Trước kia, để “Quản lý điểm” thì người ta tốn không ít công sức để nhập
điểm, cộng điểm …một cách rất thủ công mà không mang tính Khoa Học dẫn đến
tính toán điểm có thể bị sai, nhầm gây không ít những phiền hà cho người sử dụng.
Ngày nay, khi “Kỷ Nguyên Số” phát triển mạnh thì không thể không nhắc
đến ngành “Công Nghệ Thông Tin” với những tính năng vượt trội làm cho con
người tốn ít công sức hơn. Do nhu cầu thực tế như vậy chúng ta cần phải có một
phần mềm”Quản lý điểm” để đỡ tốn nhân lực và sức lao động của con người mà
vẫn đạt được kết quả như mong muốn.Chắc chắn các bạn sẽ đặt ngay ra câu
hỏi:”Chúng ta sử dụng những phần mềm này lại phải mất một khoảng thời gian
không ít để thích nghi với phần mềm mà không biết nó có giúp ích nhiều cho mình
không hay là càng thêm nhiều phiền hà”. Để không mất nhiều thời gian tìm hiểu
phần mềm chúng tôi sẽ giới thiệu một cách khái quát nhất để bạn có thể nắm được
phương thức hoạt động của phần mềm để bạn không bỡ ngỡ khi sử dụng phần mềm.
Phần mềm ”Quản lý điểm” của chúng tôi sẽ giúp cho người quản lý điểm có
thể nhanh chóng nhập điểm với các công thức tính toán do chính mình đặt ra,sau đó
phần mềm sẽ tự động tính toán cho những lần sau nếu như bạn không có sự thay
đổi.Người quản lý có thể nhập, xóa, thêm… ,tuy nhiên phải có User name riêng để
đăng nhập hệ thống. Hơn thế nữa là phần mềm của chúng tôi không chỉ người quản
lý mới có quyền xem và tra cứu điểm mà ngay cả bạn, người không có tên trong
danh sách bảng điểm cũng có thể xem và tra cứu điểm một cách dễ dàng, nhanh
chóng, thuận tiện nhất mà trước kia bạn không thể nghĩ tới
24 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 7134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lí điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lớn môn Phân tích và Thiết kế
hệ thống thông tin
Đề bài: Quản lí điểm
LỜI NÓI ĐẦU
Trước kia, để “Quản lý điểm” thì người ta tốn không ít công sức để nhập
điểm, cộng điểm …một cách rất thủ công mà không mang tính Khoa Học dẫn đến
tính toán điểm có thể bị sai, nhầm gây không ít những phiền hà cho người sử dụng.
Ngày nay, khi “Kỷ Nguyên Số” phát triển mạnh thì không thể không nhắc
đến ngành “Công Nghệ Thông Tin” với những tính năng vượt trội làm cho con
người tốn ít công sức hơn. Do nhu cầu thực tế như vậy chúng ta cần phải có một
phần mềm”Quản lý điểm” để đỡ tốn nhân lực và sức lao động của con người mà
vẫn đạt được kết quả như mong muốn.Chắc chắn các bạn sẽ đặt ngay ra câu
hỏi:”Chúng ta sử dụng những phần mềm này lại phải mất một khoảng thời gian
không ít để thích nghi với phần mềm mà không biết nó có giúp ích nhiều cho mình
không hay là càng thêm nhiều phiền hà”. Để không mất nhiều thời gian tìm hiểu
phần mềm chúng tôi sẽ giới thiệu một cách khái quát nhất để bạn có thể nắm được
phương thức hoạt động của phần mềm để bạn không bỡ ngỡ khi sử dụng phần mềm.
Phần mềm ”Quản lý điểm” của chúng tôi sẽ giúp cho người quản lý điểm có
thể nhanh chóng nhập điểm với các công thức tính toán do chính mình đặt ra,sau đó
phần mềm sẽ tự động tính toán cho những lần sau nếu như bạn không có sự thay
đổi.Người quản lý có thể nhập, xóa, thêm… ,tuy nhiên phải có User name riêng để
đăng nhập hệ thống. Hơn thế nữa là phần mềm của chúng tôi không chỉ người quản
lý mới có quyền xem và tra cứu điểm mà ngay cả bạn, người không có tên trong
danh sách bảng điểm cũng có thể xem và tra cứu điểm một cách dễ dàng, nhanh
chóng, thuận tiện nhất mà trước kia bạn không thể nghĩ tới.
A./ Khái quát môn học
Phân tích thiết kế thông tin là một môn học xây dựng phương pháp luận bao
gồm các lí thuyết, mô hình, công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và thiết kế hệ thống.
Để xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh chúng ta phải trải qua 6 giai đoạn:
- Khảo sát hiện trạng và lập dự án
- Phân tích hệ thống
- Thiết kế tổng thể
- Thiết kế chi tiết
- Cài đặt và lập trình
- Vận hành và bảo trì
Sau đây chúng tôi sẽ khái quát lại một số nội dung chính của môn học như
sau:
1.Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu yêu cầu người dùng
Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống. Nó giúp
cho người lập trình những xác định ban đầu trong việc phát triển và
thực thi phần mềm.
Trước hết ta phải xác định được mục đích của hệ thống là để
làm gì, các yêu cầu của hệ thống. Từ đó đi vào quá trình thăm dò và
khảo sát thực tế, bằng cách thực hiện các cuộc điều tra với những đối
tượng có liên quan đến phần mềm sắp thực hiện. Đồng thời cũng tìm
hiểu các tài liệu, sổ sách có liên quan. Nội dung khảo sát gồm:
Tìm hiểu môi trường xã hội, cơ cấu tổ chức kĩ thuật
Sự phân cấp
Thu thập và nghiên cứu hồ sơ, sổ sách
Thu thập chứng từ, giao dịch
Thu thập các quy tắc, quy định của đơn vị đó và cơ quân nhà
nước
Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và sẽ sử dụng
Thu thập cá yêu cầu chức năng và tiêu chuẩn phần mềm
Đánh giá hiện trạng vàđề xuất các giải pháp
Lập báo cáo
2.Phân tích hệ thống về chức năng
1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Biểu đồ này biểu diễn các chức năng của hệ thống ở dạng phân
cấp.
Các chức năng của hệ thống sẽ được chia nhỏ dần và gốc của
cây là chức năng lớn nhất.
Mỗi chức năng biểu diễn bằng 1 ô hình chữ nhật, chức năng lớn
bằng tổng các chứ năng nhỏ và phải là 1 động từ.
Để dễ hiểu hơn và hình dung ra rõ hơn nữa, ta sử dụng các phân
cấp nhỏ hơn cho biểu đồ phân cấp chức năng. Ta sẽ có các mức tương
ứng: mức 0, mức 1, mức 2,……..
2. Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ này diễn tả quá trình xử lí thông tin ở mức logic( xem
thông tin làm gì chứ không quan tâm đến việc làm như thế nào? ). Nó
thể hiện luồng thông tin giữa các thành phần biểu đồ.
Mỗi chức năng được thể hiện bằng đường tròn hoặc hình elip,
tên chức năng là 1 động từ
Luồng dữ liệu là 1 tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra 1 chức
năng nào đó. Nó được biểu diễn bằng hình mũi tên.
Kho dữ liệu là 1 dữ liệu được lư lại để có thể truy cập về sau.
Nó được biểu diễn bởi 2 đoạn thẳng song song, ở giữa ghi tên kho.
Và không thể thiếu trong biểu đồ luồng dữ liệu là tác nhân, nó
tương tác với hệ thống nhưng không phụ thuộc hệ thống. Nó có thể là
con người hay 1 hệ thống khác. Nó được biểu diễn bằng 1 hình chữ
nhật.
3.Phân tích hệ thống về dữ liệu
Biểu đồ thực thể quan hệ biểu diễn cơ sở dữ liệu trong đó có
các thực thể, mối quan hệ thực thể được mô hình hoá thông qua các kí
hiệu:
Để vẽ được biểu đồ thực thể quan hệ, ta cần xác định các thực
thể, từ đó xác định các thuộc thính của thực thể có liên quan đến phần
mềm. Sau đó xây dựng mối quan hệ giữa cá thực thể, nó là quan hệ 1-
1, 1-n, n-n.
4.Thiết kế hệ thống
Từ các bước tìm hiểu trên, ta sẽ thu thập vào và bắt tay vào
công việc thiết kế hệ thống.
Hệ thống của chúng ta sẽ gồm các bước ở trên và thiết kế form,
và viết phần mềm.
B./ Nội dung chính
Phần 1:
Khảo sát hiện trạng và xác lập hệ thống
begin
Các khái niệm
Biểu đồ E-R
Lược đồ quan hệ
CSDL
Hiện nay, trong trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên cũng như các
Khoa Công Nghệ Thông Tin, Điện tử,…… trong trường đang quản lý điểm học
sinh – sinh viên thông qua phần mềm đào tạo “Edusoft”. Qua khảo sát chúng tôi
thấy đây là một phần mềm quản lý đào tạo chung bao gồm nhiều phân hệ chức năng
khác nhau giúp cho người quản lý có thể nhanh chóng chọn lựa được cách quản lý
tốt nhất. Phần mềm được đánh giá phục vụ cho công tác “Quản lý điểm” nói riêng
cũng như trong công đào tạo quản lý nói chung được thuận lợi hơn rất nhiều
Quản lý học sinh-sinh viên
Quản lý nhân sự
Quản lý học phí, tài vụ
Quản lý chương trình đào tạo
Quản lý học phí
Quản lý học bổng & miễn giảm học phí
Quản lý tuyển sinh
Quản lý Giảng Viên
Thông tin phục vụ lãnh đạo
Xếp thời khóa biểu
Đăng ký môn học
Tuy nhiên phần mềm Edusoft không phải là phần mềm chỉ quản lý điểm mà chức
năng “Quản lý điểm” chỉ là một chức năng trong nhiều chức năng khác nhau của hệ
thống.Vì đây là phần mềm được thiết kế để dùng cho người quản lý toàn diện chứ không
phải chỉ dùng riêng cho công tác quản lý ở riêng từng Khoa.
Chúng tôi đã khảo sát thực tế những người trực tiếp sử dụng phần mềm, trong
chức năng “Quản lý điểm” người sử dụng thấy phần mềm rất hữu ích trong việc nhập, tra
cứu, sửa điểm…Nhưng chức năng này vẫn còn một số hạn chế như: Cần phải có user
name khi sử dụng hệ thống, học sinh-sinh viên hoặc người bình thường chưa được phép
xem, tra cứu điểm và người sử dụng vẫn cần có sự hỗ trợ của Excel.
Vậy là một người sử dụng hệ thống bạn muốn phần mềm “Quản lý điểm” đáp ứng
được nhưng yêu cầu gì ???
Từ những hạn chế của phần mềm Edusoft chúng tôi sẽ khắc phục chúng và tạo cho
các bạn một phần mềm hữu ích với các tính năng dễ sử dụng. Bất kì người sử dụng nào
đăng nhập cũng có thể tra cứu điểm, còn đối với người quản lý hệ thống sẽ có User name
để nhập, xóa, sửa, thêm điểm một cách dễ dàng…
Phần 2:
Phân tích hệ thống về chức năng
1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Sơ đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn tổng quát về các chức năng của hệ
thống, nó giúp xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích và tăng cường cách tiếp
cận logic tới phân tíchhệ thống. Qua quá trình khảo sát hiện trạng và tìm hiểu yêu
cầu người dùng, nhóm chúng tôi đã thống nhất đưa ra phần mềm quản lí điểm của
mình với sơ đồ phân cấp chức năng như sau, với 3 chức năng chính là Tra cứu,
Nhập điểm và In ấn.
Hình 1 : Sơ đồ phân cấp chức năng
2. Biểu đồ luồng dữ liệu
2.1.Biểu đồ BLC tổng quát
2.2. Biểu đồ BLD
Từ việc phân tích cụ thể yêu cầu bài toán, nêu coi hệ thống chỉ gồm các chức
năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa cấc thực thể với hệ thống và
ngược lại, ta sẽ có một mô hình chung của hệ thống và gọi là biểu đồ luồng dữ liệu
mức khung cảnh. Tiếp tục phân tích các chức năng của nó ta sẽ được biêu đồ luồng
dữ liệu mức đỉnh, dưới mức đỉnh tương ứng với các chức năng chi tiết của chương
trình.
Hình 3: BLD bối cảnh
Hình 4: BLD mức đỉnh
Hình 5: BLD định nghĩa chức năng In ấn
Phần 3:
Phân tích hệ thống về dữ liệu
1.Mô hình thực thể liên kết (ERD)20
Biểu đồ thực thể quan hệ gồm có:
- Các thực thể: Môn học, Sinh viên, Điểm, Học kì, Lớp, Hệ đào tạo, Bảng
thống kê.
- Các thuộc tính:
Môn học(MaMon, TenMon, SoHTrinh, MaHK)
Sinh viên(MaSV, MaLop, MaHe, Ten, Ngaysinh, Que)
Điểm(MaSV, MaMon, MaHK, D1_1, D1_2, D2_1, D2_2, DiemTB)
Học kì (MaHK, TenHK)
Lớp (MaLop, MaHe, TenLop)
Hệ đào tạo (MaHe, TenHe)
Bảng thống kê (MaSV, MaHK, MaLop, DiemTB, DiemRL)
2.Mô hình quan hệ dữ liệu
Phần 4:
Thiết kế hệ thống
1.Một số tệp cơ sở
1.1. Môn học
1.2.Danh sách sinh viên
1.3.Danh sách Điểm
1.4.Học kì
1.5.Lớp
1.6.Hệ đào tạo
1.7.Thống kê
2.Một số form chính
2.1. Form chính
Gồm các chức năng :
Đăng nhập của người quản lí
Nút tra cứu dành cho người sử dụng
Sau khi người sử dụng (bao gồm cả người quản lí) click vào nút tra cứu hệ
thống sẽ chuyển sang Form TRA CỨU
2.2. Form TRA CỨU
Tại form TRA CỨU người dùng có thể chọn một trong những nội dung mà
hệ thống đã đưa sẵn ra và điền thông tin đã biết vào đó. Như: Mã Sinh Viên, Họ Và
Ten, Khóa học (hệ thống đã có sẵn các khóa học để chọn lựa nếu bạn click vào mũi
tên bên cạnh dòng đề nội dung tra cứu), Quê quán( hệ thống đã có sẵn tên 64 tỉnh
thành, khi bạn click vào mũi tên sẽ hiện ra)
Sau khi người dùng click vào KẾT QUẢ thì kết quả của tra cứu sẽ hiện ra ở
vùng hiển thị nội dung ở dưới. Lúc này nếu click vào IN ẤN bạn sẽ được danh sách
in ra
Chức năng XỬ LÝ ĐIỂM chỉ dùng cho người quản lí . Người quản lí sẽ xử
dụng được chức năng này nếu vào form TRA CỨU từ việc đăng nhập thông tin user,
password từ form chính. Nếu không phải là người quản lí hay là người quản lí
nhưng chưa đăng kí ở from chính khki click vào XỬ LÝ ĐIỂM hệ thống sẽ báo lỗi.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích đề tài “Quản lí điểm” chúng em đã hiểu
được cách phân tích và thiết kế một phần mềm. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp
nên chúng em chưa thể phân tích được sâu sắc hơn và đưa ra được một phần mềm
hoàn chỉnh, nhưng em mong rằng qua đề tài này các bạn có thể hiểu thêm về cách
quản lí điểm của một trường.
Sau khi nhận đề tài, nhóm chúng em đã cùng nhau đi khảo sát hiện trạng và
tìm hiểu yêu cầu người dùng tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên. Từ đó
nhóm chúng em đã đưa ra công việc cụ thể cho từng thành viên như sau:
Nguyễn Thị Doan: phụ trách viết báo cáo phần phân tích hệ thống về dữ
liệu(gồm biểu đồ thực thể liên kết, bảng quan hệ và mối quan hệ giữa chúng)
Bùi Khánh Duy: phụ trách viết báo cáo phần phân tích yêu cầu người dùng và
thiết kế Form
Trần Đỗ Thu Hà: phụ trách viết báo cáo phần phân tích hệ thống về chức năng(
gồm biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu)
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Qúy đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đề tài của mình.
MỤC LỤC
A./ Khái quát môn học .................................................................................................... 3
1.Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu yêu cầu người dùng ........................................ 3
2.Phân tích hệ thống về chức năng......................................................................... 4
3.Phân tích hệ thống về dữ liệu .............................................................................. 5
4.Thiết kế hệ thống .................................................................................................. 6
B./ Nội dung chính .......................................................................................................... 6
Khảo sát hiện trạng và xác lập hệ thống .................................................................... 6
Phân tích hệ thống về chức năng ................................................................................ 8
1. Biểu đồ phân cấp chức năng............................................................................... 8
2. Biểu đồ luồng dữ liệu.......................................................................................... 9
2.1.Biểu đồ BPC ...................................................................................................... 9
2.2. Biểu đồ BLD .............................................................................................. 11
Phân tích hệ thống về dữ liệu ................................................................................... 14
1.Mô hình thực thể liên kết (ERD)20 .................................................................. 14
2.Mô hình quan hệ dữ liệu .................................................................................... 15
Thiết kế hệ thống ....................................................................................................... 16
1.Một số tệp cơ sở ................................................................................................. 16
1.1. Môn học ...................................................................................................... 16
1.2.Danh sách sinh viên .................................................................................... 17
1.3.Danh sách Điểm .......................................................................................... 17
1.4.Học kì .......................................................................................................... 17
1.5.Lớp ............................................................................................................... 18
1.6.Hệ đào tạo ................................................................................................... 18
1.7.Thống kê ...................................................................................................... 18
2.Một số form chính .............................................................................................. 19
2.1. Form chính ................................................................................................. 19
2.2. Form TRA CỨU ........................................................................................ 19