Giai đoạn phát triển của ngành : thị trường bán lẻ ở Việt Nam , đặc biệt là thị trường ngành kinh doanh siêu thị điện máy , hiện nay đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển , được đánh giá là ngành hấp dẫn sức đầu tư. Việt Nam được nhận định là thị trường hàng đầu về tiêu dùng hàng hi-tech trong tương lai . khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam được nhìn nhận cao hơn cả những nước đang phát triển như Ân Độ , Trung Quốc ….
Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường , doanh số thị trường bán lẻ mặt hàng điện máy của Việt Nam năm 2008 là rất lớn, lên tới 3,9 tỷ USD , và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30% trong giai đoạn 2008-2010 .
Ngoài ra , xu hướng mua sắm của người tiêu dùng những năm gần đây đang chuyển dần từ các chợ điện tử truyền thống sang kênh siêu thị bán lẻ chuyên ngành với mô hình phân phối hiện đại . sức mua tại các siêu thị ngày càng tăng cao nhờ không gian mua sắm thoải mái , hàng hóa trưng bày bắt mắt, và người mua nhận được nhiều dịch vụ tiện ích. Trước cơ hội mở ra trong một thị trường đông dân cư với phần lớn người dân đang có thu nhập ngày càng tăng , cộng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử đang ngày càng rút ngắn dòng đời sản phẩm khiến cho việc mua sắm, thay đôi đồ dùng điện tử diễn ra liên tục và ngày càng sôi động.
Nguyễn Kim nhanh chóng xác định hướng mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường .
17 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đỗ Phước Long
Lớp: PB0706
MSV: PH00858
Giảng viên: Vũ Danh Thắng
ASSIGNMENT
Giới thiệu chung:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM
Hình thức kinh doanh: Kinh doanh theo hình thức bán lẻ điện máy
Địa chỉ liên hệ: Trụ sở chính: 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38 211 211 Fax: (84-8) 38 210 818
Email: info@trade.nguyenkim.com
Website:http:// www.nguyenkim.com.
Lịch sử hình thành và phát triển:
I – Năm 1996 - 2000: Khai trương Cửa hàng Điện máy đầu tiên tại 6Bis Trần Hưng Đạo. 1. Là cửa hàng đầu tiên và duy nhất kinh doanh hàng chính hãng, bán đúng giá niêm yết. 2. Áp dụng chính sách Miễn phí giao hàng và lắp đặt tận nhà. 3. Đơn vị tiên phong trong việc đầu tư mạnh vào chất lượng phục vụ và đem lại nhiều quyền lợi cho khách hàng. II – Năm 2001 - 2005: Hình thành Trung tâm Bán lẻ Điện máy hiện đại đầu tiên tại Việt Nam với tên là Trung tâm Mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim 1. Trở thành Đơn vị bán lẻ điện máy có Doanh số, Thị phần và Chất lượng phục vụ số 1 VN 2. Lập trang web bán lẻ điện máy đầu tiên tại Việt Nam 3. Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chính sách “ĐỔI TRẢ HÀNG MIỄN PHÍ TRONG 1 TUẦN” 4. Triển khai các Chương trình Khuyến mãi thường niên lớn “Tuần lễ vàng”, “Tài trợ trực tiếp”. 5. Hình thành kênh bán hàng B2B chuyên biệt. III – Năm 2006 - 2010: Chuyển đổi Mô hình Quản lý và Hoạt động kinh doanh của Công ty 1. Chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần. 2. Áp dụng Hệ thống Quản trị toàn diện ERP trên toàn Công ty. 3. Phát triển từ 1 Trung tâm thành nhiều Trung tâm tại Tp.HCM và Hà Nội. 4. Hợp tác Chiến lược với tất cả các tập đoàn điện tử. 5. Tốc độ tăng trưởng bình quân: 58%/năm (Số 1 - FAST500).
Các dòng sản phẩm tiêu biểu:
điện tử
điện lạnh
viễn thông
thiết bị tin học
kỹ thuật số
giải trí và học tập
sản phẩm điện gia dụng
dụng cụ nhà bếp
sản phẩm mẹ và bé
sức khỏe làm đẹp
công cụ điện
Nguồn:
Phân tích yếu tố của môi trường vĩ mô
Kinh tế : ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Tốc độ tăng trưởng năm 2007: tăng 30%
Tốc độ tăng trưởng năm 2008 : tăng 33%
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 : tăng 38%
Giai đoạn phát triển của ngành : thị trường bán lẻ ở Việt Nam , đặc biệt là thị trường ngành kinh doanh siêu thị điện máy , hiện nay đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển , được đánh giá là ngành hấp dẫn sức đầu tư. Việt Nam được nhận định là thị trường hàng đầu về tiêu dùng hàng hi-tech trong tương lai . khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam được nhìn nhận cao hơn cả những nước đang phát triển như Ân Độ , Trung Quốc ….
Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường , doanh số thị trường bán lẻ mặt hàng điện máy của Việt Nam năm 2008 là rất lớn, lên tới 3,9 tỷ USD , và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30% trong giai đoạn 2008-2010 .
Ngoài ra , xu hướng mua sắm của người tiêu dùng những năm gần đây đang chuyển dần từ các chợ điện tử truyền thống sang kênh siêu thị bán lẻ chuyên ngành với mô hình phân phối hiện đại . sức mua tại các siêu thị ngày càng tăng cao nhờ không gian mua sắm thoải mái , hàng hóa trưng bày bắt mắt, và người mua nhận được nhiều dịch vụ tiện ích. Trước cơ hội mở ra trong một thị trường đông dân cư với phần lớn người dân đang có thu nhập ngày càng tăng , cộng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử đang ngày càng rút ngắn dòng đời sản phẩm khiến cho việc mua sắm, thay đôi đồ dùng điện tử diễn ra liên tục và ngày càng sôi động.
Nguyễn Kim nhanh chóng xác định hướng mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường .
Nền kinh tế VN đang trên đà phát triển , tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm , thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao , tăng khả năng thanh toán của khách hàng , tăng sức mua của xã hội .dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường . Thu nhập bình quân đầu người cao , nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng , đa dạng hóa nhu cầu , làm thay đổi cơ cấu thị trường ( tăng cầu ) đặc biệt , thị trường quốc tế ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát triển , tỷ giá hối đoái tăng cao giúp cho kim ngạch xuất khẩu tăng
Hạn chế của yếu tố kinh tế đối với doanh nghiệp là : VN mở cửa nền kinh tế thị trường ( gia nhập WTO ) tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh – nhiều tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới và khu vực ra nhập thị trường Việt Nam . tốc độ tăng trưởng kinh tế thâp , tỷ lệ lạm phát cao làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp
Chính trị- Pháp luật
Môi trường này bao gồm có luật pháp , các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế tới các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. mỗi ngành nghề kinh doanh đều có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng . Sự thay đổi của yếu tố chính trị - pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các pháp nhân kinh tế, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành , chính trị - pháp luật mà ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi .
+ các luật về chống độc quyền
+ luật thuế
+ chính sách kinh tế , giáo dục
+ chính sách lao động – tiền lương
+ luật lao động
Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á , điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư . ngoài ra việc chính sách mở rộng thị trường kích thích đầu tư giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn
Mặt khác , việc quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách và thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện cộng đồng quốc tế qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản , luật , thông tư , nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh.
Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập , hạn chế , nhưng nhờ vào những điều khoản pháp luật như luật bảo vệ bản quyền , luật chống hàng giả , hàng nhái , chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã tạo được niềm tin , giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng .
Từ ngày 01/01/2006 thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn 0 đến 5% điều này cho thấy Nguyễn Kim sẽ có cơ hội để tiếp cận với các hàng hóa từ các nước ASEAN nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn .
Tình hình chính trị tại Việt Nam được thế giới đánh giá là khá ổn định , cũng như trong thời gian qua VN đã có những cải cách về luật pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư , tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Kim cũng như các doanh nghiệp khác yên tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh
Hạn chế của yếu tố này đến doanh nghiệp là luật thuê chưa ổn đinh , hàng rào thuế quan lớn , thuế cao làm cho giá cả tăng cao so với quôc gia khác – làm cho khách hàng phải cân nhắc khi mua sản phẩm
Môi trường tự nhiên
+ Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp. .Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết….
Công nghệ
Trong những năm qua , sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim khí điện máy chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hóa , đối với các trung tâm điện máy thì ảnh hưởng rất nhiều. cụ thể , sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới , làm cho một số sản phẩm cũ trở nên lỗi thời . sự phát triển của công nghệ thậm chí đã làm cho một số nhà sản xuất phải bỏ một số mẫu mã cũ và thay thế bằng một số mẫu mã khác .
Các trung tâm điện máy là những nhà phân phối hàng hóa chỉ ảnh huonxgr khi mà các trung tâm này mua một vài mẫu mã với số lượng lớn mà các mẫu này không kịp bán hết dẫn tới lượng hàng tồn kho lớn . còn đối với những sản phẩm khác thì ảnh hưởng không nhiều trừ khi nhà cung cấp muốn bán giảm giá nhiều một số mẫu mã để bán hết lượng hàng tồn kho mà không sản xuất mẫu mã đó nữa.
Văn hóa- xã hội
Đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng , giao thông và khu dân cư . đất xây dựng tăng để phát triển các khu công nghiệp tập trung , các khu hành chính , khu văn hóa , giáo dục , đào tạo , y tế , văn hóa , thể thao , an dưỡng , chợ , công viên…
Môi trường xã hội dân cư ảnh hưởng đến hoạt động của công ty , các tổ chức thuộc nhiều ngành trong nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ trong quá trình hoạt động kinh doanh .
GDP bình quân đầu người tại Việt Nam cũng liên tục tăng qua các năm . Điều này chứng tỏ là mức sống của người dân ngày càng được cải thiện , do đó người dân phải chi tiêu nhiều hơn các nhu cầu của mình. Đây là một thuận lợi đối với Nguyễn Kim trong việc mở rộng quy mô kinh doanh gia tăng chất lượng dịch vụ và sự an tâm của khách hàng sau khi mua hàng nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng đến thăm quan và mua sắm ngày càng tăng trong thời gian tới
Phân tích yếu tố của môi trường vi mô :
Khách hàng .
Nguyễn Kim có 2 loại nhóm khách hàng đó là khách hàng tiêu dùng và khách hàng công ty . Trong 3 năm từ 2008- 2010 doanh số bình quân chiếm 92% tổng doanh số bán hầng tại Nguyễn Kim . Do xác định khách hàng tiêu dùng có ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và phát triển của Nguyễn Kim cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất với phương châm “ tất cả vì khách hàng , tất cả cho khách hàng” . mặt khác ,trong thời gian qua Nguyễn Kim đã thể hiện được uy tín thương hiệu của mình đối với khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn , và đi đầu trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn , và đi đầu trong việc tung ra các chương trình khuyến mãi , thái độ phục vụ nhân viên làm hài lòng khách hàng .
Đối với khách hàng tiêu dùng , khi có nhu cầu mua sắm hàng điện máy , thì người tiêu dùng vẫn ưu tien chọn các trung tâm điện máy bởi vì theo người tiêu dùng việc mua sắm tại các trung tâm điện máy làm cho họ cảm thấy yên tâm hơn .
Nhà cung cấp
Hiện nay , Nguyễn Kim cam kết với khách hàng là bán hàng chính hãng , do đó việc chọn nhà cung cấp hàng hóa đối với Nguyễn Kim thì luôn có tiêu chí là chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường . Một số nhà cung cấp chính cho Nguyễn Kim như : canon , LG JVC,Nokia, Sony , Toshiba …Nguyễn Kim đã xây dựng được mối quan hệ chiến lược với 8 nhà sản xuất lớn là 8 tập đoàn hàng đầu .
Lượng hàng hóa tiêu thụ tại Nguyễn Kim rất nhanh . Nó thể hiện qua doanh số bán hàng tăng liên tục trong các năm qua và các chương trình khuyến mãi mà Nguyễn Kim tung ra đều rất thành công . Do đó , hầu hết các nhà cung cấp hàng hóa đều muốn đưa hàng hóa vào Nguyễn Kim vì thông qua trung tâm bán lẻ , uy tín như Nguyễn Kim , các nhà cung cấp không những sẽ đạt được hàng hóa tiêu thụ nhanh mà còn được quảng cáo , hình ảnh , sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng . bên cạnh đó tình hình tài chính của Nguyễn Kim khá mạnh , Nguyễn Kim còn có lịch chi trả tiền rất rõ ràng đối với nhà cung cấp . do đó các nhà cung cấp cảm thấy yên tâm khi làm ăn với Nguyễn Kim .
Thương hiệu Nguyễn Kim qua khảo sát nhận thức của khách hàng thì khách hàng đánh giá thương hiệu Nguyễn Kim là một thương hiệu uy tín , an tâm khi chọn mua hàng hóa hơn các trung tâm điện máy khác. Cho nên , một số nhà cung cấp mới muốn vào Nguyễn Kim phải có hỗ trợ đặc biệt dành cho Nguyễn Kim như giá cả cạnh tranh , tình hình công nợ dài hơn …các nhân viên kinh doanh nhập hàng của Nguyễn Kim đã hiểu rõ điều này khi đàm phán với nhà cung cấp .
Đối thủ:
Những năm gần đây , tại VN , với sự gia tăng của các trung tâm siêu thị mua sắm (điện máy ) đã làm cho môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng quyết liệt hơn. Nguyễn Kim nằm trong môi trường kinh doanh trên và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên .
“Chiếc bánh” thị trường đang lớn dần lên (với tốc độ tăng hơn 20%/năm) và các DN luôn tìm cách chiếm phần lớn hơn. Vì vậy, trung tâm điện máy Nguyễn Kim cũng phải đối mặt với hàng lọat các đối thủ trong “cuộc chiến” của thị trường điện máy. Với thị trường trong nước, Nguyễn Kim phải cạnh tranh với các đại gia bán lẻ điện máy như: Pico, HC, Thiên Hoà, Phan Khang, Chợ Lớn, Ideas, …
Các siêu thị điện máy không chỉ chạy đua với nhau trong các hình thức khuyến mãi mà còn chạy đua cả trong việc mở rộng thị phần. bằng chứng là vào thời điểm trước Tết nguyên đán 2007, nhiều đại gia đã xuất chiêu khá mạnh. Phải kể đến đợt khuyến mãi của siêu thị điện máy Chợ Lớn với hình thức giảm giá đến 88%.
Xét về tổng thể cuộc đua khuyến mãi thật sự chỉ bùng nổ khi “doanh” muốn kích cầu người tiêu dùng với những hình thức khuyến mãi thật sự với quy mô lớn. “Phát súng” đầu tiên cho cuộc chạy đua trên chính là chương trình khuyến mãi của hai siêu thị điện máy hàng đầu TP.HCM là Nguyễn Kim và Thiên Hòa cùng một thời điểm và kéo dài. Lần đầu tiên, nhiều mặt hàng điện từ được giảm giá xuống từ 10 – 60% so với giá gốc và kéo dài trong nhiều ngày. Việc sở hữu những sản phẩm công nghệ cao “ngoài tầm với” như đầu thu kỹ thuật số, điện thoại hiện đại…do giá khá cao nay đã dễ dàng hơn với người mua.
Vì vậy, không ngạc nhiên, số khách hàng kéo đến mua sắm quá đông cũng đã khiến trung tâm điện máy Nguyễn Kim và Thiên Hòa phải quá tải. Hàng không đủ bán, không đáp ứng đủ nhu cầu của người mua sắm nhiều khi phải đóng cừa sớm hơn so với thường lệ. Không chỉ các măt hàng thông thường như ti vi, đầu máy, mà các loại máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay.. cũng nằm trong danh sách hàng khuyến mãi.
Hệ quả từ những chương trình khuyến mãi quy mô lớn đó của Nguyễn Kim và Thiên Hòa đã khiến các “ông lớn” cùng mặt hàng phải “ngoái nhìn”. Các siêu thị điện máy khác như Ideas, Lộc Lê, Chợ Lớn… tiếp nối sau đó với nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá. Họ cũng không thể thua kém hơn so với hai “nhà giàu” trước đó.
Thậm chi, nhiều nơi chưa có “lịch” khuyến mãi cũng bắt buộc đưa hàng ra khuyến mãi cho “bằng bạn bằng bè”. Ideas hiện có một chương trình “đổi hàng cũ lấy hàng mới” rất thú vị. Các trung tâm mua sắm khác thì tung ra các hình thức giảm giá như mua hàng kèm tặng phẩm hoặc bốc thăm trúng thưởng…
Mặc dầu mức giảm giá không quy mô so và nóng bằng các đợt trước, nhưng các chương trình khuyến mãi hiện nay nối tiếp phần nào giải quyết “cơn khát” của người tiêu dùng.
Cuộc đua khuyến mãi giữa các trung tâm mua sắm sẽ còn tiếp tục và diễn ra sôi nổi. Nhưng việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hình thức khuyến mãi nào cân bằng được lợi ích giữa khách hàng và nhà phân phối sẽ giành được thắng lợi. Cuộc đua khuyến mãi hiện nay giữa các siêu thị điện máy, ai thắng ai là một câu hỏi khó trả lời. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là người mua sẽ được lợi nhiều từ những chương trình khuyến mãi. Với việc mở rộng thị phần thì Nguyễn Kim nói riêng và các siêu thị điện máy khác nói chung đều có chiến lược đầu tư theo chiều rộng, khai trương những trung tâm mới trong hệ thống chuỗi siêu thị sẵn có của mình.
Minh chứng cho chiến lược của mình, Sài Gòn Nguyễn Kim đã có mặt tại Hà Nội với một trung tâm bán lẻ điện máy trên phố Tràng Thi. Dự kiến đến 2009, chuỗi trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim cũng sẽ có 9 trung tâm bán lẻ và đến năm 2015 sẽ có chuỗi các trung tâm bán lẻ trên khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước. Không thua kém, các doanh nghiệp khác như công ty cổ phần Pico, Siêu thị Điện máy Chợ Lớn đều có chiến lược phát triển chuỗi siêu thị điện máy của mình trên cả nước trong thời gian tới. Siêu thị điện máy Chợ Lớn đã vươn ra Hà Nội với siêu thị Hom Center (HC) và còn Pico đang phát triển chuỗi 10 siêu thị điện máy trên toàn quốc.
Siêu thị điện thoại Viễn Thông A cũng đã ra mắt tại Hà Nội, đánh dấu việc mở rộng thị trường ra miền Bắc của một trong những hệ thống bán lẻ điện thoại di động giá sỉ có doanh số đứng đầu tại thị trường phía Nam. Hiện tại, Viễn Thông A đã có 22 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh như Biên Hoà, Bình Dương, Đà Nẵng và Hà Nội là chi nhánh thứ 23. Tiếp theo Hà Nội, Viễn Thông A sẽ mở rộng mạng lưới sang các tỉnh phía Bắc khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, khu vực miền trung Tây Nguyên và miền tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiên Giang… với mục tiêu đạt 40 siêu thị đến cuối năm nay. Công ty TNHH Lê Phụng, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy tính cũng đang từng bước mở rộng mô hình chuỗi cửa hàng công nghệ cao với giá thấp nhất của mình trên khắp cả nước.
Trong khi một số doanh nghiệp quy mô nhỏ đang ngày càng co cụm lại trước những biến động của nền kinh tế thì nhiều doanh nghiệp lớn lại mạnh dạn đầu tư kinh doanh nhằm củng cố chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2009, khi các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài chính thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo lộ trình WTO thì trung tâm điện máy Nguyễn Kim nói riêng và các siêu thị điện máy cả nước nói chung đều có chung nỗii lo là các đối thủ nước ngoài.Hiện nay, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam, liên doanh với Công ty Thương mại và Tiếp thị Bến Thành (Carings) thành lập 2 siêu thị điện máy là Best – Carings tại Hà Nội và Cần Thơ. Cuối năm nay sẽ mở siêu thị thứ 3 tại địa bàn trọng điểm TP. HCM. Chính thức khai trương vào tháng 12/2008 tại TP. HCM nhưng tại thời điểm này IT Plaza, trung tâm thương mại đầu tiên gồm 75 cửa hàng chỉ chuyên kinh doanh các mặt hàng IT của tập đoàn Sung Dau, cũng đã có những động thái tích cực nhằm thăm dò thị trường.Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn Quốc đã ký kết với Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) thuê 7ha đất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước III để xây dựng khu trung tâm thương mại với quy mô lớn. Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City… cũng đang chuẩn bị vào Việt Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để mở một, hai siêu thị mà sẽ là một chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh thành. Và khi đó thị trường điện máy sẽ lại càng cạnh tranh khốc liệt hơn nữa.
Nhà phân phối: Nguyễn Kim có 2 kênh phân phối đó là:
+ Kênh bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. (bao gồm 6 cửa hàng chính: Cửa hàng điệnmáy, cửa hàng điện lạnh, cửa hàng gia dụng, cửa hàng kỹ thuật số, cửa hàng điện thoại di động và cửa hàng vi tính)
+ Kênh kinh doanh tổng hợp. (Phục vụ các khách hàng đặc thù như dự án, công ty, kháchsạn, nhà hàng, trả góp, trang bị hệ thống nhà mẫu tại các chung cư cao cấp, khách hàng thân thiếtnhư CocaCola, P&G, Unilever ….Trong kênh kinh doanh tổng hợp này Nguyễn Kim có ưu thế hiện nay so với các Trung tâmđiện máy khác tại TP.Hà Nội: Pico, HC, Trần Anh…Siêu thị điện máy Nguyễn Kim là siêu thịđiện máy duy nhất tại TP.Hà Nội có chương trình ký hợp đồng với khách hàng công ty cung cấp“Phiếu mua hàng” cho nhân viên …. Ưu điểm của chương trình này là các công ty làm chươngtrình khuyến mãi trong nội bộ hay ngoài công ty thay vì tặng tiền, thì chuyển sang tặng quà mànhiều khi hàng hoá thì có người có, có người chưa. Cho nên tặng “Phiếu mua hàng” cho nhân viên… để họ tự do chọn lựa những sản phẩm nào mà mình thích.Tuy nhiên, ta thấy kênh phân phối chính của Nguyễn Kim là kênh bán lẻ trực tiếp chongười tiêu dùng, trong 3 năm từ 2008-2010 thì doanh số bình quân của kênh bán lẻ trực tiếp chongười tiêu dùng chiếm 92% trong tổng doanh số bán hàng, còn kênh kinh doanh tổng hợp tại Nguyễn Kim chỉ chiếm 8% trong tổng doanh số. Điều này như đã phân tích ở trên là kênh kinhdoanh tổng hợp thực chất là một phòng ban và mục tiêu chính vẫn là đạt hiệu quả về marketing. Nguyễn Kim được đánh giá 5/10 cho chính sách này)
Các nhóm chung lợi ích:
Phân tích các điểm mạnh , điểm yếu của bản thân doanh nghiệp , và thuận lợi , khó khăn (SWOT):
Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công t