Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu, yếu
tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn thế nữa, con
người còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của mọi quá trình lịch sử. Là sản phẩm của
lịch sử, con người còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Chính vì vậy, Đảng ta
luôn xác định con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Ngay từ Đại hội lần thứ III năm 1960, Đảng ta đã khẳng định: "Con người là vốn
quý nhất" [9, tr. 77], Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đưa ra luận điểm về "Con người mới
- con người làm chủ tập thể" [17, tr. 64]. Kế tiếp các kỳ Đại hội VI, VII, VIII trong công
cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [14, tr. 85]. Và Đại hội IX, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: "Con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [16, tr. 201]. Điều đó cho thấy, tư
tưởng, quan điểm của Đảng ta về con người, về vai trò của nhân tố con người (NTCN) là
nhất quán. Song, trong thực tiễn không phải thời kỳ nào chúng ta cũng thực hiện đầy đủ
tư tưởng trên. Trước đổi mới, chúng ta xem xét đánh giá con người, NTCN có phần
chung chung, trừu tượng. Từ Đại hội VI năm 1986 đến nay, con người mới được xem xét
một cách cụ thể hơn. Các chủ trương, chính sách để phát huy NTCN ngày càng rõ ràng,
thiết thực hơn. Cho nên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước việc phát huy NTCN Việt
Nam đã có bước chuyển biến đáng kể về mọi mặt, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất
nước phát triển.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) có sự phát triển mới. Quân đội nhân
dân Việt Nam (QĐNDVN) nói chung và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương thành phố
Cần Thơ nói riêng, không chỉ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu chống vũ trang
xâm lược của kẻ thù mà còn là lực lượng chính trị trung thành và tin cậy để bảo vệ Đảng,
bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân trong cuộc đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình"
(DBHB), bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Cho nên, vấn đề phát huy NTCN nhằm
nâng cao vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong sự nghiệp xây
dựng và BVTQ lại đặt ra hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn như hiện nay.
104 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy nhân tố con người trong lực lượng vũ trang địa phương thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát huy nhân tố con người trong lực lượng
vũ trang địa phương thành phố Cần Thơ
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu, yếu
tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn thế nữa, con
người còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của mọi quá trình lịch sử. Là sản phẩm của
lịch sử, con người còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Chính vì vậy, Đảng ta
luôn xác định con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
Ngay từ Đại hội lần thứ III năm 1960, Đảng ta đã khẳng định: "Con người là vốn
quý nhất" [9, tr. 77], Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đưa ra luận điểm về "Con người mới
- con người làm chủ tập thể" [17, tr. 64]. Kế tiếp các kỳ Đại hội VI, VII, VIII trong công
cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [14, tr. 85]. Và Đại hội IX, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: "Con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [16, tr. 201]. Điều đó cho thấy, tư
tưởng, quan điểm của Đảng ta về con người, về vai trò của nhân tố con người (NTCN) là
nhất quán. Song, trong thực tiễn không phải thời kỳ nào chúng ta cũng thực hiện đầy đủ
tư tưởng trên. Trước đổi mới, chúng ta xem xét đánh giá con người, NTCN có phần
chung chung, trừu tượng. Từ Đại hội VI năm 1986 đến nay, con người mới được xem xét
một cách cụ thể hơn. Các chủ trương, chính sách để phát huy NTCN ngày càng rõ ràng,
thiết thực hơn. Cho nên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước việc phát huy NTCN Việt
Nam đã có bước chuyển biến đáng kể về mọi mặt, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất
nước phát triển.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) có sự phát triển mới. Quân đội nhân
dân Việt Nam (QĐNDVN) nói chung và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương thành phố
Cần Thơ nói riêng, không chỉ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và chiến đấu chống vũ trang
xâm lược của kẻ thù mà còn là lực lượng chính trị trung thành và tin cậy để bảo vệ Đảng,
bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân trong cuộc đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình"
(DBHB), bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Cho nên, vấn đề phát huy NTCN nhằm
nâng cao vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong sự nghiệp xây
dựng và BVTQ lại đặt ra hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn như hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), những
năm qua đã bổ sung cho quân đội - LLVT Quân khu 9 và LLVT thành phố Cần Thơ
nhiều cán bộ, chiến sĩ có chất lượng cao và tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để thúc đẩy
cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, phấn khởi phát huy tinh thần tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ BVTQ. Bên cạnh đó, đã có những tác động tiêu
cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, làm cho một số cán bộ, chiến sĩ LLVT nói chung
và cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương thành phố Cần Thơ nói riêng nhận thức chưa đầy
đủ về nhiệm vụ xây dựng quân đội, nhiệm vụ BVTQ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu
quả trong thực hiện nhiệm vụ và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Nhiệm vụ BVTQ của nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh cuộc đấu tranh
chính trị thế giới hết sức phức tạp. Các thế lực phản động, thù địch tìm mọi cách chống
phá cách mạng nước ta, chống phá công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân ta bằng
chiến lược "DBHB" và bạo loạn lật đổ, kết hợp răn đe quân sự với các loại hình chiến
tranh xâm lược có tính chất, quy mô khác nhau, mà mũi nhọn chống phá của chúng là
lĩnh vực chính trị, tư tưởng, quân đội ta được coi là một trong những đối tượng chủ yếu
nhằm "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang". Đúng như nhận định của nguyên Tổng Bí
thư Lê Khả Phiêu: "Sự thách thức đối với quân đội nhân dân lớn nhất là sự thách thức
trên mặt trận chính trị, tư tưởng" [53, tr. 61]. Tình hình đó, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ quân
đội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, cảnh giác mọi
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, SSCĐ và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. Quân
đội ta không chỉ là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu, là lực lượng chính trị đặc biệt trung
thành và tin cậy của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân, mà còn là lực lượng nòng cốt
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) và chiến tranh nhân dân (CTND), sẵn
sàng chống vũ trang xâm lược của kẻ thù, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
chế độ và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ mới, đòi hỏi quân
đội nói chung và LLVT địa phương thành phố Cần Thơ nói riêng, không ngừng nâng cao
sức mạnh chiến đấu mới. Đó là, thiện chiến trong chiến đấu, thiện chiến trong đấu tranh
chính trị, tư tưởng.
Cần Thơ là thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng, không những là trung tâm về
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... mà còn là địa bàn chiến lược quân sự quan
trọng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cần Thơ là đầu mối giao thông thuận
tiện về đường thủy và đường bộ nối với các tỉnh miền Tây sông Hậu và thành phố Hồ Chí
Minh. Đảng bộ, dân và quân thành phố Cần Thơ đã và đang dồn hết sức xây dựng phát
triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là thành phố trực thuộc Trung ương. Trong nhiệm vụ
BVTQ, thành phố Cần Thơ là nơi trực tiếp xây dựng tiềm lực, thế trận QPTD, là nơi trực
tiếp ngăn ngừa và đánh bại chiến lược "DBHB", bạo loạn lật đổ ở khu vực này. Khi có
chiến tranh, thành phố Cần Thơ là khu vực phòng thủ quan trọng vừa là tiền tuyến chiến
đấu, vừa là hậu phương chi viện sức người, sức của để BVTQ.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ BVTQ trong giai đoạn cách mạng hiện nay,
nhiều vấn đề đặt ra đối với LLVT địa phương thành phố Cần Thơ, nhưng suy cho cùng
yếu tố quyết định là con người. Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo con người, phát huy nguồn
lực con người không những có ý nghĩa quyết định đối với nhiệm vụ trước mắt, mà còn có
ý nghĩa chiến lược lâu dài trong nhiệm vụ quốc phòng nói chung, quân sự địa phương
(QSĐP) nói riêng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc phát huy NTCN trong LLVT địa phương thành
phố Cần Thơ, cần phải có một số giải pháp đồng bộ, phù hợp đối với LLVT địa phương
thành phố Cần Thơ. Cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra một cách cấp thiết, đòi hỏi
phải được nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống để lý giải đúng, kịp thời vấn đề góp phần xây
dựng LLVT thành phố Cần Thơ chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới. Từ tính cấp thiết trên, tác giả chọn vấn
đề: " Phát huy nhân tố con người trong lực lượng vũ trang địa phương thành phố Cần
Thơ hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong các tác phẩm kinh điển mác-xít, đặc biệt là những tác phẩm của Hồ Chí
Minh, vấn đề con người, về xây dựng LLVT được đề cập đến một cách toàn diện, có hệ
thống mang ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và
BVTQ trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
Thời gian qua, vấn đề con người, NTCN nói chung và NTCN trong lĩnh vực
quân sự nói riêng đã và đang có sự quan tâm, thu hút nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới như: "Nhân tố tinh thần và chính trị trong chiến tranh hiện đại" (của Học
viện Quân chính Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960); "Học thuyết Mác-Lênin về chiến
tranh và quân đội" (của D.A.Vôn-cô-gô-nốp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1987);
"Hệ thống con người và kỹ thuật quân sự" (của giáo sư, tiến sĩ triết học A.B.Pypco, Nxb
Quân đội nhân dân, 1976). Và đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ở Việt
Nam, vấn đề con người, NTCN được Đảng, Nhà nước ta chú ý quan tâm. Những kết quả
thu được bằng nhiều công trình của tập thể và cá nhân có liên quan đến các khía cạnh
khác nhau đã được công bố như:
"Con người - những ý kiến mới về một đề tài cũ" (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987);
"Bàn về chiến lược con người" (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989); "Con người Việt Nam trong
công cuộc đổi mới" (Đề tài KX.07); "Mối quan hệ biện chứng giữa con người và vũ khí
trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam" (của tác giả Phạm Thanh
Sơn, Luận án PTS triết học, 1994); "Nâng cao chất lượng của nhân tố con người trong
sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân hiện nay" (của tác giả Hoàng Quang Đạt,
Luận án PTS triết học, 1995); "Tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" (của tác giả Nguyễn Văn Tài, Luận án
tiến sĩ triết học, 1998); "Phát huy nhân tố con người bộ đội pháo binh Việt Nam trong
việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay" (của tác giả Nguyễn Đức Khang, Luận
án tiến sĩ triết học, 2002); "Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dựng sức
mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" (tác giả Phạm Khắc Ninh,
Luận văn thạc sĩ triết học, 1997).
Và một số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, báo chí như:
"Các Mác với vấn đề con người và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa" (tác giả Lê
Thi, tạp chí triết học, số 4, tháng 12/1983); "Mấy vấn đề về "trồng người" trong tư tưởng
Hồ Chí Minh" (tác giả Lê Sỹ Thắng, tạp chí triết học, số 2, tháng 6/1995); "Về con người
Việt Nam trước và sau 10 năm đổi mới" (tác giả Lê Hữu Tầng, tạp chí triết học, số 4,
tháng 8/1997); "Nhân tố con người và những giá trị văn hóa" (tác giả Trường Lưu, tạp
chí triết học, số 1, tháng 3/1993); "Nâng cao năng lực trí tuệ-một công việc cấp bách xây
dựng Quân đội nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới" (tác giả Đặng Vũ Hiệp, tạp chí
Quốc phòng toàn dân, tháng 4/1995)...
Những công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh,
nhiều cấp độ khác nhau về con người, NTCN nói chung và con người, NTCN trong quân
đội nói riêng. Chưa có công trình nào nghiên cứu về con người, NTCN trong LLVT địa
phương thành phố Cần Thơ. Tác giả luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các
công trình trên để đi sâu vào đề tài "Phát huy nhân tố con người trong lực lượng vũ
trang địa phương thành phố Cần Thơ" dưới góc độ một luận văn triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở vạch ra thực trạng việc phát huy NTCN trong LLVT địa phương
thành phố Cần Thơ, luận văn chỉ ra những vấn đề phát sinh và đưa ra những giải pháp để
phát huy NTCN trong LLVT địa phương thành phố Cần Thơ trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Làm sáng rõ đặc điểm và vai trò của NTCN, phát huy NTCN trong thực hiện
nhiệm vụ BVTQ, nhiệm vụ quốc phòng, QSĐP hiện nay.
- Đánh giá thực trạng việc phát huy NTCN, đồng thời đặt ra những vấn đề của
việc phát huy NTCN trong LLVT địa phương thành phố Cần Thơ.
- Đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy NTCN trong LLVT địa phương
thành phố Cần Thơ đối với việc thực hiện nhiệm vụ BVTQ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu quá trình hoạt động thực tiễn của LLVT địa phương
thành phố Cần Thơ: Xây dựng, huấn luyện và SSCĐ. Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát
thực tế về thực trạng NTCN, cũng như việc phát huy NTCN trong LLVT địa phương
thành phố Cần Thơ ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự thành phố.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; các quan điểm, chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước ta; các
Nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy quân sự Trung ương, Tổng Cục chính trị, Đảng ủy quân
sự Quân khu 9, Thành ủy Cần Thơ và Đảng ủy quân sự thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin
về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp khác:
lịch sử và lôgíc, điều tra xã hội học, so sánh, đối chiếu...
6. Những đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò NTCN trong LLVT, đặc biệt ở thành phố Cần Thơ,
cũng như những bài học kinh nghiệm để phát huy NTCN trong LLVT địa phương thành
phố Cần Thơ.
- Phân tích thực trạng NTCN trong LLVT địa phương thành phố Cần Thơ, đề ra
một số vấn đề nảy sinh trong việc phát huy NTCN của LLVT địa phương thành phố Cần
Thơ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy NTCN trong LLVT địa phương thành
phố Cần Thơ đối với nhiệm vụ BVTQ; nhiệm vụ quốc phòng, công tác QSĐP trong tình
hình mới.
Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong giảng dạy ở Trường quân
sự Quân khu 9, Trường QSĐP thành phố Cần Thơ cũng như trong hoạt động thực tiễn
của các cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương. Mặt khác, luận văn góp phần làm phong phú
đường lối quân sự của Đảng ta trên vấn đề NTCN trong xây dựng LLVT địa phương là
nâng cao NTCN và tích cực phát huy NTCN của LLVT nói chung, LLVT địa phương
thành phố nói riêng. Từ đó, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
yêu cầu cấp bách Của Việc Phát HUY
NHÂN Tố CON Người TRONG Lực Lượng Vũ TRANG
Địa PHƯƠNG Thành Phố Cần THƠ Hiện NAY
1.1. Khái Niệm: CON Người, NHÂN Tố CON Người, NHÂN Tố CON Người
TRONG Lực Lượng Vũ TRANG
1.1.1. Khái niệm con người
Vấn đề con người là một vấn đề tưởng là cũ nhưng rất mới, vì lẽ, con người còn
chứa đựng rất nhiều tiềm năng và giá trị nhưng chưa được phát hiện và khai thác triệt để.
Con người còn tồn tại thì vấn đề con người vẫn được đặt ra và các nhà tư tưởng, các
trường phái triết học quan tâm nghiên cứu. Suy cho cùng, chính từ con người, vấn đề cơ
bản của triết học mới được xác định, cũng như những vấn đề về thế giới quan và phương
pháp luận mới được đặt ra. Không phải C. Mác là người đầu tiên phát hiện vấn đề con
người là vấn đề trung tâm của thế giới để đặt ra vấn đề giải phóng xã hội loài người; mà
trước đó, các trường phái triết học cũng đề cập vấn đề này trên nhiều bình diện khác
nhau. Nhưng chỉ có C. Mác mới xem xét vấn đề con người một cách cụ thể, sâu sắc và
toàn diện trên quan điểm duy vật biện chứng bằng sự kế thừa rất biện chứng những giá trị
khoa học đã có trong lịch sử triết học về con người. Các nhà triết học trước C. Mác do
hạn chế về thế giới quan, hoặc do hạn chế về điều kiện lịch sử nên vấn đề con người giải
thích theo hướng duy tâm thần bí, siêu hình.
Sai lầm của các nhà triết học duy tâm khi coi bản chất con người là sản phẩm của
các đấng siêu nhiên tối cao, là hiện thân của "tinh thần tuyệt đối", là kết quả của sự "tha
hóa" của tinh thần tuyệt đối mà có, hoặc là sản phẩm của ý thức chủ quan của chính bản
thân con người. Còn quan điểm của các nhà triết học duy vật trước C. Mác cho rằng, con
người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự phát triển của tự nhiên. Họ còn cho
rằng, con người bẩm sinh là một sinh vật có tính xã hội. Họ chỉ thấy sự tồn tại hiện thực
của con người trong mối quan hệ với tự nhiên mà không hề xét đến mối quan hệ chi phối
cuộc sống của họ. Cách khác, họ thừa nhận tác động của môi trường đối với sự cải biến
con người, mà họ giải thích không đúng với bản chất con người và vai trò của con người
trong thực tiễn cách mạng, cũng như vai trò của thực tiễn đối với việc hình thành và phát
triển con người.
Chỉ có C. Mác và Ph. Ăngghen nghiên cứu, nhận thức về con người mới có sự
thay đổi căn bản về chất so với các nhà triết học khác.
Xuất phát từ con người hiện thực, C. Mác vận dụng phép biện chứng duy vật vào
việc phân tích các mối quan hệ xã hội và chỉ ra rằng, con người tồn tại với tư cách là
người khi nó gắn với thế giới xung quanh, với cộng đồng và với người khác. Hoạt động
thực tiễn của con người tạo thành hệ thống các mối quan hệ xã hội. C. Mác viết trong
Luận cương về Feuerbach: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các
quan hệ xã hội" [38, tr. 11]. Điều đó có nghĩa là, những quan hệ xã hội đó được thể hiện
trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Chỉ có những con người sống, hoạt động
trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định
chứ không có những con người trừu tượng. Con người chỉ có thể bộc lộ và thực hiện
được bản chất của mình trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể mà thôi. Chúng ta
không thể dừng lại ở mối quan hệ chật hẹp giữa cơ thể con người và môi trường, mà muốn
hiểu được nó - Con người hiện thực, đời sống hiện thực của con người thì phải xem xét
toàn diện các mối quan hệ. Đó chính là mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã
hội.
Tự nhiên, xã hội và con người là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ với nhau. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể sáng tạo ra tự nhiên và
xã hội ở trình độ cao hơn. Cho nên, không có xã hội và tổng hòa các mối quan hệ xã hội
thì sẽ không có con người đúng theo nghĩa của nó. Bản chất của con người hiện thực
được quy định bởi các quan hệ xã hội. Tự nhiên sinh ra con người, là cái có trước con
người, nên con người phụ thuộc vào tự nhiên và các quy luật của tự nhiên. Con người trở
thành chính mình là vì không lệ thuộc thụ động vào tự nhiên như những sinh vật khác.
Chính nhờ lao động, thông qua lao động con người thích nghi với tự nhiên, hoàn cảnh,
môi trường và cải tạo tự nhiên, làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của chính mình mà tự
nhiên không có. Quá trình cải tạo tự nhiên là quá trình con người tự hoàn thiện chính
mình, tự khẳng định mình trước tự nhiên.
Con người có trước xã hội. Xã hội loài người hiểu theo đúng nghĩa của nó khi
tính cộng động và những mối quan hệ xã hội con người được hình thành và thiết lập vững
chắc. Chỉ có trong đời sống thực tiễn, con người mới được hình thành và ngày càng hoàn
thiện. C. Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sâu sắc những thành tựu của khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và chỉ ra rằng: Con người không do ai sáng tạo ra mà là sản phẩm cao
nhất trong quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Đây là bước ngoặt cách mạng
trong nhận thức về bản chất con người do hai ông đem lại.
C. Mác chỉ rõ rằng, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều gắn với một phương thức
sản xuất vật chất nhất định, khi phương thức sản xuất vật chất biến đổi thì lực lượng sản
xuất cũng biến đổi theo. Nhân tố quyết định sự biến đổi đó chính là hai yếu tố: người lao
động và tư liệu sản xuất. Con người cùng với công cụ lao động do con người tạo ra đã
quyết định sự phát triển của xã hội. Ngược lại, sự phát triển của xã hội đến lượt nó lại
quyết định sự hoàn thiện và phát triển chính bản thân con người. Đây là luận điểm có ý
nghĩa quan trọng mà C. Mác đã vạch ra, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu con
người, NTCN trong xã hội hiện nay. C. Mác và Ph.Ăngghen đã viết:
Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tùy
tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể
bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động
của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ
thấy có sẵn cũng như những điều kiện do họ hoạt động của chính họ tạo ra
[38, tr. 28-29].
Chính việc đưa quan điểm thực tiễn vào việc nghiên cứu con người,
C. Mác và Ph.Ăngghen đã chuyển từ những suy luận tư biện về con người sang những
giải pháp có cơ sở vững chắc trong đời sống xã hội. Hai ông đã tiếp thu tư tưởng hợp lý
của Hêghen một cách sáng tạo khi cho rằng, con người là sản phẩm của chính họ, cái gọi
là tính người chính là sản phẩm của hoạt động lao động của con người. Hai ông đã khẳng
định rằng, hoạ