Đề tài Phân tích hiện tượng tiền lương trong tư bản chủ nghĩa thường thấp hơn giá trị sức lao động

Mức sống của mỗi con người là do những điều kiện sinh sống và lao động của họ quyết định. Họ lao động với năng suất cao nhất nhằm thu được tiền lương thoả đáng để đáp ứng cho mức sinh hoạt. Vì vậy, tiền lương được coi là yếu tố rất quan trọng đối với người lao động. Nhưng trên thực tế những người công nhân có sống được bằng lương của mình hay không? Liệu họ có lo đủ mức sinh hoạt tối thiểu cho mình hay không, họ có khả năng nuôi sống được bao nhiêu người không đủ khả năng lao động?

pdf13 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hiện tượng tiền lương trong tư bản chủ nghĩa thường thấp hơn giá trị sức lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân tích hiện tượng tiền lương trong TBCN thương thấp hơn giá trị sức lao động. Lời nói đầu Mức sống của mỗi con người là do những điều kiện sinh sống và lao động của họ quyết định. Họ lao động với năng suất cao nhất nhằm thu được tiền lương thoả đáng để đáp ứng cho mức sinh hoạt. Vì vậy, tiền lương được coi là yếu tố rất quan trọng đối với người lao động. Nhưng trên thực tế những người công nhân có sống được bằng lương của mình hay không? Liệu họ có lo đủ mức sinh hoạt tối thiểu cho mình hay không, họ có khả năng nuôi sống được bao nhiêu người không đủ khả năng lao động? Đây chính là vấn đề rất đáng quan tâm của toàn xã hội và bản thân mỗi chúng ta trong mọi thời buổi kinh tế. Lý do đó khiến em chọn chủ đề Phân tích hiện tượng tiền lương trong TBCN thương thấp hơn giá trị sức lao động. nội dung . Quan niệm kinh tế chính trị Mác-Lênin về tiền lương: 1. Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, sự chuyển hoá giá trị sức lao động thành tiền lương - Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là: sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, nhưng lại biểu hiện như giá cả của sức lao động. - Sự chuyển hoá giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động thành tiền lương “ở trên bề mặt của xã hội tư sản, tiền lương của người công nhân thể hiện ra thành giá cả của lao động, thành một số lượng tiền nhất định trả cho một số lượng tiền nhất định. ở đây, người ta nói đến giá trị của lao động và gọi biểu hiện bằng tiền của giá trị đó là giá cả tất yếu hay giá cả tự nhiên của lao động. Mặt khác người ta lại nói đến những giá cả thị trường của lao động tức là những giá cả lên xuống trên dưới giá cả tất yếu của lao động” (toàn tập 23 Mác-Ăngghen). Cũng giống như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động có giá cả và giá trị. Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động nhưng trong xã hội tư bản tiền lương lại thể hiện ra như là giá cả của lao động vì : + Nhà tư bản trả tiền lương cho công nhân sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. + Tiền lương được trả theo giờ hoặc theo sản phẩm Thực ra tiền lương không phải là giá trị của lao động hay giá cả của lao động. Lao động tạo ra giá trị hàng hoá nhưng bản thân nó không phải là hàng hoá và không có giá trị. Cái mà nhà tư bản mua được của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động. Tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là giá trị hoặc giá cả của sức lao động. Theo quy luật giá trị mua bán phải ngang giá (trả đúng theo giá trị) theo quy luật giá trị thặng dư thì dù trả đúng giá trị nhà tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư của sức lao động của công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lao động (tiền lương) phần lớn hơn là giá trị thặng dư thuộc chủ tư bản “Xét đến nhà tư bản hắn ta muốn có nhiều lao động nhất với số tiền ít nhất vì vậy trong thực tiễn hắn lại chỉ quan tâm đến sự khác nhau giữa giá cả sức lao động và giá trị do sự hoạt động của sức lao động tạo ra và thường mua dưới giá trị và bán trên giá trị. Do đó hắn ta không thể hiểu được với một vật như giá trị sức lao động tồn tại thực sự và nếu hắn ta thực sự trả cho giá trị ấy thì sẽ không có một tư bản nào cả và tiền lương của hắn ta cũng không biến thành tư bản” (toàn tập 23 Mác-Ăngghen) Trong lao động của nô lệ, ngay cả phần ngày lao động trong đó người nô lệ chỉ hoàn lại giá trị của những tư liệu sinh hoạt của riêng mình, trong đó anh ta thực sự chỉ làm việc cho mình ngay cả phần đó cũng thể hiện ra là lao động cho người chủ. Tất cả lao động anh ta thể hiện ra là lao động không lương. Trái lại ở người lao động làm thuê thì ngay cả lao động thặng dư hoặc lao động không lương cũng thể hiện ra như là lao động được trả lương. ở kia, quan hệ sở hữu đã che mất lao động làm cho mình của người nô lệ còn ở đây thì quan hệ tiền tệ đã che mất lao động không lương của người công nhân làm thuê. 2.Hình thức cơ bản của tiền lương: - Tiền lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người lao động ở những lương việc không tính được bằng sản phẩm. Giá cả lao động đã cho sẵn thì tiền lương ngày hay tuần phụ thuộc vào số lượng lao động đã cung cấp dẫn đến giá cả lao động càng giảm thì số lượng lao động lại càng phải lớn hoặc ngày lao động lại phải càng dài để đảm bảo cho người công nhân có được dù là một số tiền lương tư bản thảm hại. ở đây, mức giá cả lao động thấp tác động như là một yếu tố kích thích việc kéo dài ngày lao động nhưng việc kéo dài => giá cả lao động tụt xuống => tiền lương tuần tụt xuống. Với hình thức này thì nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao động, tăng cường độ, có thể linh hoạt áp dụng lương giờ khi có ít việc làm, ngày, tuần khi có nhiều việc làm => Khi kỹ thuật thủ lương và thời nay khi chuyển sang tự động hoá, lương theo thời gian là chủ yếu. - Tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Mỗi một sản phẩm được trả lương theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương bằng tiền lương trung bình một ngày của một người công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường. Tiền lương theo sản phẩm càng làm cho nhà tư bản sát sao với công nhân của mình hơn qua việc kiểm tra chất lượng của lao động thông qua sản phẩm vì thế mà sản phẩm cần có một chất lượng tốt trung bình, nếu muốn cho giá cả tính theo sản phẩm được trả đầy đủ => tiền lương theo sản phẩm là nguồn phong phú nhất để khấu trừ tiền lương và để lừa bịp theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Tiền lương tính theo sản phẩm cũng chỉ là một hình thức chuyển hoá của tiền lương tính theo thời gian vì việc trả lương theo đơn giá cũng chính là trả lương cho một thời gian cần thiết nhất định để tạo ra một đơn vị sản phẩm nhất định. Thực hiện tiền lương tính theo sản phẩm một mặt giúp cho nhà tư bản việc quản lý giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác kích thích công nhân lao động tích cực vì lợi ích của mình mà cải tiến kỹ thuật, tăng cường độ lao động, nâng cao tay nghề => năng suất lao động tăng nhưng khi năng suất lao động tăng ở từng người thì người đó có lợi nhưng khi mọi người đều ghanh đua đưa năng suất đó lên là năng suất trung bình của xã hội, thì nhà tư bản hạ thấp đơn giá lương xuống => công nhân càng làm nhiều thì tiền lương càng ít đi và tạo điều kiện dễ dàng cho nhà tư bản nâng cao mức bình thường của cường độ lao động. Khi kỹ thuật cơ khí phát triển thì lương theo sản phẩm là chủ yếu. Tóm lại, dù trả lương theo bất kỳ hình thức thời gian hay sản phẩm thì phần thua thiệt vẫn thuộc về giai cấp công nhân dù cho họ có làm với năng suất cao nhất, còn với các nhà tư bản thì họ luôn thu được lợi về mình và càng ngày càng thu thêm nhiều giá trị thặng dư hơn để đẩy cuộc sống của người công nhân càng ngày càng nghèo khổ, rơi vào sự bần cùng hoá tuyệt đối. Mặt khác, tiền lương cho phép nhà tư bản có thể ký hợp đồng với người thợ cả về một số lượng sản phẩm nhất định với giá cả nhất định để người thợ cả lĩnh nhiệm vụ thuê và trả lương cho thợ phụ. Việc tư bản bóc lột công nhân được tiến hành thông qua sự bóc lột giữa công nhân với công nhân => bản chất của nhà tư bản họ không bóc lột trực tiếp mà thông qua công nhân bóc lột công nhân. Đối với tiền lương theo thời gian thì nhà tư bản bóc lột công nhân qua kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động => chủ động thuộc về nhà tư bản. Còn đối với tiền lương theo sản phẩm thì chủ tư bản tiết kiệm chi phí trả lương cho hệ thống bộ máy đốc lương, nhưng khác với tiền lương tính theo thời gian người công nhân mang tính chủ động hơn họ vì lợi ích của mình mà cải tiến kỹ thuật, tăng cường độ lao động, nâng cao tay nghề => năng suất lao động tăng, rõ ràng nhà tư bản đã có được cách bóc lột hiệu quả nhất mà không phải ra mặt. Nhưng những người công nhân đó không thể ngờ được khi năng suất của họ càng tăng lên thì mức lương của họ càng bị giảm sút, càng ít so với trước đến mức với tiền lương của mình họ phải sống với mức lương tối thiểu mà cũng không đủ => thấy rõ sự bần cùng hoá của giai cấp công nhân 3.Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và xu hướng hạ thấp của tiền lương thực tế. - Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền mà người công nhân nhận được sau khi đã làm việc cho nhà tư bản. - Tiền lương thực tế: Là tổng khối lượng và chất lượng của những tư liệu tiêu dùng mà người công nhân mua được bằng tiền lương danh nghĩa, nó phản ánh chính xác mức sống của người công nhân. Tiền lương danh nghĩa là giá cả của hàng hoá sức lao động nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng thì không kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ khi đó tiền lương thực tế của công nhân có xu hướng hạ thấp. “Tiền lương là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền lương thực tế. Các Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền lương tư bản mà là hạ thấp mức tiền lương ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng nhưng đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền lương thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp. Nhưng sự hạ thấp của tiền lương thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp của tiền lương. Một mặt đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương. Mặt khác trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền lương.” (Giáo trình kinh tế của bộ giáo dục). 4. Xu hướng tiền lương trong CNTB thấp hơn giá trị sức lao động - sự bần cùng hoá của giai cấp công nhân qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, chiến tranh đế quốc và quân sự hoá nền kinh tế: * Bần cùng hoá của giai cấp công nhân thể hiện qua: + Đời sống vật chất: Dưới chủ nghĩa tư bản lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng làm cho giá trị sức lao động khi đó nhà tư bản càng có lợi và bóc lột công nhân với mức lương mạt hạ không đủ sống trong khi tiền lương thực tế giảm do giá cả tư liệu tiêu dùng tăng, lạm phát tăng, thuế khoá và quân sự hoá nền kinh tế. Mặc dù tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng nhưng mức tăng thì không theo kịp với mức tăng của giá cả tiêu dùng và dịch vụ. Ví dụ theo những con tính ở vùng “Xarơ từ 1850-1870 tiền lương 1 ca từ 1,33 mác lên 2,59 mác còn tiền lương một năm từ 386,3 mác - 729 mác song chỉ số rất dao động. Nói chung giá sinh hoạt đắt ghê gớm nếu như 1900 là 100 thì 1849 là 49%” (Lịch sử kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa). Vì cung > cầu nên tiền lương ngày càng thấp hơn giá trị sức lao động, tiền lương có xu hướng hạ thấp trong khoảng thời gian dài. Sự bần cùng của giai cấp công nhân đã hoàn toàn rõ ràng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước Đức tư bản chủ nghĩa đã đạt được bằng cách bóc lột công nhân một cách tàn khốc “Glogao tiền lương không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu mặc dù họ ăn khoai tây, bánh mì, lúa mì đen… Không những thế còn do khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ nảy sinh nạn thất nghiệp, gây nên giảm tiền lương. Thất nghiệp là tai họa ghê gớm đối với giai cấp vô sản. Dưới một chế độ mà việc bán sức lao động là phương tiện duy nhất để duy trì sự sống thì thất nghiệp có nghĩa là đứng trước cảnh chết đói. Vậy mà nạn thất nghiệp thì đã trở nên thường xuyên ngày càng trầm trọng.” Suốt trong mấy chục năm trước đây ngay cả trong những lúc không có khủng hoảng kinh tế, ở Mĩ cũng thường xuyên có tới 2-3 triệu người thất nghiệp và khoảng chừng ấy người nữa nửa thất nghiệp. Nếu kể cả số người trong gia đình họ thì như vậy là hàng ngày, trong giới tư bản có hàng mấy chục triệu người mà đến ngay cả cái phương tiện duy nhất để sống cũng không có. Thất nghiệp còn là một tai họa đối với những người có việc làm: Tiền lương của họ bị hạ thấp, cường độ lao động bị nâng cao, ngày lao động bị kéo dài. Ngoài ra, họ còn phải san sẻ số tiền lương ít ỏi của mình cho những người anh em bà con không có việc làm. Và nạn thất nghiệp tăng một phần là do khoa học kỹ thuật, chiến tranh đế quốc và quân sự hoá nền kinh tế. Chiến tranh làm cho giá cả sinh hoạt trở nên đắt đỏ, việc cung cấp lương thực và mọi tư liệu sinh hoạt khác bị thiếu thốn, tiền lương bị hạ thấp, thuế má nặng nề thêm, lao động được coi là lao động cưỡng bách. Cuộc sống của những người vô sản ngày càng bị huỷ hoại vì mục đích làm giàu của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta biết rằng tiền lương là giá cả sức lao động nhưng nó luôn thấp hơn giá trị của nó, tiền lương thực tế càng ngày càng không đảm bảo nổi toàn bộ chi tiêu gia đình công nhân. “ở Pháp, theo bác sĩ chuẩn đoán thì 45% các trường hợp chết chóc của những người già trên 65 tuổi là do thiếu ăn”. Điều đó có nghĩa là ngay giữa thế kỷ 20 này ở một nước văn minh như nước Pháp gần một nửa các cụ già bị chết vì đói khát. Tình hình ấy nói lên mức tiền lương thực tế của người công nhân rất thấp. + Đời sống văn hoá tinh thần: “Đối với giai cấp tư bản thì suốt đời người công nhân không phải là cái gì khác ngoài sức lao động và vì vậy tất cả thời gian rỗi mà họ có được nhờ tự nhiên hoặc pháp luật thì đều là đối tượng của lao động do đó nó thuộc về quá trình tự tăng thêm giá trị của tư bản. Trong nguyện vọng mù quáng vô độ, trong cơn thèm khát lang sói đối với giá trị thặng dư, tư bản đã không những vượt quá cái giới hạn tinh thần mà còn vượt quá cái giới hạn thuần tuý sinh lý tối đa của ngày lao động nữa. Tư bản không quan tâm đến tuổi thọ của sức lao động, điều duy nhất làm nhà tư bản quan tâm là cái mức tối đa của sức lao động mà nó có thể vận dụng được trong một ngày lao động. Nó đạt mục đích ấy bằng cách rút ngắn tuổi thọ của sức lao động, cũng như người chủ đất tham lam đạt tới những vụ thu hoạch cao hơn bằng cách cướp bóc màu mỡ đất đai. Như vậy cùng với việc kéo dài ngày lao động nếu sản xuất tư bản chủ nghĩa về thực chất là sự sản xuất ra giá trị thặng dư là việc bóp nặn lao động thặng dư không phải chỉ làm tàn lụi sức lao động của con người mà nó đã cướp mất những điều kiện tinh thần và vật chất bình thường để phát triển và hoạt động. Nó còn làm cho bản thân sức lao động đó bị kiệt quệ sớm và chết dần đi nữa. Nó kéo dài thời gian sản xuất của người công nhân trong một thời hạn nhất định bằng cách rút ngắn tuổi thọ của người đó” (Trích Tư bản) Những người công nhân phải làm trong những điều kiện thiếu thốn với năng suất lao động và cường độ lao động cao nhất để mưu sinh cho cuộc sống hy vọng nhà tư bản sẽ có những cải thiện nhưng họ đâu có ngờ rằng nhà tư bản càng ngày càng dìm cuộc sống của người công nhân xuống vực thẳm cả về vật chất lẫn tinh thần, nó chỉ quan tâm đến giá trị thặng dư mà người công nhân đem lại cho chúng mà thôi. II. Những liên hệ thực tế ở Việt Nam và những điều cần rút kinh nghiệm: 1.Tình hình tiền lương thực tế ở Việt Nam. * Công nhân có đủ sống với mức lương của mình hay không? Mức lương được nhà nước quy định: Mức lương = lương tối thiểu  hệ số mức lương Đối với những người công nhân thì hệ số mức lương < 5 với mức lương này thì họ có đủ sống không? Xin thưa là họ sống khá chật vật với mức sinh hoạt & tiêu dùng ngày càng đắt đỏ. Và họ không chỉ nuôi bản thân mình họ còn phải nuôi những người chưa đến tuổi lao động hoặc đã qua tuổi lao động. Chúng ta hãy xem mức sống của người công nhân qua mức lương họ nhận được. Ông Phạm Hùng, công nhân của lương ty xây dựng Hà Nội nhận được tiền lương mỗi tháng là 210 nghìn đồng  2,8=588 nghìn đồng. Trong đó : + 210 nghìn đồng là mức lương tối thiểu nhà nước quy định + 2,8 là hệ số mức lương của công nhân. Nhưng không phải ông Hùng nhận được toàn bộ số tiền lương 588 nghìn đồng mà ông phải đóng 15% bảo hiểm xã hội, 2% bảo hiểm y tế để hưởng lương hưu sau này => Tiền lương thực tế còn lại là 500 nghìn đồng chi tiêu cho cả tháng bao gồm mọi sinh hoạt tiêu dùng, ngoài ra ông còn phải lo cho một con ăn học đại học với mức phí 400 nghìn/tháng. Như vậy rõ ràng là mức lương của ông Hùng không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện nay. Và rõ ràng là để tồn tại thì ông không thể trông cậy vào số lương hiện nay mà phải sống với mức lương ngoài khác thì mới mong có thể đáp ứng với cuộc sống hiện nay. ở Việt Nam thì một người cũng chỉ có thể nuôi thêm tối đa được 1 đến 2 người, trong khi đó ở các nước trong khu vực thì mỗi người đi làm có thể nuôi được từ 4-5 người, và ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật thì mỗi người đi làm có thể nuôi >8 người=> Điều đó cho thấy tiền lương ở nước ta quá thấp so với các nước trong khu vực=> Chúng ta cần có những quy định, bộ luật về tiền lương để nâng cao mức sống cho người công nhân. * Nhà nước đã quy định mức lương như thế nào và có những cải thiện gì? Mức lương tối thiểu được nhà nước quy định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường để bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương khác. Lương hàng tháng = lương tối thiểu  hệ số mức lương Tuy nhiên vì mức lương càng ngày càng không đáp ứng được cuộc sống của người công nhân => Nhà nước đã có những cải cách về tiền lương (theo thời báo kinh tế ). +Từ 1/1/2003 mức lương tối thiểu tăng từ 210 nghìn đồng lên 290 nghìn đồng +áp dụng phương thức khoán chi đối với các đơn vị hành chính. Khi tiến hành nâng lương thì khoán theo mức lương tạo điều kiện nâng lương cho công nhân 2. Những điều cần rút ra trong tình hình thực tế hiện nay. Chúng ta cần phải công nhận một tình trạng thực tế là trình độ công nhân của chúng ta chưa cao vì vậy tiền lương thấp. Nếu so sánh một người có trình độ đại học làm nước ngoài với một công nhân có tay nghề làm cho quốc doanh thì lương của họ có thể chênh nhau >2 lần. Nhà nước cần có thêm những cải cách để người công nhân sống đúng với mức lương của mình, và ngoài ra chúng ta cũng phải cố gắng để cải tiến trình độ học vấn đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội và thế giới. kết luận Trong bất kỳ xã hội nào vấn đề tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người khi tham gia lao động sản xuất. Nhưng trên thực tế dù họ có làm việc như thế nào thì họ cũng vẫn bị bóc lột sức lao động ở nhiều hình thức khác nhau, sự bóc lột đó thể hiện rõ ràng nhất trong việc trả lương cho công nhân làm thuê. Việc công nhân nhận được tiền lương danh nghĩa là bao nhiêu và tiền lương thực tế của công nhân như thế nào? Điều đó có thể phản ánh được mức sống của công nhân và trình độ bóc lột của nhà tư bản. Nhà nước ta hiện nay đã v
Tài liệu liên quan