Đề tài Phân tích thiết kế hệ thống quản lý học sinh trong trường PTTH Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Tây
Hiện nay, khi mà công tác quản lý trong đa số các trường phổ thông trung học, nhất là các trường ở các vùng nông thôn vẫn còn mang nặng tính truyền thống. Tức là, bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh cần nhiều nhân lực, các thao tác chủ yếu là thủ công, không tập chung, việc lưu trữ thông tin trong các kho truyền thống mặc dù trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi với mục đích : an toàn, dễ tìm kiếm , dễ cập nhật. . . Song vẫn còn bị hạn chế rất nhiều do hạn chế trong các thao tác thủ công. Hầu hết các trường ở khu vực nông thôn chưa được áp dụng được công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh, còn một số trường ở các thành phố đã có nhưng vẫn còn hời hợt, đơn giản ít hiệu quả. Hãy tưởng tượng rằng, nếu vì một yêu cầu nào đó mà một học sinh đã ra trường vài năm trước (Do mất học bạ) phải sao lại bảng điểm của mình trong năm học lớp 12 sẽ làm cho nhiều khâu trong hệ thống tổ chức phải hoạt động. Ban đầu là phải được sự đồng ý của ban giám hiệu, thay mặt ban giám hiệu viết giấy giới thiệu xuống cho văn thư văn thư sẽ tìm lại sổ điểm của lớp anh ta đã học, công việc tìm kiếm bằng thủ công với một kho hồ sơ lớn là rất khó. Sau khi tìm được sổ điểm thì văn thư ký nhận đã sao y bản chính, tiếp theo là anh ta phải mang bảng điểm đó lên ban giám hiệu ký xác nhận và đóng dấu. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong trường học sẽ thay thế cả công đoạn trên bằng việc, hiệu trưởng hoặc hiệu phó có thể ngồi tại bàn làm việc của mình truy cập vào CSDL điểm của trường lấy điểm in ra bảng điểm, ký nhận và đóng dấu. Ngoài ra nó còn giải quyết được nhiều vấn đề khác nữa như là: Giảm bớt phần công việc khi tính điểm tổng kết, giảm thiểu sai xót, dễ kiểm tra dễ tìm kiếm, tăng lượng thông tin lưu trữ, giảm thiểu độ trễ trong công việc khi thông tin cần qua nhiều phòng ban, đễ dàng hơn trong công tác lập danh sách học sinh . . .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QLHT1.DOC
- QLHT2.DOC