Vàng bạc đá quý là một ngành không còn mới mẻ ở Việt Nam, nó có một lịch sử lâu đời nhưng phát triển chưa mạnh mẽ. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nên kinh tế. Ngành đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được nâng cao, cơ chế luật pháp được sửa đổi đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế trong đó có ngành vàng bạc đá quý .
Theo thông tin Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, từ năm 2005 đến nay, nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang ở Việt Nam ngày càng tăng cao (trung bình từ 30 đến 35 tấn/năm). Trong đó năm 2007, chỉ tính riêng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có khối lượng vàng nữ trang bán ra đạt 41.129 món, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006, doanh số lên đến hàng tỉ đồng. Để có một cái nhìn rõ hơn về ngành Vàng bạc đá quý ta đi vào nghiên cứu sâu một số vấn đề cốt lõi dưới đây
31 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh ngành vàng bạc đá quý Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
Phân tích môi trường kinh doanh ngành vàng bạc đá quý Việt Nam
Phân tích môi trường kinh doanh ngành vàng bạc đá quý Việt Nam
Tổng quan về ngành vàng bạc đá quý Việt Nam
Vàng bạc đá quý là một ngành không còn mới mẻ ở Việt Nam, nó có một lịch sử lâu đời nhưng phát triển chưa mạnh mẽ. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nên kinh tế. Ngành đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được nâng cao, cơ chế luật pháp được sửa đổi đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế trong đó có ngành vàng bạc đá quý .
Theo thông tin Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, từ năm 2005 đến nay, nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang ở Việt Nam ngày càng tăng cao (trung bình từ 30 đến 35 tấn/năm). Trong đó năm 2007, chỉ tính riêng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có khối lượng vàng nữ trang bán ra đạt 41.129 món, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006, doanh số lên đến hàng tỉ đồng. Để có một cái nhìn rõ hơn về ngành Vàng bạc đá quý ta đi vào nghiên cứu sâu một số vấn đề cốt lõi dưới đây
Môi trường bên ngoài
+ Ngày càng phức tạp do;
quá trình toàn cầu hóa và tự do kinh tế ngày mạnh mẽ -> tiến bộ kỹ thuật liên tục phát triển với nhịp đọ nhanh,
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động.
Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó.
Theo dự báo của IMF, mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ bị chậm lại trong năm 2008, chỉ còn 3,7%, tức là thấp hơn 1,25% so với năm 2007. Dự báo này, thậm chí còn thấp hơn cả mức dự báo của IMF được đưa ra hồi đầu tháng
Khi đó, do những dao động của thị trường tín dụng và tình trạng đình trệ của thị trường bất động sản Mỹ, IMF đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 4,9% xuống còn 4,1%. IMF nhận định rằng sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ giờ không chỉ còn là phạm vi nội bộ của một quốc gia mà nó đang lan rộng sang các khu vực khác mà điển hình là nạn lạm phát về giá nhà đất ở một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ireland, Anh.
Thêm vào đó, cơn bão giá các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng góp phần vào sự suy giảm khiến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng hiện hữu. Ước tính, có đến 25% khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu nếu sự tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn 3%. IMF dự đoán kinh tế Mỹ năm nay chỉ có thể tăng 0,5% và thậm chí còn thấp hơn và sự phục hồi cũng diễn ra chậm chạp vào năm 2009 với dự báo là 0,6%. Đối với khu vực đồng euro, tốc độ tăng trưởng cũng chỉ có mức 1,4% trong năm 2008 và 1,2% trong năm 2009
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm do tác động của cuôc khủng hoảng nền king tế Mỹ trong những năm gần đây đã làm kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên kinh tế các nước Châu Á trong những năm gần đây vẫn đạt tốc độ phát triển nhanh. nhưng theo dự báo của các tổ chức:IMF, WB, OECD thì sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi.Dù kinh tế Mỹ ảm đạm gây tác động tiêu cực, song Nền kinh tế các nước phát triển trên thế giới vẫn rất năng động. Dẫn đầu vẫn là khu vực các nước đang phát triển với tốc độ tăng trung bình đạt đỉnh cao 7%, các nước giàu thì có chậm hơn chỉ bằng một nửa con số này chừng 2.6%. Các nền kinh tế châu Á vẫn bứt phá mạnh mẽ trong năm 2008.Các nước đang phát triển ở châu Á đạt tốc độ tăng trưởng 8,2% trong năm 2007 và sẽ duy trì ở mức 7,8% trong năm 2008. Trong năm 2007, Nền kinh tế Trung quốc tăng lên 11%, Tỷ lệ lạm phát trong tháng 12/2007 đã giảm xuống chỉ còn 6,5% so với cuối năm 2006. Ngày càng nhiều các nước tham gia vào các hiệp hội kinh tế trên thế giới để tìm kiếm các cơ hội cho đất nước của mình và đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tê thế giới, Điều nay sẽ khuyến khích nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phat triển hơn tạo điều kiện phát triển nền kinh tế của quốc gia cũng như tăng khả năng xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp và các quốc gia.
6 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế - tài chính thế giới đã nổi lên một số biến động lớn: Khủng hoảng tín dụng tiếp tục lan rộng đẩy kinh tế toàn cầu vào nguy cơ khủng hoảng; tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm; các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo; giá cả hàng hóa (đặc biệt là lương thực) và lạm phát gia tăng mạnh. Trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất lợi như hiện nay, sẽ không có một giải pháp nào chỉ đem lại lợi ích mà không gây thiệt hại. Bởi vậy, điểm mấu chốt là phải phối hợp nhiều chính sách, dung hoà các mục tiêu kinh tế khác nhau, mỗi nhóm lợi ích phải gánh vác một phần trách nhiệm.
Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đã lan sang các nước châu Âu, Nhật Bản và châu Á thông qua con đường xuất khẩu. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của châu Âu, Nhật Bản chững lại song vẫn cao hơn so với Mỹ. Ước tính, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro là 1,4%, Nhật Bản: 1,4%. Các nước đang phát triển vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, tuy có giảm đi một chút. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 xuống mức 8% để chống lạm phát song dự báo mức tăng trưởng của quốc gia này là 9,3%; Nga: 6,8%; Ấn Độ: 7,9%; các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam: 5,8%. Tính chung, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 3,7%.
Từ những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu đã tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới đang có sự thay đổi mạnh mẽ đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam là:
Thứ nhất, Tác động đến xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: Nhìn chung, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới, giá hàng hoá gia tăng và việc đồng USD mất giá so với VND là những xu thế không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các hàng hoá công nghiệp như dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính.
Việc đồng USD mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới cũng như với VND trong thời gian qua có thể cũng có tác động tiêu cực đến xuất khẩu, làm tăng nhập khẩu và thâm hụt thương mại.
Thứ hai, Tác động đến giá cả và lạm phát: Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao của Việt Nam trong nửa năm trở lại đây xuất phát từ những yếu tố trong nước (hiệu quả đầu tư thấp, thâm hụt ngân sách cao, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao, thiên tai, dịch bệnh…), nhưng sự bùng nổ giá cả hàng hoá trên thế giới trong điều kiện tỷ giá hối đoái VND/USD ổn định khiến lạm phát tăng lên mức 2 con số. Một số nhà kinh tế cho rằng, nếu giá cả hàng hoá trên thế giới có xu hướng chững lại thì áp lực lạm phát tại Việt Nam sẽ được giảm bớt.
Thứ ba, Tác động đến tỷ giá hối đoái, các dòng vốn và thị trường: Tỷ giá VND/USD ổn định trong điều kiện lạm phát và lãi suất VND cao khiến các dòng vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Vốn FDI vào Việt Nam trong quý I/2008 đạt mức 5,4 tỉ USD. Tuy nhiên, việc biên độ dao động của tỷ giá VND/USD hẹp đang tạo nên tình trạng mất tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không bán được USD để quay vòng vốn.
Các dòng vốn vào Việt Nam tăng mạnh đang là một thách thức đối với Ngân hàng Nhà nước. Việc mua ngoại tệ nhiều để ổn định tỷ giá sẽ làm xói mòn công cuộc chống lạm phát. Nếu dùng các biện pháp trung hoà tiền tệ sẽ dẫn đến lãi suất tăng cũng như áp lực trả lãi sau này. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Nhà nước không mua ngoại tệ vào sẽ dẫn đến tình trạng tiếp tục mất thanh khoản trên thị trường, đồng thời VND vẫn tăng giá so với đồng USD trên thị trường “chợ đen”. Để chống lạm phát, đồng thời ổn định tỷ giá VND/USD, Ngân hàng Nhà nước chỉ còn cách hạn chế các dòng vốn vào và điều này sẽ lạm chậm tiến trình huy động vốn ngoại để phát triển kết cấu hạ tầng, thị trường bất động sản, thực hiện cổ phần hoá cũng như hỗ trợ thị trường chứng khoán, Nói chung tỷ giá hối đoái thay đỏi hay nói cách khác là đồng đola đang bị mất giá làm ảnh hưởng không tôt đến quá trìnhkinh doanh xuất khẩu. Đặc biệt là Việt Nam hiện nay đang có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới chiếm tỷ trọng cao trong thị phần sản xuất kinh doanh của cả nước góp phần to lớn vò sự phát triển kinh tế của đất nước. Hơn nữa hiện nay thị phần xuất khẩu tiêu ở Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân nên sự không ổn định của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu tiêu của các doanh nghiệp trong nước nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung.
Và sau đây là một số điểm đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam:
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7%; khu vực dịch vụ tăng 7,6%.
So với các năm từ 2001 đến 2007, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm này bằng với con số tương ứng của năm 2002, thấp hơn các năm còn lại. Nếu muốn đạt được tốc độ tăng cả năm ở mức 7,0% như Chính phủ đề ra, những tháng còn lại của năm phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,4%.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, trong ba trụ cột của nền kinh tế, khả năng khu vực công nghiệp và xây dựng khó cho thấy sự “bứt phá” trong nửa cuối của năm. Tuy nhiên, nếu tập trung đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu vực dịch vụ, khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 7,0% cả năm là lớn và khả thi.
2. Thu chi ngân sách Nhà nước đều tăng hơn cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm nay, thu ngân sách đạt 60,6% dự toán năm (con số tương ứng của năm 2007 là 46,1%).
Các nguồn thu chủ yếu đều tăng khá so với dự toán năm. Thu nội địa đạt 56,7%. Thu từ dầu thô đạt 64,3%, chủ yếu do giá xuất khẩu sản phẩm này tăng cao. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67,8%
Tổng chi ngân sách Nhà nước cũng đạt 51,8% dự toán năm. Đáng chú ý là chi đầu tư phát triển đạt thấp, 45,9% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 44,9%). Tổng chi ngân sách 6 tháng vượt quá 50% dự toán chủ yếu là do chính sách cải cách tiền lương khu vực quản lý nhà nước và hệ thống quốc phòng, an ninh... Khoản chi này đạt 52,8%.
3. Dòng tiền “đổ” vào nền kinh tế tiếp tục tăng lên. Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm nay theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 106,1 nghìn tỷ đồng, vốn khu vực ngoài Nhà nước 80 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 79,3 nghìn tỷ đồng.
Vốn “rót” từ ngân sách Nhà nước, ngược lại, giảm so với trước, chỉ đạt 39,1 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm, con số tương ứng của năm 2007 là 41,8 nghìn tỷ đồng và 43,8%.
Liên quan đến con số này, ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết thêm, 11 đoàn kiểm tra đầu tư công tại các bộ, địa phương, tập đoàn, tổng công ty... đã hoàn thành điều tra và đang trong giai đoạn tập hợp số liệu.
Đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng của 6 tháng đầu năm. Tính đến 20/6, cả nước có 478 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với số vốn đăng ký 30,9 tỷ USD. Số dự án như vậy là giảm 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại tăng tới 324,3% về vốn.
Nếu tính cả 661,2 triệu USD vốn cấp bổ sung của 158 lượt dự án thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 6 tháng đạt 31,6 tỷ USD, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của cả năm 2007.
4. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay theo giá thực tế ước tính đạt 447,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng do giá thì còn tăng 8%, thấp hơn nhiều mức tăng 15% của cùng kỳ năm ngoài. Sự cắt giảm chi tiêu trong dân được cho là do giá cả tăng và đứng ở mức cao trong phần lớn thời gian của chu kỳ 6 tháng đầu năm nay.
5. So với giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2007, giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 20,34%, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Sự tăng giá tập trung chủ yếu ở hai nhóm hàng hoá chính là hàng ăn, dịch vụ ăn uống, tăng 33,05% và nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 20,49% so với cùng kỳ năm 2007, đi sau những biến động về giá lương thực và xi măng, sắt thép thời gian qua.
6. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng khá. Xuất khẩu 6 tháng ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuất được giá cao như dầu thôn xuất khẩu tăng bình quan 69,5% trong 6 tháng qua, than đá tăng 68,4%, gạo tăng 88%, cà phê tăng 40,4%, cao su tăng 33,7%.
Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với vùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao ngoài yếu tố to tăng khối lượng nhập khẩu còn do yếu tố giá. Trong nửa đầu của năm, nhiều mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều tăng giá như xăng dầu tăng 61,8%, sắt thép tăng 29,8%, phân bón tăng 96%, chất dẻo tăng 15,4%...
Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm ước tính là 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, mức độ nhập siêu trong những tháng gần đây đã giảm.
7. Vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 899,1 triệu lượng người và bằng 41,5 tỷ lượt khách/km, tăng 10,8% về lượt khách và 11,2% về lượt khách/km.
Vận chuyển hàng hoá 6 tháng đầu năm ước tính đạt 207,3 triệu tấn và bằng 78,4 tỷ tấn/km, tăng 10% về số tấn và tăng 37,9% về số tấn/km so vớicùng kỳ năm trước.
8. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chiếm tỷ lệ lớn là nhóm khách quốc tế đến với mục đích du lịch, nghỉ ngơi, đạt 1,4 triệu lượt khách, nhưng tăng mạnh nhất là nhóm đến vì công việc, đạt 430 nghìn lượt khách, tăng 39,7% so với cùng kỳ.
9. Bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế tiếp tục phát triển mạnh. Tính đến hết tháng 6/2008, cả nước có 61,8 triệu thuê bao điện thoại và Internet, trong đó riêng 6 tháng đầu năm có thêm 9,9 triệu thuê bao mới.
Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 33 nghin tỷ đồng, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
10. Trong 6 tháng đầu năm 2008, thu nhập bình quân đầu người một tháng của lao động khu vực Nhà nước đạt 2,3 triệu đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá tiêu dùng tăng nên đời sống của phần lớn lao động trong khu vực này chưa được cải thiện đáng kể.
Khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... đời sống của nhiều hộ gia đình còn rất khó khăn. Tính đến 20/6, cả nước có 102,3 nghìn lượt hộ với 452,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói. So với cùng kỳ năm trước, số lượt hộ thiếu đói tăng 55,3% và số lượt nhân khẩu thiếu đói tăng 59,8%.
Trước những biến động bất thường của nền kinh tế Việt Nam khi các chỉ số tiêu dùng tăng cao. Lạm phát chưa được kìm hãm, thị trường chứng khoán sau một thời gian tăng điểm chóng mặt nay trở về đúng với thực trạng với bản chất thực của nó. Lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao, đồng tiền VNĐ bị mất giá so với các ngoại tệ mạnh khiến các nhà đầu tư tổ chức cũng như người dân chuyển sang mua vàng cất trữ điều này tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp vàng bạc đá quý Việt Nam phát triển. Khi nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh, thu nhập của người dân cũng tăng lên nên nhu cầu về mua sắm trang sức cũng tăng lên.
Môi trường nhân khẩu học
Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Về quy mô: Dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người vào cuối thập kỷ XX, đạt 6,616 tỉ người vào năm 2007, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2% (so với 2% của những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX). Chỉ trong vòng 12 năm, thế giới đã tăng thêm 1 tỉ dân (từ 1987 - 1999), là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử loài người để có thêm 1 tỉ dân và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được sau 13 năm. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,6 tỉ trong vòng 45 năm tới, tức đến năm 2050 dân số thế giới sẽ đạt 9,1 tỉ người và sẽ ổn định ở quy mô này, với điều kiện các cặp vợ chồng tiếp cận dễ dàng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng.
Theo thống kê, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Trong khi đó, mỗi năm lại thêm khoảng 1 triệu dân được sinh ra, nên mật độ dân số nước ta tuôn ở mức cao, khoảng 237người/m2, gấp 1,8 lần mật độ Trung Quốc, gấp 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới
Báo cáo về tình hình dân số hiện nay ở nước ta do Bộ Y tế mới gửi lên Thủ tướng Chính phủ.Theo báo cáo này, ngoài vấn đề dân số đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tình trạng mất cân bằng giới tính xuất hiện thì chất lượng dân số nước ta vẫn còn trong tình trạng rất thấp. Đây là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Báo cáo nêu rõ, chỉ số phát triển con người ở nước ta tuy từng bước cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp.
Mặc dù tuổi thọ bình quân của nước ta đạt khá cao là 71,3 tuổi nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới thì tuổi thọ khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116/174 nước.
Bên cạnh đó chỉ tiêu phản ánh về sức khoẻ bà mẹ, trẻ em còn ở mức thấp: Năm 2005 tỷ suất tử vong mẹ còn ở mức cao tới 80/100.000 trẻ sinh ra sống, cao gấp 2 lần so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia; gấp 4 lần so với Hàn Quốc. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi của cả nước là 17,8‰; Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi còn 20,2%; Người tàn tật chiếm gần 6,3% dân số, có tới 1,5% dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ…Tình hình cải thiện các chỉ tiêu này vẫn đang tiếp tục nhưng đến nay vẫn đạt ở mức chậm.
Về cơ cấu dân số, báo cáo này cho biết: Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng mất cân bằng và đáng cảnh báo nếu như chúng ta không có biện pháp quyết liệt để điều chỉnh. Hiện có 16 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính cao từ 115 nữ - 128 nam. Tỷ số giới tính này tương đương với Trung Quốc cách đây 20 năm, và hiện nay nước bạn đang “thiếu” khoảng 20 triệu phụ nữ.
Với số dân hơn 84 triệu người và có kết cấu dân số trẻ thì đây được xem là một trong những điều kiện cơ bản để ngành vàng bạc đá quý phát triển hơn nữa khi nhu cầu về trang sức của người dân ngày một nhiều.
Môi trường văn hoá xã hội
Nước Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống với những bản sắc văn hoá khác nhau. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số tiếp đó là dân tộc chăm…Các dân tộc sinh sống tập trung ở cả đồng bằng và miền núi. Sự đa dạng của các nền văn hoá, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội nước ta đã xoá được nạn mù chữ trong dân và phổ cập giáo dục ở cấp tiều học và trung học cơ sở, đang tiến tới thực hiện phổ cập trung học phổ thông. Các hủ tục lạc hậu của các dân tộc đang dần được xoá bỏ. Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, từ chỗ chỉ lo đến đáp ứng nhu cầu vật chất thì nay đã hướng tới đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần. Ở Việt Nam nhu cầu về đồ trang sức rất cao, vàng và các loại trang sức được mọi người ưa chuộng mang theo. Đó là các món quà tặng không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi trong các gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó do thói quen mua vàng của người dân Việt Nam được xem như là một phương tiện để tiết kiệm. Đó chính là một thuận lợi không hề nhỏ đối với sự phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai.
Môi trường công nghệ
Hiện nay công nghệ đã rất phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta là làm thế nào dể tiếp thu công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới một cách có hiệu quả và nhanh chóng nhất, và để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến này thì đối với một nước có nền kinh tế còn kém phát triển như nước ta là điều rất khó khăn và trong con đường hội nhập nếu nền kinh tế nước ta không bắt kịp nhịp độ phát triển của khoa học và công nghệ thì dễ bị bỏ rơi và lệ thuộc vào nền kinh tế của các nước phát triển, điều đó rất nguy