Đề tài Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có một chính sách đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này phát triển. Đứng trước yêu cầu trên Nhà nước cần phải đưa ra một hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiên phát triển loại hình doanh nghiệp này. Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiên nay chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy với đề tài " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng, giải pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp này. Với mục đích nghiên cứu trên đề tài được chia thành ba phần. Phần I : Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần này nghiên cứu một cách khái quát loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần II : Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là phần chính của đề tài, với phấn này sẻ nêu lên những điếu kiện để phát triển các doang nghiệp vừa và nhỏ đồng thời nêu lên thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp này thời gian qua ở nước ta từ đó đưa ra những kiến nghị về mặt quản lý cùng như những kiến nghị về mặt tổ chức điều hành từ phìa các doanh nghiệp. Phần III : Kinh nghiệm phát triển và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới. Với phần này sẻ nêu lên một số kinh nghiệp của các nước trên thế giời, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển từ đó rút ra những bài học ứng dụng vào Việt Nam.

pdf61 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam Lời nói đầu Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có một chính sách đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này phát triển. Đứng trước yêu cầu trên Nhà nước cần phải đưa ra một hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiên phát triển loại hình doanh nghiệp này. Về cơ bản, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiên nay chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy với đề tài " Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam" chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng, giải pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp này. Với mục đích nghiên cứu trên đề tài được chia thành ba phần. Phần I : Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần này nghiên cứu một cách khái quát loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần II : Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là phần chính của đề tài, với phấn này sẻ nêu lên những điếu kiện để phát triển các doang nghiệp vừa và nhỏ đồng thời nêu lên thực trạng phát triển loại hình doanh nghiệp này thời gian qua ở nước ta từ đó đưa ra những kiến nghị về mặt quản lý cùng như những kiến nghị về mặt tổ chức điều hành từ phìa các doanh nghiệp. Phần III : Kinh nghiệm phát triển và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới. Với phần này sẻ nêu lên một số kinh nghiệp của các nước trên thế giời, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển từ đó rút ra những bài học ứng dụng vào Việt Nam. Phần I Tổng quan về doanh nghiệp vừa nhỏ I: Khái niệm doanh vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Mà trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường thì doanh nhiệp quy mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, hoàn chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp này người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí. Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử dụng trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh. Hãy xem xét khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới để tham khảo. Hàn Quốc: Là một nước công nghiệp trẻ, đạt được nhiều thành công chính là nhờ sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàn Quốc đã có những đạo luật cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn để được công nhận là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cụ thể như sau. Trong lĩnh vực chế tạo, khai thác, xây dựng: doanh nghiệp có dưới 300 lao động thường xuyên và tổng vốn đầu tư dưới 600.000 USD được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này doanh nghiệp nào có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực thương mại: doanh nghiệp có dưới 20 lao động thường xuyên và doanh thu dưới 500.000 USD/năm (nếu là bán lẻ) và dưới 250.000 USD/ năm (nếu là bán buôn) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này doanh nghiệp nào có dưới 5 lao động thưòng xuyên được coi là doanh nghiệp nhỏ1(các tiêu thức này được xác định từ những năm 70, đến nay tiêu thức về lao động đã thay đổi từ 2 đến 3 lần và vốn đã tăng hàng chục lần). Nhật Bản: là một nước đã tạo nên huyền thoại “thần kỳ” trong phát triển kinh tế vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Từ những năm 60, Nhật Bản có đạo luật cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: Đối với doanh nghiệp sản xuất: doanh nghiệp có dưới 300 lao động và một khoản tư bản hoá (vốn đầu tư) dưới 100 triệu Yên (tương đương với 1. 000. 000 USD) được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ. Đối với doanh nghiệp bán buôn: doanh nghiệp có dưới 100 lao động hoặc có một khoản tư bản hoá dưới 30 triệu Yên (tương đương 100.000 USD) được coi là doanh nghiệp nhỏ. Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ: doanh nghiệp có dưới 50 lao động hoặc một khoản tư bản hoá dưới 10 triệu yên (tương đương 100. 000 USD) được coi là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong số này, doanh nghiệp nào có dưới 5 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ (những tiêu thức này nay được xác định từ những năm 60, hiên nay vốn đã tăng lên hàng chục lần)2. Trong khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhật Bản chỉ quan tâm đến hai tiêu thức là vốn và lao động. Đối với tiêu thức lao động của loại hình doanh 1 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1/1997, tr 2. 2 Industrial Policy of Japan. p 534. (Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam)-tr 12 nghiệp nhỏ, Nhật Bản quan niệm gần giống với Hàn Quốc, rất thấp so với khu vực châu á. Phải chăng các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực có hạn, họ quan tâm đến tiêu thức vốn đầu tư nhiều hơn. Thái Lan: là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, họ quan niệm doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 200 lao động, doanh nghiệp nhỏ có dưới 50 lao động 3. Như vậy Thái Lan chỉ quan tâm đến tiêu thức lao động và cũng không tính đến tính chất đặc thù của nghành kinh tế (tiêu thức này gần giống với Việt Nam). Các nước khác như Phi-lip-pin lại lấy tiêu thức chủ yếu là lao động và giá trị tài sản cố định; In-đô-nê-xi-a lấy tiêu thức vốn bình quân cho một lao động; Trung quốc lại lấy tiêu thức sản lượng đầu tư. Mỹ lấy tiêu thức lao động, trị số hàng hoá bán ra (doanh thu tiêu thụ) đối với doanh nghiệp bán buôn, dịch vụ, đối với doanh nghiệp sản xuất thì có tính đến yếu tố ngành sản xuất. ở nước ta, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định DNV & N nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hổ trợ DNV & N đã đưa ra tiêu thức riêng để xác định DNV & N phục vụ công tác của mình. Theo Công văn số 681/CP-KNT nêu trên, các doanh nghiệp có vốn điều lệ DNV & Nưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 ngưòi là các DNV & N. Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong cộng văn 681/CP-KTN chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hổ trợ DNV & N , là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với khu vực DNV & N. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNV & N áp dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng hổ trợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNV & N mới chỉ có tính ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vưc DNV & N ở Việt Nam, bởi vì có rất nhiếu các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực DNV & N. Vì 3 Thông tin phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1/1997, tr3 vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ DNV & N ở Việt Nam là cơ sở sản xuất có đăng ký, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và/ hoặc lao động thoả mãn qui định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Một số tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ đã được áp dụng ở Việt Nam Cơ quan, tổ chức đưa ra tiêu chí Vốn Doanh thu Lao động Ngân Hàng công Thương Việt Nam Vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng dưới 20 tỷ đồng/tháng Dưới 500 ngưòi Liên Bộ Lao Động & Tài chính Vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng dưới 1 tỷ đồng/năm dưới 100 người Dự án VIE/US/95 (Hỗ trợ DNV & N ở Viêt Nam của UNIDU) + Doanh nghiệp nhỏ +doanh nghiệp vừa Vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD Vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD dưới 30 người Từ 30 dến 500 người Quỹ hỗ trợ DNV & N (Chương trình Việt Nam- EU) Vốn điều lệ từ 50.000 đến 300.000 Từ 10 đến 500 người Nguồn: Bộ kế hoạch & Đầu Tư II. Sự cần thiết khách quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1 Những lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ: - Chúng gắn liền với công nghệ trung gian, là cầu nối giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiên đại. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động, linh hoạt, tự do, sánh tạo trong kinh doanh. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dể dàng và nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ suất đầu tư trên lao động thấp nhiều so với doanh nghiệp lớn, vì vậy nó có hiệu suất tạo việc làm cao. - Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ gọn nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp. - Quan hệ giữa người lao động và người quản lý (quan hệ chủ- thợ) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá chặt chẻ. - Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây khủng hoảng kinh tế- xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng dây chuyền. 1.2 Những bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bên cạnh những lợi thế kể trên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những bất lợi so với doanh nghiệp có quy mô lớn. - Thông thường các doanh nghiêp vừa và nhỏ thường có nguồn tài chính hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ yếu kém, lạc hậu. Khả năng đổi mới công nghệ hay áp dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất là hạn chế. - Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế rất nhiều. - Trình độ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bị hạn chế. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng suất lao động và sức cạnh tranh kinh tế thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn. 2. Vai trò và tác động kinh tế-xã hội của DNV & N Mặc dù có những thế bất lợi nhất định nhưng doang nghiệp vừa và nhỏ với những tính chất, đặc điểm và lợi thế của nó, nên các doanh nghiệp này có vị trí và vai trò tác động kinh tế-xã hội rất lớn. Thứ nhất, các DNV & N có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng trên dưới 90 % tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê về doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng chiếm khoảng 80-90% tổng số các doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước, Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý TW, thì hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếp khoảng 24% GDP.4 Thứ ba, tác động lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một số lượng lớn chổ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thì khu vực này vượt trội hẳn so với khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc, ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho khoảng từ 50- 80% lao động trong các nghành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. ở Việt Nam cũng theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW, thì số lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 72,9% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước.5 Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường, do lợi thế quy mô vừa và nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp được với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Thứ năm, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được khá nhiều vốn ở trong dân. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cố tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào sản 4 Báo cáo: Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính phát triển DNVVN ở Việt Nam- Trong khuôn khổ dự ánUNIDO-MPI- US/VIE/95/004, tr 5 5 Báo cáo: Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính phát triển DNVVN ở Việt Nam- Trong khuôn khổ dự ánUNIDO-MPI- US/VIE/95/004, tr 6 xuất kinh doanh và hình thành các khu vực để thực hiện có kết quả vấn đề huy động vốn của dân cư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại- dịch vụ phát triển. Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn góp phần đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp. Thứ bảy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sẻ thu hút những người lao động thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, rút dần lao động làm nông nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản quán,không phải di chuyển đi xa, thực hiên phương châm “ly nông bất ly hương”. Đồng hành với nó là hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiêp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành nhứng thị tứ, thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là quá trình đô thị hoá phi tập trung. Thứ tám, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà doanh nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. Các tài năng kinh doanh sẻ được ươm mầm từ đây. 3. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các DNV & N. Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử ( C. Mác gọi là hàng hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng hoá vừa là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người điều khiển (quản lý) công việc của mình (của gia đình mình), vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình trao đổi trên thị trường. Đó là loại doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp cực nhỏ. Trong thời kỳ hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới trưởng thành để đi làm việc được, đều muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh. Với một số vốn trong tay ít ỏi, với một trình độ nhất định, lĩnh hội được trong các trường chuyên nghiệp, bắt đầu khởi nghiệp, phần lớn họ đều thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, tự sản xuất, tự kinh doanh. Trong sản xuất- kinh doanh có một số người đã gặp vận may và đặc biệt là nhờ sự tài ba của mình, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khéo điều hành và tổ chức sắp xếp công việc, cần cù,chịu khó, tiết kiệm...đã thành đạt, ngày càng giàu lên, tích luỹ được nhiều của cải, tiền vốn, thường xuyên mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, đến một lúc nào đó, lực lượng lao động của gia đình không đảm đương hết công việc, cần phải thuê thêm người làm và họ trở thành ông chủ. Ngược lại , một bộ phận nguời sản xuất hàng hoá nhỏ khác, hoặc do không gặp vận may trong sản xuất-kinh doanh và đời sống, hoặc do kém cỏi không biết chớp thời cơ, không có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không biết tính toán quản lý và điều hành doanh nghiệp... đã dẫn đến thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho người khác. Những giai đoạn đầu, các ông chủ và những người thợ cùng lao động trực tiếp với nhau và những người làm thuê thường là bà con họ hàng của ông chủ sau đó thì mở rộng dần ra. Các học giả thường xếp loại này vào phạm trù DNV & N. Trong quá trình sản xuất- kinh doanh, một số người thành đạt đã phát triển doanh nghiệp của mình, bằng cách mở rộng sản xuất kinh doanh, và như vậy nhu cầu về vốn sẻ đòi hỏi nhiều hơn. Nhu cầu về vốn ngày càng tăng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh đã thôi thúc các nhà doanh nghiệp, hoặc một số người cùng nhau góp vốn thành lập xí nghiệp sản xuất-kinh doanh, hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần. bằng cách liên kết ngang, dọc hoặc hổn hợp, nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều doanh nghiệp lớn hình thành và phát triển. Nền kinh tế một quốc gia là tổng hợp các doanh nghiệp lớn, bé tạo thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành, phát triển từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy luật đi từ nhỏ đến lớn là con đường tất yếu của sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế của mỗi nước khắc phục được tính đơn điệu, xơ cứng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, linh hoạt, vừa đáp ứng những nhu cầu phát triển đi lên lẫn những biến đổi nhanh chóng của thi trường trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả chung của nền kinh tế. Để phát triển đất nước không thể không có các doanh nghiệp lớn với tiềm lực kinh tế, kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài việc xây dựng các doanh nghiệp lớn thật cần thiết, chúng ta phải tích cực tập trung hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho nó sớm vươn lên thành nhữnh doanh nghiệp lớn. Đây thực sự là việc cần phải làm trong giai đoạn phát triển hiện nay. phần II phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở việt nam I: Những điều kiện kinh tế- xã hội đảm bảo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam hiện nay 1. Về thị trường Đối với hoạt động sản xuất-kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì điều kiện tồn tại và phát triển đầu tiên là thị trường. T
Tài liệu liên quan