Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một trong những nội dung quan
trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Thực tiễn chỉ ra rằng, một số nước trên thế giới nhờ tiến hành phát triển công
nghiệp chế biến (các nước đi trước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... các nước đi sau như Nhật
Bản, Đài Loan, Singapore...) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao.
Việc nghiên cứu tiếp cận công nghiệp chế biến của các nước này để tìm ra
phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản ở Việt Nam là
việc làm cần thiết.
Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN, công nghiệp chế biến ở nước ta có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội. Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có giá trị xuất khẩu
tăng như chè, cà phê, cao su, thủy hải sản... thu được nguồn ngoại tệ lớn. Tuy vậy, ngành
công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có những hạn chế như chất lượng chế biến nông
sản chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Khắc phục những điều này
chính là lời giải thiết thực đối với công nghiệp chế biến nói chung và ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
72 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển công nghiệp chế biến
nông lâm sản ở
thành phố Hồ Chí Minh
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một trong những nội dung quan
trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Thực tiễn chỉ ra rằng, một số nước trên thế giới nhờ tiến hành phát triển công
nghiệp chế biến (các nước đi trước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... các nước đi sau như Nhật
Bản, Đài Loan, Singapore...) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao.
Việc nghiên cứu tiếp cận công nghiệp chế biến của các nước này để tìm ra
phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản ở Việt Nam là
việc làm cần thiết.
Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN, công nghiệp chế biến ở nước ta có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội. Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có giá trị xuất khẩu
tăng như chè, cà phê, cao su, thủy hải sản... thu được nguồn ngoại tệ lớn. Tuy vậy, ngành
công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có những hạn chế như chất lượng chế biến nông
sản chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Khắc phục những điều này
chính là lời giải thiết thực đối với công nghiệp chế biến nói chung và ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp ở miền Nam, là chỗ dựa
cho các tỉnh đồng bằng Nam bộ, cực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Là một thành phố
công nghiệp lớn, do vậy thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực xây dựng, phát triển các
ngành công nghiệp của thành phố, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Làm được
điều này không những kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển, đời sống nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao, mà còn thúc đẩy kinh tế các tỉnh phía Nam và
kinh tế cả nước.
Vì vậy, tôi chọn đề tài "Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành
phố Hồ Chí Minh" làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong các văn kiện của Đại hội Đảng, việc phát triển nông nghiệp toàn diện luôn
chú trọng đến công nghiệp chế biến.
Trên các tạp chí nghiên cứu, cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên
cứu về công nghiệp chế biến nông sản: Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam của
GS. TS Ngô Đình Giao, Phát triển công nghiệp chế biến, một biện pháp thúc đẩy chuyển
đổi cơ cấu kinh tế của TS Nguyễn Trung Quế...
Trong đề tài này, chúng tôi phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối
với công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm và thực trạng của công nghiệp chế biến
nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những giải pháp để phát triển hơn nữa
doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố trong những năm tới.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích có hệ thống lý luận về ngành công nghiệp chế biến nói chung và
ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản nói riêng.
- Tìm hiểu thực trạng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản và những vấn đề
bức xúc ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp công nghiệp chế
biến nông lâm sản của thành phố trong những năm tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm
sản tại thành phố Hồ Chí Minh, để đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp
chế biến nông, lâm sản ở thành phố.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận án được hình thành trên cơ sở nhận thức những quan điểm lý luận của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà kinh tế học và các
nhà hoạt động kinh tế thực tiễn qua những bài viết trên các tạp chí, tham khảo kinh
nghiệm của những nước có điều kiện tương tự, khái quát tình hình hoạt động của các
công ty, xí nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong cả nước và ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế - chính trị, chú ý vận dụng
tổng hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, nghiên cứu điển hình, phương
pháp hệ thống, tổng kết thực tiễn và khái quát vấn đề.
6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích làm rõ hơn vai trò của công nghiệp chế biến trong quan hệ giữa sản
xuất nguyên liệu, chế biến nông, lâm sản và tiêu thụ nông, lâm sản chế biến.
- Trình bày thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ
Chí Minh và nêu bật những vấn đề búc xúc cần giải quyết.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản và vai trò của nó
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung
4
1.1. Công nghiệp chế biến và vai trò của công nghiệp chế biến đối với
sự phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã
hội nói chung
4
1.2. Phát triển công nghiệp chế biến ở một số nước và bài học kinh
nghiệm
12
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh
20
2.1. Đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh với khả năng phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm sản
20
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở
thành phố Hồ Chí Minh
24
2.3. Đánh giá chung và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 43
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí
Minh
50
3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
ở thành phố Hồ Chí Minh
50
3.2. Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông,
lâm sản thuộc loại quan trọng
51
3.3. Một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh
58
3.4. Một số kiến nghị 66
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 71
Chương 1
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản
và vai trò của nó trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung
1.1. Công nghiệp chế biến và vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự
phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến
nông, lâm sản nói riêng
Theo quan điểm của Mác, một trong những nguyên nhân để sản xuất hàng hóa ra
đời thì phải có sự phân công lao động xã hội. Sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tế
hàng hóa. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác và mỗi công nghiệp đó
lại chia thành nhiều loại như chế tạo sản phẩm này hay sản phẩm khác dưới hình thức
hàng hóa và đem đi trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác. Như vậy, kinh tế hàng
hóa phát triển thì đi đến chỗ làm tăng thêm số lượng các công nghiệp riêng biệt và độc
lập, xu hướng của sự phát triển này nhằm biến việc chế tạo sản phẩm riêng, mà các việc
chế biến từng bộ phận của sản phẩm thành một ngành công nghiệp chế biến riêng biệt [8,
21-27].
C. Mác chia sản phẩm do xã hội sản xuất thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực: sản xuất
tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Phát triển quan điểm của C. Mác, Lênin khi phân tích khu vực của nền sản xuất
xã hội, đã phân chia các ngành của nền kinh tế thành ba nhóm:
- Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất.
- Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng.
- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Với cách chia như trên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc nhóm thứ ba.
Trong quá trình chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, để đáp
ứng yêu cầu của công tác quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, việc phân loại các
ngành trong nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành công nghiệp, đã được tiếp cận theo
quan điểm mới. Theo Nghị định 75 CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ về ban hành hệ
thống ngành kinh tế quốc dân cấp I và Quyết định 143-TCKT/PPGĐ ngày 22/12/1993
của Tổng cục Thống kê ban hành và hướng dẫn việc thi hành hệ thống ngành kinh tế cấp
II, cấp III và cấp IV thì các ngành công nghiệp trước đây, nay được tách ra thành bốn
nhóm ngành, cấp I gồm: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và xây dựng. Với cách phân loại này, công
nghiệp chế biến là một ngành kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất như công
nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp giấy và
in, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp luyện kim, chế biến các khoáng sản không phải
kim loại, công nghiệp chế tạo máy và công cụ kim khí.
Từ quan niệm nói trên về công nghiệp chế biến, có thể hiểu công nghiệp chế biến
nông, lâm sản là một bộ phận hợp thành của công nghiệp thực hiện các hoạt động bảo
quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông, lâm, ngư
nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sơ chế bảo quản. Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi thi
hoạch, nằm ngoài xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động thủ công với phương tiện
bảo quản và vận chuyển chuyên dùng. Nó quyết định mức độ tổn thất sau thu hoạch và
chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế biến. Đây là giai đoạn quan trọng có ý
nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau. Nó bao gồm những công việc cụ thể
như phơi sấy, lựa chọn, lưu kho...
- Giai đoạn 2: chế biến công nghiệp. Giai đoạn này diễn ra trong các xí nghiệp công
nghiệp chế biến. Nó sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc, thiết bị công nghệ cần
thiết. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm chế biến và
mức độ tăng giá trị của sản phẩm.
Như vậy, ta có thể hiểu công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản là một bộ phận
của ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nông nghiệp
(nông sản, lâm sản), thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng giá trị
sử dụng của nguyên liệu nông, lâm nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả
năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
So với công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến khác, công
nghiệp chế biến nông, lâm sản có một số đặc điểm riêng chi phối đến việc xác định vai trò
và quan điểm phát triển, quản lý ngành, đó là:
- Sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản ngày càng được nhiều người
sử dụng. Do đó có nhiều yếu tố khác nhau (tâm lý tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, thu nhập
tăng, tiến bộ khoa học công nghệ và tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường),
nên hiện đang có hai xu hướng tiêu dùng tác động mạnh mẽ tới công nghiệp chế biến
nông, lâm sản. Thứ nhất, xu hướng tăng cường sử dụng các loại sản phẩm sạch. Thứ hai,
tăng cường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp. Hai xu hướng này
làm cho các vấn đề về vệ sinh, về đảm bảo chất lượng, thời hạn sử dụng, về việc sử dụng
các loại hóa chất trong quá trình chế biến được chú trọng hơn, người tiêu dùng đòi hỏi
khắt khe hơn, do đó, sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại cũng phải phát triển mới
đáp ứng được nhu cầu.
- Tính đồng bộ liên ngành trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
thể hiện rất rõ, đặc biệt là gắn bó giữa các cơ sở chế biến công nghiệp với sự phát triển
nông, lâm nghiệp. Nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm của công
nghiệp chế biến nông, lâm sản (thường từ 70 - 80% giá thành sản phẩm), là những sản
phẩm của ngành nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và hầu hết được sản
xuất trong nước. Vì vậy, quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu của công nghiệp chế biến
nông, lâm, hải sản phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tính chất và trình độ phát triển của sản
xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng mặt khác, do việc chế biến các sản phẩm của nông, lâm
nghiệp, nên công nghiệp chế biến nông, lâm sản lại là ngành bảo đảm đầu ra cho sản xuất
nông, lâm nghiệp tạo động lực cho nông, lâm nghiệp phát triển, do vậy, công nghiệp chế
biến được coi là thị trường trực tiếp của nông, lâm nghiệp. Chính tác động này của công
nghiệp chế biến nông, lâm sản tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa.
1.1.2. Vai trò của công nghiệp chế biến với sự phát triển nông, lâm nghiệp
nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung
Quá trình của công nghiệp chế biến thường phải trải qua ba khâu:
Nguyên liệu Chế biến Thị trường
Công nghiệp chế biến có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế được biểu hiện ở
một số vấn đề sau.
Một là, kích thích và định hướng cho sản xuất nguyên liệu.
Với tư cách là cầu nối giữa nguyên liệu với thị trường, công nghiệp chế biến
nông, lâm sản có tác dụng giữ gìn chất lượng nguyên liệu, tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao, nhờ đó thu được lợi nhuận cao; công nghiệp chế biến nông, lâm sản chính là
thị trường đầu ra của khâu nguyên liệu. Nó có tác dụng định hướng về các mặt quy mô,
cơ cấu, kích cỡ, chất lượng, giá cả cho khâu sản xuất nguyên liệu một cách trực tiếp. Việc
các ngành nông, lâm nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất ra sao, khai thác như thế nào phụ
thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghiệp chế biến nếu không có công nghiệp chế
biến nông, lâm hải sản thì phương án sản xuất nguyên liệu khó đưa lại hiệu quả, và nếu
có thực hiện chính sách kinh tế mở thì cũng chủ yếu xuất khẩu hàng thô, kém khả năng
cạnh tranh, bị chèn ép và thường bị thua thiệt [19, 12-13].
Hai là, sự phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển sẽ
thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp chế biến có vai trò lớn trong việc thúc đẩy nông, lâm nghiệp phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các lý do
sau đây:
- Thứ nhất: Do sản phẩm của nông nghiệp là nguyên liệu chính của công nghiệp
chế biến nông, lâm sản, cho nên muốn phát triển ngành này tất yếu đòi hỏi nông nghiệp
phải phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hóa, tạo ra các loại sản phẩm, các vùng
chuyên canh, có năng suất cao có tỷ suất hàng hóa lớn. Mặt khác cũng vì sản phẩm nông
nghiệp khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, thối nát, nên sự phát triển của nó chỉ có thể được
đảm bảo vững chắc nếu tổ chức được cả hệ thống các cơ sở công nghiệp, sơ chế, tinh chế
và sản xuất có liên hệ mật thiết với nhau.
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản không chỉ tạo sức ép buộc nông, lâm nghiệp
phải phát triển, mà nó tạo điều kiện để nông, lâm nghiệp phát triển thuận lợi qua việc
nâng cao hiệu quả của sản xuất nông, lâm nghiệp, từ đó tăng khả năng tích lũy, tăng khả
năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa quá trình sản xuất trong nông, lâm
sản. Tác động này trước hết thể hiện ở chỗ: sau khi đưa vào chế biến, giá trị của nông,
lâm, ngư nghiệp tăng lên rất nhiều. Theo tính toán của các chuyên gia, sau khi tinh chế
giá trị của nông, lâm sản có thể tăng từ 4 - 10 lần so với giá trị lúc chưa chế biến [9, 17-
18].
Thứ hai: Thông qua công nghiệp chế biến nông, lâm sản tạo khả năng mở rộng
thị trường tiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian và khoảng cách đối với
tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông,
lâm sản còn làm tăng nhu cầu về sản phẩm của nông, lâm nghiệp.
Thứ ba: Thông qua chế biến, từ một sản phẩm nông, lâm nghiệp có thể tạo ra
nhiều loại sản phẩm có những giá trị sử dụng rất khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc
tính mới, những giá trị sử dụng mới cho sản phẩm của nông nghiệp; từ đó nâng cao mức
độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phát triển công nghiệp chế biến
góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở nông
thôn, đặc biệt là qua việc phát triển hệ thống các cơ sở chế biến ngay ở nông thôn. Điều
này giải quyết việc làm lao động nông nhàn ở nông thôn (đặc biệt sau vụ mùa và giữa hai
vụ mùa).
Như vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản vừa có tác dụng
trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp tới sự phát triển của nông, lâm nghiệp, vừa tạo cầu nối
giữa công nghiệp và nông nghiệp, là khâu đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn.
Ba là, công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần đẩy mạnh xuất khẩu phát
huy lợi thế so sánh của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng khả năng tích lũy phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp chế biến nông, lâm không chỉ gìn giữ, khắc phục làm giảm hư hao
sản phẩm nguyên liệu, mà còn bổ sung, làm tăng giá trị sử dụng của các sản phẩm đó, mở
rộng khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường với mẫu mã, hình thức đa dạng mà còn
kích thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã hội. Người tiêu dùng với tâm lý
sẵn sàng trả một giá cao hơn cho những sản phẩm nếu chúng được ưa chuộng. Họ đòi hỏi
sản phẩm phải được chế biến trước khi mua. Do vậy công nghiệp chế biến vừa làm tăng
giá trị sử dụng, đồng thời vừa làm tăng giá trị sản phẩm.
Tính hiệu quả của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên thị trường được thể
hiện ở khối lượng lợi nhuận do sự phát triển của công nghiệp chế biến thu được. Công
nghiệp chế biến càng phát triển thì sức cung hàng hóa càng lớn, sức mua càng tăng và
cuối cùng khối lượng lợi nhuận thu được càng nhiều, thu nhập tăng.
Trong điều kiện chính sách kinh tế mở, sự phát triển của công nghiệp chế biến,
nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, có hiệu quả làm tăng kim ngạch xuất khẩu,
mang lại nguồn ngoại tệ khá lớn, góp phần giảm bớt sự mất cân đối giữa xuất khẩu và
nhập khẩu. Vai trò này của công nghiệp chế biến càng quan trọng đối với các nước kém
phát triển, mà nguồn thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào xuất khẩu thô. ở nước ta, giá trị xuất
khẩu công nghiệp chế biến đã chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, dù
rằng công nghiệp chế biến ở nước ta còn ở trình độ thấp, sản phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng
lớn trong sản lượng hàng hóa xuất khẩu. Nếu công nghiệp chế biến ở trình độ phát triển
cao hơn (đặc biệt là nâng cao được chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm tinh chế,
đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu về số lượng của những khách hàng lớn...)
thì giá trị xuất khẩu còn cao hơn. Ngay ở thị trường trong nước, do tác động của chính
sách kinh tế mở cửa, người nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều. Nhu cầu tiêu dùng
của nhóm khách hàng này cũng ngày càng nhiều, nếu hiện đại hóa công nghiệp chế biến,
tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng
có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của họ thì có thể tăng lượng sản phẩm công
nghiệp chế biến xuất khẩu tại chỗ một cách đáng kể và sẽ có hiệu quả cao.
Công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản tồn tại và phát
triển trên cơ sở nguyên liệu chính được sản xuất trong nước. Theo Adam Smít thì ở mỗi
đất nước đều có những nguồn lực và tài nguyên nhất định như nguồn đất đai, mặt nước,
khí hậu, địa hình... Sự phát triển của công nghiệp chế biến cho phép phát huy tiềm năng
lợi thế của mỗi vùng, mỗi khu vực trong việc khai thác nguyên liệu, phát huy công nghệ
truyền thống, sản xuất và chế biến sản phẩm riêng của mỗi địa phương.
Như vậy các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chuyên môn hóa những mặt hàng có
lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng trong nước không có điều kiệ