Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất mà mục đích của các chủ doanh nghiệp là lợi nhuận. Đối với người lao động, tiền lương nhận được thỏa đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó lợi ích của người cung ứng sức lao động cũng tăng theo.
73 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kế toán tiền lương tại công ty TNHH liên doanh cổ phần thực phẩm An Thái - Lê Thị Thùy Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự bùng nổ
về kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và do nhu cầu
xã hội ngày càng đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện
hơn nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương là
một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động
nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp,
tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất mà mục đích của các chủ doanh
nghiệp là lợi nhuận. Đối với người lao động, tiền lương nhận được thỏa đáng
sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động.
Khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó lợi
ích của người cung ứng sức lao động cũng tăng theo.
Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng mức lương
thỏa đáng sẽ tạo ra sự gắn kết người lao động với mục tiêu và lợi ích của
doanh nghiệp, xóa bỏ đi sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động với người
lao động làm cho người lao động có trách nhiệm hơn với hoạt động của doanh
nghiệp. Các nhà kinh tế gọi đó là “phản ứng dây chuyền tích cực” của tiền
lương.
Ngược lại, khi lợi ích của người lao động không được chú ý đến, tiền
lương không thỏa đáng sẽ dẫn đến nguồn nhân lực có thể bị giảm sút cả về số
lượng và chất lượng. Khi đó năng suất sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm. Do đó,
đối với doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống trả lương sao cho hoạt động
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đạt lợi nhuận cao để tích lũy vừa
đảm bảo cuộc sống cho người lao động, kích thích người lao động nhiệt tình
với công việc, đảm bảo sự công bằng là một trong những công tác đặt lên hàng
đầu nhằm ổn định nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp là quá trình kết
hợp đồng bộ của 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao
động; trong đó lao động là yếu tố mang tính quyết định nhất. Ở các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng rất lớn đứng
sau chi phí vật liệu, do đó sử dụng tốt nguồn lao động sẽ tiết kiệm chi phí nhân
công trong đơn vị giá thành, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo lợi
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 1
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là công tác quan trọng hàng đầu của
doanh nghiệp sản xuất.
Thêm vào đó, cùng với tiền lương doanh nghiệp còn phải tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phi gồm các khoản trích bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đó là các nguồn phúc lợi mà người lao
động nhận được từ doanh nghiệp. Vì vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến
chi phí lương có vai trò rất quan trọng. Bởi vì nó không chỉ góp phần làm tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tăng thêm khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường và giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối
với ngân sách nhà nước.
Đề tài: “Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH Liên
Doanh Công Nghiệp Thực Phẩm An Thái” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế
toán tiền lương tại công ty, phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác
hạch toán kế toán chi phí lương và các khoản trích theo lương, từ đó sẽ đưa ra
những đề nghị giải quyết những vấn đề tồn tại nếu có.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu 2 nội dung:
Nội dung thứ nhất: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Nội dung thứ hai: phân tích chi phí lương.
Mục đích của việc phân tích công tác hạch toán kế toán chi phí lương và
các khoản trích theo lương tại công ty là để thấy được tình hình thực tế của
công ty về công tác quản lý lao động, việc phân bổ và sử dụng lao động đã đạt
hiệu quả chưa, các chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ có phù hợp với chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ mà Nhà nước đã ban hành. Đồng thời đánh giá công tác quản
lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo
nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra.
Phân tích chi phí lương tại công ty nhằm thấy được các chỉ tiêu về tỷ suất
chi phí tiền lương trên doanh thu, chênh lệch tổng quỹ tiền lương thực hiện so
với kế hoạch, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương như:
doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động. Từ đó, doanh nghiệp phát
hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố đến tiền lương để có các biện pháp
phù hợp được áp dụng và mang lại hiệu quả.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 2
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ
à Bảng tổng hợp lương
à Bảng tính lương & BHXH, BHYT, KPCĐ
à Bảng tiền lương kế hoạch
à Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của các cô, chú trong phòng Kế toán
của Công ty An Thái và giáo viên hướng dẫn; tham khảo sách, tài liệu liên
quan đến đề tài cần nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp so sánh:
o Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ
tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
o Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của
chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ
lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
+ Phương pháp diễn dịch, quy nạp
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện ở Công ty TNHH Liên doanh Công
nghiệp thực phẩm An Thái. Nội dung nghiên cứu của đề tài là: kế toán tiền
lương ở doanh nghiệp, cụ thể là công tác hạch toán kế toán chi phí lương và
các khoản trích theo lương; và phân tích chi phí tiền lương tại công ty, cụ thể:
chênh lệch chi phí tiền lương thực tế so với kế hoạch, tỷ suất chi phí tiền
lương trên doanh thu, mức độ ảnh hưởng của tiền lương bình quân, doanh thu,
năng suất lao động đến chi phí tiền lương.
Số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu là: Bảng tổng hợp lương năm 2002,
2003; Bảng tính lương & BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 06/2003; Bảng tiền
lương kế hoạch tháng 06/2003; Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao
động.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 3
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái Niệm, Nhiệm Vụ Của Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích
Theo Lương:
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
trong sản xuất kinh doanh:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người
lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.
Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do
lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là
một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản
phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập - kết quả tài chính cuối
cùng của hoạt động SXKD trong doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất
lượng lao động, để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người lao động,
theo chế độ tài chính hiện hành, người lao động còn được hưởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội được trích vào chi phí SXKD nhằm trợ cấp cho
trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất…
- Bảo hiểm y tế để trợ cấp cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe của người lao động.
- Kinh phí công đoàn để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức
công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt
động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 4
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp kịp thời, đầy đủ và chính xác về số
lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả
lao động.
- Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải
trả cho người lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời.
- Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về
lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội…Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử
dụng, chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho đối tượng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình
quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ từ đó
đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng
suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách,
chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động…
2. Hình Thức Tính Tiền Lương, Quỹ Tiền Lương Và Các Khoản Trích
Theo Lương:
2.1 Các hình thức tính tiền lương:
Các doanh nghiệp thường áp dụng 2 chế độ trả lương cơ bản, phổ biến là:
+ Chế độ trả lương theo thời gian làm việc
+ Chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm (hay công việc hoàn thành)
Tương ứng với hai chế độ tính lương nói trên là hai hình thức tiền lương:
+ Hình thức tiền lương thời gian
+ Hình thức tiền lương sản phẩm
2.1.1 Hình thức tiền lương thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao
động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao
động.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 5
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Tiền lương tính theo thời gian có thể được thực hiện theo tháng,
ngày hoặc giờ làm việc tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian
lao động của doanh nghiệp.
Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn
hay tính theo thời gian có thưởng.
Công thức tính tiền lương theo thời gian:
• Mức lương tháng:
Mức lương tháng =
Mức lương cơ bản
(tối thiểu)
× Hệ số
lương
+
Tổng hệ số các
khoản phụ cấp
• Mức lương tuần:
Mức lương tháng × 12
Mức lương tuần =
52
• Mức lương ngày:
Mức lương tháng
Mức lương ngày =
22 (hoặc 26)
Hình thức tiền lương tính theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương
tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo
lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa
phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích
thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người
lao động.
Do những hạn chế trên, khi áp dụng hình thức tiền lương theo thời
gian cần thực hiện một số biện pháp phối hợp như: giáo dục chính trị tư tưởng,
động viên khuyến khích vật chất, tinh thần dưới các hình thức tiền thưởng;
thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động và sử dụng thời gian
lao động. Việc phối hợp nhiều biện pháp sẽ tạo cho người lao động có kỷ luật,
có kỹ thuật và năng suất cao.
2.1.2 Hình thức tiền lương sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động
theo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, bảo
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 6
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
đảm yêu cầu chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị
sản phẩm, công việc đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với lao
động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm
Tiền lương được
lĩnh trong tháng
=
Số lượng (khối lượng) sản phẩm,
công việc hoàn thành
× Đơn giá
tiền lương
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng đối với lao
động gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động
của bộ phận trực tiếp sản xuất
Tiền lương được
lĩnh trong tháng
=
Tiền lương được lĩnh
của bộ phận trực tiếp
× Tỷ lệ lương
gián tiếp
Tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính
chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lương này
có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt
động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng:
Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động không chỉ
quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,…Khoản tiền
thưởng này trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất
lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được…
Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến:
Suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế
hoạch sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp quy định. Ví dụ như cứ vượt 10%
định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20%; vượt từ 11% - 20%
định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 40%; vượt từ 50% trở lên
thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 100%. Có thể được áp dụng ở
những bộ phận sản xuất cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất.
Nó khuyến khích người lao động phải luôn phát huy sáng tạo, cải tiến
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cho đơn vị thực hiện kế
hoạch sản xuất sản phẩm một cách đồng bộ và toàn diện.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 7
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý, khi xây dựng tiền thưởng lũy tiến
cần hạn chế 2 trường hợp có thể xảy ra đó là:
o Người lao động phải tăng cường độ lao động đưa đến việc không
đảm bảo sức khỏe cho lao động lâu dài.
o Tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng:
Đối với các doanh nghiệp có tính chất chế biến, doanh nghiệp cần tạo
ra các điều kiện ổn định sản xuất, tổ chức lại từng dây chuyền ổn định sản xuất
và xác định rõ giai đoạn cuối cùng của từng nửa thành phẩm hoặc thành phẩm.
Trên cơ sở xác định giai đoạn cuối cùng của từng nửa thành phẩm hoặc thành
phẩm để xác định tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng cho từng người lao
động hay một tập thể người lao động.
Cách tính lương này là tiến bộ nhất vì nó gắn trách nhiệm của cá nhân
hoặc tập thể người lao động với chính sản phẩm mà họ đã làm ra. Như vậy
trong trường hợp tính lương theo sản phẩm cuối cùng, tiền lương phải trả cho
người lao động không thuộc chi phí sản xuất mà nằm trong thu nhập còn lại
sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý và các khoản phân phối lợi nhuận theo
quy định.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm: đảm bảo được
nguyên tắc phân phối theo lao động, làm cho người lao động quan tâm đến số
lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát
huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy
tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
Tuy nhiên, để áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những
ưu điểm của hình thức này doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống
định mức lao động thật hợp lý, xây dựng được đơn giá tiền lương trả cho từng
loại sản phẩm, từng loại công việc một cách khoa học hợp lý, xây dựng được
chế độ thưởng phạt rõ ràng, xây dựng suất thưởng lũy tiến thích hợp với từng
loại sản phẩm, công việc, tổ chức quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu sản phẩm:
đảm bảo đủ, đúng số lượng, chất lượng theo quy định.
Việc áp dụng chế độ trả lương phù hợp với từng đối tượng lao động
trong doanh nghiệp cũng là một trong những điều kiện quan trọng để huy động
và sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý về lao động sống trong chi
phí SXKD, góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 8
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
2.2 Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số
công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả
lương bao gồm các khoản:
+ Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và
tiền lương khoán, công nhật.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác, đi làm
nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi
học…
+ Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm…
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
+ Tiền ăn giữa ca của người lao động,…
Ngoài ra, trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo
hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động (BHXH trả thay lương).
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra một
cách chặt chẽ, đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có
hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ
tiền lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất
của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương
không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, đảm
bảo thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc
mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình
quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích
lũy xã hội.
Trong kế toán và phân tích kinh tế, tiền lương của công nhân viên trong
doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
SVTH: Lê Thị Thùy Trang Trang 9
Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công Ty TNHH LD CNTP An Thái
+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời
gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm: tiền lương trả
theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương (như phụ cấp trách nhiệm,
phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp thâm niên…)
+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời
gian CNV nghỉ theo chế độ được hưởng lương (như nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học,
nghỉ vì ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, đi họp…). Ngoài ra tiền
lương trả cho công nhân sản xuất nhưng không mang lại kết quả cũng được
xếp vào lương phụ.
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng
trong công tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương
trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công
nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng
loại sản phẩm vì tiền lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp
với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động.
Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước chi phí tiền lương nghỉ
phép thì sẽ căn cứ vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để tính số trích
trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với việc chế
tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền
lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản
phẩ