Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Marketing- Mix.Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hoà về danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì và cách gắn nhãn.Hiện nay trên thị trường hầu hết các công ty đều quản lý nhiều hơn một sản phẩm.Danh mục sản phẩm có thể được miêu tả bằng chiêu rộng, dài, sâu hay mật độ nhất định.Bốn chiều này là những công cụ để hoạch định chiến lược sản phẩm của công ty. Các chủng loại khác nhau hợp thành chủng loại sản phẩm của công ty và phải được định kì đánh giá lại về khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng. Những chủng loại tốt phải được hỗ trợ nhiều hơn gấp bội, ngược lại cần phải được cắt giảm hay lọai bỏ, và cần bổ sung những chủng loại mới để bù đắp phần lợi nhuận bị thiếu hụt. Mỗi chủng lọai sản phẩm gồm nhiều mặt hàng. Người quản lý chủng loại sản phẩm phải nghiên cứu tình hình tiêu thụ và phần đóng góp vào lợi nhuận của từng mặt hàng cũng như vị trí tương quan đối với từng mặt hàng của mình so với mặt hàng của đối thủ cạnh tranh .Việc này sẽ cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định về chủng loại sản phẩm. Việc kéo dài chủng loại liên quan đến vấn đề một chủng lọai sản phẩm có thể sẽ được mở rộng xuống phía dưới, lên phía trên hay cả hai phía. Việc bổ sung, hiện đại hóa,chọn lọc hay thanh lọc chủng loại cũng là một trong những vấn đề giúp sản phẩm khẳng định mình. Các công ty cần xây dựng những chính sách nhãn hiệu cho từng mặt hàng trong các chủng loại của mình đồng thời họ cẩn phải có những quyết định về nhãn hiệu, bao bì nhằm tạo ra những lợi ích như bảo vệ, tiết kiệm,thuận tiện và khuyến mãi cho sản phẩm của mình.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5165 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích những quyết định loại sản phẩm ngành hàng dầu gội của công ty Unilever, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Marketing- Mix.Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hoà về danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì và cách gắn nhãn.Hiện nay trên thị trường hầu hết các công ty đều quản lý nhiều hơn một sản phẩm.Danh mục sản phẩm có thể được miêu tả bằng chiêu rộng, dài, sâu hay mật độ nhất định.Bốn chiều này là những công cụ để hoạch định chiến lược sản phẩm của công ty. Các chủng loại khác nhau hợp thành chủng loại sản phẩm của công ty và phải được định kì đánh giá lại về khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng. Những chủng loại tốt phải được hỗ trợ nhiều hơn gấp bội, ngược lại cần phải được cắt giảm hay lọai bỏ, và cần bổ sung những chủng loại mới để bù đắp phần lợi nhuận bị thiếu hụt. Mỗi chủng lọai sản phẩm gồm nhiều mặt hàng. Người quản lý chủng loại sản phẩm phải nghiên cứu tình hình tiêu thụ và phần đóng góp vào lợi nhuận của từng mặt hàng cũng như vị trí tương quan đối với từng mặt hàng của mình so với mặt hàng của đối thủ cạnh tranh .Việc này sẽ cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định về chủng loại sản phẩm. Việc kéo dài chủng loại liên quan đến vấn đề một chủng lọai sản phẩm có thể sẽ được mở rộng xuống phía dưới, lên phía trên hay cả hai phía. Việc bổ sung, hiện đại hóa,chọn lọc hay thanh lọc chủng loại cũng là một trong những vấn đề giúp sản phẩm khẳng định mình. Các công ty cần xây dựng những chính sách nhãn hiệu cho từng mặt hàng trong các chủng loại của mình đồng thời họ cẩn phải có những quyết định về nhãn hiệu, bao bì nhằm tạo ra những lợi ích như bảo vệ, tiết kiệm,thuận tiện và khuyến mãi cho sản phẩm của mình.Trong đề tài này nhóm chúng tôi tìm hiểu đề tài “ phân tích những quyết định loại sản phẩm ngành hàng dầu gội của công ty Unilever”. Với sự hiểu biết của mình nhóm chúng tôi hi vọng sẽ phần nào góp phần làm rõ hơn về các chiến lược của của Unilever dành cho ngành hàng dầu gội nói riêng.Rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn.Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm thực hiện
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về tập đoàn Unilever.
Unilever là tập đoàn của Anh và Hà Lan hợp tác thành lập, là công ty đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm.... Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel.
Công ty này hiện đang sở hữu những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo...với hơn 265 000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 150 quốc gia trên thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ euro (26 tỷ Euro năm 2005). Ngành sản xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nestlé.
2.Đánh giá sơ bộ về ngành hàng dầu gội công ty Unilever.
Unilever là tập đòan sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond,Signal, Close-up, Surf và Omo…với hơn 265 000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90quốc gia trên thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ euro. Tại Việt Nam, việc sở hữu các thương hiệu tên tuổi đã giúp Unilever chiếm một thị phần khá lớn trong ngành dầu gội đầu, trên 43%.
2.1 Điểm mạnh của công ty
-Nền tài chính vững mạnh.
-Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thôngqua con người”
-Nghiên cứu và phát triển công nghệ luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm nhưdầu gội đầu bồ kết, giá cả tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, khôngthua hàng ngoại nhập.
-Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, đặc biệtcác quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty.
2.2 Điểm yếu của công ty
- Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hếtnguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam.- Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn.- Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông.
1.2. Một vài nét về Unilever Việt Nam (UVN)
Trong 10 năm qua, Unilever Việt Nam (UVN) liên tục tăng trưởng và trở thành một doanh nghiệp nước ngoài thành công và đứng đầu tại Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 2004, UVN đã phát triển rất mạnh: tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm trên 60%; tổng doanh thu đạt 22.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng bán hàng trong 10 năm đạt 1,3 triệu tấn trong đó xuất khẩu đạt hơn 92.000 tấn. Các sản phẩm của Công ty luôn được đa dạng hóa và dẫn đầu thị trường, liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến nay. Đặc biệt UVN nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn hoàn thành tốt việc nộp ngân sách nhà nước, từ năm 1995 đến 2004, Công ty đã nộp cho Nhà nước Việt Nam hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách năm 2004 gấp 40 lần so với năm 1995.
Trong năm 2008, tổng doanh thu bán hàng của công ty đạt tương đương với 1% GDP của Việt Nam.
Số lượng nhân viên làm việc trực tiếp 1.200 người, UVN đã tạo ra hơn 8.000 lao động gián tiếp thông qua việc mở rộng chuỗi giá trị của mình.
UVN đã phát triển rất tốt các mối liên kết hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương (như hỗ trợ họ cả về tài chính và công nghệ).Đây là những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Cho đến nay, UVN có khoảng 76 nhà cung cấp nguyên vật liệu, 54 nhà cung ứng bao bì, 283 nhà phân phối và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ trên cả nước với tổng doanh số giao dịch với UVN khoảng 34 triệu USD mỗi năm. Các công ty thuộc UVN hiện đang sử dụng khoảng 60% nguyên vật liệu và 100% bao bì sản xuất trong nước.
Không chỉ dừng ở các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, Unilever đã thể hiện trách nhiệm của một công ty đa quốc gia khi xác định xu hướng đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cam kết này đã thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trình sản xuất:
- Tất cả các nhà máy của Unilever đều tiến hành hoạt động sản xuất theo nguyên tắc không có nước thải công nghiệp ra môi trường.
- Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho thiết bị và phương tiện, thiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn an toàn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam và của UVN đối với những hoạt động sản xuất của Công ty.
- Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như: hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 - 2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 và đặc biệt là chương trình TPM - bảo trì năng suất toàn diện.
Công ty đã chú trọng đầu tư vào tất cả các nhà máy của mình để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường. Công ty đã đạt được các chững chỉ về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 cho mọi nhà máy của mình. Đặc biệt chương trình "Bảo trì năng suất toàn diện" đã được triển khai ở tất cả các nhà máy để giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và nguyên liệu trong khi vẫn đảm bảo tăng năng suất lao động. Công ty cũng đã nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 cho hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và các dây chuyền sản xuất.
Phương châm làm việc của Công ty là liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất.Với phương châm làm việc này đã đem lại những lợi ích cho phát triển kinh doanh của Công ty. Các nhà máy của UVN tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã được nhận chứng chỉ các hệ thống quản lý ISO và đặc biệt là hai cơ sở sản xuất của Lever Việt Nam tại Hà Nội và Thủ Đức đã trở thành những nhà máy đầu tiên của Việt Nam lần lượt được Viện Bảo trì Nhà máy Nhật Bản JLPM cấp giải thưởng TPM Excellence award vào tháng 12 năm 2003 và tháng 11 năm 2004.
Không chỉ chú trọng vào sản xuất kinh doanh mà trong thời gian qua, các hoạt động của UVN luôn hướng tới hỗ trợ phát triển cộng đồng.Trong 10 năm qua, Công ty đã dành hơn 200 tỷ đồng cho các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng xã hội. Công ty đã kết hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện nhiều chương trình lớp như P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam, Vì ánh mắt trẻ thơ, chương trình giáo dục vệ sinh rửa tay sạch sẽ với Lifebuoy, Học bổng OMO dành cho trẻ em nghèo vượt khó, Làng Hy vọng, Trường học dành cho trẻ khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Trong các hoạt động nhân đạo, UVN trợ cấp thường xuyên cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; các trẻ em mồ côi, xây dựng "nhà tình nghĩa " và "nhà tình thương" tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và trợ giúp đồng bào chịu ảnh hưởng bão lụt và thiên tai, tham gia ủng hộ Quỹ vì người nghèo- Năm 2004, Quỹ UVN được thành lập nhằm góp phần tích cực vào việc cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua việc hỗ trợ các mục đích hoàn thiện nhu cầu về sức khỏe và vệ sinh của người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nông thôn.
Năm 2000, UVN đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Nam trao tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng đồng và năm 2001 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba về những đóng góp nổi bật cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời công nhận là một điển hình về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. UVN còn được nhận rất nhiều bằng khen của các cơ quan và tổ chức xã hội vì sự đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc nâng cao những tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Năm 2005, tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, UVN đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng.
1.3. Các dòng sản phẩm chính của UVN
Nhóm hàng chăm sóc tóc:
Dầu gội Lifebuoy: Thích hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Sunsilk: Dành cho đối tượng là phụ nữ có thu nhập trung bình hoặc khá.
Clear: Dầu gội trị gàu dành cho phụ nữ và nam giới có thu nhập trung bình trở lên.
Dove: Cao cấp hơn, dành cho người có thu nhập khá trở lên.
Nhóm hàng chăm sóc da:
Hazeline, Vaseline dành cho người có thu nhập trung bình
Pond’s dành cho người có thu nhập khá hơn.
Nhóm hàng chăm sóc răng miệng
P/S: Dành cho mọi người, có thu nhập thấp.
Close up: Dành cho người thu nhập khá trở lên.
Nhóm hàng giặt giũ : Omo, Viso, Surt và Comefor
Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống: Knorr, Lipton
Nhóm hàng vệ sinh: Vim, Sunlight
1.Tổng quan về thị trường dầu gội Việt Nam.
Nhìn tổng quan thị trường dầu gội Việt Nam hiện nay ta thấy rõ sự chi phối của hai “đạigia” là tập đoàn Unilever và P&G cùng với sự góp mặt khá đông đủ các sản phẩm của các nhãn hàng dầu gội trong và ngoài nước như LG, ICP, Việt Hương, Cs, UNZA..
. Với nhiều đối tượngkhách hàng và nhiều nhu cầu khác nhau, thị trường dầu gội cũng trở nên tương thích mà sôi động, phong phú theo.Ta có thể dễ dàng nhận ra trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội, từ trẻ em đến người lớn, từ các loại tóc thường đến tóc khô, tóc gãy, đủ mọi lứa tuổi và giới tính .v.v..đều có những sự lựa chọn riêng cho mình. Thị trường dầu gội cho đến lúc này dường như đã khai thácđược tất cả các nhu cầu của khách hàng.Thị trường dầu gội hiện nay là sân chơi khốc liệt của những người trong cuộc vì tuy họ đã chọn được cho mình một mặt của thị trường để phục vụnhưng các đối thủ cạnh tranh cũng nhiều không kém. Đồng thời cũng thật khó cho những người ngoài cuộc nếu muốn gia nhập.Khách hàng ngày càng khó tính hơn và thị trường dầu gội đang đi dần đến thế bão hòa.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mảnh đất tiềm ẩn rất hấp dẫn đang chờ khai phá.
2.3 Ngành hàng đầu gội của công ty Unilever
Là một trong những nhánh của ngành hóa mỹ phẩm, ngành hàng dầu gội gia nhập thịtrường Việt Nam vào năm 1995, Unilever là một tập đoàn lớn với những lợi thế của mình họ đãnhanh chóng nắm bắt được thị trường và tung vào thị trường Việt Nam các loại dầu gội như :Sunsilk, Clear rồi đến Dove, Lifebouy. Có thể nói ngành dầu gội đầu đã mang đến cho công tynhững món lợi nhuận khổng lồ, mặc dù cùng sánh bước song song với họ là P&G- một công tydẫn đầu thị trường Mỹ về mặt hàng tiêu dùng nhưng cho đến nay Unilever đã tạo cho mình mộtnét riêng và sản phẩm của họ được người sử dụng đánh giá cao. Ngành hàng dầu gội của họ cũngđã nhiều lần trải qua thăng trầm khi thì do thị trường biến động khi là do những quyết định đượcđánh giá là không hợp lý v.v…Nhưng họ vẫn đang từng ngày từng giờ khẳng định vị thế củamình và cho đến nay ngành hàng dầu gội vấn được nhắc đến như một trong những ngành hàng nổi bật của công ty.
Chương 2: phân tích hệ thống sản phẩm dầu gội của Unilever
Phân tích loại sản phẩm:
Doanh số và lợi nhuận loại sản phẩm.
Trong thị trường dầu gội đầu hiện nay, công ty Unilever hiện đang sở hữu 4 nhãn hiệu sau:SunSilk, Dove, Clear và Lifebouy.
Thị phần
Sản phẩm
Doanh thu( triệu USD)
Thị phần
Sunsilk
4,32
14%
Clear
4,71
18,7%
Romano
0,72
02,5%
Double Rich
0,53
02,8%
Palmolive
0,07
02,4%
Enchanteur
0,02
03,1%
Rejoice
4,70
13,5%
Pantene
3,70
10,8%
X-Men
0,59
07,0%
Dove
1,45
06,2%
Lifebouy
1,85
06,2%
Tổng cộng: Unilever chiếm 43.7 %
(Nguồn: TNS Infosys& Nielsen, năm 2006)
Xếp hạng doanh thu của dầu gội Sunsilk trong ngành hàng dầu gội của công ty Unilever:Sunsilk mang lại doanh thu cao thứ 2 sau Clear trong đó doanh thu từ nhãn hàng Sunsilk bồ kết đãchiếm 80% doanh thu của Sunsilk, mặc dù Sunsilk là một nhãn hàng có rất nhiều chủng loại chokhách hàng chọn lựa nhưng Sunsilk Bồ kết ở thị trường Việt Nam là trụ cột. Còn về Dove vàLifebouy là hai nhãn hàng xuất hiện sau, tuy thị phần không cao như đàn anh của mình nhưngcũng đã góp phần chi phối thị trường dầu gội và tạo cho mình hướng đi riêng.
Phác họa thị trường, xem xét khả năng cạnh tranh:
Khi đánh giá về bất kì sản phẩm nào ta cũng cần xem xét về khả năng cạnh tranh của nóvới các đối thủ để đánh giá vị trí của sản phẩm đó trên thị trường để có các chiến lược cụ thể.Khái quát thị trường, ta dễ dàng nhận ra đối thủ cạnh tranh chính của công ty Unilever là công tyP&G đây được xem là đối thủ cạnh tranh nặng kí của Unilever trong nhiều lĩnh vực nổi bật làtrong ngành hàng dầu gội, bên cạnh đó thời gian gần đây còn xuất hiện thêm nhiều đối thủ mớinhưng phải khiến U phải “để ý” như LG, ICP…
UNILEVER
P&G
IPC
UNZA
VIETHUONG COSMETICS
SUNSILK
REJOICE
CLEAR
HEAD&SHOULDERS
CLEARMEN
HEAD&SHOULDERS
FOR MEN
X-MEN, DR MEN,X-TEEN,
X-MEN FOR BOSS,…
ROMANO
DERMYLAM RAMUS
DOVE
PANTENE
LIFEBOUY
ENCHANTEUR
Đối với ngành hàng dầu gội đầu, khi tung ra một sản phẩm, công ty phải dựa vào nhiều yếutố ảnh hưởng. Tuy nhiên, mỗi nhãn hiệu đều có đặc tính riêng phục vụ cho một nhóm khách hàngnào đó.
Từ trước đến nay, Clear vẫn đi theo một định hướng là dầu gội trị gàu và là một trongnhững nhãn hàng tiên phong dẫn đạo trong lĩnh vực này nên xét về tính khả năng cạnhtranh thì Clear có tính cạnh tranh cao nhất. Mặc dù hiện nay, Clear có rất nhiều đối thủcạnh tranh nhưng vẫn được đánh giá cao hơn các đối thủ bởi theo nghiên cứu của Trungtâm kĩ thuật toàn cầu thì khả năng trị gàu của Clear cao hơn 3 lần so với các sản phẩm trịgàu khác. Đối thủ cạnh tranh chính của Clear là Head & Shoulder của P&G.Một điều khá bất ngờ là trước đây người tiêu dùng không hề phân biệt sản phẩm dầu gộiđầu dành cho nam hay nữ. Lúc bấy giờ, trên thị trường dầu gội nam chỉ có Romano củaUnza độc chiếm. Nam giới hiện đang chiếm 50% dân số nước ta nhưng thị phần dầu gộidành cho nam chỉ chiếm 12%. Sau sự ra đời của X-Men, CLEARmen ra đời (tháng 3 năm2007) Và tới bây giờ, thị phần dầu gội của CLEARmen đang đuổi sát với X-Men, và gấpđôi Romano.
Thị trường dầu gội Sunsilk chủ yếu nhắm vào đối tượng phụ nữ có thu nhập trung bình vàkhá vơi tiêu chí ” Việt Nam hóa” sản phẩm và “đa dạng hóa” sản phẩm Sunsilk đã choncho mình những bước đi đánh vào tâm lý của phụ nữ Việt Nam. Tuy đã từng trải qua thờikì vàng với doanh thu cao nhất trong các loại dầu gội nhưng thời gian gần đây Sunsilk domắc một số sai lầm trong một số quyết định đã làm cho nhãn hàng này mất đi thế tiên phong của mình.Nhắc đên Sunsilk thì ta phải nghĩ đến nhãn hàng cạnh tranh với nó. Rejoice của công tyP&G(main competitor) và Double Rich của LG, Palmolive. Nói đến khả năng cạnh tranh nhãnhàng Sunsilk mang khả năng cạnh tranh cao và chiếm một thị phần khá lớn trong thị trường dầugội Việt Nam, quan sát hai mặt hàng Sunsilk và Rejoice ta thấy giữa hai nhãn hàng này thường cónhững mặt hàng đi song song với nhau.
Bảng:
Ví dụ về một số nhãn hàng tương đồng cạn
Sunsilk
Rejoice
Sunsilk bồ kết
Rejoice nhung huyền
Sunsilk trị gàu
Rejoice trị gàu
Sunsilk suôn thẳng
Rejoice siêu mượt
Các sản phẩm Sunsilk mùa hè( dưahấu,nha đam..)
Rejoice trái cây
Từ lâu, người tiêu dùng biết đến Dove như là dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Bắt đầu từnăm 2001, Dove đưa ra các sản phẩm về tóc tập trung vào phân khúc nuôi dưỡng, phụchồi, chăm sóc tóc cạnh tranh với Pantene của P&G.Pantene là dầu gội theo kiểu mỹ phẩm, làm tóc óng đẹp, hướng tới vẻ đẹp hoàn hảo. Là một trong số những nhãn hiệu dầu gội sớm gặt hái được thành công trên thị trường. Năm 2004 và nửa đầu năm 2005, doanh thu của Pantene tăng trung bình 10 % so với cùng kỳ năm trước, thị phần của Pantene trên thị trường dầu gội châu Á đã tăng lên đáng kể. Các nhãn hiệu Pantene được cá biệt hóa và phục vụ nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Ngoài Pantene, P&G còn sở hữu nhiều nhãn hiệu khác như tã lót Pampers, bột giặt Tide, kem dưỡng da Max Factor cùng Olay mà theo tiêu chuẩn của P&G thì thuộc vào loại kem dưỡng da cao cấp. Tập đoàn này cũng giữ vai trò quan trọng trên thị trường thuốc nhuộm tóc, một ngành đang nở rộ trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, khi mua lại hãng Clairoil (trị giá 5 tỷ USD) vào năm 2001.Điều đặc biệt trong nhãn hiệu của P&G là thành công đến từ sự thực thi một chiến dịch truyền thông sáng tạo, đổi mới và đặc sắc trên nhiều kênh truyền thông. Quảng cáo truyền hình của sản phẩm dầu gội Pantene luôn khéo léo sử dụng âm thanh và các ca khúc trẻ trung sôi động, từ bài hát tới việc dùng âm thanh của một số nhạc phim nổi tiếng. Có thể nói, âm thanh trong các phim quảng cáo của Pantene thực sự cuốn hút khách hàng, đặc biệt là các phụ nữ trẻ. Ngoài ra, quảng cáo trên báo chí của Pantene cũng rất ấn tượng, chẳng hạn các mẫu quảng cáo có liên hệ sự óng mượt của tóc với sự mịn màng như nhung lụa.Bên cạnh quảng cáo trên truyền hình và báo chí, Pantene cũng áp dụng thành công với các quảng cáo không dùng mass-media. Pantene tài trợ nhiều chương trình trò chơi trên truyền hình; câu lạc bộ Pantene với các đêm ca nhạc tại nhiều nơi trên thế giới luôn thu hút đông đảo giới trẻ. Chính việc tài trợ các chương trình giải trí này đã góp phần nâng cao nhận thức nhãn hiệu rất lớn cho Pantene.
Lifebouy hướng về đối tượng khách hàng ở tỉnh lẻ và các hộ gia đình thu nhập