Đã tham gia vào kinh doanh thì các công ty đều phải chấp nhận cạnh tranh bởi
đó là quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh, các công ty sẽ có
động lực để phát triển và người được lợi cuối cùng là khách hàng. Có nhiều biện pháp để
các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và một trong những biện pháp được
công ty bánh kẹo Hải Châu lựa chọn đó là đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư
dây chuyền bánh mềm cao cấp Custard Cake. Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm đều có chu
kỳ sống của nó và như bất kỳ sản phẩm nào trong giai đoạn đầu tiên của mình, bánh mềm
Hải Châu đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại
công ty bánh kẹo Hải Châu em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình để có thể tìm hiểu kỹ về sản phẩm này
cũng như thị trường của nó và đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của bánh
mềm Hải Châu.
74 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thị trường của bánh mềm Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu
Lời mở đầu
Đã tham gia vào kinh doanh thì các công ty đều phải chấp nhận cạnh tranh bởi
đó là quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh, các công ty sẽ có
động lực để phát triển và người được lợi cuối cùng là khách hàng. Có nhiều biện pháp để
các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và một trong những biện pháp được
công ty bánh kẹo Hải Châu lựa chọn đó là đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc đầu tư
dây chuyền bánh mềm cao cấp Custard Cake. Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm đều có chu
kỳ sống của nó và như bất kỳ sản phẩm nào trong giai đoạn đầu tiên của mình, bánh mềm
Hải Châu đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sau một thời gian thực tập tại
công ty bánh kẹo Hải Châu em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thị trường của bánh mềm
Hải Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình để có thể tìm hiểu kỹ về sản phẩm này
cũng như thị trường của nó và đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của bánh
mềm Hải Châu.
Phần 1- Giới thiệu chung về công ty
Bánh kẹo hải châu
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu1 được thành lập năm 1965 trực thuộc
Tổng công ty mía đường I, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các loại bánh, các sản phẩm sôcôla, các
loại kẹo, các loại bột gia vị, các sản phẩm đồ uống có cồn và không có cồn. Xuất nhập
khẩu trực tiếp các loại nguyên vật liệu, bao bì. Ngoài ra sẽ phát triển thêm ngành nghề
kinh doanh thương mại & dịch vụ tổng hợp, cho thuê văn phòng, nhà xưởng.
Từ khi thành lập đến nay, Hải Châu đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:
Giai đoạn từ năm 1965-1975
Ngày 16/11/1964 theo Quyết định số 305/QĐBT, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã thành lập Ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất gia công bột mỳ nhằm
xây dựng Nhà máy mỳ Hải Châu. Đến ngày 2/9/1965, Nhà máy mỳ Hải Châu chính thức
được khánh thành. Năm 1967, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy,
lương khô và kẹo.
Giai đoạn từ 1976-1990
Năm 1976, công ty thành lập phân xưởng sấy phun sản xuất sữa đậu nành và
bột canh.
Năm 1978, công ty thành lập phân xưởng mì ăn liền nhưng đến năm 1989 thì
ngừng sản xuất.
Năm 1982, công ty đầu tư 12 lò sản xuất Bánh kem xốp. Đây là sản phẩm kem
xốp đầu tiên ở phía Bắc.
Trong những năm 89-90, cả nước trải qua nhiều khó khăn khủng hoảng, Hải
Châu hoạt động không hiệu quả sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, thiết bị cũ, lạc hậu.
Giai đoạn 1991-2003
Tháng 9/1994, Nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu Trong thời
gian này, công ty đã thực hiện các hoạt động đầu tư sau:
Năm 1991 đầu tư dây chuyền bánh quy Đài Loan công suất 2,12 tấn /ca. Năm
1993 đầu tư dây chuyền kem xốp của Đức công suất 1 tấn/ca.
Năm 1994 đầu tư dây chuyền kem xốp phủ sôcôla của Đức với công suất 0,5
tấn / ca. Năm 1996 đầu tư công nghệ sản xuất bột canh I ốt công suất 2-4 tấn/ ca và liên
doanh với Bỉ sản xuất Sôcôla. Năm1997, công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo
cứng và mềm của Đức. Năm 1998, công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh
quy Hải Châu. Năm 2001, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của Đức
công suất thiết kế 1,6 tấn/ca và dầy chuyền sản xuất Sôcôla có năng suất rót khuôn
200kg/giờ. Năm 2003, đầu tư mới dây chuyền sản xuất Bánh mềm (Hà Lan), đây là dây
chuyền hiện đại, tự động hoá hoàn toàn công suất thiết kế 375kg/h.
Giai đoạn 2004 đến nay
Từ tháng 12/2004 công ty chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần
với tên gọi Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và phát huy tối đa nguồn vốn góp của Nhà nước cũng như các nguồn vốn khác.
Công ty bánh kẹo Hải Châu bước vào một giai đoạn phát triển mới.
1.2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu và tổ chức bộ máy quản lý của công ty
bánh kẹo Hải Châu.
1.2.1. sản phẩm và thị trường của công ty
1.2.1.1.Sản phẩm
Thành lập trong những năm đất nước có chiến tranh nên nhiệm vụ sản xuất ban
đầu công ty được nhà nước giao cho là sản xuất mỳ lương thực để đáp ứng nhu cầu lương
thực, thực phẩm của nhân dân. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân
được cải thiện, sản phẩm mỳ lương thực không còn cần thiết nên các sản phẩm của công
ty dần chuyển sang nhóm thực phẩm.
Từ năm 1991, hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường nên công ty chỉ tập trung vào sản xuất một số loại thực phẩm nhằm
nâng cao tính chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng. Điều này được thể hiện ở quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Trong giai đoạn từ 1991- 2001, công ty tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị sản xuất
các sản phẩm bánh kẹo.
Hiện nay, công ty đang duy trì cơ cấu sản phẩm với 7 nhóm sản phẩm chính:
Bánh quy, kẹo, sôcôla, bột canh, bánh mềm, lương khô, kem xốp2.
Tuỳ thuộc vào lợi nhuận, tâm lý khách hàng đối với từng loại sản phẩm và
thời điểm tiêu thụ mà tỷ lệ sản lượng của các sản phẩm trong từng nhóm sản phẩm chính
có sự thay đổi. Vào dịp Tết, công ty tăng sản xuất các loại bánh hộp (bánh Anh đào hộp,
Pettit, Cheer hộp, bánh Quy kem hộp, Quy mặn hộp… ), kem xốp, kẹo hộp, sôcôla, bánh
mềm để phục vụ nhu cầu biếu quà Tết của khách hàng. Sau Tết, công ty tăng sản lượng
của các loại bánh gói nhỏ với màu đỏ ( Vani, Hướng Dương, Quy kem… ) để phục vụ
nhu cầu đi lễ. Vào mùa hè, công ty giảm sản lượng của hầu hết các mặt hàng bánh, kẹo
(các phân xưởng bánh I, bánh II chỉ sản xuất một ngày từ 1-2 ca) do khả năng tiêu thụ
thấp.
2 Xem phụ lục 1
Kết quả tiêu thụ của các sản phẩm chính trong bốn năm từ năm 2001 đến năm
2004 được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả tiêu hụ các sản phẩm chính3
Đơn vị: Tấn
TT Tên SP 2001 2002 2003 2004
1 Bánh quy 5306 5600 5989 7530
2 Kem xốp 1206 1370 1626 1500
3 Kẹo 2409 1500 2288 1853
4 Bột canh 8272 8500 10183 9131
5 Bánh mềm 134 161
6 Sôcôla 456 481
Tổng 17193 16970 20676 20656
Hai sản phẩm bánh mềm và sôcôla được đưa vào sản xuất từ năm 2003 vì vậy
để dễ so sánh sự biến đổi về cơ cấu sản lượng sản phẩm trước và sau khi có thêm các
nhóm sản phẩm này, tác giả sử dụng hình 1.1. Hình 1.1 cho thấy: Qua 4 năm, cơ cấu sản
lượng các sản phẩm của công ty thay đổi không nhiều, các sản phẩm truyền thống (bánh,
kẹo, bột canh ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Mặc dù công ty đã đầu tư 2 dây chuyền mới là dây chuyền sôcôla và dây
chuyền bánh mềm nhưng sản lượng của các dây chuyền này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp
trong cơ cấu sản lượng. Sản phẩm Sôcôla dù được tiến hành sản xuất từ năm 2002 nhưng
khối lượng tiêu thụ thấp ( dưới 1 tấn), đến năm 2003 và 2004 thì sản lượng có tăng thêm
nhưng không nhiều, chiếm khoảng 2 %.
Hình 1.1. Cơ cấu sản lượng năm 2001 và 2004
3 Nguồn: Hệ thống văn bản ISO 9001/2000, số liệu đã làm tròn đến đơn vị tấn,
sản lượng lương khô được gộp vào sản lượng bánh quy.
Sản phẩm bánh mềm năm 2003 chiếm 0,65 % tổng sản lượng, sau 1 năm,
năm 2004 tỉ lệ sản lượng cũng chỉ chiếm 0,78 %. Kết quả này do nhiều nguyên
nhân: Máy móc mới sử dụng nên còn nhiều trục trặc phải thường xuyên dừng máy
để kiểm tra, sửa chữa, nguyên vật liệu dùng sản xuất chất lượng không cao do yêu
cầu giảm giá thành, các sản phẩm này là sản phẩm mới ra đời nên chưa có đủ uy tín
trên thị trường,... Công ty cần phải nỗ lực hơn trong tiêu thụ sôcôla và bánh mềm vì
đây là hai sản phẩm mới được sản xuất trên dây chuyền có vốn đầu tư cao, khấu hao
lớn, công suất lớn nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của
công ty.
1.2.1.2. Thị trường
Thị trường theo khu vực địa lý và khách hàng
Để thuận tiện cho quản lý, công ty chia thị trường ra các vùng thị trường
sau: Khu vực miền Bắc ( các tỉnh miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình); Khu vực miền Trung (từ Quảng Trị đến Khánh Hoà - quản lý qua chi nhánh
miền Trung); Khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
miền Đông và các tỉnh miền Tây - quản lý thông qua chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh).
Hình 1.2 cho thấy thị trường chủ yếu đối với tất cả các sản phẩm của công
ty là ở miền Bắc còn ở các khu vực khác sản lượng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân là do trên thị trường bánh kẹo tồn tại nhiều doanh nghiệp trong khi
công ty ở Hà Nội nên việc tập trung khai thác thị trường miền Bắc sẽ có thuận lợi
hơn. Sản phẩm bánh kẹo ngoài ảnh hưởng của nhu cầu, thu nhập, lối sống… còn
chịu ảnh hưởng của khẩu vị khách hàng trong khi đó giữa miền Bắc và miền Nam
31%
7%
14%
48%
C¬ cÊu s¶n lîng n¨m 2001
B¸nh quy Kem xèp
KÑo Bét canh
37%
7%
9%2%
44%
1%
C¬ cÊu s¶n lîng n¨m 2004
B¸nh quy Kem xèp
KÑo S«c«la
Bét canh B¸nh mÒm
có sự khác biệt khá lớn về khẩu vị nên công ty tập trung vào hoạt động tiêu thụ tại
các tỉnh miền Bắc và xác định đó là thị trường chủ yếu của mình.
Hình 1.2. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm
tại các vùng thị trường4
Trong đó: (1) Bánh quy (2) Kem xốp (3) Kẹo (4) Bột canh (5) Sôcôla
bánh mềm
Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, mở rộng các khu vực thị trường, chống
được các rủi ro trong kinh doanh, công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
các khu vực khác để cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với từng vùng miền. Đây
cũng là giải pháp mà công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô đã áp dụng rất thành công
đối với sản phẩm bánh trung thu tại các vùng phía Bắc khi sử dụng cốm, lạc làm
nhân bánh.
Xuất phát điểm từ một doanh nghiệp nhà nước được thành lập để phục vụ
nhu cầu lương thực của nhân dân, Hải Châu lựa chọn nhóm khách hàng chính là
4 Nguồn: Báo cáo tiêu thụ vùng năm 2004 – phòng KHVT
Trung tâm: Trung tâm kinh doanh sản phẩm và dịch vụ.
78,43 76,14
69,88
90,71
70,33
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
%
lo¹i s¶n phÈm
MiÒn B¾c
M.Trung
HCM
XuÊtkhÈu
trung t©m
1 3 4 5
những người có thu nhập trung bình và thấp với các sản phẩm truyền thống như:
Bánh quy, kẹo, bột canh, lương khô, kem xốp. Tuy nhiên, để đáp ứng với những đòi
hỏi của thị trường, với yêu cầu đa dạng hoá kết hợp chuyên môn hoá, và yêu cầu
nâng cao uy tín của doanh nghiệp cũng như tăng lợi nhuận, đặc biệt khi đã chuyển
đổi sang hình thức công ty cổ phần, công ty đã đưa vào danh mục sản phẩm của
mình hai loại sản phẩm mới để phục vụ khách hàng có nhu cầu trung bình và cao là
sôcôla và bánh mềm. Với lựa chọn đó, công ty đưa ra hai chiến lược marketing
riêng đối với từng nhóm khách hàng:
Đối với các sản phẩm truyền thống, công ty tập trung các hoạt động xúc
tiến thương mại vào hệ thống các đại lý, trung gian, môi giới.
Đối với các sản phẩm mới: công ty tập trung vào hoạt động quảng cáo:
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích,
panô,… bày bán nhiều tại các siêu thị, trung tâm thương mại…
Hệ thống kênh phân phối
Dù sản lượng sản phẩm bán tại các khu vực miền Trung, Hồ Chí Minh
không lớn nhưng công ty đã lập được một hệ thống kênh phân phối bao phủ trên cả
nước5 bao gồm 4 kênh với các đại lý cấp I, cấp II tồn tại trên cả nước. Để các đại lý
hoạt động có hiệu quả bên cạnh việc thực hiện các biện pháp giảm giá đối với các
đại lý: Giảm giá 5% đối với đại lý cấp I và giảm giá 2 % đối với đại lý cấp II, công
ty còn thực hiện chế độ khuyến mại theo lô, làm chương trình bán hàng tiếp thị cho
các đại lý cấp I, cấp II, tiến hành các đợt trưng bày, thực hiện chế độ thưởng quý,
thưởng tháng theo doanh thu. Sau mỗi năm, công ty tổ chức Hội nghị khách hàng
với khách mời là các đại lý với mục đích: Tổng kết kết quả hoạt động cả năm của
công ty, khen thưởng đại lý có thành tích tiêu thụ tốt, lắng nghe ý kiến đóng góp của
đại lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, để tạo sự gắn bó chặt
chẽ với đại lý và tạo động lực tốt cho hoạt động của các đại lý, công ty thực hiện
việc tuyển người của đại lý vào làm việc cho công ty tại khu vực thị trường cũng
như tại các phân xưởng sản xuất. Đây chính là một cách thức mà công ty lựa chọn
để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tạo sự khác biệt của công ty đối với
các doanh nghiệp khác trên thị trường.
5 Xem phụ lục 2
Hình 1.3. Hệ thống kênh phân phối
1.2.2.Đặc điểm kỹ thuật chủ yếu của công ty
Công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty giống như nhiều doanh nghiệp
sản xuất bánh kẹo khác. Đó là sản xuất theo quy trình sản xuất giản đơn. công ty có
nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra
những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất
nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng phân xưởng, việc sản
xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt. Sản xuất thuộc loại sản xuất hàng loạt, chu kì
sản xuất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản phẩm ổn định. Sau khi sản
phẩm của phân xưởng hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng
sản phẩm.
Công ty có 6 phân xưởng với 11 dây chuyền sản xuất riêng được thể hiện
trong phụ lục 3. Trong các dây chuyền thiết bị này, có những dây chuyền đã tồn tại
rất lâu như dây chuyền bánh quy - phân xưởng bánh I đã tồn tại 40 năm, sử dụng hết
khấu hao nhưng chưa được thay thế làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản
phẩm.
Nguyên vật liệu
Mặc dù số loại sản phẩm của công ty nhiều nhưng thành phần của các sản
phẩm không có sự khác biệt lớn (ví dụ các sản phẩm kẹo chỉ khác nhau tinh dầu,
phẩm màu) nên đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty.
Công
ty
Đại lý
cấp I
Đại lý
cấp II
Trung
tâm KD
DV SP
Bán lẻ
Trung
gian
môi giới
Người
tiêu
dùng
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Các nguyên liệu chính: Bột mỳ, đường, sữa, muối, nha.. được mua từ
trong nước nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu tránh ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời giảm giá nguyên liệu để tiết kiệm tối đa
chi phí sản xuất.
Các nguyên liệu khác như: Sữa, chất thơm, phụ gia thực phẩm … được
nhập ngoại do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu . Đây là
một khó khăn lớn của công ty vì đồng tiền thanh toán được sử dụng là các ngoại tệ
mạnh như đô la Mỹ, Euro nên chi phí cho các loại nguyên liệu này cũng biến đổi
theo giá ngoại tệ.
Vị trí mặt bằng sản xuất
Diện tích mặt bằng ( tính cả phần mở rộng ) 55.000m2. Trong đó:
Nhà xưởng : 23.000m2 Kho bãi : 5.000m2
Văn phòng : 3.000m2 Phục vụ công cộng : 24.000m2
1.2.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ( căn cứ theo điều 69 Luật Doanh
nghiệp) bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban
kiểm soát. Ngoài ra còn có 07 Phòng ban, 01 Trung tâm, 02 Chi nhánh, 07 Phân
xưởng. Tổ chức hoạt động của công ty được thể hiện trên hình 1.4.
Hình 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý6
6 Nguồn: Báo cáo về phương án cổ phần hoá 12/04-Phòng Tổ chức
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Các phân xưởng Các phòng ban
Phòn
g
Tổ
chức
lao
động
Phòn
g
Kỹ
thuậ
t
Phòn
g
Hành
chín
h
Phòn
g
Kế
toán
tài
chín
Phòn
g
Kế
hoạc
h
vật
Ban
xây
dựng
cơ
bản
Ban
bảo
vệ
Phân
xưởn
g
bánh
1
Phân
xưởn
g
bánh
2
Phân
xưởn
g
bánh
mềm
Phân
xưởn
g
bánh
3
Phân
xưởn
g
kẹo
Phân
xưởn
g
bột
canh
Phân
xưởn
g
phục
vụ
Trung
tâm
kinh
doanh
dịch vụ
và sản
phẩm
Văn
phòng
đại
diện
tại Đà
Nẵng
Văn
phòng
đại
diện
tại TP.
1.2.3.2.Lao động
Số lượng và cơ cấu lao động
Tại thời điểm 30/06/2004, tổng số lao động công ty có: 1069 người.
Trong đó:1062 người đang làm việc và 07 người đang tạm nghỉ việc (do không có
nhu cầu). Căn cứ vào kế hoạch sản lượng hàng tháng thì nhu cầu sử dụng lao động
trực tiếp: 710 người.
Để quản lý lao động, công ty phân loại lao động theo các tiêu thức sau:
Bảng 1.2. Các cách phân loại lao động 7
Hình 1.5 cho thấy lao động của công ty chủ yếu là những người đã qua đào
tạo ( chỉ có 10 % là lao động phổ thông) và phần lớn họ gắn bó lâu dài với công ty
(56 % hợp đồng không xác định thời hạn). Đây là một điểm mạnh giúp công ty thực
7 Nguồn: phòng Tổ chức
Tiêu thức
phân loại
Số lượng
(người)
%
Theo
giới tính
Nữ 359 66,4
Nam 710 33,58
Theo
hợp
đồng
Hợp đồng không xác định thời hạn 600 56,13
Hợp đồng 1-3 năm 363 33,96
Hợp đồng thời vụ 106 9,92
Theo
trình độ
lao động
Đại học trở lên 184 17,21
Cao đẳng, trung cấp 59 5,52
Công nhân kỹ thuật 721 67,45
Lao động phổ thông 105 9, 82
hiện các hoạt động một cách có hiệu quả vì trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực
là yếu tố quan trọng nhất.
Hình 1. 5 Cơ cấu lao động theo hợp đồng và trình độ
Do sản phẩm có tính mùa vụ cao, công ty duy trì 10 % lao động theo hợp
đồng thời vụ để giảm bớt các loại chi phí.
Tiền lương và các chế độ phúc lợi
Về tiền lương: Do đặc điểm sản xuất, công ty sử dụng cả hai hình thức trả
lương là lương thời gian (áp dụng cho cán bộ, nhân viên các phòng ban, phân xưởng
) và lương sản phẩm ( chủ yếu là lương sản phẩm tập thể còn lương sản phẩm cá
nhân chỉ áp dụng đối với công nhân gói kẹo).
Thu nhập bình quân toàn công ty(triệu đồng/tháng/người)
Năm 2001: 0,952 Năm 2003: 1,2
Năm 2002: 1,03 Năm 2004: 1,1
Các chế độ phúc lợi: Đối với mỗi nhân viên, công ty đều thực hiện đóng
góp bảo hiểm theo quy định. Hàng năm, công ty thực hiện khám sức khoẻ cho mọi
nhân viên, tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho công nhân
viên đồng thời trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân .
Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể
thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.
56%
34%
10%
C¬ cÊu lao ®éng theo hîp ®ång
Hîp ®ång kh«ng x¸c ®Þnh thêi h¹n
Hîp ®ång 13 n¨m
Hîp ®ång thêi vô
17%
6%
67%
10%
C¬ cÊu lao ®éng theo tr×nh ®é
§¹i häc trë lªn
Cao ®¼ng, trung cÊp
C«ng nh©n kü thuËt
Lao ®éng phæ th«ng
1.2.3.3.Vốn
Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 45.000.000.000 đồng
(Bốn mươi năm tỷ Việt Nam đồng)8.
Số vốn này được chia thành 4.500.000 cổ phần. Mệnh giá một cổ phần:
100.000đ.
Tỷ lệ vốn Điều lệ được phân chia theo Quyết định số 3656/ QĐ/ BNN-
TCCB ngày 22/10/2004V/v chuyển Doanh nghiệp Nhà nước công ty Bánh kẹo Hải
Châu thành công ty Cổ phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:
= 58,00% VĐL = 26.100.000.000 đồng = 261.000 cổ phần
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp:
= 38,70% VĐL = 11.415.000.000 đồng = 116.050 cổ phần
Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài Doanh nghiệp:
= 3,30% VĐL = 1.485.000.000 đồng = 14.850 cổ phần
1.3.Kết quả sản xuất kinh doanh & môi trường kinh doanh của công ty
1.3.1.tình hình sản xuất kinh doanh
1.3.1.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động tổng hợp (2001- 2004)
Kết quả kinh doanh của công ty thời gian qua được thể hiện trên bảng 1.3 và
1.4:
8 Nguồn: Điều lệ công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Châu
Bảng 1.3.Tình hình tài chính và KQ sxkd 2001-20049
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
So sánh
02/01 03/02 04/03
I Tình hình TC
1 Tổng tài sản 82569,3 13231,9 157820,3 166062,6 160,3 119,3 105,2
TSLĐ&
ĐTNH 44657,8 49210,7 49523,1 50165,5 110,2 100,6 101,3
TSCĐ&
ĐTDH 37911,5 83107,2 108297,2 115897,1 219,2 130,3 107
2 Tổng NV 82569,3 132317,9 157820,3 166062,6 160,3 119,3 105,2
Nợ phải trả 55867,9 104535,2 135342,9 139014,7 187,1 129,5 102,7
Vốn CSH 26701,4 27782,7 22477,4 27047,9 104,1 80,9 120,3
Nguồn vốn
KD 26701,4 27805,7 25678,4 23244,9 104,1 92,3 90,5
Nguồn khác 0 -23 -3201 3803
II KQSXKD
1 Doanh thu 148710 170855 186869 185936 115 109,3 99,5
2 Giá trị TSL 136