Cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữthứhai đã trải qua bốn
giai đoạn, đó là so sánh đối chiếu; phân tích lỗi sai; phân tích việc vận dụng ngôn ngữvà
phân tích diễn ngôn. So sánh đối chiếu là giai đoạn mở đầu cho cảquá trình nghiên cứu,
trên thực tếnó không thuộc phạm vi của việc nghiên cứu vấn đềtiếp thụngôn ngữthứhai.
Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trình
học tập của người học, mà chủyếu nhằm vào sựtương đồng và dịbiệt trong ngôn ngữmẹ
đẻcủa người học với ngôn ngữ đích, từ đó dự đoán những khó khăn mà người học có thểsẽ
gặp phải, hi vọng giúp người học tránh hoặc giảm thiểu được những lỗi sai trong quá trình
học. Tuy nhiên, cùng với việc đi sâu nghiên cứu, người ta nhận ra rằng những dự đoán của
so sánh đối chiếu đôi khi rất có hạn và không chính xác. Đôi khi dự đoán người học sẽphát
sinh lỗi ởmột phương diện hay nội dung ngôn ngữnào đó, nhưng thực tếngười học lại
không hềmắc lỗi nhưdự đoán. Ngược lại, có những nội dung mà so sánh đối chiếu dự
đoán sẽkhông xuất hiện lỗi sai thì người học lại bịmắc lỗi sai. Chính vì thế, những nhà
nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữnhận ra rằng, điều đầu tiên là phải chú ý đến lỗi sai
của người học, vì lỗi sai phản ánh quá trình thửnghiệm ngôn ngữthứhai của người học, từ
đó người ta có thểphát hiện ra quy luật diễn biến quá trình thụ đắc ngôn ngữthứhai của
người học. Xuất phát từthực tếnày, lý luận ngôn ngữquá độ(interlanguage) đã xuất hiện.
Hiện nay, lý luận ngôn ngữquá độlà cơsởlý luận đểgiải thích và phân tích lỗi sai
của người học trong quá trình dạy ngôn ngữthứhai. Ngôn ngữquá độlà một hệthống
ngôn ngữ được tạo thành do người học suy luận và quy nạp các quy tắc của ngôn ngữ đích
trong quá trình học tập. Hệthống ngôn ngữnày có những biểu hiện khác với hệthống ngôn
ngữmẹ đẻvà hệthống ngôn ngữ đích ởcảcác bình diện ngữâm, từvựng và ngữpháp. Có
một điều đáng chú ý là hệthống ngôn ngữquá độkhông phải là bất biến, cùng với thời
gian và trình độtăng lên của người học, nó sẽchuyển dịch tiến dần vềvới hệthống ngôn
ngữ đích.
Có thểthấy, việc tìm ra và phân tích lỗi sai của người học là một mắt xích vô cùng
quan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ.
70 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ 了 trong tiếng hán hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHỮ “了”
TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Mã số: N.08.04
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Lê Kim Anh
Hà Nội tháng 1 năm 2010
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2
6. Bố cục nội dung ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN.......................... 4
1.1 Giới thiệu trợ từ “了” và câu chữ “了” ........................................................................ 4
1.1.1 Trợ từ “了”........................................................................................................... 4
1.1.2 Câu chữ “了”........................................................................................................ 5
1.2. Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai ........................................... 6
1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai ................................................................... 6
1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai .................................................................................. 8
1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” .................................. 11
Tiểu kết ............................................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ ....................... 15
CÂU CHỮ “了”.............................................................................................. 15
2.1 Kết quả điều tra.......................................................................................................... 15
2.1.1 Điều tra diện rộng .............................................................................................. 15
2.1.2 Điều tra cá thể .................................................................................................... 16
2.2 Phân loại lỗi sai......................................................................................................... 18
2.2.1 Các loại hình lỗi sai............................................................................................. 18
2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“了”................................ 20
2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“了”trong các cấu trúc câu.................................. 27
2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“了” trong các cấu trúc câu..................................... 32
Tiểu kết ............................................................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỖI SAI TỪNG MẪU CÂU CHỮ “了” VÀ
MỘT VÀI KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC DẠY HỌC CÂU CHỮ “了” 37
3.1 Phân tích lỗi sai từng mẫu câu chữ “了”.............................................................. 37
3.1.1 S1“V+了+O” .................................................................................................... 37
3.1.2 S2“V+了+O+分句” .......................................................................................... 39
3.1.3 Câu liên động S3............................................................................................... 41
3.1.4 S4“V+了+趋向” ............................................................................................. 42
3.1.5 S5“V+了+V” .................................................................................................... 43
3.1.6 S6“V+了+动量” ............................................................................................. 43
3.1.7 S7“V+了+数量” ............................................................................................... 44
3.1.8 S8 “V+了+时量” ............................................................................................ 45
3.1.9 Câu tồn hiện S9................................................................................................. 47
3.1.10 S10“过+了+时量+分句”............................................................................... 47
3.1.11 S11“V+了”....................................................................................................... 47
3.1.12 S12 “V+O+了”............................................................................................ 49
2
3.1.13 S13“V(+O)+了+分句” ............................................................................... 51
3.1.14 S14“V+了+O/时量+了” .................................................................................. 51
3.1.15 S15“V(+O)+时量+了”.................................................................................. 53
3.1.16 S16“V+O+V+了+时量(+了)”.................................................................. 53
3.1.17 S17“时量+没+V+了” ...................................................................................... 54
3.1.18 S18“不+V+了” ............................................................................................ 54
3.1.19 S19 “没有+了” ................................................................................................ 56
3.1.20 S20 “别+V+了” ............................................................................................... 57
3.1.21 S21 “数量+了” ................................................................................................ 57
3.1.22 S22 “快要/要/就要+V+了” ............................................................................. 57
3.1.23 S23“太+Adj+了”和 S24“Adj+极了” ............................................................ 58
3.1.24 S25 câu có ngữ khí khẳng định ................................................................... 58
3.1.25 S26 câu có ngữ khí thông báo.......................................................................... 59
3.1.26 S27 câu có ngữ khí đề nghị.............................................................................. 59
3.2 Một vài kiến nghị trong việc dạy - học câu chữ “了”.............................................. 59
Tiểu kết ............................................................................................................................ 61
KẾT LUẬN..................................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 65
Các bài viết liên quan đến đề tài .................................................................. 67
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã trải qua bốn
giai đoạn, đó là so sánh đối chiếu; phân tích lỗi sai; phân tích việc vận dụng ngôn ngữ và
phân tích diễn ngôn. So sánh đối chiếu là giai đoạn mở đầu cho cả quá trình nghiên cứu,
trên thực tế nó không thuộc phạm vi của việc nghiên cứu vấn đề tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai.
Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trình
học tập của người học, mà chủ yếu nhằm vào sự tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ mẹ
đẻ của người học với ngôn ngữ đích, từ đó dự đoán những khó khăn mà người học có thể sẽ
gặp phải, hi vọng giúp người học tránh hoặc giảm thiểu được những lỗi sai trong quá trình
học. Tuy nhiên, cùng với việc đi sâu nghiên cứu, người ta nhận ra rằng những dự đoán của
so sánh đối chiếu đôi khi rất có hạn và không chính xác. Đôi khi dự đoán người học sẽ phát
sinh lỗi ở một phương diện hay nội dung ngôn ngữ nào đó, nhưng thực tế người học lại
không hề mắc lỗi như dự đoán. Ngược lại, có những nội dung mà so sánh đối chiếu dự
đoán sẽ không xuất hiện lỗi sai thì người học lại bị mắc lỗi sai. Chính vì thế, những nhà
nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ nhận ra rằng, điều đầu tiên là phải chú ý đến lỗi sai
của người học, vì lỗi sai phản ánh quá trình thử nghiệm ngôn ngữ thứ hai của người học, từ
đó người ta có thể phát hiện ra quy luật diễn biến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của
người học. Xuất phát từ thực tế này, lý luận ngôn ngữ quá độ (interlanguage) đã xuất hiện.
Hiện nay, lý luận ngôn ngữ quá độ là cơ sở lý luận để giải thích và phân tích lỗi sai
của người học trong quá trình dạy ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ quá độ là một hệ thống
ngôn ngữ được tạo thành do người học suy luận và quy nạp các quy tắc của ngôn ngữ đích
trong quá trình học tập. Hệ thống ngôn ngữ này có những biểu hiện khác với hệ thống ngôn
ngữ mẹ đẻ và hệ thống ngôn ngữ đích ở cả các bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Có
một điều đáng chú ý là hệ thống ngôn ngữ quá độ không phải là bất biến, cùng với thời
gian và trình độ tăng lên của người học, nó sẽ chuyển dịch tiến dần về với hệ thống ngôn
ngữ đích.
Có thể thấy, việc tìm ra và phân tích lỗi sai của người học là một mắt xích vô cùng
quan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ.
2
Chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một hư từ có tần suất sử dụng cao, có cách
dùng khá phức tạp, và là điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người học
Việt Nam nói riêng.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề lỗi sai của
học sinh Việt Nam và xác định tên đề tài nghiên cứu là “Phân tích lỗi sai của học sinh Việt
Nam trong quá trình sử dụng câu chữ ‘了’ trong tiếng Hán hiện đại” .
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mong muốn thông qua việc thu thập và phân tích lỗi sai của học sinh Việt
Nam trong quá trình sử dụng câu chữ “了” để tìm hiểu về mức độ phát sinh lỗi sai và các
loại hình lỗi sai của học sinh khi sử dụng hư từ này, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây
ra lỗi sai. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỉ lệ lỗi sai của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại. Trên cơ
sở thu thập gần 2000 câu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了” trong tiếng
Hán hiện đại, đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình câu sai của học sinh thể hiện trong
28 cấu trúc câu cơ bản của chữ “了”.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập ngữ liệu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了”.
- Phân loại câu sai, tiến hành phân tích, miêu tả lỗi sai.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi sai.
- Đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giảm thiểu lỗi sai câu chữ “了” của học
sinh
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như thống kê, điều tra khảo sát, phân tích, miêu tả. Trong đó phần điều tra khảo
sát dùng cả phương pháp điều tra tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) và
phương pháp điều tra theo thời gian (longitudinal).
3
6. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan
Chương 2: Khảo sát và phân loại lỗi sai về câu chữ “了”
Chương 3: Phân tích lỗi sai của từng mẫu câu chữ “了” và một vài kiến nghị trong
việc dạy học câu chữ “了”
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN
1.1 Giới thiệu trợ từ “了” và câu chữ “了”
1.1.1 Trợ từ “了”
Từ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một trợ từ được sử dụng với tần số rất cao. Căn
cứ vào ý nghĩa ngữ pháp và vị trí của từ “了” ở trong câu, các nhà ngữ pháp học tiếng Hán
chia trợ từ “了” thành hai loại: trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Thông
thường, “了 1” đứng ngay sau động từ, nếu có tân ngữ thì “了 1” đứng trước tân ngữ. Trợ
từ động thái “了 1” thường biểu thị một hành động đã xảy ra, đã kết thúc hoặc đôi khi là đã
hoàn thành. Còn trợ từ ngữ khí “了 2” thì luôn đứng ở cuối câu biểu thị một sự thay đổi nào
đó, một hành động đã hoàn thành hoặc đơn thuần chỉ là để hoàn chỉnh câu. Tuy có sự khác
biệt rõ rệt về vị trí trong câu nhưng hai trợ từ này lại có sự đan xen về mặt ý nghĩa ngữ
pháp, đặc biệt là khi sau động từ không có tân ngữ. Có thể nói, “sự đan xen về ý nghĩa ngữ
pháp của hai trợ từ này phụ thuộc vào vị từ mà nó kết hợp và phụ thuộc vào cả ngữ cảnh
giao tiếp cụ thể.” [1]
Chúng ta cùng xem những ví dụ sau:
(1)他跟妻子结婚不久妻子就抛弃了他。(刘月华《实用汉语语法,
p364》)
(2)我买了一本书。
(3)小王走了。
(4)我付了钱了。
Ví dụ (1) biểu thị một sự việc đã xảy ra, đã hoàn thành trong quá khứ nên bắt buộc
phải dùng “了 1” , nếu lược bỏ “了 1” câu sẽ không hoàn chỉnh.
Ví dụ (2) cũng biểu thị một hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, tân ngữ trong câu là
một danh từ thường nên cần có cụm số lượng từ làm định ngữ. Ý nghĩa hoàn thành của câu
do trợ từ “了 1” tạo nên, nếu lược bỏ “了 1” câu có thể có ý nghĩa là hành động sẽ xảy ra
trong tương lai gần, biểu thị một kế hoạch, dự định nào đó của người nói.
1 Nguyễn Hoàng Anh, Hà Lê Kim Anh . Nghiên cứu trợ từ “了” trong tiếng Hán hiện đại và những hình thức
biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Tr. 7
5
Ví dụ (3) xuất hiện trợ từ “了” ở cuối câu, câu này có vị ngữ là một động từ. Trợ từ
“了” ở cuối câu vừa biểu thị hành động đã xảy ra, vừa có tác dụng ngữ khí làm hoàn chỉnh
câu. Thông thường ở những câu như thế này “了” được coi là “了 1+2”.
Ví dụ (4) cùng lúc xuất hiện hai trợ từ “了”, trong đó “了 1” đứng sau động từ “付”
trước tân ngữ“钱”, biểu thị hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, còn “了 2” đứng ở cuối
câu. Trong câu này, tân ngữ cũng là một danh từ thường như ví dụ (2), có điều khác là
trước tân ngữ không có định ngữ đi kèm. Nếu không có sự xuất hiện của “了 2” thì câu sẽ
không tồn tại. Từ ví dụ này chúng ta có thể thấy tác dụng làm hoàn chỉnh câu của trợ từ
ngữ khí “了 2”.
1.1.2 Câu chữ “了”
Câu chữ “了” là những cấu trúc câu xuất hiện trợ từ “了”. Chưa có một thống kê
chính thức cho biết có tổng cộng bao nhiêu cấu trúc dùng chữ “了” trong tiếng Hán hiện
đại. Chúng tôi đã làm một công việc khảo sát các cấu trúc dùng chữ “了” trong tác phẩm
văn học “四世同堂” (老舍) và chọn ra 28 cấu trúc có tần suất sử dụng cao nhất. Cụ thể xin
mời xem bảng dưới đây.
Bảng 1-1: 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại
Mã số Cấu trúc câu Mã số Cấu trúc câu
S1 V+了+O S15 V(+O)+时量+了
S2 V+了+O+分句 S16 V+O+V+了+时量(+了)
S3 连动句 S17 时量+没+V+了
S4 V+了+趋向 S18 不+V+了
S5 V+了+V S19 没有+了
S6 V+了+动量 S20 别+V+了
S7 V+了+数量 S21 数量+了
S8 V+了+时量 S22 快要/要/就要+V+了
S9 存现句 S23 太+Adj+了
S10 过+了+时量+分句 S24 Adj+极了
6
S11 V+了2 S25 肯定语气
S12 V+O+了 S26 通报语气
S13 V(+O)+了+分句 S27 提议语气
S14 V+了+O/时量+了 S28 V+了+没有?
Từ S1 đến S10 là những cấu trúc dùng trợ từ động thái “了 1”. S14 cùng lúc xuất hiện
trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Các cấu trúc còn lại dùng trợ từ ngữ khí
“了 2”.
28 cấu trúc câu chữ “了” trên đây chính là phạm vi để chúng tôi khảo sát lỗi sai của
học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng những cấu trúc câu này.
1.2. Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai
1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một chuyên ngành nghiên cứu về những phương thức và
quá trình thụ đắc một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của người học. Đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của chuyên ngành này là đặc điểm và sự biến hóa phát triển ngôn ngữ thứ hai của
người học, tập trung miêu tả những điểm chung và những khác biệt cá thể trong quá trình
thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học, đồng thời phân tích những nhân tố bên trong và
nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
Quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ của trẻ em, đặc biệt là về ngữ âm và ngữ pháp thường
tuân thủ theo một trình tự nhất định. Ví dụ khi thụ đắc ngữ âm tiếng Anh, trẻ em sẽ biết đọc
những âm môi như /p/, /b/, /m/ trước, rồi đến các âm răng như /t/, /d/, và sau đó mới đến
các âm ngạc mềm như /k/, /g/. Hoặc như khi thụ đắc các quy tắc ngữ pháp thì trẻ em sẽ
nắm bắt cách dùng của hậu tố thời tiếp diễn “–ing” trước cả quán từ “the” và “a”. Các nhà
nghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi, trong môi trường học tập trên lớp học, người học ngôn
ngữ thứ hai liệu có tuân thủ theo một trình tự giống như trẻ em thụ đắc tiếng mẹ đẻ trong
môi trường ngôn ngữ tự nhiên hay không. Felix và Hahn (1985, xem黄冰《第二语言习得
入门》, tr.1) đã dùng phương pháp quan sát lâu dài để theo dõi quá trình học tập tiếng Anh
của 34 học sinh người Đức trong vòng 8 tháng. Cuộc khảo sát cho một kết quả khá bất ngờ,
lỗi sai mà những người học này mắc phải rất giống với những lỗi sai của trẻ em thụ đắc
2 Chúng tôi quy“động từ + 了”và“hình dung từ + 了”thành một cấu trúc S11“V+了”
7
tiếng Anh trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra rằng,
những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc sớm trong môi trường tự nhiên cũng được nắm bắt
rất nhanh trong môi trường học tập trên lớp, còn những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc
muộn trong môi trường tự nhiên thì trong môi trường học tập trên lớp cũng rất khó nắm bắt.
Điều này thể hiện quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng tuân theo một trình tự gần giống
với quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, những chiến lược mà người học sử dụng cũng
giống với chiến lược được dùng khi học ngôn ngữ thứ nhất. Đó chính là đặc điểm chung
của người học ngôn ngữ thứ hai.
Các nhà nghiên cứu còn tập trung tìm hiểu những nhân tố bên trong và nhân tố bên
ngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Các nhân tố bên trong được các nhà
nghiên cứu chú ý đến bao gồm 3 phương diện: (1) Cơ chế thụ đắc ngôn ngữ (language
acquisition device, LAD); (2) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer); (3) Đặc điểm tri
nhận của người học. Các nhà nghiên cứu phát hiện, ai cũng thành công trong việc thụ đắc
ngôn ngữ thứ nhất, trừ khi bạn bị chứng mất khả năng ngôn ngữ hoặc trung khu thần kinh
kiểm soát và điều khiển ngôn ngữ của bạn bị tổn thương. Chomsky (xem 黄冰《第二语言
习得入门》) cho rằng sở dĩ như vậy là vì trong bộ não của mỗi người đều có cơ chế thụ
đắc ngôn ngữ mang tính di truyền, cơ chế này giúp chúng ta có một kiến thức cơ bản về
cấu trúc và đặc điểm của ngôn ngữ loài người, giúp chúng ta có thể học tiếng mẹ đẻ một
cách thuận lợi. Tuy nhiên đến giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, cơ chế thụ đắc ngôn ngữ
này liệu có còn hay không, hoặc có còn phát huy tác dụng nữa hay không? Đây là một
trong những vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hiện
nay. Ngoài ra, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học đã có kiến thức nhất định về ngôn
ngữ thứ nhất, những kiến thức này liệu có ảnh hưởng đến việc tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai
hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ dùng
những quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất để lý giải và vận dụng vào ngôn ngữ thứ hai một cách
rất tự nhiên không chủ ý, gây ra hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, trong đó có những chuyển
di tích cực có tác động tốt, đồng thời cũng có những chuyển di tiêu cực có tác động xấu ảnh
hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của ngôn ngữ học tâm lý, người ta cũng chú ý đến ảnh hưởng của đặc điểm tri nhận
của người học đối với việc thụ đắc ngôn ngữ và bắt đầu đứng từ góc độ tri nhận để nghiên
cứu quá trình tâm lý của người học trong việc lý giải, thu nhận ngôn ngữ và sản sinh ngôn
ngữ.
8
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ chủ yếu bao gồm hai
phương diện, đó là nhân tố xã hội và việc thu nạp ngôn ngữ. Việc thành bại của việc thụ
đắc ngôn ngữ ở một chừn