Đề tài Phong thủy

Quái số của năm sinh là căn cứ để bạn định hướng tốt/xấu theo la bàn phong thủy. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bài trí và sắp xếp đồ đạc trong nhà, văn phòng theo hướng tốt tương đối và né tránh những vị trí xấu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Quái số được chia làm hai nhóm là Đông tứ trạch gồm 1, 3, 4, 9 và Tây tứ trạch gồm 2, 6, 7 và 8. Mỗi quái số đều bao hàm các hướng “cát”, “hung”; trong đó, các hướng Sinh Khí và Diên Niên là các hướng “thượng cát”, hướng Thiên Y là hướng “trung cát” và hướng Phục Vị là hướng “tiểu cát”. Các hướng hung bao gồm Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mệnh.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phong thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAN -I Đã có nhiều bài viết phong thủy đề cập đến Quái số như một cách nhận biết hướng tốt và xấu đối với bản thân mỗi người. Thế nhưng chắc hẳn chưa nhiều người biết rõ Quái số là gì và cách tính Quái số như thế nào. Quái số của năm sinh là căn cứ để bạn định hướng tốt/xấu theo la bàn phong thủy. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bài trí và sắp xếp đồ đạc trong nhà, văn phòng theo hướng tốt tương đối và né tránh những vị trí xấu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Quái số được chia làm hai nhóm là Đông tứ trạch gồm 1, 3, 4, 9 và Tây tứ trạch gồm 2, 6, 7 và 8. Mỗi quái số đều bao hàm các hướng “cát”, “hung”; trong đó, các hướng Sinh Khí và Diên Niên là các hướng “thượng cát”, hướng Thiên Y là hướng “trung cát” và hướng Phục Vị là hướng “tiểu cát”. Các hướng hung bao gồm Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mệnh. Có 2 cách để tính Quái số của bạn, thứ nhất là căn cứ vào bảng tra cứu năm sinh, thứ hai là làm phép tính. Bảng tra cứu theo năm sinh Khi làm phép tính, vì nam và nữ khác nhau nên khi dùng nhớ “Nam (10-). Nữ (5+)”. Bạn hãy lấy 2 số cuối trong năm sinh của mình cộng và rút gọn lại thành một số. Ví dụ người sinh năm 81, lấy 8+1=9. Nếu là nam, lấy 10-9=1. Nếu là nữ, lấy 5+9=14, rút gọn thành 5. Sau khi có được Quái số, tiếp tục tra bảng dưới đây để xác định các hướng “cát” và "hung" tương ứng với nó: PHAN – II Quái số 5 : Hàng trên số Nam, hàng dưới số Nữ. Theo DiaocOnline.vn Điểm nhấn trên tường Có nhiều sản phẩm ốp tường dùng để tạo các mảng nhấn, mảng trang trí như mảng màu, mảng ghép hình, bức phù điêu hoặc tranh vẽ Điểm Để tạo điểm nhấn cho bức tường, có các loại gạch có bề mặt giống như tráng men bóng trong và có các đường chỉ dát nhũ vàng, nhũ bạc. Bề mặt gạch có các bông hồng nổi có chiều sâu, mảng gạch tạo nên giống như bức mành tre, hoa cúc cành lá chìm, cánh hoa nổi có ánh nhũ. Gạch mosaic (gạch viên kích thước nhỏ, thường 2 x 2cm hoặc 3 x 3cm…) có nhiều loại như đá, ceramic, thuỷ tinh với các tông màu đa dạng giúp cho sự phối màu dễ dàng. Gạch mosaic có thể tạo các tranh tường theo ý muốn. Những viên gạch này có điểm thêm những vẩy nhũ tạo lung linh. Công nghệ mới còn cho ra những sản phẩm có màu nhũ với nhiều màu như trắng bạc, xám bạc, phù hợp với những căn nhà có phong cách hiện đại và đơn giản. Mosaic bằng đá không chỉ dùng cho vách mà còn có thể sử dụng ở bồn tắm và các ghế ngồi trong nhà cũng như ngoài trời. Hoa văn hoa cúc nổi Bức phù điêu ghép gạch của Đăng Hà Mảng Có những bức phù điêu, tranh treo tường bằng gạch. Thường các bức phù điêu này mang phong cách cổ điển châu Âu. Ngoài ra, còn có các loại phù điêu lớn được ghép bởi nhiều viên gạch như phù điêu hình Ai Cập cổ đại. Khách hàng có thể đặt nhà sản xuất vẽ theo yêu cầu những bức tranh trên gạch bằng chất liệu men, thuỷ tinh, vàng, platin. Hiện nay, Mỹ Đức là công ty có thế mạnh này, với cuộc triển lãm giới thiệu 19 sản phẩm do hoạ sĩ Đinh Cao Sơn thực hiện được tổ chức trong tháng 8.2008. Thị trường còn có Delcorea là những tấm ốp tường. Chất liệu gồm gỗ tự nhiên, gỗ bọc nhôm, PVC bọc nhôm, MDF dán giấy, formica. Bề mặt được tạo hình lồi lõm như lượn sóng, quả trám, khoét tròn, đường gân... Những nét lồi lõm này sẽ tạo hiệu ứng với ánh sáng tạo nên hình khối. Sản phẩm thích hợp dùng trong một mảng nhỏ mà ta muốn gây sự chú ý như phòng khách, đầu giường, phía sau quầy tiếp tân, tiền sảnh đón khách... Gạch nhũ vàng của Đăng Hà Click vào thanh này để xem hình đúng cỡ. Click vào thanh này để xem hình đúng cỡ. Tranh vẽ trên gạch của Mỹ Đức PHAN - III Phong thủy cho bếp ăn Bếp được cha ông ta xem như có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Dân gian ta còn thờ cúng các vị thần bếp hay Táo quân để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no. Căn bếp hiện đại với quầy bar. Theo thuật phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà, được ví như dạ dày của một cơ thể. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình... Chính vì vậy, khi thiết kế xây dựng, chúng ta luôn quan tâm đến một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu chế biến thức ăn với những trang thiết bị hiện đại, vừa là nơi ăn uống, thư giãn của cả gia đình. Ngoài yếu tố tiện nghi, bếp phải được xem xét ở các góc độ thẩm mỹ, kiến trúc và phong thủy. Bếp cần luôn thoáng sạch cho không khí lưu thông. Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi bị đường đi. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân. Bếp là nơi "hậu cung", phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp. Những căn bếp hiện đại vẫn cần tuân theo các nguyên tắc về phong thủy. Màu sắc gian bếp phải hài hòa theo phong thủy. Bếp là nơi đun nấu, là lửa, thuộc hành Hỏa, vì thế màu sắc thích hợp của bếp phải được xem xét theo bát quái. Bếp đặt ở góc đông bắc hoặc tây nam nên dùng màu vàng. Bếp đặt ở góc phía tây hoặc tây bắc nên dùng màu trắng, màu ghi. Bếp đặt ở góc phía đông, đông nam, hoặc phương bắc hợp với màu xanh. Bếp ở góc phía nam nên dùng màu vàng, màu ghi, kỵ màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn. Theo phong thủy, bàn ăn hình tròn được xem là đẹp. Bếp tránh đặt ngay dưới xà ngang, vì theo phong thủy xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hòa, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông. Trong gian bếp của những căn nhà hiện đại thường bố trí bàn ăn ngay trong khu vực bếp. Bàn ăn nên được thiết kế với hình dạng cơ bản, đầy đặn để tạo cảm giác ấm cúng khi ăn. Tránh những hình dạng tam giác, góc nhọn hoặc hình thù kỳ dị. *Phòng bếp Tư vấn: Vnkientruc PHAN IV Nguyên tắc "5Đ" - Phong thủy với vật liệu xây nhà Cũng như các nguyên lý phong thủy khác, sử dụng vật liệu trong nhà cửa là cả một quá trình và có nhiều nguyên tắc cần tuân thủ. Có rất nhiều tiêu chí nhưng tập trung cơ bản ở "5Đ". Đủ Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau... Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa. Vật liệu phải dùng đúng chỗ đúng nơi, thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa sang Đúng Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải... hơn là dùng đá hay kính. Đáng Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài. Đẹp Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ. Độc Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà. Vật liệu độc đáo tạo nên style riêng cho từng không gian Tóm lại, sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo). Theo Nhà Đẹp PHAN- V Hướng nhà: Hiểu đúng và đủ Phong thuỷ có câu “nhất vị, nhị hướng“, tức là vị trí, cách xếp đặt quan trọng hơn cả, nếu gặp hướng không tốt thì có thể xoay trở vị trí để khắc phục. Mặt khác, hướng nhà phải được hiểu một cách toàn diện và duy vật, chứ không phải chỉ một chuyện hướng hợp tuổi như nhiều người lầm tưởng. Trong môi trường thiên nhiên, các hướng vốn không đổi. Sở dĩ có lẫn lộn về hướng tốt xấu là vì có nhiều quan điểm khác nhau và thiếu giải thích rõ ràng. Thực ra, bốn phương tám hướng mà chúng ta biết đều có các đặc tính riêng tuỳ theo cách xem xét. Có bốn tiêu chí sau để đánh giá tốt xấu về hướng khi làm nhà: 1. Tốt xấu theo hướng khí hậu: ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, bởi đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi đó, các hướng tây, tây bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng đông bắc. Hướng bắc nằm giữa hai hướng tây bắc (nắng chiều) và đông bắc (gió lạnh) nên cũng không tốt lắm. Bởi thế, “làm nhà hướng nam”là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh. 2. Tốt xấu theo hướng mệnh trạch: có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hoá truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung. Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh. Nguyên tắc chung là người theo nhóm đông tứ mệnh thì ở nhà đông tứ trạch, người theo nhóm tây tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp. Dùng hình khối lồi thụt, mái che, cây xanh, mở cửa hạn chế... là những biện pháp hiệu quả khắc phục hướng khí hậu xấu Nhà phố có hướng khí hậu phù hợp mở cửa đón gió, hướng bên hông xây tường dày, trồng cây giảm nóng 3. Tốt xấu theo hướng phương vị: là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó. Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét. Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo. Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau. 4. Tốt xấu theo hướng giao tiếp: ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp. Cha ông ta dạy nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản. Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị. Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không. Phân tích và tổng hợp để chọn hướng cho nhà Phân tích theo hướng mệnh trạch, mỗi người đều có đến 4 hướng cát và 4 hướng hung nên dễ dàng linh hoạt điều chỉnh để hướng mệnh trạch phối hợp tốt với hướng giao tiếp và hướng khí hậu. Thậm chí gia chủ (thường là người cha, người chồng) gặp hướng không hợp tuổi, nhưng các thành viên khác trong gia đình lại hợp thì ngôi nhà vẫn tốt cho đa số, chỉ cần thay đổi vị trí, phương hướng tại không gian của riêng gia chủ. Phân tích theo hướng phương vị, nếu hoàn cảnh chung quanh trước sau không thuận tiện thì có thể xoay hướng nhìn (chỉnh cửa, đổi vị trí chức năng phòng, đảo bếp…) sao cho phương vị thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ các hướng kia. Cần lưu ý nguyên tắc đa cát thắng thiểu hung để chọn giải pháp nào đạt nhiều điều tốt hơn chứ không nhất thiết phải đạt tốt tối đa! Một ngôi nhà xoay hướng cửa ra vào bên hông để tránh hướng xấu. Cửa gara vẫn giữ hướng cũ Hướng khí hậu vốn không thay đổi, nên khi chọn nhà hợp mệnh mà gặp hướng nắng gắt (tây) thì vẫn có thể dùng kết cấu, hình khối lồi thụt để bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn. Thậm chí nhà phố hướng tây chưa chắc đã nóng vì mặt tiếp xúc hướng tây chỉ khoảng 4 đến 6m có thể dùng lam, trồng cây che chắn. Trong khi đó, mặt bên hông dài được hướng nam nếu khéo mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn lấy gió rất mát. Phân tích theo hướng giao tiếp, khi một nhà nhìn ra hướng tốt so với tuổi gia chủ nhưng vị trí trong hẻm quá nhỏ, hoặc nằm bên đường xa lộ cao tốc khó rẽ vào được thì hướng giao tiếp của nhà đó cũng xấu đi. Hoặc có nhà ở bên cạnh xưởng máy ồn ào thì dù dễ đi ra đi vào, nhưng giao tiếp vẫn không thoải mái. Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường người đó cư ngụ, ta sẽ có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất. Bốn loại hướng nêu trên phải được quan tâm và xử lý cụ thể từ xa đến gần chứ không đơn giản chỉ là hướng hợp tuổi (mệnh trạch). Rõ ràng vai trò của người làm quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống thuận tiện, an lành cho khu dân cư. Khi đi vào từng ngôi nhà cụ thể, người kiến trúc sư sẽ quyết định cách xử lý về khí hậu, giao tiếp và phương vị (tức chiếm 3/4 loại hướng nêu trên) thông qua bố trí mặt bằng, phân khu chức năng, mở cửa, xử lý nội ngoại thất… mà chắc chắn không “thầy” địa lý nào có thể làm thay được. Cứ cho là kiến trúc sư chưa rành về Dịch học hoặc không thích bấm tay xem tuổi giáp ất càn khôn thì anh ta vẫn có thể dùng bảng tính tuổi mà gia chủ cung cấp (đi xem thầy, coi sách…) như một cơ sở thông tin góp phần xử lý hoàn thiện phương án thiết kế. Theo Sài Gòn tiếp thị PHAN VI Bí quyết bài trí nội thất khi nhà có sản phụ Phụ nữ khi mang bầu cần học hỏi rất nhiều điều, không chỉ là cách ăn cách mặc, mà còn phải học về dinh dưỡng, y học và tâm lí.v.v.. Trên thực tế, nhà ở cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nghiên cứu về phong thủy khi trong nhà có người mang bầu là việc làm cần thiết, để cho sinh linh bé nhỏ lớn lên một cách khỏe mạnh và thuận lợi nhất có thể! Những chuyên gia phong thủy cho rằng, việc dịch chuyển khí trong nhà có ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi và sản phụ. Vì vậy, việc sắp đặt bố cục nhà sản phụ lấy trọng điểm là đón khí, trong đó đón ánh mặt trời và vượng khí là tốt nhất. Phòng của sản phụ phải luôn duy trì lưu thông không khí, thường xuyên mở cửa sổ thay đổi luồng khí, không nên vì mùa hè nóng nực mà luôn đóng kín cửa giữ lại hơi lạnh trong phòng. Ngoài ra, phòng cũng không nên quá tối, cần có lượng ánh sáng cần thiết và duy trì tập trung luồng sáng thích hợp, đẩy lùi khí âm. Phòng của sản phụ nên thông thoáng, duy trì lưu thông không khí và đón được ánh sáng mặt trời Ngoài ra, hướng Tây Nam vị trí Vượng Khí, hướng chính Đông thì vui mừng , có thể theo 2 hướng này mà sắp xếp bố cục chính trong gia đình và trong phòng. Ở hướng Tây Nam đặt động vật dưới nước hoặc đồ trang trí lưu động nước, có tác dụng gia tăng luồng khí, khiến cho bé ra đời một cách thuận lợi. Ở phía Đông cần nhiều màu xanh, như là thảm xanh, đồ bày biện màu xanh , đem lại niềm vui, khiến cho bé càng khỏe mạnh và thông minh. Đối với những căn phòng hướng Đông thì nội thất màu xanh sẽ giúp bé khỏe mạnh, năng động và thông minh hơn Đối với sản phụ và thai nhi mà nói, trừ phi có yếu tố bất lợi thì việc duy trì luồng khí và sự ổn định là quan trọng nhất. Nhà nghiên cứu Trịnh Kì (TQ) cho rằng, trong thời kì người mẹ mang thai, trong nhà tốt nhất không nên tiến hành lắp đặt, động thổ, sửa sang bếp núc, cũng không nên đổi phòng và di dời giường ngủ. Thông thường mà nói, nếu như trong một môi trường nào đó có thể thụ thai, thì không có vấn đề gì lớn lắm, không nên thay đổi điều gì để tránh đem lại rắc rối. Sản phụ trong thời kì mang thai không nên chuyển dời, vì thai nhi đã quen với môi trường đó mà sinh ra và lớn lên, nếu phải chuyển đến một môi trường mới, từ trường, thanh trường và mọi thứ trong nhà mới đều thay đổi, một khi thai nhi không cách nào thích nghi thì có khả năng khó phát triển hoặc thậm chí đem đến nguy hiểm. Giường ngủ cho sản phụ luôn cần giữ gìn một cách gọn gàng và sạch sẽ và tránh để những đồ lặt vặt không cần thiết dưới gầm giường Giường nghỉ và ngủ của sản phụ cũng cần phải chú ý. Thông thường, cần giữ cho giường sạch sẽ và gọn gàng. Nếu dưới gầm giường có khoảng trống nhất định, cần chú ý chỉ được để quần áo chăn nệm sạch, không được để quần áo cũ, vật linh tinh và những đồ vật kì quặc nào khác, đặc biệt là đồ vàng, hòm công cụ và đồ chơi. Nếu như trước kia dưới gầm giường có tạp vật, cần thay đổi vị trí giường, tốt nhất là chọn ngày lành và sản phụ không có mặt để di dời giường và tạp vật, để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phần đông mọi người thích bày biện những đồ trang trí trong nhà, để đem lại may mắn hoặc tránh điềm đen đủi. Vật may mắn không được để tùy tiện, đặt sai đồ hay đặt sai vị trí đôi khi còn có tác dụng ngược. Đặc biệt là khi trong nhà có sản phụ, việc sử dụng vật may mắn càng cần đến sự kĩ càng. Bức tranh treo đầu giường sinh động giúp cho thai nhi phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo Đối với sản phụ mà nói, đồ trang trí phù hơp cần phải sáng sủa giản đơn, những bức vẽ bức tranh đem lại niềm vui làm chính . Ví như tranh sơn thủy, tranh phong cảnh, ảnh các thiên thần nhỏ tươi cười.v.v.. Không nên xuất hiện những bức tranh động vật, như sư tử, hổ, voi… Kiếm cổ, chuông gió, cũng là những thứ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, không nên đặt trong nhà. Ngoài ra hoa cỏ thực vật trong nhà cũng không nên quá nhiều, nếu không thì âm khí quá nặng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, bình cá cũng không nên sắp đặt tùy tiện. Theo Remak Architecture PHAN VII: Sắp xếp phương vị trong Phong thủy Khi sắp xếp các khu chức năng trong một ngôi nhà, bản thân các khu vực tốt xấu và mối quan hệ với người cư ngụ cần phải được tính toán từ đầu, theo những quy luật về công năng, thẩm mỹ và tâm lý sử dụng. Từ thế giới quan của người xưa Một trong những tri thức con người có sớm nhất chính là khả năng nhận biết phương hướng, trái phải, trước sau. Từ điều kiện khí hậu cụ thể của nước ta là gió mát và lành ở hướng đông-nam, nam, gió lạnh từ đông-bắc, nắng gắt từ tây và tây-bắc… thì những kinh nghiệm truyền lại luôn nhắc nhở rằng khi xây cất nhà cửa gia chủ cần coi trọng phương vị để tránh dữ đón tốt. Cụ thể như việc xoay hướng nhà về các phía lân cận nam để nhận gió mát, trồng cây cao lá dày ở phía bắc và đông-bắc để che gió lạnh mùa đông… đều giúp cho người cư ngụ có một môi trường sống tốt nhất trong điều kiện có thể. Việc chú ý bên trái, bên phải cũng là cách chọn phương vị sao cho thuận lợi, xuất phát từ quan niệm xem ngôi nhà cũng như cơ thể người ta, đa phần mọi người thuận tay phải cho các hoạt động, trong khi trái tim nằm bên trái cần che chở, do vậy người xưa quan niệm ngôi nhà phần bên trái thuộc Long (tính theo chiều người đứng bên trong nhà nhìn ra ngoài) nếu quay về hướng nam thì bên trái là Mộc, màu xanh nên gọi là Thanh long, cần đầy đặn sáng sủa. Phía bên phải là phương tây, màu trắng, hành Kim gọi là Bạch Hổ, không được lấn át Thanh long. Sau lưng là hướng bắc, thuộc Thủy, màu đen gọi là Huyền Vũ, cần cao dày làm chỗ dựa. Trước mặt là hướng nam, thuộc Hỏa, màu đỏ, gọi là Chu Tước nên thoáng đãng sáng tươi. Những vật bi