Đề tài Phân tích và đánh giá hợp đồng "mua phôi của nhà máy thép Việt - Ý:

Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với quốc tế, tìm kiếm cơ hội để phát huy khả năng của mình. Việc tham giao vào quá trình hội nhập khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế đó đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, các chủ doanh nghiệp phải nắm vững thông lệ buôn bán quốc tế, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nội dung ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương vận dụng các kiến thức phổ cập trên thế giới về thanh toán quốc tế và vận tải ngoại thương gắn với quản lý và kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Có được mặt hàng mong muốn cac doanh nghiệp phải thực hiên tốt “Hợp đồng mua bán ngoại thương”. Đây là bước quan trọng nhất trong kinh doanh, bởi tất cả mọi vấn đề đều được sử lý theo đúng hợp đồng mua bán ngoại thương, vì vậy chỉ cần một sai phạm rất nhỏ, hợp đồng không chặt chẽ cũng có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, các doanh nghiệp cần nắm thật vững các điều khoản, các quy định trong hợp đồng thương mại.

pdf14 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá hợp đồng "mua phôi của nhà máy thép Việt - Ý:, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG "MUA PHÔI CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT - Ý" 2 LỜI MỞ ĐẦU Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu với quốc tế, tìm kiếm cơ hội để phát huy khả năng của mình. Việc tham giao vào quá trình hội nhập khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế đó đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, các chủ doanh nghiệp phải nắm vững thông lệ buôn bán quốc tế, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nội dung ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương vận dụng các kiến thức phổ cập trên thế giới về thanh toán quốc tế và vận tải ngoại thương gắn với quản lý và kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Có được mặt hàng mong muốn cac doanh nghiệp phải thực hiên tốt “Hợp đồng mua bán ngoại thương”. Đây là bước quan trọng nhất trong kinh doanh, bởi tất cả mọi vấn đề đều được sử lý theo đúng hợp đồng mua bán ngoại thương, vì vậy chỉ cần một sai phạm rất nhỏ, hợp đồng không chặt chẽ cũng có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, các doanh nghiệp cần nắm thật vững các điều khoản, các quy định trong hợp đồng thương mại. Qua môn QUẢN LY VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ em hiều thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đặc biệt là tầm quan trọng của bước kí hợp đồng ngoại thương. Dưới đây là các điều kiện của hợp đồng mua phôi thép của nhà máy thép Việt-Yvới công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) của SINGAPORE, để có thể làm rõ đôi chút về hợp đồng ngoại thương. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG "MUA PHÔI CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT - Ý" 3 WNỘI DUNG I. KHÁI NIỆM_ ĐỊNH NGHĨA_ CHỦ THỂ ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG: 1. KHÁI NIỆM: Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọngvà phổ biến nhất. Kết quả kinh doanh hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. 2. ĐỊNH NGHĨA: Trên thị trường thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo điều 80 Luật TM Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại thương là : “Hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Trong khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “ Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước. Sự khác nhau cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có dấu hiệu quốc tế. 3.CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG: a. Chủ thể của hợp đồng (subject of vontract): _Một trong các bên ký hợp đồng là người nước ngoài, có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài ( quốc tịch khác). _Chủ thể của hợp đồng phải có tư cách kinh doanh theo luật của nước đó _ Chủ thể của hợp có tư cách hành vi, năng lực hành vi. b.Đối tượng của hợp đồng: _Hàng hoá phải được phép mua bán theo luật của 1 trong 2 bên hợp đồng _Hàng hoá phải vượt qua “biên giới hải quan” 4 *Nguyên tắc thoả thuận hợp đồng: _ Đồng thoả thuận ( cả hai bên thể hiện sự đồng ý của mình bằng văn bản hoăc lời nói) _ Thoả thuận măc nhiên (im lặng là đồng ý) điều này phụ thuộc vào văn hoá kinh doanh. II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG _ VẬN DỤNG VÀO HỢP ĐỒNG “ MUA PHÔI THÉP CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT_ Ý” 1. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG Một hợp đồng ngoại thương cần tuân thủ theo 15 điều khoản sau: _Điều khoản tên hàng (commodity object of contract): là điều khoản quan trọng nhất của mọi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Vì vậy người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác rõ ràng. _Điều khoản về số lượng (quantity of goods): nói lên mặt hàng được giao dịch, điều khoản này bao gồm vấn đề đơn vị tính số lượng (trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp này quy định số lượng và khối lượng. _Điều khoản về chất lượng(quatity of goods): nói lên phẩm chất của đối tượng hàng hoá mua bán, nghĩa là tính năng (như lý tính, hoá tính, cơ tính, tính chất cơ lí), quy cách, kích cỡ, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá đó. _Điều khoản về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu: do các bên thoả thuận với nhau về yêu cầu chất lượng của bao bì, các đóng gói hàng hoá, kí hiệu và mã hàng. _Điều khoản về cơ sở giao hàng (theo Incoterms 2000): xác định chi phí về vận tải từ người bán (người xuất khẩu) đến người mua ( người nhập khẩu) và phân định rủi ro tôn thất giữa các bên. _Điều khoản về giá cả (Pritcse clause; cost and pricing): là điều khoản đặc biệt quan trọng của hợp đồng ngoại thương, các bên mua bán đều tranh thủ đạt giá có lợi cho phía mình. 5 _Điều khoản thanh toán (Payment, settlent): thoả thuận về nội dung ngoại tệ để tính toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán. _Điều khoản về giao nhận hàng (term of delivery): là sự xác định thời hạn và địa điểm cụ thể giao và nhận hàng _Điều khoản về vận tải (Terms of transport), bảo hiểm hàng hoá (Insurance): trong điều khoản quy định rõ ai thuê phương tiện vận tải, thông báo thời gian tàu đến, phải thông báo trước bao nhiêu ngày, thông báo bằng phương tiện gì... _Điều khoán về trường hợp bất khả kháng (Force majeure): là những hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra bất ngờ ngoài sụ kiểm soát của hai bên kí kết hợp đồng. _Điều khoản về khiếu nại(Discrepancy clause reclamation;complaints; claims): khi thực hiện hợp đồng nếu một bên gây thiệt hại, kho khăn cho bên kia thì bên bị thiệt có quyền yêu cầu sửa chữa. _Điều khoản về bảo hành (Guaranty clause):quy định người bán nhận trách nhiệm về chất lượng hàng háo trong thời hạn nhất định. _Điều khoản về trọng tài (Arbitration): quy đinh rõ khi xảy ra tranh chấp mà không tự giải quyết được thì sẽ tìm đến trọng tài được hai bên thống nhất trước khi ký kết. _Điều khoản về pháp lý: các bên thường quy định trong hợp đồng các hình thức ché tài áp dụng với việc vi phạm hợp đồng, quy định các hình thức phạt và mức phạt. _Điều khoản hiệu lực của hợp đồng: các bên có thể thoả thuận, hoạt động có hiệu lực lúc nào, khi nào thì hợp đồng hết hiệu lực. Hợp đồng sẽ được thực hiện theo các điều khoản trên. Song nội dung các hợp đồng không nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các đìêu khoản, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cần phải thêm các điều khoản khác như: cấm chuyển bán 6 hàng cho người khác trong quá trình thi hành hợp đồng; các điều kiện pháp lý chế tài cụ thể như phạt và phạt bội ước..., huỷ ước. Trước khi ký kết bất kỳ một hợp đồng nào nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng mọi điều khoản có ghi trong hợp đồng tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng. 2_ Các điều khoản đươc áp dụng trong hợp đồng mua phôi của nhà máy thép VIỆT Ý với công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) của SINGAPORE. Để tiến hành việc ký kết hợp đồng nhập khẩu phôi thép, nhà máy thép Việt Ý đã tiến hành nghiên cứu thị trường lập phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sau khi nghiên cứu, đã đi đến kí kết hợp đồng mua phôi của công ty LG INTERNATIONLA (S'ingapore) Dưới đây là hợp đồng mua phôi thép của nhà máy thép VIỆT Ý, địa chỉ: Km 24+500, khu CN Phố Nối, Giai Phạm,Yên Mỹ Hưng Yên (bên A) với công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) PTE LTD địa chỉ: 8 Temasek Boulevartd, 428-03 Suntes Tower 3 SINGAPORE 038988 (bên B). Hợp đồng đã được kí kết giữa hai bên mua và bán sau khi bên mua đã đồng ý mua, bên bán đã đồng ý bán kèm theo các điều sau: Điều 1: Tên hàng, tiêu chuẩn, đơn giá, khối lượng: *Tên hàng, tiêu chuẩn: Tên hàng: phôi thép. Chất lượng: CT5 theo GOST 380-84/94. Xuất xứ: Trung Quốc. Kích cỡ: 120x120/125x125x6.000(mm). Thành phần hoá học: C:0.28-0.37% Mn: 0.50-0.80% Si:0.05-0.30% S:0.050% P: 0.040%. *Tổng khối lượng: 5.000 tấn (+/-10%) Năm nghìn tấn cộng trừ 10% *Đơn giá: 6.594.000 VNĐ/tấn ( Sáu triệu năm trăm chín mươi tư nghìn đồng một tấn) chưa tính thuế. 7 *Cơ sở xác định trọng lượng: trọng lượng hàng hoá được xác định làm cơ sở thanh toán là trọng lượng hàng Net weight trên bill of landing của lô hàng *Giám định kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi SGS * Khối lượng được tính tại cảng đi bởi công ty giám định. Chứng nhận khối lượng của công ty giám định là khối lượng cuối cùng. *Giám định chất lượng được thực hiện bởi công ty giám định, chi phí giám định thuộc về người bán và giấy giám định chất lượng tại cảng xếp hàng. Điều II: Giá trị hợp đồng: Tổng giá trị hợp đồng: 32.970.000.000VNĐ (+/-10%) (ba mươi hai tỷ chín trăm bảy mười triệu đồng, cộng trừ mười phần trăm) Điều III: Hình thức thanh toán: 100% thanh toán bằng tín dụng thư, toàn bộ phiếu thanh toán chất hàng lên tàu được thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng. Giấy chứng nhận nguồn gốc do cục xuất nhập khẩu Trung Quốc hoặc hội đồng hành chính Trung Quốc cấp cho phép buôn bán. _ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký biên bản giao nhận hàng bên B phải chuyển cho bên A các chứng từ sau có đóng dấu sao y bản chính của bên B: + giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương Mại và Công nghiệp của nước xuất khẩu cấp. Điều IV: Giao hàng: _ Thời hạn giao hàng: Từ ngày 22 đến 30/01/2005 _ Địa điểm giao hàng: Tại cảng Hải Phòng _ Thông báo giao hàng: Bên B thông báo chi tiết về lịch giao hàng cho bên A trước 03 ngày để bên A bố trí người và phương tiện để nhận hàng. Điều V: Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên  QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 8 _ Giao hàng cho bên A đúng thời gian quy định của hợp đồng. Chịu phạt 0.03% giá trị hợp đồng cho từng ngày chậm giao hàng số tiền phạt không thể quá 2%. _Chịu phạt 2%giá trị hợp đồng khi bên B vi phạm một trong các trường hợp sau: * Giao hàng không đúng chủng loại và quy cách, gây thiệt hại cho bên A bên B phải bồi thường toàn bộ. * Không giao hàng. Bên B chuyển tiền phạt cho bên A trong vòng 5 ngày kể từ ngày bên A tuyên bố bên B vi phạm một trong các trường hợp trên. _ Bên B có trách nhiệm chuyển cho bên A các chứng từ theo quy định tại khoản 4.2 Điều III của hợp đồng này. _Bên B có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về chất lượng cho bên A trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của bên A trong thời gian quy định.  QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A _ Bố trí người và phương tiện nhận hàng tại cảng Hải Phòng. _ Nhận và giao hàng theo số lượng, quy cách và chất lượng như quy định trong hợp đồng này, bên A có quyền từ chối nhận hàng sai quy cách. _Trong trường hợp bên B giao hàng đúng quy cách chất lượng và khối lư- ợng theo quy quy định của hợp đồng này mà bên A từ chối nhận hàng, bên A sẽ chịu phạt 2% giá trị hợp đồng. _ Bên A có quyền khiếu nại về chất lượng phôi thép trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký biên bản giao hàng. _Bên A phải có trách nhiệm thanh toán cho bên B theo đúng điều III của hợp đồng này. Điều VI: Điều kiện bất khả kháng: 9 _ Khi trường hợp bất khả kháng tiếp tục xảy ra trên 2 tháng, các bên có quyền từ chối trách nhiệm và thông báo cho bên kia. _ Giấy chứng nhận được cấp bởi phòng thương mại của nước sản xuất hoặc nước người mua sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại hoặc việc không thực hiện được cam kết . _ Hợp đồng này được tuân theo luật nước Anh. Điều VII : Điều khoản vận chuyển: _Người bán chịu trách nhiệm tìm tàu có tuổi không quá 20 năm, có khả năng vận chuyển hàng hoá đúng lịch giao hàng sau 15 ngày kể từ khi LC có hiệu lực, an toàn cho việc xếp và xuống hàng, _Tàu có cẩu cho mỗi khoang với công xuất nâng hàng 10 tấn để hỗ trợ tại cảng xuống hàng, _ Cước vận chuyển tới cảng xuống hàng do bên bán chịu, xuống hàng do bên bán chịu, _ Người mua mua bảo hiểm đường biển với giá trị bằng 11 phần trăm giá trị hàng hoá. Điều VIII: Trọng tài: _ Người bán và người mua thương lượng các vấn đề tranh cãi _ Các tranh cãi trong hay ngoài hợp đồng sẽ được phân sử tại Luân Đôn theo luật thương mại Quốc tế. Điều IX: Các điều kiện khác _ Các thay đổi hợp đồng này được thực hiện theo sự đồng ý của các bên bằng văn bản _ Các chi phí liên quan đến LC từ bên mua sẽ do bên mua chịu và từ bên bán do bên bán chịu. Chi phí tu chỉnh LC do bên có lỗi chịu. _ Khi hợp đồng hoàn tất, hợp đồng này không còn giá trị 10 _ Hợp đồng được viết bằng tiếng Anh và chuyển bằng fax hay thư điện và được coi như bản chính. Bất cứ thay đổi nào đều phải thực hiện bằng văn bản và ký bởi các bên. 3. Nhận xét về hợp đồng trên: Do có sự chuẩn bị khá kĩ, đặc biệt là sự am hiểu về mặt pháp lý, pháp luậ trong nước và quốc tế nên có được bản hợp đồng trên tương đối đầy đủ và chặt chẽ, các điều khoản rõ ràng. Đây chỉ là một trong rất nhiều hợp đồng cuả nhà máy đã được thực hiện. Để có đươc một hợp đồng thật rõ ràng và tránh được nhiều nhất rủi ro có thể xảy ra cần phải lỗ lực rất lớn của toàn bộ công nhân viên trong nhà máy từ khâu đàm phán kí kết hợp đồng cho đến khâu thực hiện hợp đồng. Bản hợp đồng trên là một trong những hợp đồng đầy đủ nhẩt các điều khoản của nhà máy và có thể làm thành hợp đồng mẫu cho các hợp đồng mua bán tiếp theo của nhà máy. III MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trên thực tế việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đối với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam con rất nhiều hạn chế, và rất nhiều khó khăn do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân mà trong thời gian tới nhà nước cùng các doanh nghiệp cần phải cùng nhau vượt qua: _Tình hình kinh tế của Viềt Nam so với các nước còn chênh lệch lớn, vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong đàm phản. _ Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chưa nắm chắc chắn các điều khoản và các điều luật, nghiên cứu không kỹ về thị trường và đối tác nên khi tiến hành ký kết luôn ở thế yếu hơn vì vậy dẫn đến những sai sót trong hợp đồng. _Tính cập nhật thông tin với thế giới còn chậm so với thế giới _Trong kinh doanh thương mại quốc tế ngoại ngữ là rấ quan trọng, song số lượng cán bộ thành thạo ngoại ngữ trong các doanh nghiệp hiện nay là rất ít, chỉ một vài người có thể giao tiếp được. 11 _Hiện nay các thông tin về pháp luật về thị trường các nước ở Việt Nam còn quá rời rạc, phân tán và chưa nắm bắt được những thay đổi của pháp luật cũng như chính sách cơ chế...về hợp đồng xuất nhập khẩu của các nước cững như các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu. _ Các văn bản pháp luật, dưới luật, cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, tạo tâm lý không an tâm trong kinh doanh. Luật thương mại ra đời và có hiệu lực song vẫn chưa có căn bản dưới luật này để hướng dẫn cụ thể về tình hình kinh doanh ngoại thương. Luật quốc tế về ngoại thương như công ước viên Liên hiệp quốc 1988 về mua bán hàng hoá nước ta chưa ký kết và thừa nhận. _ Tuy đã tham gia ký kết một số các hiệp định thương mại song phương và đa phương, với một số nước song vẫn còn quá ít so với tình hình thực tế cần thiết. _Sự yếu kém về các công ty phục vụ cho hoạt động ngoại thương như: hãng tàu, bảo hiểm... Vì thế nhiều công ty, doanh nghiệp phải ký kết với hãng nước ngoài lãng phí thời gian chi phí cho việc nghiên cứu xem xét về các hãng đó để đàm phán kỹ kết gây khó khăn cho các doanh nghiệp. _ Thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu còn phức tạp ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng, đôi khi còn gây hậu quả nghiêm trọng, gây lãng phí thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Cần phải khắc phục thực trang hiện tại để các doanh nghiêp nhà nước và tư nhân có thể dễ dàng hơn trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, giảm tối đa những thiệt hại không đáng có. 12 KẾT LỤÂN Muốn tối đa hoá lợi nhuận của mỗi hợp đồng không chỉ hợp đồng trong nước mà quan trọng hơn là hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp thì khâu ký kết hợp đồng là rất quân trọng. Do hợp đồng ngoại thương là phải kí kết với nước ngoài. Việt Nam là nước đang phát triển nên còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là còn yếu kém trong kinh doang của các doanh nghiệp so với các nước trong khu vục và thế giới, vì thế khi ký kết chúng ta luôn o thế yếu hơn, dễ mắc phải sai sót hơn đối phương. Để tránh được những sai sót làm thiệt hại về tài chính, ngay từ khâu kí hợp đồng phải được thực hiện thật thân trọng, kĩ lưỡng. Muốn có đươc điều đó, về phía các doanh nghiệp cần phải có sự lỗ lực lớn, mỗi doanh nghiệp tự trang bị kiến thức thật đầy đủ trước khi tham gia vào thị trường ngoại thương, cần phải nắm rõ các điều khoản, điều kiện của hợp đồng. Về phía nhà nước, bổ sung, hoàn thành các điều luật, tiếp cận nhanh với luật thương mại các nước, đưa các điều luật quốc tế áp dụng trong nước, tính cập nhật thông tin cần được nâng cao... Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà nó cần có sự kết hợp cùng cố gắng của chính phủ và của doanh nghiệp trong thời gian dài. Qua các điêu khoản hợp đồng , tuy chưa đủ song nó có thể cho ta hiểu so lược về cách thành lập các điều kiện, và các điều khoản cần thiết của một hợp đồng Ngoại thương. 13 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................... 2 I. KHÁI NIỆM_ ĐỊNH NGHĨA_ CHỦ THỂ ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG ... .2 1. KHÁI NIỆM. ................................................................................................. 2 2. ĐỊNH NGHĨA. ............................................................................................... 2 3.CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG. .......................................... .2 II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG _ VẬN DỤNG VÀO HỢP ĐỒNG “ MUA PHÔI THÉP CỦA NHÀ MÁY THÉP VIỆT_ Ý” ................. 3 1_CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG. ....................................................... 3 2_ Các điều khoản đươc áp dụng trong hợp đồng mua phôi của nhà máy thép Việt ý với công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) của SINGAPORE .......... 5 3_ Nhận xét về hợp đồng trên.. .......................................................................... 8 III MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................. 9 KẾT LỤÂN ................................................................ 11 14 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế_trường ĐHQLKD Hà Nội 2. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu _ Khoa kinh tế ngoại thương trường ĐH Ngoại Thương 3. Hợp đồng mua phôi thép của nhà máy thép Việt Ýcủa Việt Nam với công ty LG INTERNATIONLA (S'PORE) của SINGAPORE.
Tài liệu liên quan