- Phong chác lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạothường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
- Lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các công việc hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.
- Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo của thủ tướng Gordon Brown, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Trường đại học quốc tế hồng bàng
Bộ môn phương pháp lãnh đạo
Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG GORDON BROWN
GVHD: th.s NGUYỄN THÀNH TÍN
SV: TRẦN DUY HOÀI
MSSV: 07066013
Lớp: KT07_QT02
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo
Các khái niệm về phong cách lãnh đạo
Các mô hình phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo tự do
Lãnh đạo theo tình huống
Quản lí theo kiểu định hướng
Quản lí kiểu tư vấn hay “ ông bầu “
Quản lí kiểu hỗ trợ
Phong cách phân cấp hay ủy quyền
Các yêu cầu đạo theo tình huống
Chương II. Phong cách lãnh đạo của thủ tướng GORDON BROWN
1. Tiểu sử về GORDON BROWN
2. Tài lãnh đạo và khả năng tư duy của GORDON BROWN
3. Tài ngoại giao
4. Tài diễn thuyết
Chương III. Tham vọng và những sai lầm của GORDON BROWN
1. Tham vọng cháy bỏng
2. Thỏa thuận với Blair
3. Thách thức tài chính
4. Khủng hoảng lãnh đạo
Chương IV. Bài học từ thủ tướng GORDON BROWN
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo
1. Các khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong chác lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạothường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Lãnh đạo là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các công việc hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
2. Các mô hình phong cách lãnh đạo
2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán: ( lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền )
- Nhà quản trị áp đặt nhân viên, các nhân viên nhận và thi hành mệnh lệnh
- Thông tin là một chiều từ trên xuống
- Mệnh lệnh độc đoán- Tập trung mọi quyền lực vào tay người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình
- Không kèm theo bất kỳ lới khuyên hay hướng dẫn nào.
- Đặc điểm:
Nhân viên ít thích lãnh đạo
Hiệu quả làm việc cao khi có lãnh đạo, thấp khi không có lãnh đạo
Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc định hướng cá nhân.
2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Nhà quản trị tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến thuộc cấp trước khi ra quyết định
- Người lãnh đạo có sự phân giao quyền lực cho cấp dưới (thông tin hai chiều)
- Phân chia quyền lực quản lý
- Tranh thủ ý kiến cấp dưới, tập thể được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
- Tạo ra bầu không khí tâm lí tích cực trong quá trình quản lý.
- Đặc điểm:
Nhân viên thích lãnh đạo hơn
Không khí thân thiện, định hướng theo nhóm, định hướng theo nhiệm vụ, tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý
Năng suất cao kể cả khi không có mặt lãnh đạo.
2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
- Nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực, cho cấp dưới được tự do
- Nhà quản trị giúp đỡ tạo điều kiện cho cấp dưới thông qua việc cung cấp thông tin và các phương tiện khác (thông tin ngang)
- Nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra
- Đặc điểm:
Nhân viên thích lãnh đạo hơn
Không khí hoạt động nhóm thân thiện, định hướng theo nhóm, định hướng vui chơi
Năng suất thấp, nhà lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
3. Lãnh đạo theo tình huống
Bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý khác nhau:
Quản lý kiểu định hướng
Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu”
Quản lý kiểu hỗ trợ
Phong cách phân cấp hay ủy quyền.
3.1 quản lí kiểu định hướng
Nhà quản lý sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự mình đưa ra hết quyết định
Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc những người làm việc không tốt
Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng cuy nhất phong cách này thì sẽ trở nên tiểu tiết, độc đoán.
3.2 quản lí kiểu tư vấn hay kiểu “ Ông bầu “
Liên tục đưa ra các tình huống buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định
Muốn vậy, cần lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các câu hỏi được đưa ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân
Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với công việc nhưng cũng chưa đủ khả năng thực hiện tốt công việc của mình.
3.3 Quản lí kiểu hỗ trợ
Áp dụng khi nhân viên đã có đủ khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin
Theo phong cách này, nhà lãnh đạo chính là nơi để nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn bạc về những khó khăn của mình
Nhà quản lý không giải quyết hộ mà chỉ hỗ trợ họ nhằm tăng cường tính độc lập và tự tin của nhân viên.
3.4 Phong cách phân cấp hay ủy quyền
Sử dụng phong cách này khi nhân viên đã có đủ khả năng lẫn sự tự tin trong việc xử lý công việc của mình
Tuy nhiên, nếu sử dụng phong cách này trước khi nhân viên sẵn sàng đối với công việc sẽ khiến họ nghĩ rằng nhà lãnh đạo muốn bỏ rơi họ.
3.5 Các yêu cầu đối với lãnh đạo theo tình huống
Liên tục thay đổi phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển về kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên, nếu không sẽ khiến nhân viên không thể phát triển được
Sẵn sàng áp dụng những phong cách khách nhau đối với cùng một người bởi trong khi anh ta có đủ khả năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc này thì khi một công việc mới được giao cho anh ta sẽ đòi hỏi một phong cách quản lý khác.
Chương II. Phong cách lãnh đạo của GORDON BROWN
1. Tiểu sử về GORDON BROWN
James Gordon Brown sinh ngày 20 tháng 2, 1951 tại Govan, Glasgow, Scotland, mặc dù đôi khi các phương tiện truyền thông ghi nơi sinh của ông là Giffnock, Renfrewshire, là con của John Ebenezer Brown, một mục sư thuộc Giáo hội Tô Cách Lan (Trưởng Lão), John qua đời năm 1998, hưởng thọ 84 tuổi. Brown chịu ảnh hưởng sâu đậm từ cha. Mẹ của Brown, Elizabeth, qua đời năm 2004 ở tuổi 86.Gordon lớn lên cùng hai anh trai, John và Andrew Brown, ở Kirkcaldy. Gordon Brown đã theo học tại trường tiểu học Tây Kirkcaldy và trường trung học Kirkcaldy. Giống nhiều nhân vật nổi tiếng người Tô Cách Lan khác có xuất thân giống Brown, ông thường được nhắc đến như là “con mục sư”.
Lúc 16 tuổi, Gordon vào Đại học Edinburg, theo học môn lịch sử. Do bị rách võng mạc trong một trận đấu bóng bầu dục (rugby), Brown bị mù mắt trái, và phải dùng mắt giả.
Năm 1972, Brown tốt nghiệp Đại học Edinburg với bằng Thạc sĩ hạng tối ưu, rồi tiếp tục hoàn tất chương trình Tiến sĩ năm 1982, với luận án tựa đề Đảng Lao động và sự Thay đổi Chính trị tại Scotland 1918-1929.
Năm 1972, khi đang là sinh viên, Brown đắc cử chức Ủy viên (Rector) Đại học Edinburg, tham dự các buổi họp của Hội đồng Quản trị (University Court). Brown phục vụ ở cương vị này cho đến năm 1975. Brown từng giảng dạy tại Edinburg, và là giảng viên môn chính trị học tại Đại học Glasgow Caledonian từ năm 1976 đến 1980. Ông cũng làm việc cho Đài Truyền hình Tô Cách Lan (Scottish Television) cho đến khi đắc cử vào Quốc hội năm 1983.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1979, Brown ra tranh cử tại hạt bầu cử Edinburg South, nhưng bị thất bại trước ứng cử viên Đảng Bảo thủ Michael Ancram
Trong lần tranh cử thứ hai vào cuộc tổng tuyển cử năm 1983, Brown đắc cử vào Quốc hội với tư cách là Dân biểu Đảng Lao động đại diện trị gia Đảng Lao động Độc lập, tác phẩm này trước đây là luận án tiến sĩ của ông. Năm 1985, Brown được chọn làm phát ngôn nhân cho phe đối lập về Thương mại và Công nghiệp. Năm 1986, Brown cho xuất bản quyển tiểu sử James Maxton, một chính trị gia khu vực Dunfermline East. Từ năm 1987 đến 1989, Brown là Quốc vụ Khanh Tài chính, rồi Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp cho phe đối lập, trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính cho phe đối lập vào năm 1992.
Ngày 27 tháng 6 năm 2007, với sự chuẩn thuận của Nữ hoàng Elizabeth II, Brown trở thành Thủ tướng Anh.
Ngày 10/5/2009, ông Brown tuyên bố chính thức rút lui khỏi cương vị là người đứng đầu Công đảng và yêu cầu đảng này tìm ra một nhà lãnh đạo mới.
2.Tài lãnh đạo và khả năng tư duy của GORDON BROWN
Khi là Bộ trưởng Tài chính
Trong thời gian 10 năm 2 tháng đảm trách chức Bộ trưởng Tài chính, Brown đã thiết lập được vài kỷ lục. Ông là bộ trưởng thuộc Đảng Lao động ở chức vụ này lâu nhất từ trước tới nay, cũng là chính trị gia giữ ghế bộ trưởng tài chính lâu nhất trong một thời gian liên tục kể từ Nicholas Vansitart, ông này giữ chức bộ trưởng tài chính từ năm 1812 đến 1823. Tuy nhiên, William Glastone là người có thời gian đảm trách chức vụ bộ trưởng tài chính dài nhất, tổng cộng là 12 năm 4 tháng, nhưng trong bốn nhiệm kỳ riêng biệt trong quãng thời gian từ năm 1852 đến 1882.
Trong thời gian làm Bộ trưởng Tài chính, ông Brown đã tiến hành một số cải cách quan trọng trong chính sách tiền tệ của Anh. Ông còn là tác giả của một số quyết định gây nhiều tranh cãi trong đó có việc bãi bỏ miễn giảm một số loại thuế.
Trong tư cách Bộ trưởng Tài chính phe đối lập, Brown nỗ lực xây dựng hình ảnh một chuyên gia tài chính tài năng sẵn sàng cho nhiệm vụ chính thức hầu có thể tái khẳng định với giới doanh gia và tầng lớp trung lưu rằng Đảng Lao động xứng đáng với sự tin tưởng của họ để điều hành nền kinh tế trong nỗ lực kìm hãm lạm phát, hạ thấp số người thất nghiệp và cắt giảm chi tiêu – là những vấn nạn của nền kinh tế Anh trong thập niên 1970. Ông công khai thừa nhận đảng Lao động sẽ theo đuổi các kế hoạch chi tiêu của đảng Bảo thủ trong thời gian hai năm kể từ lúc nắm quyền.
Sau lần tái tổ chức các đơn vị bầu cử ở Scotland, Brown đại điện cho hạt bầu cử Kircaldy và Cowdenbeath trong kỳ bầu cử năm 2005
Thành quả
Theo website của Thủ tướng, có ba thành tựu đặc biệt trong suốt một thập niên đương chức của Brown: Brown đã dẫn dắt “thời kỳ tăng trưởng lâu dài nhất”, biến Ngân hàng Anh Quốc thành một định chế độc lập, và kiến tạo một thỏa ước về nạn nghèo đói và thay đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2005.[12]
Ngân hàng Anh Quốc: Sau khi đảm nhiệm chức trách Bộ trưởng Tài chính, Brow dành cho Ngân hàng Anh Quốc quyền điều hành độc lập chính sách tiền tệ, như thế định chế này được trao trách nhiệm ấn định các loại lãi suất.
Thuế: Trong kỳ bầu cử năm 1997, Brown cam kết không tăng thuế lợi tức. Sau khi nhậm chức bộ trưởng tài chính, ông cắt giảm mức thuế khởi tính từ 20% xuống còn 10% trong năm 1999 trước khi hủy bỏ mức thuế khởi tính năm 2007, giảm mức thuế căn bản từ 23% xuống 20%. Thuế lợi tức đánh trên các công ty cũng giảm từ 33% xuống 28%, riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ từ 24% xuống còn 19%.
Tăng trưởng: Một báo cáo của OECD cho thấy từ năm 1997 đến 2006, mức tăng trưởng trung bình của Anh là 2.7%, cao hơn mức trung bình 2.1% của khu vực đồng Euro. Tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Anh là 5.5%, giảm từ 7% năm 1997 và thấp hơn mức trung bình 8.1% của khu vực đồng euro.
Vàng: Từ năm 1999 đến 2002, Brown cho bán 60% lượng vàng dự trữ của Anh với giá 275 USD một ounce. Quyết định này của Brown bị nhiều người xem là "một thảm họa trong cung cách quản trị tài sản trong thương trường quốc tế" vì Brown tung số vàng ra bán vào thời gian cuối kết thúc giai đoạn kéo dài 20 năm giá vàng đứng ở mức thấp. Brown cũng cố thuyết phục IMF hành động tương tự[29] như bị từ chối. Thương vụ bán vàng này đã mang đến cho ông biệt danh "Brown vàng" nhái theo bài hát The Stranglers.
Xóa nợ: Brown tin rằng quyết định xóa những khoản nợ không thể hoàn trả cho các nước thuộc thế giới thứ ba là cần thiết, nhưng không chủ trương xóa tất cả nợ. Ngày 20 tháng 4 năm 2006, trong một bài diễn văn đọc trước đại sứ các nước tại Liên Hiệp Quốc, Brown đã phác họa quan điểm “Xanh” về sự phát triển toàn cầu.
Phân tích Chính sách
Tăng trưởng: Brown tin rằng rằng nhiệm kỳ Bộ trưởng Tài chính của ông là giai đoạn củng cố sự tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Anh.
Chống nghèo: Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Centre for Policy Studies) nhận ra rằng thành phần nghèo nhất chiếm một phần năm hộ gia đình toàn quốc chịu 6.8% tổng số thuế trong năm 1996-1997, và 6.9% tổng số thuế thu nộp trong năm 2004-2005 trong khi phần của họ được hưởng trong phúc lợi quốc gia bị cắt giảm từ 28.1% xuống 27.1%.
Thuế: Theo OECD thuế của Anh Quốc tăng từ 39.9% tổng sản phẩm quốc nội năm 1997 lên đến 42.4% năm 2006, cao hơn của nước Đức. Nguyên nhân của sự gia tăng này được cho là do chính sách của chính phủ, không phải do tăng trưởng kinh tế.
Khi Kế nhiệm Blair
Sau 10 năm chờ đợi, cuối cùng Thủ tướng Tony Blair cũng đã trao cương vị Thủ tướng cho ông Brown vào năm 2007.
Tháng 10 năm 2004, Tony Blair tuyên bố rút lui khỏi vị trí lãnh đạo đảng trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ tư, nhưng sẽ tiếp tục phục vụ cho đến hết nhiệm kỳ thứ ba. Những tranh cãi về mối quan hệ giữa Brown và Blair tiếp tục kéo dài quá kỳ bầu cử năm 2005 khi Đảng Lao động vẫn duy trì thế đa số nhưng giảm số ghế trong quốc hội. Dù Brown và Blair hợp tác với nhau trong chiến dịch vận động nhưng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước Anh những tin tức về mối bất hòa giữa hai người.
Bị áp lực từ bên trong đảng, ngày 7 tháng 9 năm 2006, Blair tuyên bố sẽ rút lui trong vòng một năm. Như vậy, Brown là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ thủ tướng, nhất là khi trong mắt của các đảng viên, ông là một chính khách có tầm nhìn trong cung cách lãnh đạo và có khả năng thích ứng với những biến đổi toàn cầu.
Brown là thủ tướng đầu tiên đến từ một hạt bầu cử ở Tô Cách Lan kể từ Sir Alec Douglas-Home năm 1964. Ông cũng là một trong bốn thủ tướng không theo học tại Đại học Oxford và Đại học Cambridge, ba người kia là Bá tước đảo Bute (Đại học Leiden), Lord John Russell (Đại học Edinburgh), và Neville Chamberlain (Đại học Khoa học Mason, về sau là Đại học Birmingham). Trong khi đó, cũng có những thủ tướng chưa từng tốt nghiệp đại học như Công tước Wellington, Benjamin Disraeli, David Lloyd George, Winston Churchill, James Callaghan, và John Major.
Từ tháng 1 năm 2007, báo chí tường thuật rằng Brown “không còn giữ kẽ về ý định muốn dời về ngôi nhà số 10 trong thời gian tới” - mặc dù rõ ràng ông và gia đình thích sống trong ngôi nhà rộng rãi hơn ở số 11 đường Downing (dành cho Bộ trưởng Tài chính). Trong tháng 1 năm 2007, khi nói chuyện ở Hội Fabian về chủ đề “Thập niên kế tiếp” Brown nhấn mạnh đến các vấn đề như giáo dục, phát triển quốc tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo (“bình đẳng trong cơ hội và minh bạch trong lợi tức”), chấn hưng tinh thần dân tộc, phục hồi lòng tin trong chính trường, và tìm kiếm sự ủng hộ của người dân cho cuộc chiến chống khủng bố như là những ưu tiên hàng đầu của ông
Chính sách
Tôi vừa chấp nhận lời yêu cầu của Nữ hoàng để thành lập chính phủ. Đó sẽ là một chính phủ mới với những ưu tiên mới. Thật vinh dự cho tôi khi được dành cho một cơ hội lớn để phụng sự đất nước. Tôi sẽ kiên trì theo đuổi mục đích, vững vàng trong ý chí, quyết tâm trong hành động nhằm phục vụ nhân dân Anh, giải quyết các khó khăn, và đáp ứng sự kỳ vọng của đất nước.Gordon Brown, Tuyên bố tại Downing Street, 27 tháng 6 năm 2007.
Trong khi vận động tranh cử, Brown cam kết:
Chấm dứt tham nhũng: Brown nhấn mạnh đến việc bài trừ tham nhũng. Nhiều người tin rằng ông sẽ giới thiệu một bộ luật mới với những qui định rõ ràng về tiêu chuẩn và tư cách của các bộ trưởng.
Cải cách Hiến pháp: Trong một bài diễn văn, Brown nói rằng ông muốn có một “hiến pháp tốt hơn” qui định rõ “quyền và trách nhiệm của một công dân Anh hiện đại”. Ông dự định tổ chức một hội nghị nhằm tăng thêm quyền cho Quốc hội và thiết lập sự cân bằng quyền lực giữa trung ương và địa phương. Brown cho biết ông sẽ dành cho Quốc hội quyền quyết định tối hậu trong việc điều động quân cho các hoạt động quân sự.
Gia cư: Các hạn chế về qui hoạch nhà ở chắc chắn sẽ được nới lỏng. Brown nói ông muốn tung thêm đất đai ra thị trường trong khuôn khổ của các đề án phân phối đất hợp lý. Ông ủng hộ kế hoạch xây dựng thêm năm thị trấn sinh thái, mỗi nơi cung cấp chỗ ở cho 10 000 đến 20 000 cư dân – con số tổng cộng sẽ là 100 000 người.
3. Tài ngoại giao
Dù tiếp tục ủng hộ Chiến tranh Iraq, tháng 6 năm 2007 trong một bài diễn văn, Brown cho rằng nên “rút ra những bài học” từ những sai lầm ở Iraq.
Trong một lần nói chuyện tại Israel vào tháng 4 năm 2007, Brown cho biết:
Nhiều người trong số quý vị có mặt ở đây biết rằng mối quan tâm của tôi đối với Israel và cộng đồng Do Thái đã có từ lâu... Thân phụ của tôi là chủ tịch Ủy ban Israel của Giáo hội Tô Cách Lan...Quan điểm của tôi là rất rõ ràng... về lịch sử Israel, về những thử thách và khổ nạn mà dân tộc Do Thái đã gánh chịu, về những đau thương và những mất mát khủng khiếp trong vụ Holocaust, cũng như cuộc đấu tranh phi thường của một dân tộc đã tạo dựng cho mình quê hương kỳ diệu này.
Bang giao với Hoa Kỳ
Thủ tướng Brown đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một cuộc họp báo ở thủ đô London tháng 4/2009.
Những phát biểu của Douglas Alexander, một phụ tá thân cận của Brown, tại Washington, D. C. được xem là chỉ dấu cho sự thay đổi trong chính sách, cũng là một lời nhắn gởi cho Hoa Kỳ: “Trong thế kỷ 21, khi sử dụng sức mạnh chúng ta cần cân nhắc xem sẽ xây dựng được điều gì... cần phải thể hiện trong lời nói và hành động rằng chúng ta là những người ủng hộ tinh thần quốc tế, không phải là những kẻ chủ trương hành động đơn độc, là những người hợp tác đa phương, không phải hành động đơn phương, tích cực chứ không thụ động, và được thúc đẩy bởi những giá trị nền tảng, chứ không phải vì những ích lợi nhất thời.”
Tuy nhiên, phát ngôn nhân phủ thủ tướng bác bỏ những suy diễn cho rằng Alexander muốn nước Anh xa lánh Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh rằng Anh Quốc không nhất thiết phải, theo cách nói của Tony Blair, “chung vai sát cánh” với George W. Bush trong những vụ can thiệp quân sự.
Brown cũng từng làm rõ quan điểm của mình: “Không ai được phép phân rẽ chúng tôi với Hoa Kỳ trong những vấn đề liên quan đến các thách thức chung mà hai bên cùng đối đầu trên khắp thế giới. Tôi nghĩ mọi người cần nhớ rằng mối quan hệ giữa nước Anh và nước Mỹ, giữa thủ tướng Anh và tổng thống Mỹ được xây dựng trên những điều hai bên cùng chia sẻ, đó là những giá trị lâu dài về tầm quan trọng của sự tự do, cơ hội, và nhân phẩm. Tôi sẽ tiếp tục làm việc cận kề, như Tony Blair từng làm, với chính phủ Mỹ.”
4. Tài diễn thuyết
Tạp chí The Spectator đưa tin, ông Brown đang yêu cầu các nhà xuất bản sách trả 100 nghìn USD cho một buổi diễn thuyết của ông. Cựu thủ tướng Anh cũng đã liên hệ với các hãng tổ chức sự kiện để tiến tới thỏa thuận cho các buổi thuyết trình của ông tại các nước Trung Đông và Châu Á.Tạp chí này còn cho biết, các công ty còn phải sắp xếp cho vị cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown ở những khách sạn 5 sao, xếp lịch bay VIP và vé máy bay hạng thương gia.Bà Sarah, vợ ông Brown rất có thể sẽ đồng hành cùng ông đến những buổi diễn thuyết ở mọi nơi trên khắp thế giới. Đương nhiên, chi phí phát sinh cho một suất "đi kèm" đặc biệt của bà Sarah cũng phải ngót nghét 20 nghìn USD. Như vậy, tổng chi phí để được ông Brown thuyết trình sẽ vào khoảng 120 nghìn USD/lần.
Gordon Brown, người vẫn luôn bận bịu với những cuộc diễn thuyết ở khắp nơi kể từ khi nghỉ hưu từ lâu, vẫn luôn nhấn mạnh rằng mình quan tâm tới ý nghĩa của công việc và làm việc có ích nhiều hơn là những lợi ích về mặt tài chính hay tiền bạc. Thế nhưng, nếu những thỏa thuận giữa ông Brown và các công ty tổ chức các sự kiện diễn thuyết, thuyết trình hoàn tất, ông Brown rất có thể sẽ phải đối mặt với những chỉ trích từ dư luận bởi ông đã "đòi hỏi quá cao".
Yêu cầu của ông Brown hiện đang bị giới phân tích Anh "đàm tiếu" rất nhiều. Một giám đ