Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn là
vấn đề được coi trọng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó một trong những yếu
tố quyết định là đội ngũ công chức. Vì vậy, Luật Công vụ của nhiều nước đều
có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ (khả năng được trao quyền và
trách nhiệm) của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ theo nguyên tắc
thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách
nhiệm cá nhân, nhất là quy định về những điều cấm đối với công chức và trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ở nước ta, việc bố trí người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của người
đứng đầu luôn là vấn đề được Đảng ta khẳng định trong nhiều nghị quyết
nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người lãnh
đạo, người đứng đầu cơ quan. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng đã nêu rõ: “Đòi hỏi cao đối với cán
bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ cương vị trọng trách trong bộ máy của
Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các đồng chí ủy viên Trung
ương, bí thư tỉnh, thành ủy, bộ trưởng, người đứng đầu các ngành, địa
phương, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo khác phải tự giác rèn luyện, nêu
gương cho cấp dưới về sự giác ngộ về chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức,
lối sống, sự hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân
dân. Các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm trước khuyết điểm tham nhũng,
lãng phí, quan liêu trong ngành, địa phương, đơn vị mình. Những cơ quan,
đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứng đầu cơ quan,
đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức
kỷ luật thích hợp”. Văn kiện Đại hội X cũng xác định một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của cải cách hành chính là: "Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục
hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng
ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan"; “Tăng cường trách nhiệm
của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm
chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì
người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh vai
trò của người đứng đầu: “thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm
trọng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của bộ máy nhà nước tiếp tục chỉ rõ: “Thủ trưởng cơ quan hành chính các
cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách
nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc
phạm vi mình quản lý”; “Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trong
cơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm
việc của các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và
người đứng đầu cơ quan”.
154 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM HIỆN NAY
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 23
1.1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC 23
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của người đứng đầu các
cơ quan hành chính nhà nước 23
1.1.2. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 31
1.2. PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 45
1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước
45
1.2.2. Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan hành chính nhà nước 46
1.3. TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG
ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 50
1.3.1. Tiêu chí hoàn thiện 50
1.3.2. Các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 55
1.4. PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI 64
1.4.1. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
hành chính nhà nước Trung quốc 65
1.4.2. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
hành chính nhà nước Anh 67
1.4.3. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
hành chính nhà nước Hoa Kỳ 68
1.4.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
hành chính nhà nước Nhật Bản 71
4
1.4.5. Những giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước
Việt Nam 76
Phần thứ hai: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG
ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC -
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 78
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu
các cơ quan hành chính nhà nước 78
2.1.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm người đứng
đầu các cơ quan hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 91
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 112
2.2.1. Những ưu điểm của hệ thống pháp luật 112
2.2.2. Hạn chế, bất cập 114
2.2.3. Nguyên nhân 115
2.2.4. Những vấn đề đặt ra 118
Phần thứ ba: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG
ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIỆN NAY 120
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 120
3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC 125
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 127
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung 127
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hình thức pháp luật 138
3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện 141
5
KẾT LUẬN 145
PHỤ LỤC 147
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BTTH : Bồi thường thiệt hại
HĐND : Hội đồng nhân dân
NĐĐCCQHCNN : Người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TNKL : Trách nhiệm kỷ luật
TNVC : Trách nhiệm vật chất
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước luôn là
vấn đề được coi trọng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó một trong những yếu
tố quyết định là đội ngũ công chức. Vì vậy, Luật Công vụ của nhiều nước đều
có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ (khả năng được trao quyền và
trách nhiệm) của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ theo nguyên tắc
thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách
nhiệm cá nhân, nhất là quy định về những điều cấm đối với công chức và trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ở nước ta, việc bố trí người đứng đầu, phát huy trách nhiệm của người
đứng đầu luôn là vấn đề được Đảng ta khẳng định trong nhiều nghị quyết
nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người lãnh
đạo, người đứng đầu cơ quan. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng đã nêu rõ: “Đòi hỏi cao đối với cán
bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ cương vị trọng trách trong bộ máy của
Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các đồng chí ủy viên Trung
ương, bí thư tỉnh, thành ủy, bộ trưởng, người đứng đầu các ngành, địa
phương, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo khác phải tự giác rèn luyện, nêu
gương cho cấp dưới về sự giác ngộ về chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức,
lối sống, sự hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân
dân. Các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm trước khuyết điểm tham nhũng,
lãng phí, quan liêu trong ngành, địa phương, đơn vị mình. Những cơ quan,
đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứng đầu cơ quan,
đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức
kỷ luật thích hợp”. Văn kiện Đại hội X cũng xác định một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của cải cách hành chính là: "Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục
8
hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng
ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan"; “Tăng cường trách nhiệm
của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm
chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì
người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh vai
trò của người đứng đầu: “thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm
trọng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của bộ máy nhà nước tiếp tục chỉ rõ: “Thủ trưởng cơ quan hành chính các
cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách
nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc
phạm vi mình quản lý”; “Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trong
cơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm
việc của các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và
người đứng đầu cơ quan”.
Thể thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về vai trò và trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là NĐĐCCQHCNN,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn; sự phân công, phân nhiệm, uỷ quyền cũng như trách
nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành và về những vi phạm
pháp luật của cán bộ, công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của mình.
Cụ thể như: Luật Cán bộ, công chức (năm 2008); Luật Phòng, chống tham
nhũng, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 (từ Điều 54 đến Điều 58 quy định trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có hiệu lực từ ngày
9
01/6/2006; Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ
quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách
nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm chống
lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy
định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để
xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế
độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà
nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày
01/10/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-
CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh
nghiệp của Nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng
ngân sách, tài sản của Nhà nước.
Những văn bản quy phạm pháp luật trên đây, chừng mực nhất định đã tạo
cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN
ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện các nghị quyết của Đảng và quy định
pháp luật liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan hành
chính nhà nước trong thời gian qua cũng cho thấy còn có những vướng mắc,
bất cập nhất định, nhất là việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi cơ
quan xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hay khi có cán bộ, công
chức vi phạm pháp luật bị truy cứu TNHS. Tình hình đó do nhiều nguyên nhân
như:
- Sự tản mạn, không đồng bộ của các quy định về trách nhiệm của
NĐĐCCQHCNN. Các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan hành chính được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực
khác nhau, chồng chéo, nhiều quy định không thống nhất.
10
- Sự không tương thích giữa quyền hạn và trách nhiệm của
NĐĐCCQHCNN. Về nguyên tắc thì trách nhiệm của người đứng đầu phải đi
đôi với quyền hạn và quyền hạn phải đủ để thực thi trách nhiệm. Tuy nhiên,
theo các quy định hiện nay thì phạm vi thẩm quyền của người đứng đầu còn
hạn chế do còn phụ thuộc vào các nguyên tắc, cơ chế khác trong tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (ví dụ như người đứng đầu chưa
có quyền quyết định lựa chọn cấp phó; cấp trên nắm quyền quyết định về
công tác cán bộ tới nhiều chức danh cấp dưới, dẫn tới hạn chế thẩm quyền của
cả tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp dưới).
- Chưa có sự phân biệt cụ thể về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN so
với trách nhiệm của cán bộ, công chức nói chung và trách nhiệm của người
đứng đầu tương ứng theo từng phạm vi phụ trách với những đặc thù, yêu cầu
quản lý khác nhau. Ví dụ như: trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, điều
hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; trách nhiệm trong công tác
tổ chức cán bộ; trách nhiệm về các quyết định hành chính của mình và các
quyết định của tập thể; trách nhiệm về quản lý tài sản công; trách nhiệm trong
công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm đối với vi phạm pháp luật
xảy ra trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý.....
- Chưa có cơ chế, quy định cụ thể để xác định trách nhiệm và biện pháp
xử lý đối với người đứng đầu khi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
được giao; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành cơ quan...Ví dụ như:
qua các vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử trong thời gian gần đây, vấn đề
xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan xảy ra tham nhũng
dường như còn mờ nhạt; người đứng đầu dường như vẫn “đứng ngoài cuộc”
hoặc chỉ bị “xử lý nội bộ”, “rút kinh nghiệm nghiêm khắc” do có sự nể nang,
né tránh trong nội bộ cơ quan có vi phạm; do đã uỷ quyền cho cấp phó chịu
trách nhiệm giải quyết, thậm chí có trường hợp do sợ trách nhiệm nên người
đứng đầu cố tình bưng bít, ém nhẹm thông tin, trù dập những ai nói sự thật....
11
- Thiếu cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn và quy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính
trong thực thi công vụ với vị trí là công chức lãnh đạo.
Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trên là chúng ta chưa có
những quy định ở văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về
“người đứng đầu” và “trách nhiệm của người đứng đầu"; Ví dụ như: trách
nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, TNHS hay như trách nhiệm trực tiếp,
trách nhiệm liên đới... những quy định này mới dừng ở Nghị định của Chính
phủ quy định; chưa có quy định rõ vai trò, trách nhiệm, kiểm tra, thanh tra của
cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp quản lý người đứng đầu hay cơ chế
giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của người đứng đầu; nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách” chưa được xây dựng thành quy chế rõ ràng, chuẩn xác nên chưa tạo
điều kiện cho người đứng đầu thực thi nhiệm vụ hoặc có thể làm cho người
đứng đầu thực thi nhiệm vụ theo ý muốn chủ quan, nhất là trong đề bạt, cất
nhắc cán bộ.
Từ những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân nêu trên, việc nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
NĐĐCCQHCNN là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thiết thực cho việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở nước
ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội
theo pháp luật, được tổ chức và quản lý chặt chẽ trong một hệ thống thống
nhất từ trung ương đến cơ sở. Hầu hết quy định pháp luật của các nước trên
thế giới, NĐĐCCQHCNN đều chịu trách nhiệm cá nhân, không có cơ chế
trách nhiệm tập thể trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong những nhiệm
12
kỳ gần đây, Trung Quốc cũng đã thực hiện theo chế độ tỉnh trưởng, thị
trưởng.
Ở nước ta hiện nay, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước vừa tồn tại cơ chế lãnh đạo tập thể gắn với cá nhân theo hình
thức bầu cử và phê duyệt (UBND và Chủ tịch UBND), vừa có cơ chế thủ
trưởng theo hình thức bổ nhiệm (Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang
Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính Phủ, giám đốc Sở ở cấp tỉnh). Trên
thực tế, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ
chế tập thể và cá nhân cùng chịu trách nhiệm đang bộc lộ nhiều vấn đề cần
được nghiên cứu, mà điểm cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay là trách
nhiệm của người đứng đầu và pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN
nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và chất
lượng của đội ngũ công chức, trong đó có người đứng đầu đáp ứng yêu cầu
đổi mới ở nước ta hiện nay.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng pháp luật về trách nhiệm của người
đứng đầu các cơ quan hành chính mới được quan tâm và tập trung nghiên cứu
trong điều kiện cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính “ quản lý” sang
nền hành chính “phục vụ” ở nước ta những năm gần đây. Qua các kết quả
nghiên cứu cho thấy, phần lớn các công trình chủ yếu tập trung về trách nhiệm
của NĐĐCCQHCNN dưới dạng trách nhiệm pháp lý, các công trình nghiên cứu
về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN trong thực thi nhiệm vụ, công vụ còn hết
sức khiêm tốn. Các công trình khoa học về trách nhiệm của người đứng đầu và
pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN được công bố theo hai nhóm bao
gồm các công trình khoa học trong nước và các công trình khoa học nước ngoài:
a. Các công trình khoa học trong nước
- Các bài báo:
Vấn đề cải cách hành chính trong đó có hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của NĐĐCCQHCNN đã và đang được các nhà hoạch định chính sách,
các nhà khoa học và đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm, có nhiều bài
13
báo, diễn đàn về vấn đề này được đăng tải trên các báo như Tiền phong, Lao
Động,Vietnamnet, Tuoitre online, Thanhnien online, Dantri Online… Cụ thể
như sau:
+ Võ Văn Thành: “Cần đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong
giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền quản lý của mình, chứ không để
người đứng đầu “dựa” mãi vào tập thể. Tuy nhiên, nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng cá nhân cũng phải được quy định rõ, không phải cái gì cũng “đổ” lên đầu
ông thủ trưởng” bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội Vụ đăng trên Báo Tiền
Phong ngày 2/4/2007 theo Dantri.com.
+ Khiết Hưng - Lê Anh Đủ “ Chưa rõ trách nhiệm và cá nhân” đây là
một nội dung bài trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Khánh - nguyên Phó
Thủ tướng Chính phủ, nguyên phó ban chỉ đạo cải cách hành chính Chính Phủ
theo báo Tuổi trẻ ngày 11/6/2007.
+ Diễn đàn: “Trách nhiệm thuộc người đứng đầu” do nhóm phóng viên
Báo Lao động số 160 ngày 15/7/2008.
+ Chính Trung: “ Quy trách nhiệm người đứng đầu: phải trao thực
quyền” Theo Vietnamnet ngày 29/2/2007.
+ Hồ Đức Thành: “Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách
hành chính” theo trang thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An ngày 9/10/2007.
+ Hồng Khánh: “Giảm cấp phó, siết chặt trách nhiệm người đứng đầu”
theo vnexpress.net.
+ Ngọc Lê: “Quy trách nhiệm người đứng đầu: đang kiểm nghiệm thực
tiễn” theo Vietnamnet ngày 19/10/2007.
+ Hải Châu: “Xử lý người đứng đầu không làm tốt cải cách hành chính”
Theo Vietnamnet ngày 29/7/2008.
- Các công trình khoa học:
Các công trình liên quan trực tiếp đến pháp luật về trách nhiệm của
NĐĐCCQHCNN phải kể đến là:
14
+ Luận án tiến sỹ luật học của Ngô Hải Phan (2004) với đề tài: “Trách
nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam hiện nay”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu trách nhiệm pháp lý dưới giác
độ trách nhiệm pháp lý công chức phải gánh chịu do vi phạm pháp luật, trong
đó có đề cập tới trách nhiệm pháp lý của công chức lãnh đạo.
+ Bài “ Về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước” của Nguyễn Ký, Tạp chí Cộng sản tháng 9 năm 2006 đã đề cập
đến vị trí, vai trò và một số nội dung về trách nhiệm của người đứng đầu các
cơ quan hành chính. Đồng thời bài viết cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính là một
trong những giải pháp đồng bộ trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
+ Bài: “Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu ” của Diệp Văn Sơn,
Tạp chí Tia sáng tháng 12 năm 2006; bài “ Về trách nhiệm người đứng đầu
trong công tác cán bộ” Tạp chí Xây dựng Đảng;
+ Bài: “Nhân tố quan trọng hàng đầu để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng,
lãng phí đó là người đứng đầu” của Vũ Ngọc Lân. Website: http://
www.xaydungdang. org.vn; bài: “ Tập trung dân chủ trong công tác cán bộ -
Nhận thức và sự vận dụng” của Nguyễn Thế Tư, Website: http://
www.thanhtra.gov.vn. Trong đó đề cập: “Nên chăng, cần có quy định người
đứng đầu các tổ chức của HTCT phải chịu trách nhiệm về giới thiệu cán bộ
vào các chức danh chủ chốt, để ràng buộc trách nhiệm về sự giới thiệu của
mình. Nếu cán bộ được đề bạt đó không phát huy được vai trò, thậm chí thoái
hóa biến chất, vi phạm pháp luật thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm
liên đới.”
+ Bài: “Thủ tướng trong các chính thể” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
4/2001 của TS Nguyễn Đăng Dung.
+ Bài: “Trách nhiệm cá nhân Thủ tướng, quan hệ Thủ tướng và các thành
viên Chính phủ” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số1/2003 của TS Phạm Tuấn Khải.
15
+ Bài: “Xác định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ khi sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
7/2007 của Nguyễn Phước Thọ.
+ Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “ Quản lý công chức của một số nước trên thế
giới xu hướng và bài học kinh nghiệm” do Bộ Nội Vụ và Ngân hàng Châu á
tổ chức tại Hạ Long ngày 15 -16 tháng 6/2006. Các báo cáo tham luận của các
chuyên gia trong nước và nước ngoài tập trung vào các chủ đề: Các xu hướng
quản lý công chức trên thế giới và những đổi mới để hiện đại hóa trong hệ
thống quản lý công chức của một số quốc gia hiện nay; Kinh nghiệm quản lý
công chức của Vương quốc Anh, Newzealand, Thái Lan, Trung Quốc; Hệ
thống quản lý cán bộ, công chức của Việt Nam; Những thách thức trong quản
lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam trong gi