1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về đây, du lịch thế giới không ngừng phát triển do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Và hiện nay, du lịch dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Cũng trong trào lưu đó, du lịch Việt Nam là một trong những điểm đến mới lạ và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch với mức tăng trưởng cao trên 2 con số. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam qua các năm đều tăng trên 14%. Theo hãng nghiên cứu du lịch toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách mười điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016.
Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn cũng dần được mọc lên. Chất lượng cũng không ngừng phát triển để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp lữ hành và các khách sạn, các nhà hàng cũng đáp ứng nhu cầu không chỉ ăn uống mà cả nhu cầu giải trí của du khách cũng như các đối tượng khác. Hiện nay có nhiều nhà hàng đuợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Có nhiều nhà hàng trực thuộc một công ty hay doanh nghiệp du lịch nào đó nhưng cũng có những nhà hàng phát triển độc lập riêng biệt.
Trong đó, nhà hàng Mây Da (Maya) là một nhà hàng có quy mô trung bình và được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư về cách trang trí sắp xếp chỗ ngồi tạo ra sự khác biệt với các nhà hàng khác. Bất kỳ một nhà hàng hay một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu về hiệu quả kinh doanh cũng được đặt lên hàng đầu. Nó có tính chất quyết định sự sống còn, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi nhà hàng hay doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho nhà hàng củng cố nguồn lực tài chính mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công nghệ kỹ thuật trong nhà hàng. Hơn nữa, nhà hàng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tạo uy tín với các nhà cung cấp. Ngoài ra kinh doanh có hiệu quả góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên trong nhà hàng.
Trong quá trình thực tập tại nhà hàng Mây Da em đã trực tiếp làm nhân viên để có những quan sát và tìm hiểu đặc biệt về quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng thực sự có hiệu quả hay không? Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng Mây Da ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các khái niệm và các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh về nhà hàng.
Tìm hiểu tổng quan về nhà hàng và thực trạng hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da trong những năm gần đây.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Mây Da.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do đặc điểm về cơ sở vật chất và không gian kinh doanh của nhà hàng là một nhà hàng độc lập. Do đó đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thực tập tại nhà hàng Mây Da qua việc quan sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động phục vụ trực tiếp tại nhà hàng trong quá trình thực tập.
Một số phuơng pháp đã được sử dụng:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ tại nhà hàng để việc đánh giá được khách quan, chính xác và thực tế hơn.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại các bộ phận, quan sát các thông tin liên quan như quan sát các hành vi mua sắm sử dụng thông thường, quan sát thái độ của khách hàng xem có hài lòng với cách phục vụ và các dịch vụ của nhà hàng hay không. Quan sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức bán hàng ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin:
+ Tìm kiếm thu thập thông tin liên quan đến nhà hàng chuẩn bị thực tập để có thể có những định hướng cho mục tiêu cần làm.
+ Tìm kiếm tông tin, số liệu phục vụ cho quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp phân tích số liệu: sau khi có số liệu tiến hành phân loại tính toán, là cơ sở để phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp so sánh tổng hợp:
Đây là phương pháp bao gồm việc so sánh các số liệu, thông tin thu thập được qua quá trình nghiên cứu, sau đó tiến hành tổng hợp các thông tin, số liệu đó.
Phương pháp này giúp ta thấy được tình hình hoạt động của nhà hàng trong những khoảng thời gian nhất định, cho biết doanh nghiệp làm ăn thô lỗ hay phát triển như thế nào.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Đưa ra lý thuyết về nhà hàng, kinh doanh nhà hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
Khái quát chung về nhà hàng Mây Da.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng như về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh về nhà hàng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
Nêu lên mục tiêu và định hướng kinh doanh của nhà hàng trong thời gian tới. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh của nhà hàng và một số kiến nghị giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
44 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 8357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng Mây Da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
“PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG MÂY DA ”
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG MÂY DA 15
2.1. Khái quát chung về nhà hàng 15
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng (2008 – 2010) 23
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG 28
3.1. Mục tiêu và định huớng kinh doanh của nhà hàng Mây Da đến năm 2013 28
3.2. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh tại nhà hàng 30
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 32
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 38
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về đây, du lịch thế giới không ngừng phát triển do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Và hiện nay, du lịch dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Cũng trong trào lưu đó, du lịch Việt Nam là một trong những điểm đến mới lạ và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch với mức tăng trưởng cao trên 2 con số. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam qua các năm đều tăng trên 14%. Theo hãng nghiên cứu du lịch toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách mười điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016.
Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn cũng dần được mọc lên. Chất lượng cũng không ngừng phát triển để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp lữ hành và các khách sạn, các nhà hàng cũng đáp ứng nhu cầu không chỉ ăn uống mà cả nhu cầu giải trí của du khách cũng như các đối tượng khác. Hiện nay có nhiều nhà hàng đuợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Có nhiều nhà hàng trực thuộc một công ty hay doanh nghiệp du lịch nào đó nhưng cũng có những nhà hàng phát triển độc lập riêng biệt.
Trong đó, nhà hàng Mây Da (Maya) là một nhà hàng có quy mô trung bình và được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư về cách trang trí sắp xếp chỗ ngồi tạo ra sự khác biệt với các nhà hàng khác. Bất kỳ một nhà hàng hay một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu về hiệu quả kinh doanh cũng được đặt lên hàng đầu. Nó có tính chất quyết định sự sống còn, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi nhà hàng hay doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho nhà hàng củng cố nguồn lực tài chính mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công nghệ kỹ thuật trong nhà hàng. Hơn nữa, nhà hàng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tạo uy tín với các nhà cung cấp. Ngoài ra kinh doanh có hiệu quả góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên trong nhà hàng.
Trong quá trình thực tập tại nhà hàng Mây Da em đã trực tiếp làm nhân viên để có những quan sát và tìm hiểu đặc biệt về quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng thực sự có hiệu quả hay không? Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng Mây Da ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các khái niệm và các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh về nhà hàng.
Tìm hiểu tổng quan về nhà hàng và thực trạng hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da trong những năm gần đây.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Mây Da.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do đặc điểm về cơ sở vật chất và không gian kinh doanh của nhà hàng là một nhà hàng độc lập. Do đó đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thực tập tại nhà hàng Mây Da qua việc quan sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động phục vụ trực tiếp tại nhà hàng trong quá trình thực tập.
Một số phuơng pháp đã được sử dụng:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ tại nhà hàng để việc đánh giá được khách quan, chính xác và thực tế hơn.
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại các bộ phận, quan sát các thông tin liên quan như quan sát các hành vi mua sắm sử dụng thông thường, quan sát thái độ của khách hàng xem có hài lòng với cách phục vụ và các dịch vụ của nhà hàng hay không. Quan sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức bán hàng ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin:
+ Tìm kiếm thu thập thông tin liên quan đến nhà hàng chuẩn bị thực tập để có thể có những định hướng cho mục tiêu cần làm.
+ Tìm kiếm tông tin, số liệu phục vụ cho quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp phân tích số liệu: sau khi có số liệu tiến hành phân loại tính toán, là cơ sở để phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- Phương pháp so sánh tổng hợp:
Đây là phương pháp bao gồm việc so sánh các số liệu, thông tin thu thập được qua quá trình nghiên cứu, sau đó tiến hành tổng hợp các thông tin, số liệu đó.
Phương pháp này giúp ta thấy được tình hình hoạt động của nhà hàng trong những khoảng thời gian nhất định, cho biết doanh nghiệp làm ăn thô lỗ hay phát triển như thế nào.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Đưa ra lý thuyết về nhà hàng, kinh doanh nhà hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
Khái quát chung về nhà hàng Mây Da.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng như về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh về nhà hàng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
Nêu lên mục tiêu và định hướng kinh doanh của nhà hàng trong thời gian tới. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh của nhà hàng và một số kiến nghị giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Mây Da.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các khái niệm
Khái niệm về nhà hàng
Nhà hàng
Là hệ thống cơ sở vật chất gồm các dịch vụ cung cấp các loại đồ ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu ăn, uống tức thời hoặc đã được khách hàng đặt truớc.
Phân loại nhà hàng:
- Căn cứ theo mức độ liên kết:
+ Nhà hàng độc lập: Là nhà hàng có tư cách pháp nhân riêng, là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào khách sạn hay các cơ sở kinh doanh. Loại nhà hàng này chủ động kinh doanh, tuy nhiên gặp khó khăn trong quá trình thu hút khách.
+ Nhà hàng phụ thuộc: Là loại nhà hàng không có tư cách như một doanh nghiệp độc lập mà chỉ là một đơn vị một phần cơ sở kinh doanh nào đó.
- Căn cứ theo quy mô: được đánh giá về cơ sở vật chất và khả năng phục vụ. Thông thường người ta đánh giá quy mô nhà hàng dựa trên số lượng chỗ có khả năng phục vụ của nhà hàng chia ra làm ba loại:
+ Nhà hàng nhỏ: Quy mô dưới 50 chỗ ngồi
+ Nhà hàng trung bình: Quy mô trên 50 đến 150 chỗ
+ Nhà hàng lớn: Trên 150 chỗ
- Căn cứ theo chất lượng phục vụ:
+ Nhà hàng bình dân: Là nhà hàng có chất lượng khiêm tốn, giá cả trung bình, chủng loại dịch vụ không nhiều.
+ Nhà hàng đạt tiêu chuẩn: Là nhà hàng đạt những tiêu chuẩn nhất định, giá cả cao hơn nhà hàng bình dân, giá tập trung vào lượng khách trung lưu trong xã hội.
+ Nhà hàng sang trọng: Là nhà hàng có chất lượng cao chủng loại dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cao đáp ứng khách thượng lưu trong xã hội.
- Căn cứ theo hình thức phục vụ:
+ Nhà hàng chọn món: Nhà hàng với thực đơn phong phú, đa dạng về chủng loại món ăn, đồ uống, thích hợp cho sự lựa chọn của khách. Nhân viên trong nhà hàng có tay nghề tương đối cao.
+ Nhà hàng tự phục vụ: Là loại nhà hàng phổ biến ở đó khách tự chọn các món ăn nóng, nguội, các loại đồ uống, và giá cố định cho tất cả các khách hàng.
+ Nhà hàng ăn định suất: Phục vụ các bữa ăn đặt trước, định trước về giá cả và thực đơn. Đối tuợng chủ yếu là khách theo nhóm, theo đoàn.
+ Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống: Nhà hàng này phục vụ cà phê, bữa ăn nhẹ, phục vụ nhanh, các món ăn thường là đồ ăn sẵn.
+ Nhà hàng tự phục vụ đồ ăn nhanh: Phục vụ nhu cầu ăn theo thói quen công nghiệp, phổ biến ở các trung tâm thương mại, các thành phố lớn, tương tự các quán cà phê phục vụ ăn.
+ Nhà hàng phục vụ tiệc: Tổ chức hội nghị, tiệc tổng kết, tiệc cưới, chiêu đãi, …
- Căn cứ theo phân loại khác:
+ Phân loại theo văn hoá ẩm thực của vùng ta có nhà hàng Á, nhà hàng Âu, nhà hàng phục vụ các món ăn địa phương hoặc đặc sản Việt Nam…
+Phân loại theo văn hoá ẩm thực tôn giáo ta có nhà hàng theo ẩm thực Phật Giáo (phục vụ các món ăn chay), nhà hàng theo ẩm thực Hồi Giáo (các món ăn không có thành phần thịt heo)…
Theo tiêu chí Việt Nam chia nhà hàng thành:
- Nhà hàng tư nhân
- Nhà hàng nhà nước
- Nhà hàng cổ phần
- Nhà hàng liên doanh
- Nhà hàng tập thể
- Nhà hàng 100% vốn nước ngoài
Chức năng
Tổ chức quy trình phục vụ trong các nhà hàng, phòng tiệc, quầy bar, đảm bảo phục vụ chất lượng cao.
Nhiệm vụ
Kiểm tra hàng hoá, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ và chất lượng món ăn đồ uống trước khi đưa ra phục vụ khách, đảm bảo phục vụ tận tình, chu đáo, trung thực theo yêu cầu của khách.
Lắng nghe ý kiến đóng góp ý của khách để kịp thời phối hợp với bộ phận bếp nâng cao chất lượng món ăn đồ uống. Phân công người phụ trách từng khu vực, tiếp nhận phiếu order từ nhân vên phục vụ nhà hàng.
Nghiên cứu đề xuất với giám đốc cách trình bày, trang trí các phòng ăn, bàn ăn, cách phục vụ các món ăn đó như thế nào cho lịch sự, và giúp chi việc quảng cáo đồ ăn thức uống cho nhà hàng.
Quản lý trang thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ trong nhà hàng.
Khái niệm kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu về ăn uống và giải trí của khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Các lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các lĩnh vực như kinh doanh ăn uống, bar, cafeteria, đồ ăn đóng gói, …
Kinh doanh ăn uống là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trong nhà hàng. Trong đó phục vụ nhiều món ăn và đồ uống, có hệ thống bàn và nhân viên phục vụ. Nhà hàng có nhiều loại và đuợc phân biệt theo vùng miền, theo văn hoá ẩm thực, …, nhà hàng cao cấp, nhà hàng đặc sản.
Quầy bar có bar rượu và bar giải khát. Bar rượu chuyên phục vụ nhu cầu của khách về các loại đồ uống có cồn duới dạng nguyên chất (nội và ngoại) hay pha chế (cocktail). Các bar rượu phục vụ cả ngày và ban đêm (night bar) và thường có thêm dịch vụ khác như ca nhạc khiêu vũ, bida, sòng bài, …
Bar giải khát thường phục vụ nhu cầu khách về các đồ uống không cồn chủ yếu từ trái cây và phục vụ ban ngày là chủ yếu.
Cafeteria chủ yếu phục vụ khách các món ăn nhẹ, như bánh mì kẹp thịt (hamburger), bánh pizza, bánh ngọt,… và các loại đồ uống nhẹ (bia, nước ngọt, cà phê, trà,…).
Kinh doanh chế biến đồ ăn sẵn và đóng gói. Đây là cơ sở chuyên sản xuất đồ ăn đóng gói sẵn phục vụ cho khách hàng.
Đặc điểm các hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Tuỳ thuộc vào các loại hình và các điều kiện cụ thể của nhà hàng thì sẽ có các loại sản phẩm khác nhau.
Hoạt động kinh doanh ăn uống hết sức đa dạng và phong phú tuỳ thuộc vào quy mô và cấp hạng của doanh nghiệp.
Nội dung của kinh doanh nhà hàng gồm ba nhóm hoạt động:
+ Hoạt động kinh doanh: Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) ăn uống, và các loại sản phẩm khác liên quan (như hội nghị, hội thảo, các dịch vụ vui chơi giải trí,…)
+ Hoạt động chế biến các loại sản phẩm ăn uống: Chế biến thức ăn cho khách, bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán.
+ Hoạt động phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp các điều kiện để nghỉ ngơi thư giãn cho khách.
Quy trình phục vụ của nhà hàng thường bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
Bao gồm các bước: làm vệ sinh khu vực ăn uống, dọn sạch sẽ bàn, setup bàn khi có khách đến.
Giai đoạn đón tiếp khách:
Nhân viên phục vụ luôn tươi cười và nhìn ra cửa để chào đón khách, chú ý cách đón tiếp đối với từng loại khách khác nhau làm sao cho khách được hài lòng.
Hướng dẫn khách vào bàn có số người phù hợp với yêu cầu của khách.
Dọn đường đi bằng cách đi trước khách, không đi quá nhanh so với khách, phải luôn nhớ khách ở đằng sau.
Giai đoạn tiếp cận khách:
Đưa thực đơn đồ uống và đồ ăn cho khách, thực đơn phải được mở ra trước khi đưa cho khách.
Gia đoạn phục vụ:
+ Phục vụ đồ uống:
Hỏi khách uống gì, có thể giới thiệu đồ uống cho khách nếu khách chưa chọn được, nói một cách rõ ràng, rành mạch, vui vẻ và nhìn vào khách, tay luôn cầm bút và order, phải ghi chính xác trên order và không được bấm bút trong khi khách đang chọn món.
Sau khi order xong phải nhắc lại những gì mà khách đã gọi để đảm bảo nhà hàng phục vụ món đúng món mà khách yêu cầu.
Nhân viên phục vụ chuyển order đến các bộ phận liên quan.
+ Phục vụ đồ ăn:
Hỏi khách ăn gì, khi thấy khách chưa lựa chọn được đồ ăn phải hướng dẫn cho khách hoặc giới thiệu những món đặc biệt của nhà hàng.
Nhân viên phục vụ cần phải biết quy trình làm các món ăn để hướng dẫn cho khách chọn món chính xác, giải thích những thắc mắc của khách về món ăn.
Sau khi chọn đồ ăn xong, nhân viên phục vụ phải đọc lại tất cả món ăn mà khách đã gọi.
Khi đã chắc chắn những gì ghi trên order là đúng thì nhân viên chuyển đi đóng dấu xuất và chuyển cho bộ phận bếp.
Phục vụ khách trong quá trình ăn uống phải tuân thủ một số quy định đã được quy định trước như cách dọn đồ ăn lên cho khách dùng và cách dọn bàn sau khi khách dùng bữa xong.
Giai đoạn thanh toán:
Khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách cần phải đảm bảo độ chính xác của hóa đơn, không cãi lại khách khi khách có ý kiến thắc mắc về hóa đơn, phải giải thích một cách nhẹ nhàng, không làm mất lòng khách, nếu sự việc nghiêm trọng phải mời quản lý ra giải quyết.
Giai đoạn tiễn khách:
Sau khi khách thanh toán xong, xin ý kiến khách về bữa ăn, chào khách lịch sự trước khi ra về.
Giai đoạn thu dọn:
Thu dọn sạch sẽ, chuẩn bị bàn để phục vụ khách tiếp theo.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
1.2.1. Chỉ tiêu về doanh thu
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu nhà hàng là tổng số tiền thu được của khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác mang lại cho nhà hàng. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong nhà hàng gồm 2 phần chính:
- Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh nhà hàng, các nhà hàng cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho khách.
1.2.2. Chỉ tiêu về chi phí
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp nhà hàng, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Phân loại:
- Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
Chi phí tiền lương
Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện, nước).
Chi phí vật tư trong kinh doanh
Hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến.
Các chi phí khác
- Căn cứ tính chất biến động của chi phí
Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản chi phí không hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi.
1.2.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ công nhân viên.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
+ Giá cả thị trường
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
+ Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
+ Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
+ Có phương thức kinh doanh hợp lý
+ Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảm giá.
1.2.4. Chỉ tiêu về tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
F’ =
Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của nhà hàng
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh nhà hàng
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
- Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp.
So sánh giữa các nhà hàng trong cùng một thời kỳ kinh doanh với nhau.
1.2.5. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
KL =
Trong đó:
L: Lợi nhuận
D: Doanh thu
KL: Tỷ suất lợi nhuận
KL :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: (H1)
H1 = D/C
Trong đó:
D: Doanh thu thuần tuý
C: chi phí thuần tuý
Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Nếu H1 = 1. Hoạt động kinh doanh hoà vốn
Nếu H1 >1. Hoạt động kinh doanh có lãi
Nếu H1<1. Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ
Như vậy hệ số H càng lớn thì họat động kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh hoạt động kinh doanh của nhà hàng (có lãi hay bị thua lỗ).
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác tất cả các mặt trong quá trình kinh doanh. Gồm:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
L’ = D – Mv – F – Tb
Trong đó:
L’ : lợi nhuận
D : tổng doanh thu
Mv: trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa chế biến ăn uống hoặc hàng hóa chuyển bán.
F: tổng chi phí
Tb: thuế ở các khâu bán
Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao, càng tốt. Đó là nguồn thu để mở rộng kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, là thước đo khả năng cạnh tranh.
- Chỉ tiêu kết quả
+ Kết quả theo doanh thu
HD : ( D = Mv + F )
Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:
HL = L / Dv
Trong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG MÂY DA
2.1. Khái quát chung về nhà hàng
2.1.1. Vị trí của nhà hàng
Địa chỉ : 125, Nguyễn Huệ, quận 1
Điện thoại : (08)3 915.3419
Fax : (08)3 915.3420
Giờ mở cửa: 7:00 am – 24:00 pm
Ngày nghỉ : không có ngày nghỉ
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển nhất của cả nước. Với mục đích xây dựng nét đẹp văn hoá, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho nhân dân trong thành phố, bà con Việt Kiều cùng du khách trong và ngoài nước vào dịp tết truyền thống của Việt Nam. Trong 7 năm liên tiếp từ năm 2004, Tổng cục du lịch Sài Gòn phối hợp với các sở ban ngành tổ chức thành công lễ hội tết tại trung