhập ngành của các DN mới. 4. SP thay thế: Việc tìm SP thay thế cho nhựa không khó, như thép, nhôm, inox,…Nhưng SP nhựa ngày càng được sử dụng nhiều trong tiêu dùng cũng như SX do những lợi thế nổi trội: dễ vận chuyển, mặt trong và ngoài bóng, hệ số ma sát nhỏ, thời gian sử dụng lâu (SP của NTP có thời gian sử dụng không dưới 50 năm), giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tính bất ngờ của các SP thay thế cho nhựa là không thể bỏ qua. 5. Cạnh tranh nội bộ ngành: - Tốc độ tăng trưởng: Ngành SX SP nhựa là một trong những ngành CN đang phát triển nhanh tại việt nam với tốc độ phát triển trung bình trong 10 năm trở lại đây từ 15-20%/năm bất chấp suy thoái kinh tế thế giới cũng như biến động trên thị trường NVL. Chính vì thế, nhu cầu ngành nhựa hiện nay và trong tương lại sẽ tiếp tục tăng cao. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam đạt mức 37kg/người/năm vào năm 2009, năm 2010 ước đạt 40kg/người/năm. Đây vẫn là mức tiêu thụ tương đối thấp so với các nước trên thế giới (các nước phát triển 50-100kg/người/năm), do vậy tiềm năm phát triển cho ngành nhựa Việt Nam còn rất lớn. - Số lượng đối thủ cạnh tranh: Quy mô của các DN hầu hết đều nhỏ. Trong hơn 2000 DN đang hoạt động trong ngành thì có tới 90% là DN vừa và nhỏ và DN tư nhân. Cạnh tranh chủ yếu theo cùng miền nhưng chỉ ở mức thấp. Các DN nhựa hầu hết tập trung tại miền nam (80%), miền Bắc(15%) và miền Trung (5%). Do vậy các DN phía Nam sẽ gặp phải cạnh tranh nhiều hơn các DN nằm ở khu vực miền Bắc (thị trường truyền thống của NTP) và miền Trung. Đây là có thể xem là một lợi thế của NTP trong cuộc canh tranh với các DN trong ngành. Tuy nhiên, NTP cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trong nội bộ ngành. Các DN lớn của ngành nhựa phía Nam như Nhựa Bình Minh, Nhựa Đạt Hòa, Nhựa Đệ Nhất,…đều đã đầu tư ra phía Bắc. Ngoài ra, do rào cản nhập ngành chỉ ở mức trung bình nên một số DN lớn ở ngành khác hiện cũng đã đầu tư vào SX ống nhựa như Hoa Sen, Vinaconex ...và đã chiếm được một thị phần nhất định. - Cấu trúc của ngành: Nhựa là ngành phân tán (nhiều DN cạnh tranh với nhau và mỗi DN đều có phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu khác nhau) nên không có DN nào đủ khả năng chi phối các DN còn lại. - Rào cản rút lui khá nhiều do vốn đầu tư cho công nghệ, cơ sở vật chất và máy móc thiết bị phải liên tục đổi mới để SP phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, NTP cùng với Nhựa Bình Minh (BMP) la 2 DN kinh doanh nhựa xây dựng có thị phần lớn nhất cả nước. NTP chiếm lĩnh thị trường miền Bắc (70% thị phần) và BMP chiếm lĩnh thị trường phía Nam. Cả NTP và BMP đều có thị trường truyền thống vững chắc nên việc cạnh tranh trên thị trường truyền thống giữa NTP và BMP ít khả năng sẽ xảy ra do rào cản về đại lý phân phối, chi phí bán hàng… MỤC D: PHÂN TÍCH RỦI RO 1. Các nhân tố rủi ro: 1.1. Rủi ro về kinh tế: Các SP của NTP phần lớn phục vụ cho các ngành CN, nông nghiệp, xây dựng, bưu chính viễn thông…trong nước. Vì vậy, tình hình phát triển kinh tế và các ngành xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ các SP. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, GDP ở nước ta sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong các năm tới. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ có ảnh hường rất tốt đến sự phát triển của CT. Như vậy, rủi ro về kinh tế không phải là rủi ro lớn của CT. 1.2. Rủi ro về luật pháp: Với những đóng góp của ngành nhựa trong kim ngạch XK những năm gần đây, ngành nhựa đã nhận được các ưu đãi trong việc áp dụng thuế NK bột PVC, hạt PVC, các khoản phụ thu ở mức thấp…và đang tiến tới bãi bỏ các khoản thuế này. Như vậy, xét theo tình hình thực tế, rủi ro pháp luật rất ít ảnh hưởng đến CT. 1.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Do 70% NVL của CT đều được nhập từ nước ngoài, nên việc thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của CT. Để nâng cao sức cạnh tranh của SP, CT phải nhập các loại máy móc kĩ thuật cao từ nước ngoài, vì vậy cũng chịu rủi ro từ thay đổi tỷ giá hối đoái. Những năm trở lại đây, nhờ có chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước, nên tỷ giá tương đối ổn định, nên ảnh hưởng của tỷ giá đến CT là không nhiều. 1.4. Rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng: NTP cũng phải đối mặt với hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, CT đã thực hiện nhiều chương trình chống hàng giả, hàng nhái, hơn nữa, với trình độ ngày càng cao của người tiêu dùng và hệ thống chế tài hàng giả ngày càng được hoàn thiện, rủi ro này sẽ không thể nào ảnh hưởng nhiều đến CT được. 1.5.Rủi ro cạnh tranh khi hội nhập WTO: Việt Nam gia nhập WTO vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với NTP: Thách thức: thuế NK giảm sẽ làm tăng cạnh tranh với các SP nhập ngoại; sự phụ thuộc vào nguyên liệu NK sẽ làm giá SP trong nước cao hơn giá SP NK, tác động đến khả năng cạnh tranh của DN khi hội nhập. Cơ hội: mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. 2.Phân tích rủi ro kinh doanh 2.1.Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên: Bảng 4: Hệ số biến thiên của NTP và các CT khác cùng ngành  Phương sai  Độ lệch chuẩn  Trung bình  Hệ số biến thiên   NTP  31.7  5.6303  30.2  1.0497   BMP  26.4  7.1624  26.4  1.9432   DAG  5.4  2.8809  5.4  1.5370   DNP  5.2  0.8366  5.2  0.1346   DPC  11.2  3.7683  11.2  1.2679   RDP  3.6  1.6733  3.6  0.7778   Kết luận: Rủi ro của CTCP nhựa Thiếu niên Tiền Phong nằm ở mức trung bình, thấp hơn BMP, DAG, DPC, nhưng lại cao hơn DNP và RDP. (xem thêm phần phụ lục) MỤC E: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Thảo luận về chiến lược kinh doanh của NTP NTP là một trong những DN SX nhựa hàng đầu ở Việt Nam, luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Để có được thành công như ngày hôm nay, trên cơ sở phát huy tối đa những tiềm lực sẵn có, NTP đã áp dụng những tư duy quản lý hiệu quả và triển khai chiến lược kinh doanh đúng đắn, linh hoạt, với 3 nhóm chiến lược chính: Chiến lược SP: Trên nền tảng duy trì SX các SP truyền thống bao gồm nhựa PVC, PE, PPR, phụ kiện lắp ráp, NTP đặc biệt chú trọng phát triển SP mới ưu việt hơn như: van cầu theo công nghệ Hàn Quốc, ống HDPE 1.200mm, ống UVC 800mm…và những mặt hàng thiết kế theo kết cấu mới, hình thức đẹp phù hợp với yêu cầu xây dựng dân dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Chiến lược thị trường: -Với mục tiêu không ngừng mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, NTP đã mở rộng chi nhánh tại khu vực phía nam và hướng tới XK sang các nước lân cận (CT hiện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại 5 nước: Trung quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma). -Không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ: NTP hiện có 6 trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, SP Nhựa Tiền Phong có mặt ở khắp cả nước và chiếm 70-80% thị phần ở miền Bắc. Chiến lược đầu tư: Về máy móc thiết bị: NTP luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, vật tư hiện đại, áp dụng CN tiên tiến của Đức, Ý, Áo, Nhật Bản... Về cơ sở hạ tầng: NTP dự kiến hoàn thiện các công trình dở dang, tiếp tục nâng cấp cải tạo một số nhà xưởng trên cơ sở tận dụng mặt bằng hiện có, phục vụ tối đa cho SX. Về huy động vốn: Chủ yếu là vốn vay thương mại, huy động vốn vay CBCNV, phát hành Trái phiếu. huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn khấu hao hàng năm. Mở rộng mặt bằng SX mới, phát triển khu kinh doanh thương mại, đảm bảo đa dạng hoá kinh doanh SP mặt hàng để tối ưu hoá quyền lợi của các nhà đầu tư. 2. Phân tích chỉ số 2.1. Chỉ số thanh khoản: Hình 3: Biểu đồ các Chỉ số thanh khoản của NTP từ năm 2008 đến 2011 Nhận xét: CSTKHH của NTP có biến động không đáng kể qua các năm, tăng từ năm 2008-2010 và giảm nhẹ ở năm 2011 nhưng vẫn ở mức khá an toàn. Mặc dù CSTKHH của NTP khá tốt nhưng để chính xác KNTK ta cần nghiên cứu CSTKN bằng cách loại bỏ HTK ra khỏi TSNH. Chỉ số này của NTP không cao, có biến động tăng từ 2008-2009 , nhưng tốc độ tăng trưởng này không duy trì được lâu và giảm dần từ 2009-2011.Với tình hình này, CT có thể gặp khó khăn nếu các khoản nợ NH đều đến hạn thanh toán. NTP cần có các biện pháp để cắt giảm HTK một cách hợp lý, đảm bảo duy trì CSTKN ở mức tham chiếu an toàn. Một điểm đáng chú ý của NTP là CSTKTM luôn ở mức rất thấp cho thấy dòng tiền của NTP không thực sự tốt. Nhận xét: So với các CT trong ngành, nhóm CSTK của NTP ở mức phù hợp, thể hiện khả năng thanh toán và sử dụng vốn một cách hợp lý của công ty, điều này sẽ được các NĐT đánh giá cao. 2. Chỉ số hoạt động Hình 4: Biểu đồ các Chỉ số hoạt động của NTP giai đoạn 2008-2011 Nhận xét: Nhìn chung VQTTS của NTP khá ổn định, nhưng có xu hướng giảm nhẹ. Có thể nói, CT đang chú trọng vào đầu tư TSDH  nhằm nâng cao NSLĐ. Tuy nhiên, việc VQTTS tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của CT. VQTSNH có biến động nhẹ qua các năm và có xu hướng tăng. 1 đồng đầu tư vào TSLĐ năm 2011 tạo ra 2.48 đồng doanh thu, 2010 chỉ là 2.35 đồng, chứng tỏ CT dần sử dụng hiệu quả TSLĐ. VQKPT luôn ở mức cao, đây là dấu hiệu cho thấy CT đang bị chiếm dụng vốn. Tuy vốn bị chiếm dụng nhưng do CSTD nới lỏng của CT một mặt làm tăng DT, mặt khác cũng làm tăng rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro về nợ khó đòi của CT. VQ HTK giảm nhẹ qua các năm cho thấy việc quản trị HTK của NTP chưa tốt. Năm 2011, chỉ số này đạt 3,53 tương đương 103 ngày TK. Con số này cho thấy CT đã đầu tư quá nhiều vào TK làm ảnh hưởng trực tiếp đến CSTKN của NTP. Hình 5: Biểu đồ Chỉ số hoạt động của NTP và các CT cùng ngành năm 2011 So với các CT trong ngành thì VQTTS, VQTSNH và VQHTK của NTP tốt so với bình quân ngành. VQKPT của NTP cao hơn DAG, DNP nhưng thấp hơn so với RDP, DPC và BMP. 3. Chỉ số đòn bẩy: Hình 6: Biểu đồ các Chỉ số đòn bẩy của NTP từ năm 2008 đến 2011 Nhận xét: Chỉ số KNTTLV năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 là chi phí lãi vay năm 2011 tăng vọt từ 21,8 tỷ vào năm 2010 lên đến 42,6 tỷ trong năm 2011. CSTN của NTP tươn
Tài liệu liên quan