Năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, hai
miền Nam Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ lớn nhất đặt ra trước mắt là phải khắc phục được hậu
quả nặng nề của chiến tranh để lại và cải tạo nền kinh tế miền Nam cho phù hợp với
mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao
cấp từ nhiều năm nay không được tạo động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội
chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế, kìm hãm sản xuất
làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và
phát sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Cơ chế đó quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu không phù
hợp với nguyên tắc dân chủ. Các cơ quan quản lý hành chính – kinh tế can thiệp sâu
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng lại không chịu trách
nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình, đẫn đến các đơn vị kinh tế cơ sở
vừa không có quyền tự chủ vừa không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả+ sản xuất,
kinh doanh.
Cơ chế đó chưa chú ý đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, dẫn tới
cách quản lý và kế hoạch hoá thông qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện
vật là chủ yếu, hạch toán kinh tế là hình thức, không ràng buộc trách nhiệm và lợi ích
vật chất với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động, tách rời việc trả công lao
động với số lượng và chất lượng lao động. Thêm vào đó là bộ máy quản lý Nhà nước
cồng kềnh với những cản bộ quản lý kém năng động, không thạo kinh doanh, với
phong cách quản lý quan liêu cửa quyền. Cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên
những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan duy ý
chí.
25 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quan điểm toàn diện trong việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Lời nói đầu
Năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, hai
miền Nam Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ lớn nhất đặt ra trước mắt là phải khắc phục được hậu
quả nặng nề của chiến tranh để lại và cải tạo nền kinh tế miền Nam cho phù hợp với
mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao
cấp từ nhiều năm nay không được tạo động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội
chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế, kìm hãm sản xuất
làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và
phát sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Cơ chế đó quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu không phù
hợp với nguyên tắc dân chủ. Các cơ quan quản lý hành chính – kinh tế can thiệp sâu
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng lại không chịu trách
nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình, đẫn đến các đơn vị kinh tế cơ sở
vừa không có quyền tự chủ vừa không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả+ sản xuất,
kinh doanh.
Cơ chế đó chưa chú ý đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, dẫn tới
cách quản lý và kế hoạch hoá thông qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện
vật là chủ yếu, hạch toán kinh tế là hình thức, không ràng buộc trách nhiệm và lợi ích
vật chất với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động, tách rời việc trả công lao
động với số lượng và chất lượng lao động. Thêm vào đó là bộ máy quản lý Nhà nước
cồng kềnh với những cản bộ quản lý kém năng động, không thạo kinh doanh, với
phong cách quản lý quan liêu cửa quyền. Cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên
những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan duy ý
chí.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong
những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được các
Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000
và nhiều Nghị quyết Trung Ương Đảng khẳng định, trong đó cơ chế thị trường và quản
lý Nhà nước là hai yếu tố cơ bản, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện
quá trình đổi mới thông qua việc thiết lập một chương trình đổi mới về thể chế một
cách sâu rộng, triệt để và toàn diện nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiếp theo tại Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) và Đại hội Đảng lần thứ VIII
(năm 1996), đảng chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ, toàn diện cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết
xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường: thị trường hàng hoá, dịch vụ; thị trường sức lao
động; thị trường bất động sản; thị trường vốn... Hoàn chỉnh đồng bộ và toàn diện hệ
thống các công cụ quản lý kinh tế trị trường xã hội chủ nghĩa xã hội với các công cụ
như: pháp luật về kinh tế; kế hoạch hoá; các chính sách tài chính tiền tệ; nâng cao hiệu
lực quản lý kinh tế.
Do vậy, việc nghiên cứu “Quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là hết sức quan trọng và cấp bách. Trong
thời gian qua, nhờ có đường lối mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng và nỗ lực phấn đấu
của toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rất quan trọng: đã
thoát khỏi khủng hoảng, đạt tốc độ phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện
đáng kế, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh quốc gia được giữ vững. Từ một
nền kinh tế hiện vật, kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, chúng ta đã từng bước
chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa trên qui luật giá
trị và tín hiệu cung cầu của thị trường, có sự quản lý của Nhà nước thông qua sử dụng
các công cụ điều tiết vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền
kinh tế. Từ nền kinh tế đơn thành phần, chúng ta chuyển sang nền kinh tế đa thành
phần với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế. Từ chỗ bị bao vây cấm
vận, chỉ quan hệ với một số nước, chúng ta đã tranh thủ thời cơ từng bước hội nhập với
nền kinh tế thế giới, bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, đa dạng
hoá, đa phương hoá, phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước. Và nhất là hiện
nay trong lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia góp ý xây dựng Chiến lược
10 năm phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2001 – 2005 thì việc nghiên cứu quan điểm toàn diện lại càng trở nên quan trọng
và cấp thiết .
Phần I
Những lý luận về quan điểm toàn diện
I. Cơ sở lý luận:
Quan điểm toàn diện được xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của
phép biện chứng đó là:
- Các sự vật, hiện tượng không tồn tại cô lập mà thống nhất với nhau trong đó
các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, quy
định và chuyển hoá lẫn nhau.
- Không chỉ trong tự nhiên mà cả trong lĩnh vực đời sống xã hội và tinh thần,
mọi sự vật - hiện tượng tồn tại bằng cách tác động qua lại lẫn nhau.
- Sự liên hệ đó chỉ là tính khách quan và là tính phổ biến của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan.
Trong thế giới khách quan có vô vàn mối liên hệ, chúng rất đa dạng và giữ vai
trò vị trí khác nhau trong sự tồn tại, vận động và phát triển sự vật hiện tượng:
- Có mối liên hệ bên trong (sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt các yếu tố,
các bộ phận ở bên trong sự vật hiện tượng), lại có mối liên hệ bên ngoài; nói chung mối
liên hệ này không có ý nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường thông qua mối liên hệ bên
trong mà phát huy tác dụng đối với các sự vận động và phát triển của sự vật. Tuy
nhiên, nó cũng là mối liên hệ hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy,
không có một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời những sự kiện khác.
Chẳng hạn, qua cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại vừa tạo ra thời
cơ, nhưng cũng vừa tạo ra những thách thức to lớn đối với tất cả các nước chậm phát
triển. Nước ta có tranh thủ được thời cơ do cuộc cách mạng đó tạo ra hay không, trước
hết và chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân ta.
Xong chúng ta cũng khó xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nếu không hội nhập
quốc tế, không tận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ mà thế giới đạt được. Nói cách khác, mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan
trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định.
- Có mối liên hệ chung trong toàn bộ thế giới, cũng có mối liên hệ riêng trong
từng lĩnh vực cụ thể.
- Có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật hiện tượng, lại có những mối
liên hệ gián tiếp (sự vật, hiện tượng liên hệ tác động qua lại lẫn nhau thông qua một
hay nhiều khâu trung gian).
Từ nhận thức trên, trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có
các yếu tố thị trường, các công cụ quản lý nền kinh tế. Quan điểm toàn diện ở đây thể
hiện ở chỗ muốn xây dựng nền kinh tế thị trường phải xây dựng các yếu tố thị trường
mang tính đồng bộ, tính toàn diện, phải xây dựng các công cụ đồng thời cùng hoạt
động chứ không thể xây dựng riêng rẽ, như vậy sẽ rất khó có tác dụng trong việc xây
dựng nền kinh tế. Các thị trường hàng hoá, dịch vụ cụ thể (thị trường vốn, thị trường
lao động...) mà ngay bản thân nền kinh tế cũng vậy, nó không tồn tại trong trạng thái
cô lapạ, mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế - chính trị -
ngoại giao; kinh tế, chính trị, đạo đức - pháp quyền; kinh tế - chính trị - khoa học -
nghệ thuật...
II. Yêu cầu của quan điểm toàn diện:
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng về sự vật chúng ta phải
xem xét nó trên hai khía cạnh: thứ nhất là trong mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, các thuộc tính khác của chính sự vật đó; thứ hai là trong mối quan hệ giữa các
sự vật đó với sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).
V.I Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó ”
(V.I Lênin toàn tập Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva, 1979, t.42, tr364).
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó
trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. ứng với mỗi con người, mỗi
thời đại và trong một hoàn cảnh nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được
một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ
là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.
Như vậy, quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự
tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện không đồng
nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hiện
tượng; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của
sự vật hay hiện tượng đó.
Ví dụ: Quan điểm của Đại hội VI là đổi mới toàn diện là yêu cầu sống còn cả nền kinh
tế nước ta. Trong đó đổi mới kinh tế phải toàn diện, từng bước đổi mới hệ thống chính
trị. Như vậy, đổi mới kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất.
III. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện:
Để cải tạo một sự vật, hiện tượng, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động thực
tiễn, đòi hỏi một hệ thống các biện pháp nhất định. Nếu thiếu tính toàn diện trong các chủ
trương biện pháp thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Song toàn diện đồng bộ,
không phải cái gì cũng đặt ra một cách đều tràn lan, mà đòi hỏi trong mỗi một thời kỳ, mỗi
một giai đoạn phải có những chủ trương, những biện pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm,
phải xác định được những khâu then chốt tập trung giải quyết để làm cơ sở cho những chủ
trương biện pháp khác một cách đồng bộ.
Góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn, một chiều, phiến diện. Trong thế
giới khách quan mọi sự vật mọi hiện tượng đều có rất nhiều mối liên hệ. Vì vậy cần
phải xem xét một mặt hoặc một vài mặt mà đã vội kết luận ngay vấn đề, như vậy sẽ
không chính xác. Các quan hệ lợi ích thường thấy lợi ích trước mắt mà không thấy
được cái lợi ích lâu dài.
Chống lại chủ nghĩa triết chung và thuật nguỵ biện (Chủ nghĩa triết chung nhân
danh toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành
một hình ảnh không đúng về sự vật; Thuật nguỵ biện thì lại lập luận chủ quan, lấy thứ
yếu thay cho chủ yếu, lấy cái không cơ bản thay cho cái cơ bản... nhằm xuyên tạc biện
chứng của sự vật).
Phần II
Vận dụng lý luận vào việc xây dựng
nền kinh tế thị trường
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta
phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (V.I
Lênin).
I. Khái niệm nền kinh tế thị trường, ưu điểm và nhược điểm.
1. Khái niệm:
Kinh tế thị trường thể hiện trình độ cao của kinh tế hàng hoá, quan hệ hàng hoá,
tiền tệ trở nên phổ biến. Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra các hình thức kinh tế khác
nhau như: kinh tế tự nhiên, kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế thị trường...
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế văn minh, đó là nền kinh tế vận động,
phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường
tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài nguyên.
Kinh té thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống luật lệ thể chế, hệ thống các
đạo luật, các quy phạm là xương sống của nền kinh tế. Về thực chất là những khuôn
khổ pháp lý đảm bảo cho nền kinh tế năng động có trật tự.
2. Mặt tích cực và hạn chế của nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội ở
nước ta:
Nền kinh tế thị trường khác hẳn với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp trước
kia bởi sự cạnh tranh. Nghiên cứu dưới góc độ quan điểm toàn diện chúng ta thấy rằng
một mặt nền kinh tế thị trường làm cho cạnh tranh thúc đẩy khoa học phát triển, tiếp
thu được các công nghệ và bí quyết mới; nhưng mặt khác cạnh tranh cũng làm cho
hàng loạt các xí nghiệp, doanh nghiệp bị phá sản.
Về mặt tích cực:
Khi kinh tế thị trường tạo ra được những cong người năng động, quyết đoán, có
được kinh nghiệm sau những lần cạnh tranh thắng lợi hay thất bại của mình nhằm:
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất.
+ Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.
+ Kích thích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, hàng hoá dịch
vụ dồi dào và luôn luôn được cải tiến.
+ Tính năng động và tự điều chỉnh của nền kinh tế.
Về mặt tiêu cực:
+ Phân hoá giàu nghèo quá xa nhau dẫn đến không công bằng và mâu thuẫn xã
hội. Thị trường càng phát triển phân hoá càng lớn và đến lượt nó lại là nguyên nhân
tiềm tàng cản trở sự phát triển do tình trạng bất công và đẫn đến tình thế ổn định.
+ Sự phát triển mù quáng của các doanh nghiệp riêng lẻ tất yếu dẫn đến khủng
hoảng chu kỳ, triệt tiêu lẫn nhau và thất nghiệp.
+ Động cơ săn đuổi lợi nhuận tối đa luôn luôn gắn liền với những thủ đoạn
không lành mạnh: đầu cơ, buôn lậu và lối sống duy vật chất xem thường truyền thống
và các đạo đức của xã hội.
+ Độc quyền của những doanh nghiệp lớn và nước lớn trong việc khống chế
mức lưu thông và giá cả, đầu cơ nâng cao giá hoặc bán phá giá.
+ Giá cả hình thành tự do trên thị trường tự nó không phải bao giờ cũng phản
ánh đúng giá trị của nó.
Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì cạnh tranh cũng xuất hiện.
Tuy thời gian xuất hiện và phát triển của nó chưa nhiều song những vấn đề mà cạnh
tranh đặt ra lại không nhỏ. Cạnh tranh có xu hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
mạnh mẽ, điều chỉnh các nguồn lực phát triển của đất nước. Mặt khác, cũng như mặt
trái của cơ chế thị trường, mặt trái của cạnh tranh là những thủ đoạn không lành mạnh.
3. Mục đích của nền kinh tế thị trường:
Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội; sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và
phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy tinh thần
năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; lãnh đạo, quản lý nền kinh tế để phát triển đúng hướng đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Đặc điểm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
- Có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu nhưng sở hữu công
cộng là nền tảng.
- Có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước thật sự của dân do dân và vì dân, quản lý kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị
trường và kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế
thị trường, bảo vệ lợi ích Nhà nước, của nhân dân lao động.
- Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng
thời phân phối theo mức đóng góp trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc
lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng ngay trong
từng bước phát triển.
II. Thực trạng và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta:
1. Giai đoạn trước năm 1986:
Từ năm 1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, cách mạng
Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp lại chịu ảnh hưởng
nặng nề do chiến tranh lâu dài. Trong những năm qua nhân dân ta đã không ngừng
phấn đấu vượt qua bao khó khăn thử thách. Chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc
hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, từng bước
xác lapạ quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, thiết lập củng cố chính quyền
nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng kém phát triển,
sản xuất nhỏ là phổ biến và nặng tính tự cấp tự túc. Trinh độ trang bị kỹ thuật trong sản
xuất cũng như kết cầu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội lạc hậu, năng suất lao động xã
hội thấp. Cơ cấu kinh tế vẫn mang đặc trưng của một nước có nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, mất cân đối về nhiều mặt, công nghệ kỹ thuật chưa cao, chưa tạo được tích luỹ
trong nước và lệ thuộc vào nhiều các nước bên ngoài. Cơ chế quản lý tập trung bao cấp
để lại nhiều hậu quả tiêu cực, nền kinh tế hoạt động với hiệu quả thấp.
Khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra nhiều năm với đặc trưng: sản xuất chậm và
không ổn định, lạm phát ngày càng gia tăng, tài nguyên thiết bị lao động và tài năng
mới được sử dụng thấp, đời sống nhân dân thiếu thốn, nếp sống văn hoá tinh thần và
đạo đức kém lành mạnh, trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo, tham nhũng, chưa
tận dụng hết được nguồn nhân lực lao động trong nhân dân...
Trên thực tế nền kinh tế nước ta, từ nghị quyết Hội nghị lần thứ VI BCH Trung
Ương khoá IV (năm 1979), các quan hệ hàng hoá - tiền tệ đã được chấp nhận nhưng
mới chỉ ở mức độ thứ yếu. Đó là do qua nhiều thập kỷ, qua tư tưởng kinh tế xã hội chủ
nghĩa mang nặng thành kiến, kiêng kỵ quan hệ hạng hoá và cơ chế thị trường, coi nó là
biểu hiện thuộc tính của chế độ tư hữu và tư bản. Mặt khác là do chúng ta xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo mô hình dập khuôn giáo điều, chủ quan duy ý chí (các mặt bố trí
cơ cấu kinh tế thiên về phát triển công nghiệp nặng qui mô lớn, vội xoá bỏ các hình
thức kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể nặng về hình thức, phủ nhận nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị
trường, bộ máy quan liêu cồng kềnh, kém hiệu lực). Những sai lầm đó đã kìm hãm lực
lượng sản xuất và nhiều động lực phát triển, cuộc cải cách kinh tế bị đẩy lùi. Tư tưởng
Lênin trong chính sách kinh tế mới xem như bước lùi tạm thời.
2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990:
Trước tình hình đó, tháng 12 - 1986 Đại hội VI đã nhìn thẳng vào sự thật, thừa
nhận những sai lầm, thiếu sót chủ quan trong lãnh đạo và điều hành, chủ yếu là duy ý
chí, nóng vội chủ quan, đốt cháy giai đoạn, muốn tiến hành nhanh, tiến lên CNXH.
Không thể có công cuộc đổi mới nếu xa dời tư tưởng cách mạng, khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, Đảng quyết định thực hiện
đường lối đổi mới toà diện mang tính chiến lược, mở ra thời kỳ mới phát triển nền kinh
tế đất nước.
Đổi mới tư duy lý luận, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Phương hướng đổi
mới cơ chế quản lý được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp để xây
dựng một cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền
kinh tế. Đại hội đã được xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội như “xây
dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao
gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở
hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi
phối trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá”. Nền kinh tế nước ta đan