Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều năm qua nền
kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng ổn định, sự cách biệt giữa các vùng miền, khu
vực được rút ngắn, tỷ lệ và diện hộ đói nghèo giảm đáng kể, kinh tế nông nghiệp và nông
thôn đã có những chuyển biến hết sức to lớn và tích cực. Phong trào nông dân sản xuất
giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ sản xuất đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao. Những chuyển biến tích cực cả về mặt kinh
tế và xã hội đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung
và nông nghiệp, nông thôn miền núi nói riêng, từng bước nâng cao đời sống của người dân
ở các khu vực vùng 2 vùng 3. Vai trò kinh tế hộ đã trở thành nhân tố động lực trong phát
triển kinh tế hàng hóa tại khu vực, mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế
khác tăng lên. Chính sách điều tiết hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế hộ đan xen với mục
tiêu lợi ích kinh tế chung đã giải phóng được sức sản xuất, xác lập đủ điều kiện để phát
triển một ngành nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn.
Trong mối quan hệ đó với chức năng của mình tín dụng ngân hàng đã có những tác
động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ thông qua các hình thức thu hút vốn nhàn rỗi từ
dân cư, tổ chức kinh tế để cấp vốn tập rung vao các mục tiêu xoá dói, giảm nghèo, kích
thích sản xuất phát triển tín dụng ngân hàng đã tạo được đầu ra giúp hộ sản xuất đủ nguồn
lực để tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa
gắn với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn là một trong những
đầu mối hỗ trợ Nhà nước thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyết khích ưu đãi
về kỹ thuật và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho phát triển kinh tế hộ thông qua kỹ năng kiểm tra
trư ớc trong và sau khi cho vay của ngân hàng.
81 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn với Nông
hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh
Quảng Nam
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều năm qua nền
kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng ổn định, sự cách biệt giữa các vùng miền, khu
vực được rút ngắn, tỷ lệ và diện hộ đói nghèo giảm đáng kể, kinh tế nông nghiệp và nông
thôn đã có những chuyển biến hết sức to lớn và tích cực. Phong trào nông dân sản xuất
giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ sản xuất đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao. Những chuyển biến tích cực cả về mặt kinh
tế và xã hội đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung
và nông nghiệp, nông thôn miền núi nói riêng, từng bước nâng cao đời sống của người dân
ở các khu vực vùng 2 vùng 3. Vai trò kinh tế hộ đã trở thành nhân tố động lực trong phát
triển kinh tế hàng hóa tại khu vực, mối quan hệ giữa kinh tế hộ với các thành phần kinh tế
khác tăng lên. Chính sách điều tiết hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế hộ đan xen với mục
tiêu lợi ích kinh tế chung đã giải phóng được sức sản xuất, xác lập đủ điều kiện để phát
triển một ngành nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn.
Trong mối quan hệ đó với chức năng của mình tín dụng ngân hàng đã có những tác
động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ thông qua các hình thức thu hút vốn nhàn rỗi từ
dân cư, tổ chức kinh tế để cấp vốn tập rung vao các mục tiêu xoá dói, giảm nghèo, kích
thích sản xuất phát triển tín dụng ngân hàng đã tạo được đầu ra giúp hộ sản xuất đủ nguồn
lực để tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa
gắn với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn là một trong những
đầu mối hỗ trợ Nhà nước thực hiện có hiệu quả các chính sách, cơ chế khuyết khích ưu đãi
về kỹ thuật và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho phát triển kinh tế hộ thông qua kỹ năng kiểm tra
trước trong và sau khi cho vay của ngân hàng.
Nhờ tính chất ưu việt của mình đã làm cho, mối quan hệ của tín dụng ngân hàng
với nông hộ được cải thiện, trong đó tín dụng giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế
tại khu vực nông thôn. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn, nhất là công tác huy động vốn
và thực hiện đầu tư tín dụng của Ngân hàng cho hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn đã
góp phần thực hiện tốt nhất định hướng cơ cấu kinh tế tại địa phương thúc đẩy tăng
trưởng, tăng được thu nhập của kinh tế hộ. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài "Quan hệ
giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu
vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam" làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua 5 năm thực hiện chiến lược về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại ở ku
vực miền núi Quảng Nam. Các mô hình kinh tế hộ đã thật sự đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế tại địa bàn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được mới chỉ mang tính khởi
đầu, khẳng định tính đúng đắn trong xác định cơ cấu kinh tế với bước đi cụ thể. Việc còn
phải làm là rất lớn, nhất là yêu cầu về vốn đầu tư, trong đó không thể thiếu được mối quan
hệ giữa hoạt động tín dụng của ngân hàng với phát triển kinh tế hộ.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có một số công trình về hoạt động ngân hàng
với phát triển kinh tế hộ nhưng phạm vi nghiên cứu rộng, có thể thấy ở một số đề tài cụ thể
sau:
- Đề tài: "Phát triển tín dụng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long" của tác giả:
Phạm Văn On (Khoa Kinh tế chính trị, HVCTQG Hồ Chí Minh)
- Đề tài: "Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phát triển
ngành nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá" của tác giả: Đặng Ngọc Ba (Khoa Phát triển kinh
tế, HVCTQG Hồ Chí Minh).
- Đề tài: "Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp nhằm phát triển nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" của tác giả: Võ Văn Lâm (Khoa Quản lý
kinh tế, HVCTQG Hồ Chí Minh).
- Đề tài: "Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn" của tác giả: Hoàng Xuân Hùng (Khoa Quản lý kinh tế, HVCTQG Hồ Chí
Minh).
Để thực hiện đề tài của luận văn này tác giả đã kế thừa những ý tưởng về cơ sở lý
luận và một số nội dung liên quan để phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng và đề xuất
giải pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng của
NHNo&PTNT nói riêng với mục tiêu phát triển kinh tế của các hộ trồng trọt và chăn nuôi
tại khu vực. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của tín dụng ngân
hàng.
- Chỉ rõ mục tiêu lợi ích của các bên và lợi ích xã hội trong mối quan hệ đó.
3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có gắng luận giải vai trò của tín dụng ngân hàng, đăc biệt
là tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nói
chung và tín dụng NHNo&PTNT nói riêng đối với việc phát triển kinh tế hộ tại khu vực
nghiên cứu. Trong đó kinh tế hộ ngày càng được chuyển giao nhiều ứng dụng kỹ thuật, tư
vấn tổ chức sản xuất thông qua tác động của tín dụng ngân hàng. Đáp ứng phát triển đúng
định hướng kinh tế xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng X và Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp ở địa phương.
Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ tín dụng ngân hàng, những mặt đạt được,
những hạn chế, nguyên nhân. Chú trọng những yếu kém, đề xuất biện pháp chủ yếu thiết
thực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Nghiên cứu mối quan hệ hỗ trợ vốn, thực hiện uỷ thác đầu tư và chuyển
giao các ứng dụng kỹ thuật đến phát triển kinh tế hộ trồng trọt và chăn nuôi tại khu vực nghiên
cứu.
4.2. Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với nông hộ ở 3 huyện miền núi phía bắc Quảng Nam (huyện
Đông Giang, huyện Tây Giang, huyện Nam Giang) từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp và phương pháp toán học.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã đánh giá, phân tích thực trạng mối quan hệ, chỉ ra những thành tựu đạt
được và bài học thành công, những hạn chế khiếm khuyết trong hoạt đông tín dụng của
ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Trình bày các giải pháp tổng thể nhằm phát huy tốt hơn mối quan hệ của hoạt động
tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế hộ.
Đưa ra những kiến nghị với ngân hàng cấp trên, các cấp uỷ, chính quyền, các ngành,
các đoàn thể tại địa phương để có chính sách đúng hơn trong đầu tư phát triển kinh tế hộ, tạo
lập cơ sở sát thực hơn trong tổng kết và đánh giá vai trò kinh tế hộ trong chiến lược phát triển
kinh tế chung của địa phương.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm
3 chương, 8 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ
giữa tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế hộ
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa ngân hàng thương mại với
kinh tế hộ
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng và vai trò của nó
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là tín dụng do ngân hàng làm trung gian vừa đại diện cho người đi
vay để vay tiền của người gửi tiền, vừa đại diện cho người gửi tiền để đem cho vay sao cho có
hiệu quả. Tín dụng ngân hàng linh hoạt hơn, quy mô rộng hơn, phong phú hơn vì nguồn vốn
không chỉ là tư bản tạm thời nhàn rỗi, mà còn gồm cả thu nhập của người lao động, tuy nhỏ
nhưng tập trung thành nguồn tư bản lớn. Chính vì vậy, đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong xã hội, vì biến vốn tạm thời nhàn rỗi, biến tiền để dành thành tư bản hoạt động. Ngân
hàng thương mại với tính tạo tiền, có thể nhân nguồn vốn tiền gửi lên theo số nhân tiền, kể cả
tạo ngoại tệ khi tập trung được tiền gửi ngoại tệ.
NHTM ra đời là một kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế, nhưng mặt khác,
hệ thống NHTM với tư cách là “kênh dẫn vốn chủ yếu” của nền kinh tế, cũng tác động trở
lại, đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế. NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo nghị định 53/HĐBT (26-3-1988),
đến tháng 11/1990 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và được thành lập lại theo
Quyết định 282/QĐ-NHT (15-10-1996) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
lấy tên là NHNo&PTNT Việt Nam, là một NHTM nhà nước hoạt động kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Biểu hiện rõ nét là trực tiếp đầu tư cho phát
triển kinh tế, xã hội trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Với vị trí đó, hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu thực thi các chính
sách của Đảng, Nhà nước và của ngành như:
- Chính sách tín dụng đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác: Nhà
nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, điều kiện vay nhằm hỗ trợ cho hợp tác
xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm kinh tế nhà nước
cùng kinh tế hợp tác trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
- Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Nhà nước có
chính sách tíng dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiên, thời hạn vay vốn đối với nông
nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực
hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Chính sách tín dụng đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng có điều kiện linh tế
- xã hội khó khăn: Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, thời hạn vay
vốn để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế hàng hoá và đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các
vùng.
1.1.1.2. Vai trò của tín dụng trong phát triển Kinh tế hộ ở nông thôn miền núi
Trong quá trình tổ chức thực thi các chính sách nêu trên, đã hình thành mối quan hệ
tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam với kinh tế hộ và mối quan hệ này chiếm thị phần
chủ yếu trong hoạt động cung ứng vốn ngắn - trung - dài hạn cho phát triển kinh tế tại địa
bàn nói chung và kinh tế hộ nói riêng.
Vai trò của KTH trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá rất lớn, những
hình thái sản xuất hàng hoá có hiệu quả đã xuất hiện và hình thành như kinh tế vườn, kinh
tế trang trại, làng nghề… trên quy mô sản xuất ngày càng lớn, khả năng tích tụ, tập trung
đất đai ngày càng mở rộng. Sự tồn tại các hình thức tổ chức trên đã tạo điều kiện ứng dụng
công nghệ mới, tạo động lực giải phóng sức sản xuất ở nông thôn và chuyển dịch lao động
ở khu vực miền núi, từ đó phát sinh nhu cầu mới về lao động, vốn đầu tư, thị trường và các
mối quan hệ liên doanh, liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với ngân hàng trong đó quan
hệ ín dụng sẽ được phát triển khởi sắc hơn.
Với vai trò là trung gian tài chính “đi vay để cho vay” tín dụng ngân hàng góp phần
thúc đẩy sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh, xoá đi tập quán sản xuất kinh doanh theo
kiểu tự cấp, tự túc mang tính cục bộ theo từng khu vực, thôn bản. Hơn nữa tín dụng còn
thúc đẩy thị trường hàng hoá phát triển ngày càng đa dạng và sống động ở các khu vực
kinh tế tập trung như thị trấn, thị xã, nơi giao lưu hàng hoá mạnh hơn. ở đây tín dụng là
cầu nối điều hoà vốn giữa nơi thừa đến nơi thiếu, giữa người thừa vốn đến người thiếu vốn
cần vay để phục vụ sản xuất cũng như các nhu cầu đời sống khác. Tín dụng ngân hàng
càng năng động, tạo lập trung gian tài chính giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh- tiêu
thụ thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tư cho các nhu cầu để mở
rộng sản xuất, kinh doanh và giao lưu hàng hoá. Từ đó đẩy nhanh sự phát triển của thị
trường tiền tệ ở nông thôn, tạo nên dòng lưu chuyển vốn nhanh và kịp thời thúc đẩy thị
trường hàng hoá phát triển. Đối với KTH tín dụng có vai trò cơ bản sau:
Một là, tín dụng ngân hàng tích cực tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp nông thôn nhờ đó thúc đẩy KTH phát triển.
Nội dung quan trọng của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là giải quyết đồng bộ
các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường. Muốn vậy, trong tiến trình CNH, HĐH phải thực hiện cơ
khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào
sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng
từng địa phương. Quá trình chuyển dịch cơ cấu phải tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm
và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động
nông nghiệp. Để thực hiện cần sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất đai canh tác của
các hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng
đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung.
ở nông thôn cần phát triển các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với sự hình thành
các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Trong tiến trình này tín dụng ngân hàng đã và đang thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn,
gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, hỗ trợ kinh tế hộ đưa các thiết bị kỹ thuật và
công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ giới hoá, hiện đại hoá,
thuỷ lợi hoá…, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học và
công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của sản
phẩm hàng hoá nông nghiệp.
Trong quá trình CNH-HĐH NNNT, cần khuyến khích phát triển công nghiệp quy
mô vừa và nhỏ ở nông thôn. Tín dụng ngân hàng cũng đã chuyển dịch đầu tư, tăng cường
nguồn vốn trung - dài hạn nhằm đáp ứng cơ cấu đầu tư phù hợp với yêu cầu khôi phục,
phát triển ngành nghề, thực hiện CNH- HĐH NNNT.
Hai là, tín dụng ngân hàng góp phần thiết thực trong việc giải phóng nguồn nhân
lực, khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước và khôi phục phát triển ngành nghề, tạo công
ăn việc làm ở nông thôn thúc đẩy KTH phát triển.
Nước ta là một nước nông nghiệp với tiềm năng đất, nước, rừng, biển và khoáng
sản còn rất lớn chưa được quản lý và sử dụng, khai thác tốt. Nếu Nhà nước có những chính
sách quản lý vĩ mô thích hợp như quy hoạch, đầu tư…hợp lý sẽ thúc đẩy việc khai thác có
hiệu quả các nguồn tài nguyên nông nghiệp nông thôn, trong đó tín dụng ngân hàng là đòn
bẩy góp phần động viên các nguồn lực vào sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
Mặt khác, nước ta với nguồn lao động dồi dào, hàng năm có từ 5-6 triệu người ở
nông thôn không có đủ việc làm nên áp lực về nhu cầu giải quyết việc làm trong quá trình
CNH-HĐH sẽ rất lớn. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư của tín dụng ngân hàng để
phát triển diện tích rừng trồng cây nguyên liệu gỗ, giấy, phát triển chăn nuôi gia súc tập
trung gắn với công nghiệp chế biến đã thu hút số lao động dôi thừa ở nông thôn miền núi,
tạo công ăn việc làm tại chổ, dần dần sắp xếp lại lao động từ chổ tự phát, du canh, du cư
tiến tới lao động tự giác có tổ chức và chuyên môn cao. Đây chính là vai trò quan trọng
của tín dụng ngân hàng thông qua cho vay kinh tế hộ nhằm thúc đẩy quá trình khai thác
nguồn lực trong nông nghiệp và phát triển ngành nghề ở nông thôn, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm ở nông thôn miền núi và phát triển quy mô sản suất hàng hoá trong nông
nghiệp.
Ba là, tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung ruộng
đất, phát triển hàng hoá đối với KTH ở nông thôn.
Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ngày càng phát triển, nhiều hộ biết tính toán
đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất mang lại hiệu quả cao như: đầu tư cho phát triển theo
mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng. Vốn tín dụng đã hỗ trợ cho kinh tế hộ trong việc bố
trí lại sản xuất, cải tạo đất đai…đồng thời, vốn tín dụng ngân hàng tăng đầu tư vào khoa
học công nghệ, giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ kinh tế hộ tận dụng tốt các cơ chế ưu đãi về
phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
Theo quy luật phát triển, khi quy mô sản xuất hàng hoá càng tăng, việc tích tụ tập
trung đất đai càng lớn, vốn tín dụng càng tăng lên theo yêu cầu đầu tư đồng thời thúc đẩy
nhanh tăng trưởng sản lượng hàng hoá trong nông nghiệp ở nông thôn.
Bốn là, tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều
kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng hoá.
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng như: hệ thống giao thông nông thôn, mạng lưới điện, hệ thống nước sạch…vốn
tín dụng đã đầu tư hỗ trợ bổ sung vào vốn tự có của bà con nông dân và sự hỗ trợ đầu tư
của nhà nước. Nhờ đó các công trình kết cấu hạ tầng đã được xây dựng và đưa vào sử
dụng, góp phần cải thiện đời sống người dân nông thôn tạo điều kiện để họ tiếp thu và ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nhiều mô hình thử nghiệm tại chổ nhờ sự giúp đỡ của
tín dụng đã mang lại hiệu quả cao như: tạo giống bò lai F1 từ giống bò vàng tại chỗ, ứng
dụng kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi... tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt,
năng suất cao được thị trường chấp nhận. Bộ mặt nông thôn cũng được cải thiện, đời sống
văn hoá ngày càng nâng cao, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo ngày càng đem lại
hiệu quả thiết thực.
Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn
tháo gỡ những khó khăn cho các hộ nông dân khi giáp vụ hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống.
Từ những năm 1990 trở về trước, khi mà kinh tế hộ chưa được khuyến khích bằng
chính sách đầu tư tín dụng của ngân hàng thương mại nhà nước, các hộ sản xuất phải đi
vay lãi suất cao từ 15 đến 20%/tháng trên thị trường cho vay nặng lãi ở nông thôn đã làm
nhiều hộ nông dân phá sản, gia đình li tán hoặc đau khổ.
Sau năm 1990, khi có chính sách cho hộ nông dân vay vốn, tín dụng ngân hàng
ngày càng mở rộng với cơ chế thông thoáng và thủ tục đơn giản đã góp phần đáng kể vào
việc hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Việc cho vay đối với kinh tế nông hộ của
ngân hàng thương mại đã bổ sung kịp thời khoản vốn thiếu cho các dự án sản xuất kinh
doanh có tính chất khả thi đã thực sự góp phần thiết thực thúc đẩy sản xuất phát triển, đời
sống nông dân ngày càng được cải thiện.
Vốn tín dụng ngân hàng đã được chuyển tải đến hộ vay có sức lao động, có đất đai,
có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng thiếu vốn sản xuất không phân biệt giàu
nghèo trên tinh thần khuyến khích làm giàu chính đáng. Chính vì vậy đã có nhiều hộ mạnh
dạn vay vốn mở mang trang trại, chuyển đổi giống mới, thu hút thêm lao động nông nhàn
trên tinh thần hộ giàu có kinh nghiệm giúp hộ nghèo cùng vươn lên làm giàu. Vốn tín dụng
tạo ra cơ hội cho các xí nghiệp nông nghiệp nhỏ ở nông thôn ra đời và phát triển, góp phần
cơ bản giải quyết nạn thất nghiệp cũng như các vấn đề xã hội khác ở nông thôn Việt Nam.
1.1.2. Kinh tế hộ và đặc trưng các mối quan hệ kinh tế phát sinh của nó
Trong quá trình phát triển kinh tế hộ ở nông thôn việt nam đã nảy sinh không ít vấn
đề về lý luận và thực tiễn, đặc biệt cho đến nay còn không ít những ý kiến khác nhau
chung quanh khái niệm hộ, đồng thời sự phát triển của kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Để hiểu về KTH và những quan hệ khách quan
nẩy sinh giữa KTH với tín dụng ngân hà