Đềtài KC-03.14 thực hiện việc nghiên cứu, thiết kếvà chếtạo các hệ
thống thiết bị đo lường cho ngành địa vật lý nhằm phục vụcác quá trình đo giếng
hở, thửvỉa và kiểm tra khai thác. Với ba nội dung lớn sau đây:
- Nghiên cứu, nâng cấp trạm đo Carota điện SODESEP.
- Nghiên cứu thiết kếtrạm thửvỉa.
- Nghiên cứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họmáy
Computalog.
2
Kết quảnghiên cứu của đềtài được thểhiện trong báo cáo tổng kết khoa
học kỹthuật (73 trang) và phần phụlục bao gồm các tài liệu kỹthuật của sản
phẩm.
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹthuật gồm phần mở đầu, 3 chương, kết
luận và phụlục. Chương I đưa ra kết quảnghiên cứu nâng cấp trạm đo Carota điện
Sođesep, chương II là kết quảnghiên cứu trạm thửvỉa, chương III đềcập tới việc
nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họComputalog.
Phần phụlục bao gồm:
1. Tài liệu kỹthuật hệthống thiết bịtrạm đo Sodesep;
2. Hướng dẫn sửdụng hệthống thiết bịnâng cấp trạm đo Sodesep;
3. Bảng tra hệsốtính lưu lượng dầu khí
4. Tài liệu kỹthuật trạm thửvỉa AWT-01
5. Hướng dẫn sửdụng trạm thửvỉa AWT-01
6. Tài liệu kỹthuật hệthống thiết bịtrạm đo kiểm tra khai thác
Computalog, trong đó có:
- Máy giếng đo đường kính ống chống- Computalog;
- Máy giếng đo hàm lượng nước- Computalog;
- Máy giếng đo lưu lượng - Computalog;
- Máy giếng đo mật độchất lỏng-Computalog;
- Máy giếng đo áp suất- Computalog;
- Máy giếng đo gammaray- Computalog
- Máy giếng đo nhiệt độ- Computalog
- Máy giếng Telemetry- Computalog;
- Thiết bịbềmặt phối ghép với máy giếng- Computalog.
7. Hướng dẫn sửdụng hệthống thiết bịtrạm đo kiểm tra khai thác
Computalog.
8. Các báo cáo khoa học tại các hội nghịkhoa học và đăng ởtạp chí
KHKT.
9. Các biên bản nghiệm thu kỹthuật các hệthống thiết bịcủa đềtài.
344 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hóa quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé quèc phßng
Häc viÖn kü thuËt qu©n sù
=======================================
B¸o c¸o tæng kÕt KHKT ®Ò tµi nghiªn cøu cÊp nhµ n−íc
Nghiªn cøu ph¸t triÓn vµ hoµn thiÖn
c¸c hÖ thèng tù ®éng hãa qu¸ tr×nh
khai th¸c dÇu khÝ ë viÖt nam
M∙ sè kc 01.14
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: TS. Ph¹m Hoµng Nam
6170
03/11/2006
Hµ Néi – 11/2003
Trang i
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
KC.03.14
Đề tài: Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hóa
quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Chủ nghiệm đề tài: Đại tá - Tiến sỹ Phạm Hoàng Nam.
Các thành viên tham gia đề tài:
1. TS Nguyễn Bắc Hà. Thực hiện các nội dung: 1, 2.1 ÷2.4.1, 2.4.3, 3.1,
3.4.1, 4.1÷4.4.
2. KS Lữ Văn Thắng. Thực hiện các nội dung: 2.4.2, 3.1, 3.2, 3.3, 3.5, 3.6,
3.7, 4.3.2.
3. KS Đỗ Văn Huỳnh. Thực hiện các nội dung: 2.4.3, 3.4, 4.2, 4.3.1.
4. KS Trần Ngọc Hân. Thực hiện các nội dung: 1.3, 2.4.2.
5. KS Vũ Dũng Kỳ. Thực hiện các nội dung: 2.3.2, 4.3.1.
CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Phạm Hoàng Nam
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
Nghiệm thu đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
(Kèm theo Quyết định số 1119/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN)
Số
TT
Họ và tên,
Học hàm và học vị
Chuyên
ngành
Chức danh
trong HĐ
Tiếp nhận
giấy mời và tài liệu
1 PGS. TSKH Phạm Thượng Cát Tự động hóa Chủ tịch
Hội đồng
2 PGS. TSKH. Nguyễn Công Định Công nghệ
TT
Phản biện 1
3 KS. Nguyễn Xuân Dịnh Địa vật lý Phản biện 2
4 GS. TSKH. Ngô Văn Bưu Địa vật lý Ủy viên
5 TSKH. Nguyễn Anh Tuấn Công nghệ
điện tử
Ủy viên
6 PGS. TS. Nguyễn Thị Việt
Hương
Điện tử viễn
thông
Ủy viên
7 KS. Trịnh Đình Đề Tự động hóa Ủy viên
8 TSKH. Phạm Quang Bắc Tự động hóa Ủy viên
9 TS. Trần Văn Biển Công nghệ
điện tử
Ủy viên
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các thống tự động hoá quá
trình khai thác dầu khí ở Việt nam”
Mã số: KC-03.14.
Cấp quản lý đề tài: Đề tài cấp nhà nước
Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Hoàng Nam
Người nhận xét: KS Nguyễn Xuân Dịnh
Đơn vị công tác: Vụ Năng lượng – dầu khí, Bộ Công nghiệp
Vào những năm 1990, ngành dầu khí Việt nam sử dụng các thiết bị kiểm
tra- đo lường tương tự chủ yếu của Liên xô chế tạo nên rất khó khăn cho quá trình
xử lý và lưu trữ số liệu. Các thiết bị đo lường số dùng cho ngành thăm đò dầu khí
do các nước tư bản sản xuất phải mua với giá rất cao.
Để tận dụng khả năng nguồn lực trong nước Xi nghiệp Liên doanh Dầu khí
VietsovPetro (VSP) đã phối hợp với Công ty AIC nghiên cứu thành công và đưa
vào sử dụng một số sản phẩm: Trạm Carota khí GLS –1094; trạm Carota điện
ALS-01,02,03; hệ thống kiểm thử dùng cho máy đo địa vật lý giếng khoan. Các
sản phẩm nêu trên thường xuyên được hoàn thiện, đã đưa vào sử dụng và đạt được
hiệu quả.
Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng tăng trong ngành dầu khí Việt nam,
Nhà nước cũng đã coi việc nghiên cứu phát triển và chế tạo các thiết bị đo lường
cho ngành dầu khí như một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực tự động hóa.
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài KC-03.14 thực hiện việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các hệ
thống thiết bị đo lường cho ngành địa vật lý nhằm phục vụ các quá trình đo giếng
hở, thử vỉa và kiểm tra khai thác. Với ba nội dung lớn sau đây:
- Nghiên cứu, nâng cấp trạm đo Carota điện SODESEP.
- Nghiên cứu thiết kế trạm thử vỉa.
- Nghiên cứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ máy
Computalog.
2
Kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong báo cáo tổng kết khoa
học kỹ thuật (73 trang) và phần phụ lục bao gồm các tài liệu kỹ thuật của sản
phẩm.
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật gồm phần mở đầu, 3 chương, kết
luận và phụ lục. Chương I đưa ra kết quả nghiên cứu nâng cấp trạm đo Carota điện
Sođesep, chương II là kết quả nghiên cứu trạm thử vỉa, chương III đề cập tới việc
nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ Computalog.
Phần phụ lục bao gồm:
1. Tài liệu kỹ thuật hệ thống thiết bị trạm đo Sodesep;
2. Hướng dẫn sử dụng hệ thống thiết bị nâng cấp trạm đo Sodesep;
3. Bảng tra hệ số tính lưu lượng dầu khí
4. Tài liệu kỹ thuật trạm thử vỉa AWT-01
5. Hướng dẫn sử dụng trạm thử vỉa AWT-01
6. Tài liệu kỹ thuật hệ thống thiết bị trạm đo kiểm tra khai thác
Computalog, trong đó có:
- Máy giếng đo đường kính ống chống- Computalog;
- Máy giếng đo hàm lượng nước- Computalog;
- Máy giếng đo lưu lượng - Computalog;
- Máy giếng đo mật độ chất lỏng-Computalog;
- Máy giếng đo áp suất- Computalog;
- Máy giếng đo gammaray- Computalog
- Máy giếng đo nhiệt độ - Computalog
- Máy giếng Telemetry- Computalog;
- Thiết bị bề mặt phối ghép với máy giếng- Computalog.
7. Hướng dẫn sử dụng hệ thống thiết bị trạm đo kiểm tra khai thác
Computalog.
8. Các báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học và đăng ở tạp chí
KHKT.
9. Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật các hệ thống thiết bị của đề tài.
Sản phẩm của đề tài bao gồm:
1. Trạm đo Carota điện Sodesep được nâng cấp, tài liệu kỹ thuật và
hướng dẫn sử dụng;
2. Trạm thử vỉa được thiết kế chế tạo mới, tài liệu kỹ thuật và
hướng dẫn sử dụng;
3. Các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ máy giếng
Computalog được nâng cấp, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử
dụng;
Kèm theo các thiết bị là hệ thống phần mềm đo và điều khiển thiết bị.
3
ĐÁNH GIÁ:
Sau khi nghiên cứu toàn bộ hệ thống tài liệu, tham gia kiểm tra các
sản phẩm của đề thông qua các văn bản nghiệm thu và đánh giá sản phẩm,
người phản biện có những nhận xét sau đây:
a. Về ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Nội dung của đề tài là một nhu cầu thực tiễn, phù hợp với hướng phát
triển của kỹ thuật điều khiển, lý thuyết thông tin và đo lường; phương pháp
nghiên cứu hiện đại, hợp logic và có luận cứ khoa học.
- Các nhiệm vụ của đề tài đặt ra và thực hiện dựa trên cơ sở phân tích
những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực tìm kiếm và khai thác dầu khí,
phân tích ưu nhược điểm của phương án cũ đã sử dụng trước đó để đề xuất
các giải pháp kỹ thuật thích hợp, khắc phục được nhược điểm và tận dụng
ưu thế của kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin và đo lường.
- Cải tiến và thay thế các thiết bị trong trạm đo Carota điện Sodesep đòi
hỏi quá trình phân tích chức năng và khai thác nguyên lý của trạm và các
mạch điện theo sơ đồ điện nguyên lý, phân tích và xây dựng chương trình
điều khiển, đo lường và truyền dữ liệu phù hợp với thế hệ máy tính mới. Ở
đây đã tạo thêm chức năng tự kiểm tra hệ thống, chương trình chạy trên
môi trường Window.
- Trạm thử vỉa AWT-01 và 09 thiết bị đo trong máy giếng là những sản
phẩm mới của đề tài. Cấu trúc hệ thống đo lường được xậy dựng trên cơ sở
sơ đồ cấu trúc truyền thống. Điều khác biệt ở đây là lựa chọn các sensor và
linh kiện thích hợp làm việc ở môi trường đo khắc nghiệt, đặc biệt ở nhiệt
độ cao, tại môi trường này giải pháp chống sét, chống cháy nổ mà đề tài đã
thực hiện là rất cần thiết. Chương trình WELL TETS và GEODB là một nội
dung mới của đề tài, trong đó chương trình phân tích dữ liệu, tính và hiệu
chỉnh thông số mô hình vỉa mang ý nghĩa thực tiễn.
- Thay thế các loại máy đo, xây dựng chương trình tự động hoá quá trình
đo và xử lý số liệu, nâng cấp hệ thống đo xa là một trong những nội dung
mới mẻ của đề tài trong hệ thống máy giếng.
b. Đóng góp thực tiễn của đề tài:
- Nhiệm vụ của đề tài KC-03.14 xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn ngành dầu
khí Việt nam. Sản phẩm mà nhóm đề tài tạo ra đã được ứng dụng có kết quả
tại các giàn khoan dầu khí VietsovPetro, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên
cứu và sản xuất.
- Các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, chương trình đo lường và điều
khiển được soạn thảo khá chuyên nghiệp giúp cho kỹ sư và chuyên gia
ngành dầu khí dễ dàng khai thác và sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep,
trạm thử vỉa và hệ thống máy giếng họ Computalog.
4
KẾT LUẬN CHUNG:
Đề tài KC-03.14 đã thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu nêu trong
thuyết minh kỹ thuật của hợp đồng nghiên cứu khoa học số 289/HĐNC đã
ký giữa Ban chủ nhiệm chương trình KC-03 và Học viện kỹ thuật quân sự.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đã mang lại hiệu
quả kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn – ngành thăm dò và
khai thác dầu khí.
Kết quả nghiên cứu là sản phẩm khoa học kỹ thuật đầu tiên trong nước
thuộc lĩnh vực này.
Bản tóm tắt báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài phản ánh
đầy đủ và trung thực nội dung khoa học của đề tài.
Căn cứ vào mục tiêu tiêu và đặt ra, nhóm đề tài KC-03.14 đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đã đăng ký.
Đề nghị Hội đồng nghiệm thu kết quả của đề tài KC-03.14.
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004
Người nhận xét
KS Nguyễn Xuân Dịnh
Nội dung nhận xét
I.Các nội dung nghiên cứu của đề tài:
Các thiết bị phục vụ ngành dầu khí thuộc loại thiết bị công nghệ cao với
khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ 1600C-
1700C, áp suất 17000psi-20000psi). Trong những năm 1985-1990 ngành dầu khí
Việt nam sử dụng các thiết bị đo lường chủ yếu của Liên xô cũ dựa trên kỹ thuật
tương tự, việc đo và xử lý số liệu chưa được tự động hoá, thường thao tác thủ
công, tốn kém nhân lực và thời gian. Các thiết bị hiện đại của các nước tư bản
phát triển phải mua bằng ngoại tệ với giá cao và càng trở nên khó khăn hơn khi
đất nước ta bị cấm vận. Vì vậy, hướng nghiên cứu và triển khai của đề tài KC-
03.14 về phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hoá trong ngành khai thác
dầu khí là một trong những chương trình trọng điểm của Nhà nước về lĩnh vực Tự
động hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong ngành khai thác dầu khí tại Việt
nam.
Đề tài KC- 03.14 đã thực hiện một khối lượng công việc nghiên cứu và thiết
kế, xây dựng các thiết bị tự động hoá khá lớn với 3 cụm công việc chính như sau:
Nghiên cứu nâng cấp trạm đo Carota điện SODSEP.
Nghiên cứu, thiết kế. chế tạo trạm thử vỉa.
Nghiêncứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ máy
Computalog.
Các nội dung công việc của đề tài đều tập trung tự thiết kế, chế tạo hoặc cải tiến
nâng cấp các hệ thống thiết bị tự động hoá đo lường, xử lý số liệu phục vụ ngành
khai thác dầu khí từ quá trình thăm dò, xác định trữ lượng đến quá trình thăm dò
dầu khí, đo giếng mở. Trạm thử vỉa chuyên dùng để xác định các thông số của vỉa
trước khi đưa giếng vào khai thác và các máy giếng đo kiểm tra khai thác sẽ
thường xuyên đo lường và kiểm tra các giếng đang được khai thác giúp cho quá
trình tối ưu hoá chế độ khai thác giếng.
II. CÁC KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT:
Các kết quả nhận được của đề tài KC-03.14 được trình bày chi tiết trong tập báo
cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đè tài, quyển báo cáo tóm tắt và các tài liệu
được công bố khác như các bài báo, báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học
tại Học viện KTQS, trên tạp chí Khoa học và Công nghệ (thuộc Trung tâm KHTN
& CNQG). Các kết quả chính mà đề tài đạt được trong các nội dung nghiên cứu
như sau:
Nghiên cứu nâng cấp trạm Carota điện Sodesep:
-Đây là nội dung nghiên cứu lần đầu tiên được đặt ra ở trong nước do việc nâng
cấp hệ thống trên mà dựa vào các hãng của nước ngoài đòi hỏi kinh phí rất lớn và
đồng thời cần tự nắm bắt dựoc kỹ thuật công nghệ của các thiết bị tương tự, tiến
đến chủ động trong cải tiến, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hoá đo lường, xử
lý số liệu trong ngành khai thác dầu khí.
-Việc nâng cấp trạm đo này được giữ nguyên các máy giếng, vỏ trạm và
thiết kế chế tạo mới phần thiết bị điện tử trên bề mặt như khối PC Interface, khối
đo, hiển thị độ sâu và sức căng, các thiết bị phối ghép và điều khiển máy giếng
Telemetry, điều khiển và giải mã cho họ máy đo siêu âm, máy đo CCL, máy đo
Gamma Ray, đo độ lệch vỉa, đo phương vị, đo sâu sườn v.v...
-Để có thể tự động hoá quá trình đo lường và xử lý số liệu của trạm đo
Carota điện mới nhóm đề tài đã xây dựng hệ thống các chương trình đo lường và
xử lý số liệu cho trạm đo mới gồm các chương trình tạo thành bộ chương trình đo
địa vật lý thống nhất GEOLOG được dùng tại Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan.
-Trạm đo mới được thiét kế tối ưu trên nền các vi mạch chuyên dụng
FPGA, phương thức lấy mẫu được cải tiến so với thiết bị cũ và được bổ xung tính
năng tự kiểm tra hệ thống. trạm đo mới hoạt động ổn định hơn, không bị treo hệ
thống, có độ phân giải, đô chính xác cho phép và đo được các tổ hợp đặc trưng
của họ máy đo Sodesep và tương thích với phần mềm cũng như phần cứng của
các thiết bị trạm ALS-03M đang sử dụng tại Liên doanh dầu khí Việt xô (VSP).
-Trạm đo Carota điện mới do đề tài nâng cấp đã được lắp đặt, hiệu chỉnh
và đang hoạt động tốt trên giàn khoan của VSP. Ngoài ra nhóm đề tài có chế tạo
một thiết bị bề mặt Demo cho kết quả nghiên cứu nhận được của đề tài.
2. Nghiên cứu thiết kế chế tạo trạm thử vỉa AWT-01:
-Trạm thử vỉa chuyên dùng để xác định các thông số của vỉa trước khi đưa
giếng vào khai thác và tại thời điểm nghiên cứu của đề tài VSP cũng chỉ có các
thiết bị rời rạc của Liên xô cũ mà vẫn chưa có hệ thống thử vỉa được tích hợp
phần mềm tự động hoá đo lường và xử lý số liệu. Trạm thử vỉa mới AWT-01 do
đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo là hệ thống tự động đo lường - xử lý số liệu thử
vỉa đầu tiên được thiết kế chế tạo tại Việt nam.
-Việc thiết kế chế tạo mới trạm thử vỉa AWT-01 bao gồm bộ biến đổi
ADC nhiều kênh, timer và bộ phối ghép vào/ ra số đa kênh signal conditional,
máy giếng đo áp xuất đáy, bộ chuyển mạch số đa kênh..v.v...
-Nhóm đề tài đã thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm tích hợp với
trạm thử vỉa mới để tự động hoá quá trình đo lường và xử lý số liệu đo. Hệ thống
phần mềm được xây dựng bao gồm các module như chương trình Kuster đặt chế
độ ghi số liệu, đọc số liệu cho máy đo áp suất đáy, module GlogWT để đo, tính
toán và hiển thị các giá trị đo dưới các dạng khác nhau, chương trình GeditWT,
module EditData và chương trình Welltest để nhập xuất, xử lý số liệu thử vỉa và
in báo cáo.
-Trạm thử vỉa mới đã được nhóm đề tài lắp đặt và hiệu chỉnh, đưa vào
hoạt động ổn định trên giàn khoan của VSP, đáp ứng được cả yêu cầu về độ chính
xác, tính ổn định và thoả mãn cả các yêu cầu về chống cháy nổ khắc nghiệt trên
các giàn khoan dầu khí. Các kết quả đo lường của trạm thử vỉa mới có chất lượng
hơn hẳn so với phương pháp đo và xử lý thủ công trước đây của các thiết bị được
sử dụng tại VSP.
3.Nghiên cứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ máy
Computalog:
-Đây là nội dung nghiên cứu lần đầu tiên được đặt ra ở trong nước do cần
phải có một lượng kinh phí lớn nếu thuê các hãng của nước ngoài cải tiến nâng
cấp hệ thống trên cũng như nhằm để nắm bắt và chủ động về công nghệ trong lĩnh
vực này.
-Nhóm nghiên cứu đề tài đã cải tiến nâng cấp 9 máy đo kiểm tra khai thác
họ Coputalog như các máy đo nhiệt độ, áp suất, đo tỷ trọng, đo gamma tự nhiên,
đo CCL, đo đường kính ba càng, đo lưu lượng có hướng, đo mật độ nước, máy
telemetry và trạm thiết bị bề mặt. Mỗi loại máy đo được nhóm đề tài chế tạo 2
máy và thêm một số máy làm thiết bị Demo cho đề tài. Máy Telemetry mới đạt
được các tính năng kỹ thuật cao hơn hẳn máy cũ.
-Để tự động hoá quá trình đo và xử lý số liệu nhóm đề tài đã xây dựng các
chươnh trình phần mềm tương ứng cho các máy đo kiểm tra khai thác họ
Computalog và được đóng gói trong bộ phần mềm đo địa vật lý GEOLOG đang
được sử dụng tại Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan.
-Các máy giếng kiểm tra khai thác mới họ Computalog do đề tài thiết kế
chế tạo đã được lắp đặt, hiệu chỉnh và sử dụng ổn định tại Liên doanh dầu khí
Việt- Xô.
III. Kết luận
Đề tài KC-03.14 đã hoàn thành tốt các nội dung nghiên cứu đề ra trong
thuyết minh của đề tài và trong hợp đồng ký với Bộ KHCN, các kết quả nghiên
cứu và các thiết bị sản phẩm của đề tài đang được sử dụng tại Liên doanh dầu khí
Việt- Xô là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có ý nghĩa khoa học
cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
Đề nghị cho đề tài đánh giá nghiệm thu ở Hội đồng cấp cấp cơ sở và Hội
đồng cấp nhà nước.
Người nhận xét
Nguyễn Công Định
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP NHÀ NƯỚC
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC
UV phản biện:
Ủy viên:
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các thống tự động hoá quá
trình khai thác dầu khí ở Việt nam”.
Mã số: KC-03.14
2. Thuộc chương trình: KC-03.
3. Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Hoàng Nam.
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Kỹ thuật Quan sự.
5. Chuyên gia đánh giá:
a. Họ và tên chuyên gia: TSKH. Nguyễn Anh Tuấn
b. Ngày chuyên gia nhận hồ sơ đánh giá: 23/7/2004
c. Ngày chuyên gia trả hồ sơ đánh giá: 29/7/2004
6. Các chỉ tiêu đánh giá:
6.1 Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản kết quả nghiên cứu của Đề tài so
với Hợp đồng:
Về số lượng chủng loại các sản phẩm:
Đề tài đã thực hiện đầy đủ các mục nêu trong thuyết minh kỹ thuật của Hợp
đồng. Cụ thể như sau:
- Trạm đo Carota điện Sodesep bao gồm phần cứng, phần mềm, tài liệu kỹ thuật
và hướng dẫn sử dụng của thiết bị. 01 thiết bị Demo cho đề tài.
- Trạm thử vỉa bao gồm phần cứng, phần mềm, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử
dụng của thiệt bị.
- Hệ thống máy giếng đo kiểm tra khai thác họ Computalog bao gồm thiết bị bề
mặt, 9 loại máy giếng mỗi loại 2 máy (đã lắp đặt tại VSP) và 3 máy demo cùng
toàn bộ tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo thiết bị.
- 03 bài báo khoa học liên quan tới các vấn đề đo lường địa vật lý giếng khoan.
Về phương pháp nghiên cứu, báo cáo khoa học, tài liệu công nghệ:
- Các nhiệm vụ của Đề tài được đặt ra và giải quyết dựa trên việc phân tích các
cấu trúc và nguyên lý đo truyền thống của các hệ thống đo lường Địa vật lý. Phân
tích các ưu, nhược điểm của các phương án cũ, kết hợp với việc sử dụng các thành
tựu mới của công nghệ thông tin và công nghệ điện tử để đưa ra các thiết kế tối ưu
cho các hệ thống thiết bị mới.
- Bản báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài phản ánh đầy đủ và trung
thực nội dung khoa học của đề tài.
- Các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị phần cứng cũng như các hướng dẫn sử
dung thiết bị đã mô tả rất chi tiết sơ đồ nguyên lý cũng như chú giải về chức năng...
cho phép không chỉ thuận tiện trong việc sử dụng thiết bị mà còn dễ dàng sản xuất
hàng loạt các sản phẩm đề tài.
6.2 Giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu của Đề tài:
Về tính sáng tạo, tính mới của kết quả nghiên cứu của Đề tài:
- Các vấn đề khoa học kỹ thuật đã đặt ra cũng như các sản phẩm của đề tài gồm
3 hệ thống thiết bị và các phần mềm đo lường đi kèm là nội dung nghiên cứu và
sản phẩm khoa học lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo tại Việt nam.
- Tất cả các hệ thống thiết bị đều đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra và có một
loạt các tính năng vượt trội so với các thiết bị trước khi nâng cấp (như đối với trạm
đo Carota điện Sodesep và các máy giếng kiểm tra khai thác Computalog) cả về
phần cứng lẫn phần mềm.
- Trạm thử vỉa là hệ thống tự động đo lường – xử lý số liệu thử vỉa đầu tiên được
thiết kế, chế tạo ở Việt nam. Các kết quả đo của trạm có chất lượng hơn hẳn so với
phương pháp đo và xử lý thủ công trước đây.
Tình hình công bố các kết quả nghiên cứu của Đề tài:
Đề tài đã công bố ba bài báo trên tạp chí KH trong nước.
6.3 Giá trị ứng dụng:
- Các kết quả nghiên cứu được cụ thể hóa bằng ba hệ thống thiết bị, chương
trình đo, được lắp đặt và sử dụng có hiệu quả tại Xí nghiệp Liên Doanh Dầu khí
VietsovPetro.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, hoàn toàn có thể chế tạo các
thiết bị tương tự cho các ngành thăm dò và khai thác khoáng sản khác như nước
sạch, than đá...
6.4 Đánh giá về tổ chức quản lý, kết quả đào tạo và những đóng góp khác:
Qua trình nghiên cứu,