Đề tài Quản lý sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên được thành lập ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Tổng Hợp TPHCM để tham gia vào Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.Trường hiện có các khoa: Toán-Tin học, Công nghệ thông tin, Vật Lý, Hóa học, Sinh học,ngành Công nghệ sinh học,Địa chất,Môi trường,Điện tử viễn thông,Khoa học vật liệu,Hải dương học. Hiện trường đào tạo các văn bằng:Cử nhân hệ Cao đẳng CNTT,Cử nhân hệ chính quy,Hệ hoàn chỉnh Đại học,Hệ tại chức,Hệ đào tạo từ xa,Thạc sỹ và Tiến sỹ Khoa học. Hàng năm trường có 2000 cử nhân và gần 80 Thạc sỹ,Tiến sỹ ra trường,cung cấp đội ngũ các cán bộ khoa học tự nhiên. Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Khoa học Tự nhiên

doc74 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI QUẢN LÝ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Mục lục I.Khảo sát và phân tích hiện trạng hệ thống……………………………………………………………………………………2 1.Khảo sát hệ thống………………………………………………………………………………………………………………………. 2 2.Phân tích hiện trạng hệ thống………………………………………………………………………………………………….4 II.Các giải pháp được đề xuất………………………………………………………………………………………………………………..12 1.Các giải pháp về CSDL………………………………………………………………………………………………………………..12 2.Mục tiêu hệ thống…………………………………………………………………………………………………………………………….14 3.Các chức năng hệ thống………………………………………………………………………………………………………………….14 III.Phân tích thiết kế………………………………………………………………………………………………………………………………….16 A.Xác định các tác nhân,các ca sử dụng và mô tả…………………………………………………………………16 B.Mơ hình thực thể ERD………………………………………………………………...27 C.Chuyển mơ hình ERD thnh mơ hình quan hệ………………………………………33 D.Mơ tả chi tiết cho cc thực thể………………………………………………………..33 E.Mô tả các mối kết hợp………………………………………………………………………………………………………………….46 IV_Thiết kế giao diện 1.Các menu chính của giao diện……………………………………………………………………………………………………50 2.Mô tả Form……………………………………………………………………………………………………………………………………….54 V_Thiết kế ô xử lý……………………………………………………………………………………………………………………………………. .67 VI_Đánh gía ưu khuyết…………………………………………………………………………………………………………………………….72 VII_Phân công công việc…………………………………………………………………………………………………………………………72 I/Khảo sát hệ thống và phân tích hiện trạng hệ thống 1/Khảo sát hệ thống: a/Tổng quan Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên được thành lập ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Tổng Hợp TPHCM để tham gia vào Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.Trường hiện có các khoa: Toán-Tin học, Công nghệ thông tin, Vật Lý, Hóa học, Sinh học,ngành Công nghệ sinh học,Địa chất,Môi trường,Điện tử viễn thông,Khoa học vật liệu,Hải dương học. Hiện trường đào tạo các văn bằng:Cử nhân hệ Cao đẳng CNTT,Cử nhân hệ chính quy,Hệ hoàn chỉnh Đại học,Hệ tại chức,Hệ đào tạo từ xa,Thạc sỹ và Tiến sỹ Khoa học. Hàng năm trường có 2000 cử nhân và gần 80 Thạc sỹ,Tiến sỹ ra trường,cung cấp đội ngũ các cán bộ khoa học tự nhiên. Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Khoa học Tự nhiên         b/Mục tiêu đào tạo: -Đào tạo đại học với việc áp dụng học chế tín chỉ,trở nên linh hoạt & đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường lao động. -Đồng thời phương hướng đào tạo thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật và yêu cầu của xã hội. -Đào tạo sau Đại học với 2 cấp Thạc sỹ và Tiến sỹ -Đào tạo hệ cao đẳng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cẩu lao động trong lĩnh vưc tin học -Ngoài ra trường còn tham gia bồi dưỡng học sinh Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia c/Chương trình đào tạo: Bao gồm 2 khối kiến thức: *Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các học phần thuộc các lĩnh vực :khoa học xã hội và nhân văn,khoa học tự nhiên và toán,ngoại ngữ,giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. *Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các học phần cơ sở phục vụ chuyên ngành,ngoại ngử và các học phần chuyên môn nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỷ năng nghề nghie65pban đầu cần thiết *Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần như sau: -Nhóm học phần bắt buộc gồm những học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo,bắt buộc sinh viên phải học và chiếm khoảng 70-80% khối lượng kiến thức toàn khóa -Nhoùm học phần tự chọn gồm những học phần chứa đựng những nội dung cần thiết nhưng sinh viên tự chọn để tích lũy đủ số tín chỉ và chiếm khoảng 20-30% khối lượng kiến thức toàn khóa.Sinh viên được tự chọn những học phần này theo định hướng của cố vấn học tập hay giáo viên hướng dẫn. d/Khóa học *Khóa học là thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành chuyên môn ở trình độ đại học hoặ c cao đẳng. Một khóa học của trường ĐH Khoa học Tự nhiên được thực hiện như sau: Bậc học Thời gian đào tạo Số tín chỉ tích lũy Đại học 4 năm 210 Cao đẳng 3 năm 150 *Tùy theo khả năng học tập, sinh viên được rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tối đa như sau: Bậc học Rút ngắn tối đa Kéo dài tối đa Đại học 2 học kỳ 4 học kỳ Cao đẳng 2 học kỳ 4 học kỳ 2.Phân tích hiện trạng hệ thống *Hoạt động nghiệp vụ quản lý sinh viên của nhà trường  Tên công việc  Mô tả   1  Quản lý hồ sơ nhập học  Quản lý các thông tin: Lý lịch Chính sách xã hội (đối tượng) Địa chỉ tạm trú Địa chỉ liên lạc với phụ huynh   2  Phân lớp  Phân sinh viên vào các lớp thích hợp Được thực hiện ngay sau khi sinh viên làm thủ tục nhập học   3  Xét học tiếp, ngừng học, thôi học, chuyển lớp, chuyển ngành, chuyển trường.  Dựa vào kết quả học tập của các sinh viên trong những năm trước và quy chế của bộ giáo dục để xét học tiếp, ngừng học, thôi học.Cập nhật thông tin sinh viên chuyển lớp, chuyển ngành, chuyển trường.   4  Quản lý học phí, học bổng, ưu tiên, khen thưởng, kỷ luật.  Lên danh sách thu học phí Cập nhật tình hình thu học phí Lên danh sách phát học bổng Cập nhật tình hình phát học bổng Cập nhật sinh viên được khen thưởng. Cập nhật các thành tích khen thưởng Cập nhật các sinh viên bị kỷ luật, cập nhật các hình thức kỷ luật.   5  Xét tốt nghiệp  Hoàn chỉnh hồ sơ sinh viên, thanh toán học phí, thanh toán thư viện, thanh toán ký túc xá. Được thực hiện vào các đợt theo quy định trong năm để phục vụ cho xét tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối khoá và xét tốt nghiệp bổ sung cho các sinh viên các khoá trước đó.   6  Thực hiện công tác tốt nghiệp  Ghi nhận các sinh viên được công nhận tốt nghiệp In bằng, in hồ sơ tốt nghiệp, in bảng điểm Theo dõi phát bằng, phát hồ sơ tốt nghiệp Lưu trữ vĩnh viễn hồ sơ tốt nghiệp.   7  Tổ chức xét tốt nghiệp bổ sung  Một năm học có một đợt xét tốt nghiệp chính vào cuối năm học và các đợt xét tốt nghiệp bổ sung. Xét tốt nghiệp bổ sung được thực hiện đầy đủ các thủ tục giống như xét tốt nghiệp chính.   Ngoài các công việc nêu trên, quản lý sinh viên có thể bao gồm các hoạt động khác như quản lý sinh viên thực tập, quản lý cựu sinh viên, tư vấn cho sinh viên, cung cấp các dịch vụ Internet, tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa… Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý sinh viên ở mỗi đơn vị đào tạo thường là hai đến ba cán bộ trong khi phải giải quyết một khối lượng lớn công việc. Do vậy quản lý sinh viên là rất vất vả, đòi hỏi có hệ thống tin học hỗ trợ quản lý sinh viên mà đảm bảo tính chính xác, kịp thời, giảm tải, hỗ trợ ra quyết định, báo cáo định kỳ tới các cấp chỉ đạo. * Hệ thống đã tin học hóa ĐH KHTN đã và đang tiến hành đẩy mạnh việc nâng cấp và phát triển toàn diện mọi hoạt động quản lý của mình dựa trên nền tảng là các hệ thống thông tin trong tất cả các đơn vị trực thuộc. ĐH KHTN đã phát triển và sử dụng các chương trình quản lý, trong đó có chương trình quản lý đào tạo . Những chức năng đã có Chức năng  Mô tả  Đánh giá   Nhập trường     Nhập trường bổ sung     Phân lớp     Chuyển lớp   Không lần vết được các lần chuyển lớp.   Đăng ký ngành học mới, chuyển ngành     Danh sách học viên     Cập nhật địa chỉ tạm trú     Quản lý diện chính sách     Cập nhật lý lịch học viên     Quản lý hồ sơ học viên     Xác nhận hồ sơ học viên     Quản lý học viên thôi học, ngừng học     Hoïc boång hoïc taäp     Miễn giảm học phí     Lập cán bộ lớp, cán bộ đoàn     Học bổng đặc biệt     Chuyển hệ     Mức xét tốt nghiệp     Thống kê tốt nghiệp     Thống kê xếp loại     Thống kê số lượng sinh viên     Thống kê theo điểm     Những chức năng chưa có Chức năng  Mô tả   Theo dõi tình hình nộp học phí    Theo dõi phát học bổng    Cập nhật thông tin xét tốt nghiệp    Cập nhật tiêu chuẩn xét tốt nghiệp    Cập nhật tiêu chuẩn xếp loại tốt nghiệp    Lưu hồ sơ tốt nghiệp vĩnh viễn    Thống kê    Theo dõi tình hình thực tập của sinh viên    Theo dõi thông tin liên lạc với phụ huynh sinh viên    Cập nhật khen thưởng kỷ luật    Đánh giá chung: Ưu điểm: Tốc độ truy xuất nhanh. Đã hỗ trợ nhiều chức năng quản lý sinh viên Giao diện dễ dùng, đáp ứng nghiệp vụ quản lý đào tạo Hạn chế: Bảo mật kém Còn một số chức năng quản lý sinh viên chưa được hỗ trợ Giao diện của một số chức năng không thuận tiện: Kết thúc một lần thực hiện thì không hỏi mà tự thoát, người dùng phải thao tác lại từ đầu. Cổng giao tiếp với sinh viên, phụ huynh, giáo viên, các cán bộ trong đơn vị, và các cấp lãnh đạo còn hạn chế. Hiện tại, tất cả các thông tin liên quan đến sinh viên như quy chế, cơ cấu tổ chức, chương trình đào tạo, chế độ chính sách đều đưa trên website của ĐHKHTN, người dùng có thể dễ dàng tra cứu ở trên đó. Tuy nhiên, chưa có sự liên tác giữa hệ thống quản lý sinh viên và các hệ thống này nên việc đưa tin chưa được tự động hóa để, do đó không đảm bảo tính kịp thời và thuận tiện. -Chưa hỗ trợ giao tiếp trên cơ sở những công nghệ mới ví dụ qua các thẻ kỹ thuật số, qua các thiết bị di động để việc xử lý đặc biệt là xử lý các thủ tục hành chính được dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Không hỗ trợ việc quản lý các cựu sinh viên Vai trò của các cựu sinh viên là rất quan trọng. Họ có thể hỗ trợ không chỉ về tài chính mà còn cung cấp các thông tin về thực tập, về việc làm về nhu cầu nhân lực ở cơ quan họ hay ở các cơ quan khác. Nếu theo dõi về chuyên môn và cơ quan công tác của các cựu sinh viên thì có thể có định hướng phù hợp về chương trình đào tạo cũng như quy mô đào tạo của đơn vị. Vấn đề cần giải quyết Hoàn chỉnh các chức năng nghiệp vụ của công tác quản lý sinh viên Bổ sung các chức năng chưa có và sửa đổi các chức năng đã có nhưng chưa thuận tiện cho người dùng. Hỗ trợ các dịch vụ trực tuyến và môi trường giao tiếp tiện ích Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, các đơn vị đào tạo nên cung cấp cho sinh viên các dịch vụ tiện ích như: Dịch vụ tra cứu và tư vấn: Cung cấp và giải đáp các thông tin liên quan đến sinh viên. Dịch vụ giới thiệu và định hướng việc làm: Liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác để thu thập thông tin về việc làm, định hướng việc làm để định hướng chương trình giảng dạy phù hợp và cung cấp các thông tin này cho sinh viên. Cung cấp môi trường giao tiếp giữa nhà trường, sinh viên hiện đang trong trường với các cựu sinh viên, các doanh nghiệp để có thể thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin về việc làm, chuyên môn, về nhu cầu nhân lực ở các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác. Tổ chức các đợt đánh giá về tình hình việc làm của các cựu sinh viên, đánh giá về nhu cầu việc làm của xã hội. Các kết quả đánh giá đó sẽ giúp cho nhà trường có định hướng chương trình giảng dạy phù hợp và giúp cho sinh viên định hướng được chuyên ngành và công việc của mình trong tương lai. Cung cấp và quản lý các dịch vụ: siêu thị cho sinh viên, hoạt động văn hoá, phô tô tài liệu, truy cập Internet: Quản lý các đăng ký sử dụng dịch vụ của sinh viên và theo dõi quá trình sử dụng dịch vụ của sinh viên. Giao tiếp trên cơ sở những công nghệ mới ví dụ qua các thẻ kỹ thuật số, qua các thiết bị di động để việc xử lý đặc biệt là các thủ tục hành chính được dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Các thủ tục xác nhận hiện nay yêu cầu rất nhiều loại giấy tờ, gây khó khăn và mất thời gian cho cả sinh viên và các cán bộ quản lý. Khi đó hệ thống quản lý sinh viên cần phải tích hợp với các hệ thống thông tin khác trong đơn vị để hỗ trợ cho việc quản lý các dịch vụ trên một cách đồng bộ. Hệ thống quản lý sinh viên sẽ là môi trường giao tiếp giữa sinh viên với các hệ thống mà cung cấp các dịch vụ trên. 4. Đáp ứng các quy chế đào tạo mới Quản lý thông tin về điểm tu dưỡng của các sinh viên Theo quy chế đào tạo hiện nay, điểm tu dưỡng được coi như một yếu tố quản lý bắt buộc. Điểm tu dưỡng của mỗi sinh viên ghi nhận mức độ chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường. Điểm tổng kết học kỳ của sinh viên sẽ là điểm học lực cộng điểm tu dưỡng trong kỳ đó. Do đó hệ thống cần ghi nhận điểm tu dưỡng của mỗi sinh viên để cuối kỳ tổng kết điểm. Quản lý sinh viên học vượt Theo quy chế của bộ ban hành, cho phép các sinh viên suất sắc được học vượt một số môn nhất định. Hệ thống cần quản lý các sinh viên đăng ký học vượt, phân lớp cho các sinh viên học vượt các môn và theo dõi tình hình học tập của các sinh viên đó. Quản lý sinh viên học nhiều ngành, nhiều trường Các sinh viên có thể học nhiều ngành, nhiều trường nếu đủ điều kiện quy định của các trường sinh viên tham dự. Khi đó hệ thống quản lý sinh viên của mỗi trường cần ghi nhận các sinh viên học nhiều ngành, nhiều trường và theo dõi tình hình học tập của các sinh viên đó. Quản lý chặt chẽ thông tin liên lạc với gia đình sinh viên Theo yêu cầu thực tế ở một số đơn vị đào tạo, vấn đề liên lạc với gia đình sinh viên, với nơi sinh viên tạm trú là rất cần thiết. Yêu cầu hệ thống quản lý thông tin về địa chỉ liên lạc với gia đình của sinh viên và địa chỉ tạm trú hiện tại của sinh viên. Quản lý cựu sinh viên Việc giữ liên lạc với các cựu sinh viên cũng rất quan trọng: Nếu chúng ta quản lý các thông tin về cựu sinh viên như là công việc, nơi làm việc, thu nhập… kể từ khi tốt nghiệp cho đến hiện tại của các cựu sinh viên thì chúng ta có thể đánh giá được tình hình, xu hướng, nhu cầu về chuyên môn, về việc làm của xã hội hiện nay để từ đó có định hướng đúng đắn cho công tác đào tạo của đơn vị. Do đó, hệ thống cần tạo môi trường giao tiếp cho cựu sinh viên để có thể thường xuyên cập nhật thông tin và ghi nhận kịp thời những phản hồi từ họ trong những trường hợp cần thiết như tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường, tổ chức đánh giá và lấy ý kiến về định hướng phát triển,…. Quản lý thông tin đào tạo theo tín chỉ Hình thức đào tạo từ trước đến nay ở ĐHKHTN là đào tạo theo niên khóa.Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị đào tạo có xu hướng chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Như vậy sẽ có thời điểm tồn tại song song hai hình thức đào tạo này, đào tạo theo niên khóa cho những khóa học cũ và đào tạo theo tín chỉ cho những khóa học mới. Do đó, hệ thống cần có tính mở để có thể quản lý cả đào tạo theo niên khóa và đào tạo theo tín chỉ và trong tương lai thì chỉ quản lý đào tạo theo tín chỉ. 5. Các vấn đề khác Việc hỗ trợ các chuẩn Hệ thống cần có khả năng liên tác với các hệ thống khác trong đơn vị, do đó phải có chuẩn cho tất cả các hệ thống liên tác. Vấn đề về tốc độ cũng như các thuật toán xử lý Với một lượng dữ liệu lớn cho cả một bài toán tổng thể. Việc truy xuất dữ liệu là rất nhiều và phức tạp. Cải thiện tốc độ cũng như bổ xung các thuật toán giúp cho nâng cao tốc độ hiển thị và thao tác là cần thiết. Vấn đề về bảo mật và an toàn dữ liệu Với một số lượng lớn sinh viên trong các đơn vị trực thuộc ĐHKHTN và rất nhiều thông tin cần quản lý về sinh viên trong mỗi năm học, vấn đề đặt ra là phải sử dụng một công nghệ lưu trữ dữ liệu phù hợp để đảm bảo tốc độ xử lý và an toàn dữ liệu. Đảm bảo tính an toàn dữ liệu trong hệ thống quản lý sinh viên và điểm không những để tránh sai sót cho người quản trị dữ liệu trong lưu trữ và xử lý mà quan trọng là để ngăn chặn những hành vi gian lận điểm từ bên ngoài. II- Các giải pháp được đề xuất 1.Các giải pháp về CSDL Cơ sở dữ liệu được chọn phải đủ mạnh để quản lý được khối lượng dữ liệu lớn với tần suất truy cập dữ liệu cao, đáp ứng các dịch vụ trực tuyến và đảm bảo các yêu cầu về an toàn dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu mà có thể đáp ứng các yêu cầu đó là MySQL, SQL server. Do yêu cầu về khả năng liên tác nên hệ thống cần được thiết kế một cách tổng thể, sử dụng cùng một loại CSDL. Các giải pháp về kết xuất CSDL và thực hiện các báo cáo Định dạng dữ liệu XML Mã 6909:2001 được áp đặt cho tất cả các cơ quan nhà nước Hỗ trợ các dịch vụ trực tuyến và môi trường giao tiếp tiện ích Hiện nay ở ĐHKHTN đã có một số hệ thống cung cấp các dịch vụ trực tuyến như: Hệ thống Thư viện điện tử Hệ thống Quản lý và điều hành qua mạng Website của ĐHKHTN: cung cấp tất cả các thông tin về cơ cấu tổ chức, quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, các thông tin liên quan đến sinh viên như kết quả học tập,… Hệ thống Quản lý sinh viên cần tích hợp với các hệ thống này để có thể cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến sinh viên. Giải pháp đề xuất là kết xuất các thông tin liên quan đến sinh viên dưới dạng các file pdf để đưa tới các hệ thống khác. Hoàn thiện diễn đàn cho sinh viên. Giao tiếp trên cơ sở những công nghệ mới ví dụ qua các thẻ kỹ thuật số, qua các thiết bị di động. Các giải pháp chuẩn hóa và quy trình hóa nghiệp vụ Vấn đề quy trình trong quản lý đào tạo Để đảm bảo cho công tác quản lý đào tạo được thực hiện tốt nhất, các quy trình nghiệp vụ phải được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ. Người quản lý quy trình Phân công trách nhiệm tới mỗi người tham gia quy trình một cách rõ ràng về công việc cần làm, thời gian và tốc độ làm. Thống nhất trong tất cả những người tham gia quy trình về công việc, về thời gian, về tốc độ cũng như là phương thức phản hồi. Theo dõi quy trình một cách chặt chẽ dựa trên các phản hồi từ những người tham gia quy trình. Báo cáo lên cấp trên. Người tham gia quy trình Phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình bằng cách đảm bảo chất lượng công việc và tiến độ công việc. Gửi các phản hồi tới người quản lý quy trình. .2. Mục tiêu của hệ thống Nghiệp vụ quản lý sinh viên được tự động hoá hoàn chỉnh và hỗ trợ các dịch vụ tiện ích liên quan đến giáo dục, đào tạo cho những người sử dụng hệ thống đặc biệt là sinh viên. .3. Các chức năng hệ thống Gói cập nhật thông tin sinh viên Lưu thông tin một sinh viên mới Sửa thông tin sinh viên Xoá thông tin sinh viên Tìm kiếm sinh viên và tạo danh sách In thông tin chi tiết về sinh viên Phân lớp Phân lớp Quản lý học phí Tính toán tiền học phí của mỗi sinh viên theo kỳ Cập nhật tình hình nộp học phí theo đợt / khóa học (course) - Quản lý khen thưởng, kỷ luật Cập nhật thông tin khen thưởng, kỷ luật Cập nhật tiêu chuẩn cộng điểm thưởng Cộng điểm thưởng Xét lên lớp/ lưu ban, thôi học, ngừng học Quyết định những sinh viên lên lớp, thôi học, ngừng học Lưu lại kết quả xét lên lớp, thôi học, ngừng học Cập nhật thông tin lớp học cho những sinh viên phải thôi học, ngừng học. Quản lý học bổng Cập nhật thông tin mức học bổng Xét học bổng và ghi nhận sinh viên được học bổng theo mức Cập nhật thông tin phát học bổng Quản lý thực tập Cập nhật thông tin sinh viên thực tập Quản lý sinh viên học trả nợ Cập nhật thông tin sinh viên đăng ký học trả nợ Phân lớp học trả nợ (cập nhật thông tin lớp) Cập nhật điểm môn học trả nợ Quản lý sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp Cập nhật tiêu chuẩn làm khoá luận tốt nghiệp Lên danh sách sinh viên đủ điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp Cập nhật đề tài khoá luận tốt nghiệp Cập nhật thông tin sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp In các mẫu biểu Quản lý xét tốt nghiệp Cập nhật thông tin xét tốt nghiệp cho mỗi sinh viên: Cập nhật các chứng chỉ, học phí, ký túc xá, thư viện. Cập nhật tiêu chuẩn xét tốt nghiệp hàng năm Cập nhật tiêu chuẩn xếp loại tốt nghiệp hàng năm Xếp loại tốt nghiệp In số liệu xét tốt nghiệp Ghi nhận các sinh viên được công nhận tốt nghiệp Thống kê báo cáo tình hình tốt nghiệp In bằng, in hồ sơ tốt nghiệp, in bảng điểm. Theo dõi phát bằng, phát hồ sơ tốt nghiệp Lưu trữ vĩnh viễn hồ sơ của các sinh viên đã tốt nghiệp Xét tốt nghiệp bổ sung Quản lý cựu sinh viên Các thuộc tính của hệ thống Dễ sử dụng, không cần đào tạo nhiều. Đảm bảo tốc độ và an toàn trong lưu trữ và xử lý dữ liệu. Có khả năng liên tác với các hệ thống khác, khả năng nâng cấp bảo trì dễ dàng. III-Phân tích