Theo từ điển Wikipedia, phong thủy là học thuyết
nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí,
mạch nước đến đời sống hạnh phúc của con người.
Khái niệm phong thủy trước đây hầu như chỉ xuất
hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nhưng gần
đây đã đi vào cả lĩnh vực marketing với những biến
thể nhất định.
Nhiều doanh nhân trước khi thành lập doanh nghiệp
đã rất thận trọng khi xem tuổi của những người hợp
tác với mình hay lựa chọn màu sắc cho thương hiệu,
văn phòng
Chẳng hạn người có mệnh Thủy tránh sử dụng các
màu nóng như đỏ, cam, vàng để trang trí văn phòng
và thiết kế thương hiệu; người tuổi Tý không cộng tác
với những người tuổi Ngọ Liệu có logic nào mang
tính khoa học không hay đơn thuần đó chỉ làniềm tin
của một số người mê tín?
Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu thì lại
cho rằng: coi trọng yếu tố “phong thủy” trong xây
dựng thương hiệu là cần thiết, nhưng cần quan niệm
phong thủy trong marketing như là một môn khoa
học thực sự, chứ không phải là mê tín dị đoan.
Yếu tố “phong thủy” trong xây dựng thương hiệu
thường liên quan đến bốn khía cạnh của hệ thống
nhận diện thương hiệu:
1. Logo
2. Màu sắc
3. Địa điểm giao dịch
4. Thông điệp truyền thông
1. Logo
Một logo được coi là “hợp phong thủy” nếu nó phù
hợp với tính cách của thương hiệu và quan trọng hơn,
được khách hàng chấp nhận. Đây là điểm khác biệt
rất lớn với khái niệm phong thủy thông thường.
Sự phù hợp ở đây được hướng đến đối tượng là
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, chứ không
phải là phù hợp với tuổi hay mệnh của người chủ
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua trên thị trường Việt
Nam chứng kiến hàng loạt vụ thay đổi hệ thống nhận
diện thương hiệu, chủ yếu của các doanh nghiệp
trong nước như: Ngân hàng Đông Á, Mobifone,
Vinaphone
Nguyên nhân sâu xa của những đợ
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong thủy trong maketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức marketing: Phong thủy trong
Marketing
Theo từ điển Wikipedia, phong thủy là học thuyết
nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí,
mạch nước đến đời sống hạnh phúc của con người.
Khái niệm phong thủy trước đây hầu như chỉ xuất
hiện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nhưng gần
đây đã đi vào cả lĩnh vực marketing với những biến
thể nhất định.
Nhiều doanh nhân trước khi thành lập doanh nghiệp
đã rất thận trọng khi xem tuổi của những người hợp
tác với mình hay lựa chọn màu sắc cho thương hiệu,
văn phòng…
Chẳng hạn người có mệnh Thủy tránh sử dụng các
màu nóng như đỏ, cam, vàng để trang trí văn phòng
và thiết kế thương hiệu; người tuổi Tý không cộng tác
với những người tuổi Ngọ… Liệu có logic nào mang
tính khoa học không hay đơn thuần đó chỉ là niềm tin
của một số người mê tín?
Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu thì lại
cho rằng: coi trọng yếu tố “phong thủy” trong xây
dựng thương hiệu là cần thiết, nhưng cần quan niệm
phong thủy trong marketing như là một môn khoa
học thực sự, chứ không phải là mê tín dị đoan.
Yếu tố “phong thủy” trong xây dựng thương hiệu
thường liên quan đến bốn khía cạnh của hệ thống
nhận diện thương hiệu:
1. Logo
2. Màu sắc
3. Địa điểm giao dịch
4. Thông điệp truyền thông
1. Logo
Một logo được coi là “hợp phong thủy” nếu nó phù
hợp với tính cách của thương hiệu và quan trọng hơn,
được khách hàng chấp nhận. Đây là điểm khác biệt
rất lớn với khái niệm phong thủy thông thường.
Sự phù hợp ở đây được hướng đến đối tượng là
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, chứ không
phải là phù hợp với tuổi hay mệnh của người chủ
doanh nghiệp. Thời gian vừa qua trên thị trường Việt
Nam chứng kiến hàng loạt vụ thay đổi hệ thống nhận
diện thương hiệu, chủ yếu của các doanh nghiệp
trong nước như: Ngân hàng Đông Á, Mobifone,
Vinaphone…
Nguyên nhân sâu xa của những đợt thay áo mới này
cũng là để “hợp phong thủy”. Logo trước đây của
Ngân hàng Đông Á được vẽ trên một hình vuông với
nhiều góc cạnh rất nhọn - điều tối kỵ của các doanh
nghiệp dịch vụ.
Bởi trong lĩnh vực này, trước khi quảng bá sản phẩm
dịch vụ, doanh nghiệp cần phải tạo được lòng tin đối
với người tiêu dùng. Sự an toàn, tin cậy là điều vô
cùng cần thiết nhưng chính những góc cạnh của logo
cũ tạo ra sự bất an, cảm giác gai gai cho người tiêu
dùng. Vì thế, một cuộc “lột xác” cho Ngân hàng Đông
Á là vô cùng cần thiết. Logo mới có hình tượng mặt
trời phương Đông, là sự cách điệu của ba chữ A lồng
vào nhau, tạo sự tin tưởng, vững chắc.
Ngược lại, những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo,
năng động với những bước phát triển đột phá như
công nghệ thông tin, quảng cáo… thì lại có thể dùng
những logo với nhiều góc cạnh để phù hợp với tính
cách thương hiệu của doanh nghiệp.
2. Màu sắc
Việc lựa chọn màu sắc cho hệ thống nhận diện
thương hiệu phải truyền tải thông điệp thích hợp tới
các khách hàng. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các
ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những
giá trị biểu đạt khác nhau.
Theo văn hóa của người Việt Nam, có thể chia các
màu sắc ra thành hai gam màu cơ bản là: màu nóng
(đỏ, cam, vàng, tía…) và màu lạnh (xanh da trời,
trắng…).
Tông màu nóng là biểu tượng cho sự độc đáo, đem
lại cảm giác ấm cúng cho người tiêu dùng. Trong khi
đó, các gam màu lạnh lại tạo được sự an toàn, tin
tưởng, nghiêm túc, sang trọng, lịch lãm…
Việc lựa chọn màu sắc được coi là “hợp phong thủy”
nếu nó thực sự giúp khơi gợi trí nhớ của người tiêu
dùng về tính chất và hình ảnh sản phẩm dễ dàng
hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu
trong lĩnh vực fast-food lại thường chọn các màu
nóng, như màu đỏ của KFC hay màu đỏ và vàng của
Lotteria…
Lý do là các màu này tạo cảm giác ngon miệng và sự
ấm cúng cho khách hàng.
Việc chọn tông màu không chỉ phụ thuộc quan điểm,
mục tiêu phát triển của doanh nghiệp mà còn phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài như sở thích của
khách hàng, màu sắc của đối thủ cạnh tranh.
Trở lại với ví dụ về KFC và Lotteria, vì đối tượng mục
tiêu của các thương hiệu này chủ yếu là giới trẻ nên
gam màu nóng cũng phù hợp với tính cách năng
động, trẻ trung của người trẻ tuổi.
Thương hiệu Pepsi đã từng có một thời gian dài rơi
vào khủng hoảng do lúng túng lựa chọn tông màu
chủ đạo giữa đỏ và xanh. VàMàu đỏ tạo cảm giác
ngon mệng và ấm cúng cho khách hàng
sự khác biệt chỉ thực sự được tạo ra khi thương hiệu
này chính thức lựa chọn màu xanh nước biển, màu
đối lập với đối thủ cạnh tranh truyền thống Coca-
Cola.
Sự phối hợp giữa các gam màu cũng phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định, đảm bảo sự cân bằng
âm dương. Việc kết hợp màu đen và đỏ trong logo
của HSBC đã có tác dụng tương hỗ nhau, vừa tạo sự
tin tưởng cho khách hàng (gam màu lạnh - màu đen),
vừa khẳng định đẳng cấp và sự năng động của ngân
hàng (gam màu nóng).
Tóm lại, việc lựa chọn màu sắc chủ đạo cho thương
hiệu được coi là “hợp phong thủy” khi đảm bảo sự
phù hợp với các yếu tố đối nội và đối ngoại của
doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố quan trọng nhất
là quan điểm phát triển của doanh nghiệp, đối tượng
khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
3. Địa điểm giao dịch
Là nơi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì
vậy, khi chọn địa điểm để thương hiệu hiện diện cần
có sự tính toán một cách khoa học.
Ngoài những yếu tố phong thủy truyền thống về ánh
sáng, bố trí nội thất, cần quan tâm đến những yếu tố
mới trong nghệ thuật phong thủy. Chẳng hạn cần
hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, họ
thường xuất hiện ở đâu và thích đến nơi nào, từ đó
sẽ có nhiều lựa chọn về địa điểm giao dịch.
Hệ thống quán cà phê cao cấp Highlands thường
được đặt ở tầng trệt các cao ốc hạng A bởi lý do đơn
giản đây là nơi hiện diện của các doanh nghiệp lớn,
đẳng cấp nên những người ra vào các tòa nhà hầu
hết đều có thu nhập cao, đúng với phân khúc thị
trường mà Highlands nhắm đến.
Tương tự như vậy, các tiệm ăn nhanh thường được
đặt gần các trung tâm Anh ngữ hay trường quốc tế
bởi đây là địa điểm của lứa tuổi teen - những khách
hàng trung thành của KFC hay Lotteria.
Cũng chính từ những logic khoa học này, ở nước ta
đã hình thành phố Wall Việt Nam - đường Nguyễn
Công Trứ (TP.HCM) hay Láng Hạ (Hà Nội), nơi tụ tập
hầu hết các công ty chứng khoán và ngân hàng lớn
nhỏ; hay như đường Lê Văn Sỹ (TP.HCM) là chốn
hiện diện của các thương hiệu thời trang bình dân
trong khi đường Nguyễn Trãi (TP.HCM) lại là nơi xuất
hiện của các thương hiệu thời trang cao cấp…
4. Thông điệp truyền thông
Là thành tố đầu tiên của quá trình thông tin đến
người tiêu dùng qua các phương tiện truyền thông
như quảng cáo trên tạp chí hay truyền hình, PR…
Một bức thông điệp của doanh nghiệp sẽ dễ đi vào
tâm trí của người nghe nếu nó “hợp tai”. Các tiêu chí
để đánh giá một slogan “hợp phong thủy” bao gồm:
dễ nhớ, ngắn gọn và có điểm kết ấn tượng.
Đối với ngành dịch vụ, nơi cần tạo ra sự an toàn, tin
cậy thì các slogan cần tránh sự trúc trắc và phải tận
dụng tối đa các thanh bằng. Chính vì hiểu được
nguyên tắc này, rất nhiều thông điệp của các ngân
hàng trong thời gian qua đã đi vào tâm trí của người
tiêu dùng: “Ngân hàng của mọi nhà” (ACB), “Người
bạn đồng hành tin cậy” (Đông Á)…
Ngược lại, một số doanh nghiệp lại chọn thông điệp
rất khó nhớ như: “Giá trị tích lũy niềm tin” bởi có quá
nhiều thanh nặng. Trong tiếng Việt, số lượng từ của
slogan thường ít khi vượt qua số chín - con số được
coi là rất đẹp và đủ dài để lưu lại trong tâm trí người
tiêu dùng.
Thông điệp ngắn gọn “Tận tình phục vụ” của bảo
hiểm Bảo Minh đã tạo ra sự tin cậy, cảm giác an tâm
và tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy, cho dù là trên phương diện nào, yếu tố
“phong thủy” trong marketing cần phải được hiểu
đúng là yếu tố dành cho khách hàng, sự phù hợp phải
tuân theo tiêu chí là với sở thích của phần lớn các
khách hàng mục tiêu, chứ không phải là với “cái tôi”
của người chủ doanh nghiệp.
Hiểu được điều này, các doanh nghiệp sẽ sớm thành
công trên bước đường chinh phục khách hàng.
SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Ôm đồm: Thông thường các doanh nghiệp thường cố
gắng biểu hiện tất cả các ngành nghề đang kinh
doanh trên logo. Công ty sản xuất về cơ khí thế nào
cũng phải có bánh răng, búa, kìm…
Công ty bất động sản thì nhất định phải có hình
tượng về cầu đường, nhà cửa… Điều này sẽ gây khó
khăn cho chính doanh nghiệp khi mở rộng hoặc
chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.
Thích đao to búa lớn: Nhiều doanh nghiệp lựa chọn
các biểu tượng kinh doanh quá to tát, đôi khi xa rời
với hoạt động doanh nghiệp. Cứ công ty xuất nhập
khẩu là phải có hình quả địa cầu, tàu biển, máy bay…
để thể hiện giao lưu với quốc tế, trong khi mục đích
phát triển của doanh nghiệp như thế nào, giá trị mà
khách hàng thu được là gì thì không thể hiện được.
Tham lam: Khi thiết kế logo, doanh nghiệp Việt Nam
thường sử dụng rất nhiều màu sắc, đường nét và đôi
khi sự phối hợp hoàn toàn không mang tính hỗ trợ
nhau, gây phản cảm cho khách hàng.
Lạm dụng yếu tố cá nhân:Điều này thường xảy ra với
khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người chủ doanh
nghiệp có nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn màu
sắc cho hệ thống nhận diện thương hiệu, đôi khi đến
mức phản khoa học. Về mặt tâm linh, có người cho
rằng mình mạng Thổ (Đất) nên chọn màu sắc chủ
đạo là màu vàng.
Nhưng xét về “phong thủy” trong marketing, đối
tượng khách hàng mục tiêu hướng đến nếu là tuổi
teen thì đây sẽ là một màu không phù hợp.
** Ý kiến của ông Nguyễn Trọng Tấn - Chuyên gia tư
vấn thương hiệu Công ty Lantabrand:
Phong thủy trong marketing được hiểu là sự phù hợp
của thương hiệu đối với thị trường và khách hàng
mục tiêu. Sự phù hợp này tạp sự thoải mái và gẫn gũi
với khách hàng khi mua và sử dụng thương hiệu đó
và được thể hiện qua các yếu tố:
Sự phù hợp trong định vị thương hiệu: Khi một
thương hiệu có một định vị tốt, khác biệt với đối thủ,
phù hợp với thị trường mục tiêu có nghĩa rằng thương
hiệu đó có định vị phù hợp với "phong thủy".
Sự phù hợp trong thiết kế logo và hệ thống nhận diện
thương hiệu: một logo đơn giản, phù hợp với ngành
nghề kinh doanh, màu sắc phù hợp với khách hàng và
nội bộ doanh nghiệp được gọi là logo phù hợp với
"phong thủy". Theo quan niệm Á Đông, mệnh và tuổi
của người chủ thương hiệu cũng rất quan trọng với
màu sắc và hình dáng của logo.
Sự phù hợp trong phân phối: mỗi doanh nghiệp có
một đặc điểm phân phối riêng và người quản lý
thương hiệu cần phải xác định được kênh phân phối
và địa điểm phân phối phù hợp với thương hiệu của
mình. Sự phù hợp trong kênh phân phối là phong
thủy đối với doanh nghiệp.