Đề tài Quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2010, kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn do hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 để lại, m ặc dù nền kinh tế Mỹ và các quốc gia Châu Á đã có sự hồi phục đáng kể thông qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số việc làm và cán cân thương m ại. Các chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu có sự hồi phục nhanh, trong đó phải kể đến mức tăng trưởng trở lại khá ấn tượng của chỉ số Dow Jones (trên 11.573 điểm) so với mức suy giảm mạnh (dưới 6.700 điểm) vào thời kỳ suy thoái mạnh trong năm 2009. Tuy nhiên, vấn đề khủng hoảng nợ Châu Âu do những bất ổn trong thâm hụt ngân sách và sự yếu kém của hệ thống các ngân hàng ở một số quốc gia Trung Âu (Hy Lạp; Tây Ban Nha) làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng kép đã làm cho kinh tế toàn cầu và các thị trường chứng khoán quốc tế diễn biến phức tạp. Diễn biến thị trường tiền tệ trên thế giới diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm dấy lên sự lo ngại về một “cuộc chiến tranh tiền tệ” khi đồng USD mất giá khá nhanh và sự lên giá của một số đồng tiền chủ chốt khác (đồng Yên Nhật và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc), cũng như biến động thị trường vàng thế giới đã làm cho thị trường tài chính toàn cầu năm 2010 không thực sự “yên tĩnh”. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam năm 2010 cũng có nhiều thách thức khi các gói kích thích kinh tế mà Chính phủ áp dụng trong năm 2009 hết hiệu lực, các doanh nghiệp phải từng bước tiếp cận với các nguồn vốn theo quan hệ cung cầu thị trường. Các chính sách ưu đãi từ Chính phủ như hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, giãn thuế… hết hiệu lực đã đặt ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn khi mà giá cả nguyên liệu tăng nhanh, lạm phát tăng trưởng trở lại, lãi suất ngân hàng lên cao.vv. Bên cạnh đó, những yếu kém trong quản lý tài chính của các tập đoàn nhà nước dần bộc lộ mà khởi đầu là việc “chìm đắm” con tàu Vinashin vốn dĩ được xem là “biểu tượng” của mô hình tập đoàn nhà nước đa năng của Việt Nam cũng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế về sự yếu kém trong quản lý vốn của nhà nước.

pdf8 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 QUẢN LÝ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Sơn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế tác động đến TTCK Năm 2010, kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn do hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 để lại, mặc dù nền kinh tế Mỹ và các quốc gia Châu Á đã có sự hồi phục đáng kể thông qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số việc làm và cán cân thương mại. Các chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu có sự hồi phục nhanh, trong đó phải kể đến mức tăng trưởng trở lại khá ấn tượng của chỉ số Dow Jones (trên 11.573 điểm) so với mức suy giảm mạnh (dưới 6.700 điểm) vào thời kỳ suy thoái mạnh trong năm 2009. Tuy nhiên, vấn đề khủng hoảng nợ Châu Âu do những bất ổn trong thâm hụt ngân sách và sự yếu kém của hệ thống các ngân hàng ở một số quốc gia Trung Âu (Hy Lạp; Tây Ban Nha) làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng kép đã làm cho kinh tế toàn cầu và các thị trường chứng khoán quốc tế diễn biến phức tạp. Diễn biến thị trường tiền tệ trên thế giới diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm dấy lên sự lo ngại về một “cuộc chiến tranh tiền tệ” khi đồng USD mất giá khá nhanh và sự lên giá của một số đồng tiền chủ chốt khác (đồng Yên Nhật và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc), cũng như biến động thị trường vàng thế giới đã làm cho thị trường tài chính toàn cầu năm 2010 không thực sự “yên tĩnh”. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam năm 2010 cũng có nhiều thách thức khi các gói kích thích kinh tế mà Chính phủ áp dụng trong năm 2009 hết hiệu lực, các doanh nghiệp phải từng bước tiếp cận với các nguồn vốn theo quan hệ cung cầu thị trường. Các chính sách ưu đãi từ Chính phủ như hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, giãn thuế… hết hiệu lực đã đặt ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn khi mà giá cả nguyên liệu tăng nhanh, lạm phát tăng trưởng trở lại, lãi suất ngân hàng lên cao..vv. Bên cạnh đó, những yếu kém trong quản lý tài chính của các tập đoàn nhà nước dần bộc lộ mà khởi đầu là việc “chìm đắm” con tàu Vinashin vốn dĩ được xem là “biểu tượng” của mô hình tập đoàn nhà nước đa năng của Việt Nam cũng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế về sự yếu kém trong quản lý vốn của nhà nước. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm qua cũng cho thấy nhiều yếu tố bất lợi đối với TTCK, đó là: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh (11,75% cao hơn nhiều so với mức 8% Quốc hội đặt ra); lãi suất ngân hàng tăng cao (khoảng 18% năm) gây khó khăn cho khu vực doanh nghiệp; biến động tỷ giá VND so 2 với các đồng tiền chủ chốt khác (USD; JPN); tăng trưởng tín dụng chậm lại (khoảng 27,6% so với mức tăng trưởng tín dụng năm 2009 là 37%). Nhập siêu khoảng 12,4 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2009; thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam vẫn ở mức cao, khoảng 10% GDP. Nợ công tiếp tục tăng cao, ở mức 56,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ 44,3% GDP. Bội chi ngân sách 5,8% GDP, vẫn trên ngưỡng an toàn 5% GDP mặc dù có giảm 0,4% so với dự toán. Thị trường tiền tệ năm 2010 chứng kiến sự biến động liên tục của tỷ giá, có những thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng rất mạnh trong đó nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố kinh tế vĩ mô. NHNN đã thực hiện 2 lần điều chỉnh tỷ giá năm 2010, tính chung tỷ giá đã tăng 5,39%. Lãi suất huy động và cho vay vẫn ở mức rất cao, đặc biệt vào cuối năm có lúc lãi suất huy động lên đến 18% và lãi suất cho vay là 21%. Nguyên nhân lạm phát cao 11,75% được ước tính là 4,65% do yếu tố tiền tệ và 7,1% do yếu tố khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số chỉ tiêu kinh tế vượt mức đề ra, như: tăng trưởng GDP là 6,78% (mức đặt ra là 6,5%); chỉ tiêu sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu tăng mạnh; giải ngân vốn ODA tăng khá..vv. 2. Diễn biến của TTCK Việt Nam năm 2010 Diễn biến của TTCK Việt Nam năm 2010 không có nhiều biến động lớn như năm 2009, chỉ số giá cổ phiếu VN Index ngày 31/12/2010 là 448,66 điểm, giảm 49,11 điểm (khoảng -10%) so với mức chỉ số 497,77 điểm ngày 31/12/2009. Thị trường năm 2010 có thể chia làm 3 giai đoạn: (i) Chỉ số VN Index đạt đỉnh điểm trong năm ở mức 549,51 điểm ngày 06/05; (ii) Thị trường suy giảm xuống mức đáy 423,89 điểm ngày 25/8; (iii) Giai đoạn hồi phục vào cuối năm. Giai đoạn 1: Thị trường tăng 11,06% so với cuối năm 2009. Đây cũng là giai đoạn thị trường có mức thanh khoản khá, đặc biệt từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5. Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường giai đoạn này có thể kể đến đó là: sự lạc quan vào tăng trưởng và lạm phát có chiều hướng giảm; cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận; Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Giai đoạn 2: Thị trường giảm 22,86% trong giai đoạn này, đồng thời thanh khoản cũng giảm. Các yếu tố tác động giai đoạn này có thể kể đến là: (i) thị trường chứng khoán thế giới cũng giảm mạnh do lo ngại về khủng hoảng nợ lan rộng từ các nước Châu Âu; (ii) các vấn đề nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước ảnh hưởng đến khu vực ngân hàng; (iii) Thông tư số 13/NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Giai đoạn 3: Thị trường đã tăng 14,33% giai đoạn này, thanh khoản kém cho đến cuối tháng 11, nhưng tăng mạnh mẽ trong tháng 12. Trong tháng 11 giá vàng tăng mạnh cùng với tỷ giá tăng đã tác động mạnh đến thị trường, 3 làm cho giá cổ phiếu suy giảm và tính thanh khoản yếu. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 12, các thông tin hỗ trợ như dòng vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào các thị trường mới nổi, gia hạn việc tăng vốn pháp định của ngân hàng, và đặc biệt là thông điệp quyết tâm thiết lập kỷ cương thị trường của cơ quan quản lý đã giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của thị trường. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 623 công ty niêm yết trên các SGDCK là 726.000 tỷ đồng, chiếm 39% GDP năm 2010, tăng khoảng 1,7% so với mức vốn hóa thị trường năm 2009. Mặc dù mức vốn hóa thị trường có tăng, nhưng thanh khoản của thị trường thấp hơn năm 2009. Số lượng các trung gian tài chính không gia tăng, nhưng tổng mức vốn điều lệ các công ty gia tăng đáng kể. Thị trường hiện có 105 công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ là 33.300 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009; 47 công ty quản lý quỹ, với tổng vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng, quản lý tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, trong đó có 23 quỹ đầu tư với tổng vốn điều lệ là 13.300 tỷ đồng. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư gia tăng đáng kể (1,1 triệu tài khoản, tăng 126% so với 793.000 tài khoản năm 2009). Trong đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài khoảng 15.000 tài khoản và góp phần đáng kể trong giao dịch dẫn dắt thị trường. 3. Huy động vốn của doanh nghiệp qua TTCK Năm 2010 là năm diễn biến chỉ số lạm phát tăng nhanh, kéo theo đó lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng khá cao (khoảng 17%). Điều đó, khiến cho khu vực doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Mặt khác, việc tăng cường kiểm soát về hệ số an toàn tài chính đối với các ngân hàng thương mại từ NHNN thông qua các Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN khiến cho hệ số sử dụng vốn cũng như khả năng cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế cung như khu vực TTCK bị giảm sút đáng kể. Ngoài ra, việc tăng vốn của các ngân hàng thương mại để đáp ứng yêu mức vốn pháp định là 3.000 tỷ VND theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn thông qua TTCK. Từ áp lực của việc cắt giảm nguồn hỗ trợ lãi suất ưu đãi trong năm 2009, các doanh nghiệp còn khó khăn hơn khi hệ thống ngân hàng siết chặt cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản và cho vay đầu tư chứng khoán, kiểm soát và thu hồi các khoản đầu tư tài chính vượt quá giới hạn an toàn, làm cho tổng mức dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế xuống thấp (khoảng 19%) so với tổng mức dư nợ tín dụng năm 2009 là 37%. Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 25%, đồng nghĩa với hạn chế cấp vốn vay ngân hàng cho nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải tự cân đối nguồn vốn thông qua TTCK. Ngoài ra, với áp lực lãi suất vay quá cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó 4 đáp ứng mức lợi suất đầu tư cao để cân đối chi phí vốn và lãi kinh doanh, do vậy huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu để đáp ứng vốn kinh doanh sẽ là cách làm tốt nhất vì không bị áp lực về lãi suất cao (chỉ trả cổ tức cho cổ đông nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi). Với các áp lực tìm kiếm nguồn vốn của doanh nghiệp nói trên, nên có thể nói rằng mặc dù năm 2010 nền kinh tế có nhiều khó khăn, nhưng việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua TTCK lại có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng mức huy động vốn qua TTCK trong năm 2010 (đấu giá cổ phần hóa; phát hành tăng vốn; phát hành trái phiếu) khoảng 116.000 tỷ đồng (trong đó riêng số lượng cổ phiếu phát hành khoảng 33.000 tỷ đồng), tăng gần 3 lần so với mức huy động của cả năm 2009 là 39.000 đồng và năm 2008 là 29.000 tỷ đồng (năm 2007, do TTCK tăng trưởng mạnh nên kỷ lục huy động vốn qua TTCK đạt 127.000 tỷ đồng). 4. Dòng vốn đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam đóng góp phần đáng kể vào tỷ lệ sở hữu trong các công ty cổ phần Việt Nam và nắm giữ khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành, góp phần tạo tính thanh khoản trên thị trường. Nhìn chung, các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK chủ yếu được đầu tư thông qua các định chế quỹ đầu tư chuyên nghiệp và một số nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, nhiều quỹ đầu tư được lập tại các vùng “thiên đường thuế” như Cayman; Brirtich Island…đầu tư với cơ chế hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi thuế và năng động trong việc đầu tư, giải ngân vốn, nên chu chuyển dòng vốn vào ra khỏi Việt Nam khá phức tạp. Tài khoản nhà đầu tư qua các năm Năm Cá nhân trong nước Tổ chức trong nước Cá nhân nước ngoài Tổ chức nước ngoài Tổng 2007 303.190 800 7.949 200 312.139 2008 517.463 2.003 11.465 497 513.428 2009 807.558 2.662 12.067 627 822.914 2010 1.038 730 3.468 13.035 800 1.056 027 Tỷ trọng sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài sau khủng hoảng tài chính toàn cầu giảm mạnh, từ 30% cuối năm 2007 đến nay chỉ còn …. % vào cuối 2010. Do diễn biến thị trường thế giới chung và Việt Nam có nhiều biến động theo chiều hướng không tốt, nên nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng và co cụm danh mục đầu tư. Trong một số thời điểm, nhà đầu 5 tư đẩy mạnh bán ra trái phiếu Chính phủ do lo ngại sự phá giá VND/USD (cuối năm 2008) hoặc khi thị trường xuống quá sâu, nhà đầu tư có cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, một số loại cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng hoặc trong các ngành kinh tế có lợi thế so sánh (khoáng sản; dược; nhựa, …) có tỷ trọng nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài hết giới hạn cho phép 49% (Nhựa Bình Minh: Vinamilk; FPT; Imexpharm). Năm 2010, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện lượng mua ròng qua các tháng, đặc biệt là các tháng vào cuối năm, đưa tổng lượng mua ròng cả năm khoảng 15.000 tỷ đồng, gấp 5 lần 2009. Mặc dù có nhiều biến động trong năm, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục đầu tư vào các nhóm cổ phiếu lớn trên thị trường, tuy nhiên khác với những năm trước lượng vốn thường được rút ra khỏi Việt Nam, thì cả năm 2010 tổng mức vốn thuần vào Việt Nam khoảng 1,1 tỷ USD. Giá trị danh mục đầu tư hiện thời vào cuối năm 2010 của nhà đầu tư nước ngoài vào khoảng 6,5 tỷ USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm khoảng 78,2%, trái phiếu khoảng 10% và giá trị số dư tiền gửi khoảng 5,3%. Đánh giá chung dòng vốn nước ngoài: 1. Nhìn chung, diễn biến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010 không mấy phức tạp, tổng lượng vốn vào ra, kết dư thuần trên 1,1 tỷ USD cho thấy dòng vốn nước ngoài đang có xu hướng vào TTCK Việt nam. Tuy nhiên, xét tương quan với dòng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đông Á thì dòng chảy vào Việt Nam khá thấp. Điều đó, cho thấy việc lo ngại từ các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt nam (đặc biệt là chính sách tiền tệ) trong cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài khá lớn. Đặc biệt là trong 2 tháng đầu năm 2011 khi NHTW thực hiện chính sách phá giá VND so với USD thì lượng tài sản đầu tư “mất đi” của các quỹ đầu tư ước tính khoảng 324 triệu USD. Một vấn đề lo ngại khác tác động tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài đó là yếu tố lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, trong điều kiện dự trữ ngoại hối mỏng (nếu xem xét trên số tuần nhập khẩu thì hiện nay quá thấp) gây bất ổn cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu của VN chiếm tỷ trong khoảng 70% vào tăng trưởng GDP). Vì vậy, dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới sẽ có dấu hiệu chậm lại. 2. Vấn đề khác quan ngại hơn tác động đến dòng chảy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có gốc xuất phát từ đầu tư trực tiếp. Việt Nam khá thành công trong thu hút các dòng vốn FDI trong hơn 20 năm qua và chúng ta đã có những nới lỏng nhất định về dịch chuyển bản chất các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần (thực hiện theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển đổi 6 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần) thì sau khi chuyển đổi bên nước ngoài phải duy trì tỷ lệ nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần thì việc niêm yết cổ phiếu chỉ giới hạn trong phạm vi phần cổ phiếu chào bán ra công chúng (không niêm yết phần cổ phiếu nắm giữ của cổ đông sáng lập khi chuyển đổi). Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành Nghị định 101/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (thay thế cho Nghị định 38/2003/NĐ-CP), thì không ràng buộc việc nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ngoại trừ doanh nghiệp FDI chuyển đổi muốn được tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư thì bên nước ngoài phải nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ). Ngoài ra, tại Quyết định 55/2009/QĐ-TTg có quy định nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ của công ty đại chúng. Quyết định 55/2009/QĐ-TTg không đề cập đến doanh nghiệp FDI chuyển đổi nên khi các doanh nghiệp này chuyển đổi sang công ty cổ phần thì sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như bất kỳ một công ty cổ phần nào. Lúc này, việc niêm yết và mua bán chuyển nhượng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không có rào cản nào để kiểm soát và yêu cầu các sáng lập nước ngoài có trách nhiệm lâu dài với doanh nghiệp họ lập tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI khi chuyển đổi sang công ty cổ phần thường có tỷ lệ nắm giữ bên nước ngoài khá cao (từ 60-80%), tuy nhiên khi hết thời hạn ràng buộc 3 năm họ đều có xu hướng bán ra để về ngưỡng dới 49% theo quy định của pháp luật, điều này không khác gì chúng ta khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài “thoái vốn” trong các doanh nghiệp mà ho đã sáng lập và hoạt động trước đây. Trong khi đó, chúng ta thấy doanh nghiệp FDI có khá nhiều vấn đề trong hạch toán kế toán và huy động vốn trên TTCK Việt Nam. Đánh giá khả năng rút vốn nước ngoài và vấn đề quản lý giám sát Với những biến động của kinh tế vĩ mô trong năm 2011 cho thấy TTCK Việt Nam năm 2011 sẽ có nhiều khó khăn nhất định. Hiện tại, các định chế đầu tư chuyên nghiệp (công ty chứng khoán) có dấu hiệu thoái lui thị trường để chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác có sinh lời cao hơn và ít bị kiểm soát hơn (bất động sản; xây dựng công trình; khái thác tài nguyên…), do đó lo ngại về dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài cũng là một vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, chúng ta thấy dòng vốn vào Việt Nam không nhiều và trong bối cảnh tình hình quốc tế cũng có nhiều biến động, sự hồi phục của kinh tế toàn cầu và các quốc gia đầu tàu (Mỹ; Nhật; EU) cũng sẽ chậm lại, do đó việc rút vốn khỏi VN sẽ không lớn. Mặt khác, việc rút vốn khỏi VN cũng không đơn giản, vì tính thanh khoản của thị trường VN khá thấp, mức giá P/E hiện nay so với khu vực là rất thấp và nếu để lâu dài cơ hội sinh lời khá cao. Ngoài ra, khoảng 7 2/3 danh mục đầu tư do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn các quỹ mở. Nên sức ép rút vốn không cao, nếu có chủ yếu là rút từ trái phiếu Chính phủ (có độ thanh khoản cao) và số dư dòng tiền trên tài khoản gửi ngân hàng chưa đầu tư. Với dự trữ ngoại hối hiện nay và dòng kiều hối khá cao thì mức cân đối như vậy có thể chúng ta sẽ kiểm soát được. Về quản lý dòng vốn đầu tư FII có thể chia làm 2 mảng chính, đó là quản lý hoạt động đầu tư và quản lý dòng lưu chuyển vốn (quản lý ngoại hối). Trong đó, việc quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là thuộc trách nhiệm cuả Bộ Tài chính (UBCKNN) và một phần của Bộ KH-ĐT, trong khi đó trách nhiệm kiểm soát hoạt động lưu chuyển vốn thuộc trách nhiệm của NHNN. Hai mảng này, tuy tách biệt song lại bổ sung cho nhau và tạo thành một cơ chế quản lý thống nhất. Vì vậy vấn đề đặt ra cần xử lý ở đây tập trung vào một số vấn đề lớn như sau: - Rà soát và kiểm soát chặt các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn. NHNN và BTC phải thường xuyên đánh giá lại các khoản vay nợ ngắn hạn nước ngoài của Chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiêp (kể cả khoản LC trả chậm) và danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó cắn cứ vào mức dự trữ ngoại tệ quốc tế để có đối sách thích hợp. - Xử lý linh hoạt vấn đề tỷ giá để tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế, giảm bớt lợi thế của việc rút vốn nước ngoài và hỗ trợ xuất khẩu; - Quản lý chặt thị trường giao dịch ngoại tệ tự do, để tránh hiện tượng đầu cơ dẫn đến xu hướng chính nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây sức ép lên vấn đề tỷ giá và dự trữ ngoại hối. - Ngân hàng Nhà nước xem xét nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần từ 30% lên mức 35% để thu hút vốn và giữ vốn đầu tư nước ngoài, việc nói lỏng sở hữu thêm 5% sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng. Hiện nay chúng ta đã cho phép thành lập ngân hang 100% vốn nước ngoài, nên việc nới lỏng thêm 5% cũng không phải là vấn đề lớn. - Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng và gắn với niêm yết trên TTCK để thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh, việc bán ra cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài đối với cổ phần nhà nước đang nắm giữ chi phối ở một số công ty lớn đã niêm yết trên TTCK như Tập đoàn Bảo Việt; Vietcomk; Vietinbank..vv. - Các chính sách điều chỉnh hợp lý đối với khu vực đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, đối với các doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang công ty cổ phần thì không nên giới hạn tỷ lệ nắm giữ tối đa nước ngoài, mà nên khuyến khích nước nước ngoài sở hữu lớn và nắm giữ lâu dài. 8 - Đối với TTCK, nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững của TTCK trong năm 2011 và chuẩn bị các điều kiện cho sự phục hồi và tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán trong năm 2011 tập trung như sau: (i) Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách cho thị trường ; Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển thị trường 2011-2020; Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp..vv; (ii) Tăng cường công tác quản lý, phát triển hàng hóa thị trường: tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để gắn công tác cổ phần hóa với chào bán chứng khoán ra công chúng và đưa vào giao dịch trên thị trường có tổ chức; tăng cường giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc chào bán chứng khoán ra công chúng và việc sử dụng vốn huy động của các tổ chức