Kể từ 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng mang tính chất hệ
thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu
là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán (BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân
vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Mặc dù tình hình BOP
của Việt Nam không bị coi là đáng báo động, nhưng thực trạng này yêu cầu cần phân tích
sâu sắc về các nguyên nhân kinh tế và chính sách thương mại cũng như các bước đi để
loại bỏ bất cập này. Nghiên cứu này của MUTRAP ghi nhận sự thay đổi sâu sắc đối với
cơ cấu cũng như chức năng của nền kinh tế Việt Nam kể từ thời điểm bắt đầu quá trình
cải cách kinh tế xã hội chủ nghĩa vào giữa những năm 90 và việc tự do hóa đáng kể hoạt
động nhập khẩu là kết quả của việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và ngày càng
tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực. Quá
trình hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới cũng định hình lại môi trường chính
sách thương mại ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại tạo
ra khung khổ cho các biện pháp đối phó với các bất cập liên quan đến BOP.
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Sau khi thực hiện cải cách kinh tế khá mạnh mẽ, mở cửa đối với thương mại quốc tế và
thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư
tăng, và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
Việt Nam trở nên quá nóng, luồng vốn vào tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai gia
tăng, chủ yếu là do thâm hụt thương mại tăng lên. Thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9
tỷ đôla Mỹ vào 2008. Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng
vốn vào Việt Nam đã giảm
mạnh, thoái đầu tư và rút
vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài (FII) diễn ra ở mức
nhất định, tạo ra hiện tượng
thâm hụt kép trên cả tài
khoản vãng lai và tài khoản
tài chính. Trong 2009, dự
trữ quốc tế dự kiến sẽ giảm
xuống mức thấp khoảng 3
tháng nhập khẩu của năm
65 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(((
ĐỀ TÀI
BÁO CÁO PHÂN TÍCH THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ
CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA WTO
Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Văn Quang
Sinh viên thực hiện : Tường Thị Thu Hằng
MÃ HOẠT ĐỘNG: WTO-8
Phiên bản: Báo cáo cuối cùng
Hà Nội, 10/2009
Nhóm chuyên gia: Ông Peter Naray, Trưởng nhóm
Ông Paul Baker
Ông Trương Đình Tuyển, Chuyên gia chính
Ông Đinh Văn Ân, Chuyên gia chính
Ông Lê Triệu Dũng
Ông Ngô Chung Khanh
Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của các tác
giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................1
BÁO CÁO TÓM TẮT.....................................................................................................2
GIỚI THIỆU ...................................................................................................................9
PHẦN I – PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN (BOP) TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ ...10
I.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................10
I.2. TỔNG QUAN CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM............................10
I.2.1 Đặc điểm BOP ở Việt Nam............................................................................10
I.2.2 Diễn biến cán cân thương mại........................................................................15
I.3. SỰ BỀN VỮNG VÀ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CƠ CẤU CỦA BOP ....................18
I.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH ..............................................................19
I.4.1. Đề xuất biện pháp ngắn hạn ..........................................................................19
I.4.2. Đề xuất biện pháp dài hạn.............................................................................21
PHẦN II – KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI...........................................22
II.1. QUY ĐỊNH VỀ BOP CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA..........................................................................................................................22
II.1.1 Ngoại lệ BOP trong hệ thống GATT/WTO...................................................22
II.1.2 Quy định BOP áp dụng với các thành viên phát triển (Điều XII GATT 1994)
22..............................................................................................................................
II.1.3 Quy định BOP áp dụng với các nước đang phát triển (Điều XVIII:B GATT
1994) .....................................................................................................................23
II.1.3 Hình thức các biện pháp BOP.......................................................................23
II.1.4 Mức độ, cơ chế quản lý giám sát, phạm vi và thời hạn áp dụng hạn chế ........24
II.1.5 Vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) .........................................................26
II.1.6 Khía cạnh pháp lý và quy định về thủ tục Tham vấn về BOP .......................30
II.2. QUY ĐỊNH BOP CỦA WTO TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ....................38
II.3 CÁC CUỘC THAM VẤN TRONG KHUNG KHỔ UỶ BAN BOP ....................38
II.3.1 Giới thiệu .....................................................................................................38
II.3.2 Các đợt tham vấn đầy đủ quan trọng nhất giữa Uỷ ban BOP của WTO với các
nước đang phát triển đến năm 2000........................................................................39
II.3.3 Tham vấn đầy đủ với các thành viên LDC ....................................................43
II.3.4 Tham vấn với các nền kinh tế chuyển đổi theo Điều XII GATT 1994 đến năm
2000 ......................................................................................................................43
II.3.5 Các đợt tham vấn gần đây.............................................................................48
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
AJFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Nhật Bản
AKFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BOP Các cân Thanh toán
CAB Cán cân Tài khoản vãng lai trong Cán cân Thanh toán
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
FTA Thỏa thuận Thương mại Tự do
G20 Nhóm 20 nước
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KAB Cán cân Tài khoản vốn trong Cán cân Thanh toán
MUTRAP Chương trình Hỗ trợ Thương mại Đa biên
US Hoa Kỳ
USBTA Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ-Việt Nam
US$ Đôla Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
LDC Nước/Quốc gia kém phát triển
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại2
BÁO CÁO TÓM TẮT
Kể từ 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng mang tính chất hệ
thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch sử. Thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu
là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán (BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân
vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Mặc dù tình hình BOP
của Việt Nam không bị coi là đáng báo động, nhưng thực trạng này yêu cầu cần phân tích
sâu sắc về các nguyên nhân kinh tế và chính sách thương mại cũng như các bước đi để
loại bỏ bất cập này. Nghiên cứu này của MUTRAP ghi nhận sự thay đổi sâu sắc đối với
cơ cấu cũng như chức năng của nền kinh tế Việt Nam kể từ thời điểm bắt đầu quá trình
cải cách kinh tế xã hội chủ nghĩa vào giữa những năm 90 và việc tự do hóa đáng kể hoạt
động nhập khẩu là kết quả của việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và ngày càng
tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực. Quá
trình hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới cũng định hình lại môi trường chính
sách thương mại ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại tạo
ra khung khổ cho các biện pháp đối phó với các bất cập liên quan đến BOP.
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Sau khi thực hiện cải cách kinh tế khá mạnh mẽ, mở cửa đối với thương mại quốc tế và
thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư
tăng, và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
Việt Nam trở nên quá nóng, luồng vốn vào tăng cao và thâm hụt tài khoản vãng lai gia
tăng, chủ yếu là do thâm hụt thương mại tăng lên. Thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9
tỷ đôla Mỹ vào 2008. Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng
vốn vào Việt Nam đã giảm
mạnh, thoái đầu tư và rút
vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài (FII) diễn ra ở mức
nhất định, tạo ra hiện tượng
thâm hụt kép trên cả tài
khoản vãng lai và tài khoản
tài chính. Trong 2009, dự
trữ quốc tế dự kiến sẽ giảm
xuống mức thấp khoảng 3
tháng nhập khẩu của năm
kế tiếp, mặc dầu giá hàng
nhập khẩu đã giảm nhiều so
với năm 2008 (xem Biểu đồ
i). Hiện tượng này tạo ra lo
ngại cho các nhà xây dựng
chính sách về sự bền vững
của các chính sách áp dụng trong thời gian qua và tạo nên cơ sở để xem xét áp dụng các
biện pháp chính sách thương mại nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại mang tính
cơ cấu, với vai trò là nhóm biện pháp nhằm cải thiện BOP của Việt Nam.
Phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân và bản chất của diễn biến cán cân thanh toán giúp
đúc rút ra một số điểm đáng lưu ý cần cân nhắc trước khi tiến hành điều chỉnh chính sách
thương mại. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời, được phép áp
dụng theo quy định của WTO, cũng đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng tổng thể cán cân
Biểu đồ i. Tình hình dự trữ quốc tế, 2002-2009
Nguồn: IMF (2009) Thống kê Tài chính Quốc tế, 9/2009; IMF (2009) Tham vấn Điều khoản IV,
tháng 4
Ghi chú: * Tổng dự trữ thể hiện mức dự trữ vào 5/20093
thanh toán để đảm bảo được sự phù hợp với quy định của WTO. Nghiên cứu này xác
định quan điểm chủ đạo là sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định cơ bản
dẫn đến tình hình cán cân thanh toán như hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng nhấn
mạnh rằng mặc dù cán cân thương mại bị mất cân bằng cơ cấu, nhưng bản thân cán cân
thương mại không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm dự trữ quốc tế một các nhanh
chóng.
Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa
và cán cân chuyển khoản, còn dịch vụ và thu nhập tương đối nhỏ. Chuyển khoản giảm
mạnh trong năm 2008, một
phần là do khủng hoảng tài
chính toàn cầu, nên kiều
hối giảm xuống, và thoái
đầu tư của cá nhân
1
Cán .
cân thu nhập bao gồm
chuyển lợi nhuận từ hoạt
động đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam thông thường
luôn ở trạng thái thâm hụt.
Thương mại dịch vụ có
quan hệ gắn kết chặt chẽ
với thương mại hàng hóa
do thống kê dịch vụ chủ
yếu bao gồm vận tải và bảo
hiểm, mặc dù thương mại
dịch vụ còn bao gồm cả các
dịch vụ đáng kể khác như du lịch và dịch vụ tài chính. Thương mại hàng hóa là nhân tố
lớn nhất gây ra thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, với mức 12.3 tỷ đôla Mỹ năm 2008
(xem Biểu đồ ii).
Thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
2
trước đây thường là thặng dư, chủ yếu là do dòng
đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đổ vào khá lớn, FDI
đạt mức đỉnh là 7,8 tỷ đôla
Mỹ vào năm 2008. Do sự
sụt giảm chung trong đầu tư
của thế giới, FDI có khả
năng chỉ đạt được 1 nửa
mức này trong năm 2009
(xem Biểu đồ iii). Nợ ngắn
hạn hay dòng vốn ngắn hạn
vào Việt Nam, dưới hình
thức đầu tư gián tiếp cũng
có xu hướng dương (mặc
dù biến động khá mạnh).
Tuy nhiên, sự tin tưởng vào
thị trường Việt Nam cũng
1
Mặc dù trên lý thuyết chuyển khoản chỉ bao gồm kiều hối, nhưng thông thường con số này bao gồm cả đầu tư trực
tiếp nước ngoài không chính thức từ cá nhân bên ngoài thông qua người Việt Nam.
2
Thuật ngữ tài khoản vốn là thuật ngữ kinh tế chỉ các mục được ghi chép theo thuật ngữ kế toán như tài khoản tài
chính trong cán cân thanh toán và phản ánh dòng nợ nước ngoài thuần (dòng vốn) vào và ra khỏi Việt Nam.
Biểu đồ ii. Tình hình Tài khoản Vãng lai của Việt nam, 2000-09
-15,000
-10,000
-5,000
0
5,000
10,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008e 2009f
U
S
$
M
i
l
oi
n
s
Transfers
Services
Income
Goods
Current
Account
Nguồn: IMF (2009) Thống kê Tài chính Quốc tế, 9/2009; IMF (2009) Tham vấn Điều khoản IV,
tháng 4
Biểu đồ iii. Diễn biến tài khoản vốn của Việt Nam, 2000-09
-5,000
0
5,000
10,000
15,000
20,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008e 2009f
U
S
$
M
i
l
i
o
n
s
Direct
Portfolio
Other
Financial
Account
Nguồn: IMF (2009) Thống kê Tài chính Quốc tế, 9/2009; IMF (2009) Tham vấn Điều khoản IV,
tháng 44
bị suy giảm mạnh trong năm 2008 và dòng vốn đầu tư gián tiếp giảm mạnh. Số liệu sơ bộ
cho Quý II năm 2009 cho thấy đầu tư gián tiếp tiếp tục giảm mạnh, làm tài khoản vốn bị
thâm hụt. Tác động tổng hợp của thâm hụt tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn
giảm xuống đã làm dự trữ quốc tế giảm xuống trong Quý II năm 2009.
Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam không bị coi là trầm trọng bởi một số lý do
nhất định. Thứ nhất, nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam có thể được thực hiện. Mức dự
trữ hiện nay cao hơn so với năm trước đồng thời nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn tương đối nhỏ,
vì vậy xét về ngắn và trung hạn nhu cầu đối với dự trữ quốc tế không lớn. Dự trữ hiện
nay đủ lớn để đảm bảo thanh toán nhập khẩu và sự mất cân đối thương mại của Việt Nam
cũng đang có những dấu hiệu được cải thiện trong năm 2009. Ngoài ra, luồng vốn quốc tế
có khả năng sẽ quay trở lại xu hướng như trước đây khi nền kinh tế thế giới phục hồi
trong năm 2010. Điều quan trọng là Việt Nam phải giành được niềm tin vào nền kinh tế
của mình từ đó hạn chế tối đa hiện tượng rút vốn. Để đạt được điều này, không chỉ cần ổn
định tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam mà còn cần đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn.
Từ góc độ dài hạn hơn, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam chỉ thực sự bền vững
nếu có đủ năng lực trả nợ nước ngoài bằng thặng dư thương mại trong tương lai. Mất cân
đối cơ cấu cần được giải quyết để đảm bảo rằng cán cân thanh toán không trở nên báo
động. Trước hết là cần đối mặt với các bất cập mang tính cơ cấu gắn với thâm hụt thương
mại. Lý do chính dẫn tới thâm hụt thương mại lớn là việc Việt Nam nhập khẩu một lượng
lớn nguyên liệu thô và đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu. Nâng cao vai trò của các
ngành sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản xuất trong nước, thì tỷ lệ
nhập khẩu để xuất khẩu sẽ giảm xuống. Các biện pháp bảo hộ do các nước thành viên
G20 áp dụng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể ảnh hưởng xấu hơn
nữa tới kết quả xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay một số ngành đã chịu ảnh hưởng tiêu
cực của các biện pháp bảo hộ tại thị trường nước thứ ba.
Thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo
hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEANTrung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên
của WTO vào năm 2007. Việt Nam hiện tiếp tục cân nhắc các thỏa thuận thương mại
song phương khác (BTA) thông qua ASEAN và đây cũng là cơ sở để nhập khẩu tăng lên.
Việc đánh giá kỹ lưỡng các hiệp định như vậy và lợi ích cho Việt Nam từ các hiệp định
này cần được thực hiện trước khi ký kết, không nên chỉ nhìn nhận những chi phí phát
sinh sau khi ký kết.
Trong 2009, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới lỏng chính sách tài
khóa nhằm kích cầu trong nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô này của Chính phủ đã giúp
đạt được tăng trưởng kinh tế khá trong năm, lạm phát phát sinh ở mức thấp. Tuy nhiên,
chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, được phản ánh trong cơ cấu
nhập khẩu. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách cũng đòi hỏi tăng mức nợ, từ đó đặt ra yêu cầu
phải có thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trong tương lai thì mới có nguồn để thanh
toán khoản nợ này.
Thông thường FDI tập trung vào ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc và các ngành
dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và du lịch. Tuy nhiên, gần đây FDI lại tập trung vào
bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi
không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này tạo ra bất cập với cán cân
thương mại, và giải pháp là Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các ngành sản xuất
của nền kinh tế.5
Một lý do cơ bản khác dẫn tới bất cập của cán cân tài khoản vãng lai là sự mất cân đối
lớn giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù mức đầu tư lớn là dấu hiệu tích cực nếu
được tập trung vào các hoạt động sản xuất, nhưng trong điều kiện tiết kiệm quốc gia thấp,
thì đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đi vay nước ngoài. Để giảm bớt thâm hụt tài
khoản vãng lai, Việt Nam cần tăng tiết kiệm. Mặc dù Việt Nam vẫn là nước có thu nhập
tương đối thấp, cần bắt đầu khuyến khích tiết kiệm ngay khi thu nhập tăng lên để giảm
bớt sự phụ thuộc nặng nề vào vốn nước ngoài.
Áp dụng các biện pháp hạn chế để khắc phục thâm hụt tài khoản vãng lai, bao gồm từ
việc hạn chế nhập khẩu đến nâng thuế nhập khẩu đều có khả năng không có lợi cho lợi
ích kinh tế của Việt Nam. Thứ nhất, do tỷ lệ nhập khẩu về phục vụ xuất khẩu là khá cao,
nên áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn tới suy giảm sức cạnh trạnh của hàng
xuất khẩu. Thứ hai, áp dụng các biện pháp chính sách thương mại như vậy thường dẫn tới
hậu quả là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bị rút vốn hoặc đóng băng do không giải
quyết được nhu cầu nhập khẩu đầu vào hoặc công nghệ. Thứ ba, những biện pháp này có
thể làm cho các nhà đầu tư mất niềm tin và triển vọng kinh tế của Việt Nam, dẫn tới rút
vốn quy mô lớn và tạo sức ép làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá.
Điểm cuối cùng, cần hết sức lưu ý rằng bất cập về cán cân thanh toán thực chất là bất cập
về cơ cấu kinh tế và chính sách vĩ mô, vì vậy giải pháp tốt nhất chính là cải cách cơ cấu
và các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa hoặc tiền tệ, hoặc giảm
bớt tổng cầu nội địa (và như vậy sẽ cải thiện cán cân thương mại khi nhập khẩu giảm
bớt), hoặc thay đổi cơ cấu chi tiêu từ hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước,
thông qua hạ thấp tỷ giá thực của đồng tiền. Đây là phương pháp tiếp cận hợp lý hơn để
đối phó với bất cập về cán cân thanh toán.
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Các quy định của WTO liên quan đến Cán cân Thanh toán
Việt Nam đã gia nhập WTO, điều đó có nghĩa là Việt Nam phải tuân thủ các quy định và
thủ tục của tổ chức này liên quan đến bản chất, hình thức và mức độ của các biện pháp tự
vệ đối phó với bất cập tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của mình.
Điều XVIII:B của GATT 1994, được diễn giải trong “Tuyên bố về các Biện pháp
Thương mại áp dụng vì mục đích Cán cân Thanh toán”, thông qua vào 28 tháng 11 năm
1979 (Tuyên bố) và “Cách hiểu về Điều khoản Cán cân Thanh toán của GATT 1994”
(Cách hiểu) đặt ra quy định áp dụng với các nước đang phát triển muốn vận dụng các
điều khoản về BOP của WTO. Quy định cơ bản áp dụng với các nước đang phát triển nêu
rõ “nhằm tự vệ đối phó với bất cập tài chính đối ngoại và đảm bảo dự trữ quốc tế đủ để
thực hiện chương trình phát triển kinh tế, có thể… kiểm soát tổng mức nhập khẩu…” Các
biện pháp BOP chỉ được phép áp dụng tạm thời, dựa vào cơ sở giá cả (ví dụ như áp dụng
phụ thu nhập khẩu), minh bạch và áp dụng chung đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu.
Mức độ hạn chế nhập khẩu không được vượt quá mức cần thiết để giải quyết bất cập về
BOP.
Đối với các vấn đề về BOP, WTO hợp tác chặt chẽ với IMF. Theo Điều XV: 2 của
GATT 1994, WTO “sẽ chấp nhận kết quả phân tích số liệu và thực tiễn do Quỹ đưa ra
liên quan đến tỷ giá ngoại hối, dự trữ tiền tệ và cán cân thanh toán, và sẽ chấp nhận kết
luận của Quỹ về việc một nước thành viên thực hiện biện pháp về tỷ giá có phù hợp với 6
Thỏa thuận chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay không…” WTO chấp nhận kết luận của
IMF về nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng dự trữ quốc tế, về việc xác định
mức dự trữ tiền tệ bị coi là quá thấp hoặc tỷ lệ tăng dự trữ tiền tệ hợp lý, và các khía cạnh
tài chính khác được thảo luận trong hoạt động tham vấn trong những trường hợp này”.
Nhìn chung, dự trữ tiền tệ cần phải đủ mức để đáp ứng yêu cầu tối thiểu là 3 tháng nhập
khẩu. Tùy điều kiện từng nước, mức dự trữ cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào các
điều kiện đặc biệt.
Các thành viên vận dụng các điều khoản về BOP phải thực hiện thông báo biện pháp hạn
chế nhập khẩu được áp dụng và tham vấn với Ủy ban BOP của WTO theo đúng quy định
chi tiết của GATT/WTO. Ủy ban này sẽ rà soát hiện trạng và triển vọng BOP của nước
đề nghị, xem xét các biện pháp khác có thể giúp phục hồi sự cân đối, hệ thống và phương
pháp luận của biện pháp cũng như tác động của biện pháp hạn chế. IMF, Ban Thư ký
WTO và nước tham gia tham vấn sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cần thiết. Ủy ban
đưa ra kết luận và khuyến nghị nhằm mục đích đảm bảo và nâng cao tính thực thi của các
quy định về BOP của WTO. Ủy ban chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng. Nếu
không thống nhất được ý kiến trong nội bộ Ủy ban, thì báo cáo nộp lên có thể bao gồm
các quan điểm khác nhau. Các thành viên có thể vận dụng quy định về giải quyết tranh
chấp của WTO để đưa ra quyết định cuối cùng như đã từng xảy ra trong trường hợp