1. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu được hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của Luận cương chính trị tháng 10-1930
Thấy được điểm tiến bộ và điểm hạn chế của Luận cương so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Lắm được nguyên nhân vì sao có sự khác nhau giữa Luận cương chính trị cuả đồng chí Trần Phú và Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc
13 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 17436 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích Luận cương chính trị tháng 10-1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích Luận cương chính trị tháng 10-1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1. Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của Luận cương chính trị tháng 10-1930 Thấy được điểm tiến bộ và điểm hạn chế của Luận cương so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Lắm được nguyên nhân vì sao có sự khác nhau giữa Luận cương chính trị cuả đồng chí Trần Phú và Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc 2. Nội dung chính: Giới thiệu đôi nét về đồng chí Trần Phú Hoàn cảnh ra đời Ý nghĩa của Luận Cương So sánh Luận Cương tháng 10-1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Giới thiệu đôi nét về đồng chí Trần Phú Đồng chí Trần Phú (1-5-1904, 6-9-1931) sinh ra trên mảnh đất Hà Tĩnh, - Thời học sinh: Tham gia "Hội Tu tiến". - Năm 1922: Đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế. Sau làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. - Tại Vinh: Tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam). Lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả đại tự đo cho Phan Bội Châu. Tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh. Mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động. - Tại Quảng Châu: Gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị. Được kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn). Sau sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. - Tháng 4/1930: Trở về nước hoạt động với cương vị cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam. - Tháng 7/1930: Vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời- Tháng 10/1930: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo bầu ông làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. - Ngày 18/4/1931: Bị địch bắt tại Sài Gòn. Trong nhà tù thực dân, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị. - Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu" Hoàn cảnh ra đời Tháng 4-1930 Trần Phú sau thời gian học tập ở Liên Xô được Quốc tế cộng sản cử về nước Tháng 7-1930 được bổ sung vào BCH TW Đảng Từ 14->30-10-1930 hội nghị BCH TƯ họp lần thứ nhất tại Hương Cảng, Hong Kong ( Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì Nội dung của hội nghị gồm: Thảo luận Luận cương chinh trị, quyết định đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, trong hội nghị các đại biểu nhất trí bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư Nội dung luận cương Phân tích đặc điểm tình hình xã hội nước ta là xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo Chỉ rõ mâu thuẫn gay gắt của Cách mạng Việt Nam: mâu thuẫn giai cấp giữa một bên là thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với bên là địa chủ phong kiến tư bản đế quốc Vạch ra chiến lược Cách mạng 1-Nhiệm vụ của cách mạng: - Chống phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất- Chống đế quốc giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương Luận cương nhấn mạnh 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau vấn đề thuộc địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. 2. Lực lượng cách mạng: Lực lượng cách mạng gồm có nông dân, công nhân, ngoài ra các lực lượng khác đều là đối tượng của cách mạng. 3. Phương pháp cách mạng Tư tưởng mấu chốt của luận cương đưa ra là phải tiến hành bạo lực cách mạng và kết thúc bằng khởi nghĩa võ trang giành chính quyền. 4. Lãnh đạo cách mạng Luận cương chỉ ra rằng điều cốt yếu cho cách mạng Đông Dương là phải có một Đảng Cộng Sản lãnh đạo 5. Quan hệ quốc tế Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng quốc tế. Nhận xét Bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận cương của Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hạn chế: - Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam. - Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai. - Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cương: - Do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản - Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng của cách mạng. Ý nghĩa Xác định những vấn đề có tầm chiến lược cho cách mạng Trang bị về mặt tư tưởng cho những người cộng sản Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị So sánh Luận cương chính trị tháng 10-1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Giống nhau Chiến lược phát triển cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền CNXH Nội dung CM về tư sản dân quyền: đánh đổ đế quốc và phong kiến Thống nhất vai trò của các lực lượng cơ bản của CM: vai trò lãnh đạo của công nhân và vai trò động lực mạnh của CM nông dân Thống nhất phương pháp CM: vũ trang bạo động Thống nhất mối quan hệ giữa CM Việt Nam và Cm thế giới: CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới Thống nhất vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình CM 2. Khác nhau Luận cương tháng 10-1930 không đưa nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuận giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp Đánh giá không đúng vai trò CM của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia cm, do đó Luận cương không đề ra được một liên minh của dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!