Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.
Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế.
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lý và thiếu khoa học để phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường và tài nguyên du lịch ở nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực, nó đã và đang trong
quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác động tiêu cực của thiên tai ngày càng tăng và diễn
ra ở nhiều nơi. Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Trong phát
triển du lịch môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và
hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng
của con người. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm
ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và
nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng
dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang
phát triển. Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh
của du lịch Việt Nam. Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch
sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát. Trước đây và thậm chí ngay cả thời điểm hiện tại, thuật
ngữ du lịch sinh thái vẫn đang được hiểu một cách “lờ mờ”, không rõ ràng. Người ta lạm
dụng những từ mang ý nghĩa vì môi trường như: “xanh - green”; tiền tố “sinh thái - eco” để
ghép với một danh từ khác như: Chương trình du lịch sinh thái - eco tour, lữ hành sinh thái -eco travel, nghỉ hè sinh thái - ecovation và du lịch sinh thái - eco - tuorism... mà không
hiểu (hoặc cố tình không hiểu) ý nghĩa đích thực của nó. Ý tưởng của các nhà đầu tư, chủ
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch này là tích cực. Nhưng kiến thức về môi trường sinh thái
và cách thể hiện sự phục vụ của họ đôi khi lại trái ngược với các nguyên tắc, đặc điểm
trong phát triển du lịch sinh thái.
103 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển du lịch sinh thái trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực
trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.
Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền kinh tế.
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lý và thiếu khoa học để phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường và tài nguyên du lịch ở nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực, nó đã và đang trong
quá trình cạn kiệt, suy thoái những tác động tiêu cực của thiên tai ngày càng tăng và diễn
ra ở nhiều nơi. Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Trong phát
triển du lịch môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và
hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng
của con người. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm được sự quan tâm
ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và
nguồn lực địa phương, chú trọng đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng
dân cư địa phương điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang
phát triển. Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh
của du lịch Việt Nam. Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch
sinh thái còn ở mức sơ khai, tự phát. Trước đây và thậm chí ngay cả thời điểm hiện tại, thuật
ngữ du lịch sinh thái vẫn đang được hiểu một cách “lờ mờ”, không rõ ràng. Người ta lạm
dụng những từ mang ý nghĩa vì môi trường như: “xanh - green”; tiền tố “sinh thái - eco” để
ghép với một danh từ khác như: Chương trình du lịch sinh thái - eco tour, lữ hành sinh thái -
eco travel, nghỉ hè sinh thái - ecovation và du lịch sinh thái - eco - tuorism... mà không
hiểu (hoặc cố tình không hiểu) ý nghĩa đích thực của nó. Ý tưởng của các nhà đầu tư, chủ
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch này là tích cực. Nhưng kiến thức về môi trường sinh thái
và cách thể hiện sự phục vụ của họ đôi khi lại trái ngược với các nguyên tắc, đặc điểm
trong phát triển du lịch sinh thái.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng cách thủ đô Hà Nội
không xa, có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Có thể nói, ít có địa phương nào
trên cả nước với diện tích đất không rộng, người không đông nhưng lại tập trung nhiều
nguồn tài nguyên du lịch có giá trị như Ninh Bình: Khu di tích danh thắng Tam Cốc- Bích
Động, Kinh đô cũ của hai triều Đinh - Lê, Nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc
Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... đã đạt đến mức độc đáo và
quý hiếm.
Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng đã có
những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
hiện có của tỉnh. Một số chỉ tiêu về kinh tế: Như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu
người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn
chậm chạp, đặc biệt là các chỉ tiêu về du lịch như: số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ dịch vụ du lịch... còn nhỏ bé. Hầu hết các hoạt động du lịch của tỉnh chỉ
dừng lại ở việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có mà chưa có sự đầu tư để
phát triển bền vững. Hoạt động du lịch sinh thái bước đầu đã đi vào hoạt động nhưng vẫn
mang tính tự phát là chủ yếu, việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái đã bắt đầu bộc lộ
những yếu kém, gây tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Nguyên nhân là do các cấp,
các ngành, đơn vị, cá nhân làm du lịch chưa thật sự hiểu rõ về du lịch sinh thái và những
lợi ích mà nó mang lại, không chú trọng đầu tư (cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và kiến thức
khoa học), thiếu quy hoạch, chiến lược phát triển, hoặc quy hoạch chưa đồng bộ, chưa tiến
hành khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện
khác để phát triển DLST.
Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh Ninh Bình việc chú trọng đầu tư để phát triển
kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển DLST không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực
cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc nghiên cứu,
tìm ra những giải pháp để phát triển DLST là cần thiết, không chỉ với lý luận mà còn có
giá trị thực tiễn cao. Do vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Kinh tế phát triển của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả trong nước và quốc tế nghiên
cứu về du lịch và phát triển du lịch trong đó có du lịch Ninh Bình:
- “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 1995-2010”, Viện nghiên
cứu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
- Trần Đức Thanh, “Cơ sở khoa học trong việc thành lập các bản đồ phục vụ quy
hoạch du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Ninh Bình)”. Luận án PTS, Hà Nội 1995-
170 trang.
- Vũ Tuấn Cảnh (Chủ trì) “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước 1998-2000. (Tài liệu lưu trữ tại viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Tổng cục du lịch Việt Nam.)
- Trần Quốc Nhật, “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của
nền kinh tế Việt Nam”, luận án thạc sỹ kinh tế,1996.
- Lê Thạc Cán “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận, kinh nghiệm
thực tiễn.” Nxb KH và KT, Hà Nội 1994.
- Phạm Trung Lương “Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch của
Việt Nam”. Tuyển tập báo cáo hội thảo lần thứ nhất về “đánh giá tác động môi trường”
Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Hà nội 6-7/6/1997.
- Phan Trung Lương, “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.” Báo
cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998
- Kreg Lindberg và Dolnal E-Hawkins (1999), “du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho
các nhà lập kế hoạch và quản lý”
- Tổng cục du lịch Việt Nam “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
2001-2010” tháng 10/2001.
- Và một số công trình khoa học, bài viết khác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ đề cập đến vấn đề du
lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu có hệ thống và toàn diện về phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Đề tài: “Phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp” không
trùng lắp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
* Mục tiêu:
Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, đưa ra những
phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Ninh
Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.
* Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái
+ Phân tích và đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
và kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước và một số quốc
gia trên thế giới.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở
Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu Du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 1995 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng,
nhà nước về phát triển du lịch
- Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh và
phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận án
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái ở Ninh Bình từ đó đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái của tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính
sách phát triển du lịch, đặc biệt phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình và dùng làm
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương, 9 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Cho đến nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia
trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc
biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp
phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch
sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối
với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST
còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi
trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Là loại hình du lịch có xu thế phát triển
nhanh trên phạm vi toàn thế giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người,
nhiều quốc gia bởi đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc
“xanh hoá” ngành du lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường, phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Do tạo được sự quan tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nghiên
cứu về loại hình du lịch này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra những định
nghĩa của riêng mình:
- Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nay vẫn
được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đưa ra năm
1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo
vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” [12, tr.11].
Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đến thăm
đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ
sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương.
- Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh
thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động
tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong
khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người bản địa
phục vụ tại đó" [12, tr.11].
Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du lịch sinh thái,
đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu
cực tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân
địa phương và những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
- Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự
nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi
về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh
được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST
phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những
khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được
khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản
địa và du khách đến thăm [12, tr.11].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc điểm
của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch, mục đích chuyến đi của du
khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng với nó là trách
nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn môi trường tự nhiên
và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách
tới thăm quan.
Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999 tại Hà Nội:
"Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo
dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương" [36, tr. ].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái, nó
mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý
luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa
về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm:
Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương
đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn
hoá và xã hội.
Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.
Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng
đồng cư dân địa phương.
Ngày nay, người ra rất hay xử dụng thuật ngữ du lịch sinh thái để giới thiệu, quảng
bá cho các điểm du lịch, tuor du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng ta cần phải dựa
vào các đặc trưng của mỗi loại hình du lịch để có thể phân biệt đúng về hoạt động du lịch
đó là Du lịch sinh thái hay là du lịch dựa vào thiên nhiên vì các loại hình này có hình
thức tương đối giống nhau nếu không hiểu rõ bản chất người ta sẽ dễ bị nhầm lẫn.
1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự
* Phân biệt DLST với DL tự nhiên (nature tourism):
Du lịch tự nhiên, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) là loại hình du lịch với động
cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụ tự nhiên.
Khái niệm du lịch tự nhiên cho thấy nó mang một ý nghĩa rất rộng bao trùm cả
DLST và các loại hình du lịch khác. Theo đó, bất cứ hoạt động du lịch nào liên quan đến
thiên nhiên đều được coi là du lịch tự nhiên. Kèm theo đó không có yêu cầu mang tính
trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư địa phương hoặc ràng buộc nào khác đối với tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. DLST đòi hỏi tính trách nhiệm cao đối với môi
trường và cộng đồng cư dân địa phương.
* Phân biệt DLST với du lịch mạo hiểm (adventure tourism):
Theo tổ chức du lịch Quebec, Canada: du lịch mạo hiểm là hoạt động thể chất ngoài
trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực tự nhiên nhất định (khu vực hoang
dã, tách biệt hoặc đặc thù…). Những hoạt động này thường có tính mạo hiểm và mức độ
rủi ro tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (sự cách ly, các tính chất địa lý…) bản chất của
các hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng.
Khái niệm này cho thấy đây là loại hình du lịch đến với thiên nhiên. Điểm chú ý là
loại hình du lịch này không chú ý đến việc tìm hiểu về hệ sinh thái mà khai thác tài nguyên
thiên nhiên để phục vụ mục đích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, thậm chí sẵn sàng sử
dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ. Loại hình du lịch mạo hiểm nhằm chứng
tỏ khả năng chinh phục tự nhiên của con người, nó hoàn toàn khác với DLST vì DLST đi
tìm sự hoà hợp, cùng chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên (các hệ sinh thái
có các loài động thực vật cùng cư ngụ trong đó)
* Phân biệt DLST với các loại hình du lịch có chọn lựa (alternative tourism):
Du lịch có chọn lựa là loại hình du lịch mới, được đưa ra nhằm thúc đẩy sự trao đổi
thông qua du lịch giữa các thành viên của các cộng đồng khác nhau. Nó tìm kiếm sự hiểu
biết, gắn kết và bình đẳng giữa các thành viên tham gia trong đó.
Đây là một tập hợp các loại hình du lịch được đưa ra để phân biệt du lịch đại trà
(Du lịch truyền thống). Du lịch đại trà đã dần bộc lộ các tác hại tiêu cực của nó tới văn
hoá, xã hội và môi trường ở nơi đến du lịch. Các loại hình du lịch lựa chọn ra đời một mặt
nhằm thoả mãn đúng hơn các mong muốn của người tiêu dùng du lịch trong bối cảnh toàn
cầu hoá. Với ý nghĩa này DLST thực chất là một trong những loại hình du lịch lựa chọn.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về DLST. Nhưng trong nội hàm của các
khái niệm đều hàm chứa bốn đặc điểm cơ bản và sự khác biệt của DLST với các loại hình
du lịch khác. DLST không đơn giản chỉ là đưa ra một loại sản phẩm mới của ngành du lịch
mà hơn thế nữa nó là động lực của sự phát triển, là một nhân tố để phát triển bền vững.
DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ và
có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú.
Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về với
những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con người ở đó họ được
hoà mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hoá bản địa
và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực của công
việc và ô nhiễm môi trường.
Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành và phát
triển của các hệ động thực vật và con người. Một vài ha rừng thậm chí hàng ngàn ha rừng
tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồi trọc” cũng không
thể nói có thể làm DLST được. Để có thể làm được DLST phải là nơi có tài nguyên tự
nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được làm giàu bởi rất nhiều các loài động thực
vật khác nhau. Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được
tính đến. Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập phải là những nơi còn
tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp bởi bàn tay con người. Những tài nguyên
đó được hiện hữu dưới hình thức là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên hay các
khu vực văn hóa lịch sử có gắn với không gian và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển.
Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người thật với mục đích
phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng hai chữ “sinh thái” trong DLST đề ra một nguyên
tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”, đó là quyết định thông minh nhất
trong thỏa thuận cùng tồn tại giữa con người và thế giới tự nhiên.
DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho dù đó
là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho con người và cho dù con người chấp
nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây ra đối với tự nhiên
Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc
gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở những khu
vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã phong phú.
Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự
nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan.
Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản lý chặt chẽ
nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài chính cho chính
quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản lợi nhuận thu được từ
hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân
sách cho cá