Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.
32 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (agriseco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang cơ chế thị trƣờng, nhất là khi Luật Doanh
nghiệp đƣợc sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nƣớc phải thực sự chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp
tƣ nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài
chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng
trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về
thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tƣơng lai, cung
cấp cho các nhà đầu tƣ tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch
định chính sách đƣa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.
Chính vì vậy chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ý nghĩa của việc phân tích tài
chính doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)”. Bài thảo luận
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)
Chƣơng 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng
khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)
Mặc dù các thành viên trong nhóm đã hết sức cố gắng để bài thảo luận đƣợc
hoàn thiện, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những hạn chế nhất định chúng em rất mong
nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn đọc để bài thảo luận của chúng em hoàn
thiện hơn.
Nhóm sinh viên thực hiện
NHÓM 10
Page 2
CHƢƠNG I: Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp khái niệm, phƣơng pháp và công cụ cho phép tập
hợp và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm trợ giúp cho việc ra quyết
định tài chính. Trọng tâm của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo
tài chính và chỉ tiêu tài chính đặc trƣng thông qua hệ thống phƣơng pháp, công cụ và kỹ
thuật giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp
khái quát, vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán,
dự báo và đƣa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và quyết định đầu tƣ.
Mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ quan tâm tới các nội dung tài chính khác nhau của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các
bƣớc: thu thập thông tin; xử lý thông tin; dự báo và đƣa ra quyết định tài chính. Thông tin
sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm thông tin kế toán và các thông tin khác, trong
đó, thông tin kế toán có vai trò quan trọng nhất.
1.2. Ý nghĩa và mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích
và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết
lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo
tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tƣ cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng,
hay một nhà phân tích tham mƣu của một công ty đang đƣợc phân tích, thì mục tiêu cuối
cùng đều nhƣ nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định
xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp
tục kiểu trƣớc đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc
vào các kết quả phân tích tài chính có chất lƣợng. Loại hình quyết định đang đƣợc xem
xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhƣng mục tiêu ra quyết định là không
thay đổi. Chẳng hạn, cả những ngƣời mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều
phân tích các báo cáo tài chính và coi đó nhƣ là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết
định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho
vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt
Page 3
trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu
tƣ cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy
nhiên, trong cả hai trƣờng hợp, sự định hƣớng vào việc ra quyết định của công tác phân
tích là đặc trƣng chung.
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng
thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.
- Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu
đƣợc các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài
chính nhƣ là một phƣơng tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Nhƣ
vậy, ngƣời ta có thể đƣa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những
quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
- Thứ hai, do sự định hƣớng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết
định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đƣa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán
tƣơng lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tƣơng tự đều nhằm hƣớng vào tƣơng lai. Do đó, ngƣời ta sử dụng các công cụ
và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đƣa ra đánh giá có căn cứ về tình
hình tài chính tƣơng lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ
và hiện tại, và đƣa ra ƣớc tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tƣơng
lai.
Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo
cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả
việc đọc kỹ lƣỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số
liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của ngƣời phân tích. Khi đó, ngƣời ta có thể hỏi tại sao
không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác
là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu nhƣ
luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có
sự phân tích nào đó với tƣ cách là bƣớc đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã đƣợc chuẩn
bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các
quyết định đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho
nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thƣờng là một cách làm
Page 4
không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu
logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể đƣợc phát triển một cách có hệ thống
và có ý kiến đánh giá hợp lý.
1.3. Nội dung phân tích TCDN
1.3.1. Tài liệu liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài liệu đƣợc sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phƣơng pháp kế toán, là một báo cáo tài
chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng nhƣ tình hình thực hiện trách nhiệm,
nghĩa vụ nhƣ doanh nghiệp đối với nhà nƣớc về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v... trong
một kỳ báo cáo.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành
và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh
trong bảng cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng
tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh
nghiệp.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp đƣợc sử dụng để giải
thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chƣa trình bày rõ ràng,
chi tiết và cụ thể đƣợc.
Page 5
1.3.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Đối với công ty khi áp dụng các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính chủ yếu
tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện đuợc điều này, thì
việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phƣơng pháp sau:
Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích thì phân tích theo dạng so sánh theo
chiều ngang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảm hay
tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich.
Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đã phân tích, chỉ ra sự bién động của các tỷ
số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau nhƣ thế nào, tốc độ biến
động cao hay thấp.
Thiết lập các dãy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quả phân tích có
thể minh hoạ trên đồ thị để đƣa ra đƣợc các dự báo cần thiết giúp cho việc đƣa ra các
quyết định quản trị.
Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liên quan giữa
chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để có quyết định phù hợp
nhằm đạt đƣợc mục đích kinh doanh của công ty.
Tóm lại, phƣơng pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đƣa ra các
quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàn toàn tƣơng tự với
việc quản trị các công ty.
1.3.2.1. Phƣơng pháp phân tích xu hƣớng, biến động kết cấu
Đánh giá chung tình hình tài chính : sử dụng phƣơng pháp so sánh. Dựa vào bảng
báo cáo cân đối tài sản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá
So sánh kỳ phân tích với kỳ trƣớc để thấy sự biến động và xu hƣớng thay đổi của
tình hình tài chính
So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch
So sánh số liệu phân tích với số liệu chuẩn của ngành để thấy tình trạng của DN
trong ngành nhƣ thế nào
Page 6
1.3.2.2. Phƣơng pháp phân tích tỷ số: so sánh các chỉ tiêu để tạo thành tỷ số có ý nghĩa
Nhóm I : Các tỷ số khả năng sinh lợi gồm:
+ Lợi nhuận biên (Tỷ suất lợi nhuận=TN thuần/DT)
Ý nghĩa: phản ánh 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ tạo ra mấy
đồng lợi nhuận
+ Thu nhập trên tài sản (đầu tƣ)(ROA=TN thuần/Tổng TS)
Ý nghĩa: Phản ánh 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh
tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế
+ Thu nhập trên vốn CSH( ROE=TN thuần/VCSH)
Ý nghĩa: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để tiến hành hoạt động sxkd tạo ra mấy
đồng lợi nhuận sau thuế
Nhóm II: Các tỷ số sử dụng tài sản
+ Hệ số khoản phải thu (=DT bán chịu/ KPTbq)
Ý nghĩa: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp
( tức trong 1 kì NPT luân chuyển bao nhiêu lần)
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt
+ Kỳ thu tiền trung bình(=360x KPTbq/DT bán chịu)
Ý nghĩa: Cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày ta sẽ phải thu khoản nợ khách hàng
+ Hệ số hàng tồn kho (=DT/HTK bq)
Chú ý: Trong trƣờng hợp nếu có thông tin về giá vốn hàng bán thì ta sẽ thay thế Doanh
Thu bằng GVHB .Khi đó thông tin về vòng quay HTK sẽ có chất lƣợng hơn
Ý nghĩa: Cho biết số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ
Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh
nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao
+ Hệ số tài sản cố định(=DT/TSCĐ)
Ý nghĩa: cho biết 1 đồng đầu tƣ vào TSCĐ tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kì
+ Hệ số tổng tài sản (=DT/Tổng TS)
Ý nghĩa: 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kỳ
Page 7
Nhóm III: Các tỷ số về tính lỏng ( chỉ số về khả năng thanh toán)
+ Hệ số thanh toán hiện hành( hay hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) (=TSLĐ và đầu tƣ
ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)
Ý nghĩa: Cho biết mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn . Hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn
Hệ số này không phải càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lƣợng TSLĐ tồn trữ lớn , phản
ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ máy này không vận động, không sinh lời,
Tính hợp lý của TS này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh
+ Hệ số thanh toán nhanh(=(TSCĐ-HTK)/Nợ ngắn hạn)
( hay = Tiền + Đầu tƣ CK ngắn hạn+KPT/Nợ ngắn hạn)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa bộ phận của TSLĐ dễ chuyển thành
tiền với nợ ngắn hạn( hay khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn)
Thông thƣờng chỉ tiêu này =1 là lý tƣởng nhất
Nhóm IV: Tỷ số sử dụng nợ
+ Nợ trên tổng tài sản (=Nợ/Tổng TS)
Ý nghĩa: Một đồng vốn để tiến hành hoạt động sxkd thì đƣợc tạo ra từ bao nhiêu đồng
vay nợ
+ Hệ số thu nhập trên lãi vay(=LN trƣớc lãi vay và thuế/LV)
Ý nghĩa: cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức đọ nào và đem lại
một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đử bù đắp lãi vay phải trả hay không
+ Hệ số thu nhập trên các khoản thanh toán cố định (=TN trƣớc khoản thanh toán cố
định và thuế/ các khoản thanh toán cố định)
Ý nghĩa: phản ánh khả năng của công ty trong việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ cố định
hơn là chỉ thanh toán lãi vay ( 1 đồng từ khoản thanh toán cố định đƣợc đảm bảo bởi bao
nhiêu đồng TN trƣớc khoản thanh toán cố định và thuế )
Page 8
1.3.2.3. Phƣơng pháp phân tích lợi nhuận DuPont
So sánh liên hoàn các chỉ tiêu:
Muốn tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng cần làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu và số vòng quay vốn
Thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến lợi nhuận
1.3.2.4. Phƣơng pháp phân tích nguồn và sử dụng vốn:
Sử dụng bảng kê và bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn.
Cho biết tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn hình thành vốn. Từ đó, giúp
công ty có những biện pháp thích hợp để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.
Page 9
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM (AGRISECO)
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco)
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (Agriseco) là một trong những CTCK đầu tiên hoạt động trên TTCK Việt Nam.
Agriseco chuyển đổi từ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số
269/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(Agribank).
Với số Vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng, cán bộ chủ yếu từ Agribank chuyển sang,
đến nay Agriseco đã trở thành công ty chứng khoán (CTCK) hàng đầu của Việt Nam:
mạng lƣới (3 Chi nhánh, 4 Phòng giao dịch, 46 Điểm cung cấp dịch vụ), về Vốn điều lệ
(2.120 tỷ đồng).
Thông tin về Công ty:
- Tên Công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Agribank Securities Joint – Stock Corporation
- Tên viết tắt AGRISECO
- Vốn điều lệ: 2.120.000.000.000 (hai nghìn một trăm hai mƣơi tỷ) đồng
- Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Artex, Số 172 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 6276 2666
- Fax: (84-4) 6276 5666
- Email: agriseco@agriseco.com.vn
- Website: www.agriseco.com.vn
- Giấy phép hoạt động: Số 343/UBCK-GP do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc
ban hành ngày 20/08/2010.
- Mã số thuế: 0101150107
- Ngành nghề kinh doanh:
Page 10
Môi giới chứng khoán;
Tự doanh chứng khoán;
Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Lƣu ký chứng khoán.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco đƣợc thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agriseco
Mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển:
Năm 2000:
• 20/12/2000: Agribank ban hành Quyết định số 269/QĐ-HĐQT thành lập Agriseco.
Năm 2001:
• 09/01/2001: Tiếp nhận Vốn điều lệ 60 tỷ đồng.
CHỦ TỊCH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC Kiểm tra, kiểm soát
nội bộ
P. Phân
tích và
tƣ vấn
đầu tƣ
chứng
khoán
Phòng
kinh
doanh
P. Kế
toán và
lƣu ký
chứng
khoán
P. Hành
chính
tổng hợp
Phòng
kinh
doanh
P. Kế
toán và
lƣu ký
chứng
khoán
P. Hành
chính
tổng hợp
Chi
nhánh
Tp.
HCM
Phòng
giao dịch
Ngọc
Khánh
Page 11
• 04/05/2001: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy phép kinh doanh, Agriseco trở
thành công ty chứng khoán thứ 8 gia nhập thị trƣờng.
• 05/11/2001: Khai trƣơng hoạt động tại Hà Nội.
• 23/11/2001: Thành lập Chi nhánh đầu tiên của Agriseco tại TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2003:
• 30/10/2003: Thành lập Phòng giao dịch đầu tiên tại Ngọc Khánh, Hà Nội.
Năm 2004:
• 14/01/2004: Nâng Vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.
• 15/09/2004: Đƣa sản phẩm REPO ra thị trƣờng.
Năm 2005:
• 10/04/2005: Đƣa sản phẩm REREPO ra thị trƣờng.
• 11/11/2005: Khai trƣơng Đại lý nhận lệnh cấp huyện đầu tiên tại Huyện Thọ Xuân,
Thanh Hoá.
• 21/11/2005: Nâng Vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.
Năm 2006:
• 07/04/2006: Nhận Cờ Thi đua của Thủ tƣớng Chính phủ, là CTCK duy nhất đạt đƣợc
thành tự này.
Năm 2007:
• 19/06/2007: Nâng Vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.
• 24/07/2007: Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá Agriseco.
• 16/08/2007: Ký Bản ghi nhớ Hợp tác chiến lƣợc với Guotai Junan - Tập đoàn chứng
khoán hàng đầu Trung Quốc.
• Khai trƣơng Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Trỗi, trực thuộc Chi nhánh Tp.HCM
Năm 2008:
• Khai trƣơng Phòng Giao dịch Quang Trung: Phòng giao dịch thứ hai tại Hà nội.
• 24/06/2008: Agribank quyết định phê duyệt phƣơng án và chuyển Agriseco thành Công
ty cổ phần.
• 19/10/2008: Nhận Giải thƣởng - Cup Vàng “Thƣơng hiệu Chứng khoán Uy tín” 2008
của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam.
Page 12
• 04/05/2008: Khai trƣơng Chi nhánh Đà nẵng, đánh dấu sự hiện diện đầy đủ của
Agriseco tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc.
Năm 2009:
• 06/01/2009: Hoàn thành Đấu giá lần đầu ra bên ngoài cổ phần của Agriseco, khởi đầu
chuyển đổi Agriseco từ công ty TNHH 100% vốn Nhà nƣớc sang công ty cổ phần.
• 03/02/2009: Chuyển Trụ sở chính về Tầng 5, Toà nhà Artex, Số 172 Ngọc Khánh, Hà
Nội.
• Tháng 02/2009 : Khai trƣơng Chi nhánh Giải phóng, Hà nội
• 22/06/2009: Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần chứng
khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
• 10/07/2009: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh
doanh số 108/UBCK-GP cho Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
• 11-12/10/2009: Nhận Giải thƣởng - Cúp Vàng “Thƣơng hiệu Chứng khoán Uy tín” 2009
của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam; nhận giải thƣởng “Công ty chứng
khoán tiêu biểu” và “Thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ tiêu biểu trên thị trƣờng
chứng khoán” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tƣ (VIR) phối
hợp tổ chức. Agriseco là CÔNG TY CHỨNG KHOÁN DUY NHẤT NHẬN CẢ 3 DANH
HIỆU.
• 10/12/2009: Chính thức đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh, mã giao dịch AGR.
Năm 2010:
• Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
nhiều năm liên tục nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh.
• Bằng khen của Bộ Tài chính về việc có nhiều đóng góp cho thị trƣờng nhân kỷ niệm 10
năm thành