Sau Đại hội của Đảng nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà
nước, chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đóng góp một phần
không nhỏ vào sự thay đổi đó là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chính
sách mở càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có những thời cơ phát
huy các thế mạnh của mình trong cạnh tranh để hoà nhập cùng xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền
kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập toàn cầu hoá hiện nay khiến các
doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vì vậy, buộc
các doanh nghiệp phải xác định đúng đắn thực lực của mình, khả năng về vốn
có biện pháp quản lý sử dụng vốn kinh doanh sao cho tiết kiệm có hiệu quả
đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Vốn kinh doanh là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì nhu cầu về vốn là rất lớn
và cần thiết. Các doanh nghiệp này phải luôn đảm bảo có đầy đủ về vốn để
đầu tư cho các hoạt động kinh doanh đầu tư máy móc, thiết bị và phải có biện
pháp quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, chống thất thoát lãng phí về vốn. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề cấp bách đối với các doanh
nghiệp vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nó quyết định các yếu tố
đầu ra, quyết định giá thành sản phẩm đặc biệt là nắm được cơ hội thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tiết kiệm vốn để giảm
giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết. H ơn nữa, doanh nghiệp cần sử dụng
vốn hợp lý, có hiệu quả càng tạo ra nhiều lợi nhuận nhằm mở rộng thị trường,
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên.
Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của vốn kinh doanh em mạnh
dạn chọn đề tài về: "Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thiết Mộc".
Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH Thiết Mộc.
Phần 2: Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thiết
Mộc.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng
vốn tại Công ty TNHH Thiết Mộc.
45 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý và sử dụng vốn tại công ty TNHH Thiết Mộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 1
Luận văn
Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty
TNHH Thiết Mộc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 2
LỜI NÓI ĐẦU
Sau Đại hội của Đảng nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà
nước, chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đóng góp một phần
không nhỏ vào sự thay đổi đó là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chính
sách mở càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có những thời cơ phát
huy các thế mạnh của mình trong cạnh tranh để hoà nhập cùng xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền
kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập toàn cầu hoá hiện nay khiến các
doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vì vậy, buộc
các doanh nghiệp phải xác định đúng đắn thực lực của mình, khả năng về vốn
có biện pháp quản lý sử dụng vốn kinh doanh sao cho tiết kiệm có hiệu quả
đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Vốn kinh doanh là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì nhu cầu về vốn là rất lớn
và cần thiết. Các doanh nghiệp này phải luôn đảm bảo có đầy đủ về vốn để
đầu tư cho các hoạt động kinh doanh đầu tư máy móc, thiết bị và phải có biện
pháp quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, chống thất thoát lãng phí về vốn. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề cấp bách đối với các doanh
nghiệp vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nó quyết định các yếu tố
đầu ra, quyết định giá thành sản phẩm đặc biệt là nắm được cơ hội thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tiết kiệm vốn để giảm
giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết. Hơn nữa, doanh nghiệp cần sử dụng
vốn hợp lý, có hiệu quả càng tạo ra nhiều lợi nhuận nhằm mở rộng thị trường,
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 3
Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của vốn kinh doanh em mạnh
dạn chọn đề tài về: "Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thiết Mộc".
Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH Thiết Mộc.
Phần 2: Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thiết
Mộc.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng
vốn tại Công ty TNHH Thiết Mộc.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 4
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT MỘC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 4 tháng 8 năm 2003 Công ty TNHH Thiết Mộc chính thức được
ra đời theo Quyết định số 3881/QĐ-UB của UBND quận Ba Đình - thành phố
Hà Nội giấy phép kinh doanh số 0102008941.
Trụ sở chính: 68 Kim Mã Thượng - Liễu Giai - Ba Đình- Hà Nội.
Số cán bộ quản lý: 37 người
Số công nhân: 265 người.
Công ty TNHH Thiết Mộc tiền thân là một văn phòng tư vấn xây dựng
do ông Vương Trọng Linh làm chủ văn phòng, khi đó ông mới tốt nghiệp Đại
học Xây dựng được 4 năm. Với mong muốn từ khi còn là sinh viên là sẽ làm
chủ một công ty xây dựng, nhưng khi mới ra trường chưa có kinh nghiệm và
vốn để mở công ty nên ông đã đi làm cho một vài công ty xây dựng để tích
luỹ kinh nghiệm cho mình.
Đến năm 2000 sau vài năm đi làm đã có kinh nghiệm và sự giúp đỡ của
người thân ông đã quyết định mở văn phòng chuyên tư vấn về xây dựng. Sau
3 năm văn phòng của ông hoạt động có hiệu quả. Lúc này ông thấy văn phòng
của mình đã tạo được uy tín và nhiều mối quan hệ với khách hàng. Nên đã
vay vốn ngân hàng và sự giúp đỡ của người thân và bạn bè, ông đã thành lập
công ty TNHH Thiết Mộc. Ông đã lấy tên của bố và mẹ ông thành tên công
ty.
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Lập, quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, khu
dân cư, các hệ thống thoát nước đô thị, các công trình dân dụng và công
nghiệp, giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công nghiệp thuỷ lợi, bưu
điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 5
Tư vấn về dầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước
ngoài gồm các khâu: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế chính sách đầu tư và xây dựng, lập dự án đầu tư, soạn thảo hồ sơ mời
thầu, tổ chức đấu thầu, giám sát quản lý quá trình thi công xây lắp.
Tư vấn và dịch vụ cho các chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng
và nhà đất.
Khai thác quản lý kinh doanh bến bãi để phương tiện giao thông vận
tải.
Kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà
hàng, nhà trẻ, trường học, chợ, siêu thị và các dịch vụ du lịch vui chơi, giải trí.
Trong thời gian qua, công ty đã góp một phần đáng kể vào công cuộc
xây dựng và phát triển đô thị.
1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết Mộc
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. Quản lý
dự án
Phòng Kiểm
định chất
lượng
Khối trực
tiếp
Sản xuất
chính
Sản xuất
phụ trợ
Đội
XD1
Xưởng
mộc
Đội
XD2
Đội
máy
Đội
XD3
Đội
XD4
Phòng
Kế toán
Phòng
Tổ chức
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 6
1.3.2. Cơ cấu quản lý
- Giám đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty
và chịu trách nhiệm trước nhà nước, công nhân và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp chỉ đạo
các phòng ban.
- Phòng Quản lý dự án: lập ra các dự án xây dựng, thiết kế, theo dõi
tiến độ của các dự án xây dựng…
- Phòng Kế toán: Kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, huy
động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hạch toán kết quả sản xuất kinh
doanh, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
- Phòng Tổ chức: Tuyển dụng lao động, điều chỉnh nhân công…
- Phòng Kiểm định chất lượng: phụ trách kiểm tra chất lượng các công
trình xây dựng.
- Khối trực tiếp sản xuất: gồm các công nhân và các nhân viên kỹ thuật
phụ trách trực tiếp thi công dự án, công trình mà công ty đã nhận thi công…
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003-2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần 19857,259 37795,520 17938,261 90,3
2. Giá vốn 16452,37 32843,520 16391,15 99,63
3. Lãi gộp 3404,889 4952 1547,111 45,44
4. Tổng lợi nhuận 1723,658 2488,294 764,636 44,36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 7
5. Nộp ngân sách 551,571 796,524 244,683 44,36
6. Lãi ròng 1172,087 2030 857,913 73,19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 8
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 và 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
1. Doanh thu thuần 10.975,030 19.857,259 8882,229 80,9
2. Giá vốn 7.978,121 16.452,370 8474,249 106,2
3. Lãi tức gộp 2.996,909 3404,889 407,980 13,6
4. CP bán hàng 173,398 80,524 -92,874 -53,6
5. CP QLDN 1.995,189 2.430,074 434,885 21,8
6. Lợi nhuận từ HĐKD 828,322 894,291 65,969 8,0
7. Lợi nhuận từ HĐTC 203,725 154,905 -48,820 -24,0
8. Lợi nhuận từ HĐBT 775,094 674,462 -100,632 -12,0
9. Tổng lợi nhuận 1.807,141 1723,658 -83,483 -12,9
10. Thuế thu nhập 587.285 551,571 -26,714 -4,62
11. Lợi nhuận ròng 1.228.856 1172,087 -56,769 -4,62
Qua bảng 2 ta thấy: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
năm 2004 so với năm 2003 như sau: Điều đó thể hiện qua số liệu ở doanh thu
thuần tăng 8.882,229 triệu đồng với tỷ lệ tăng 80,9% hay lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh tăng 65,969 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,0%. Như vậy, để đạt
được kết quả này, công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao về
chuyên môn nắm bắt nhanh và tìm hiểu đúng nhu cầu thị trường trên cơ sở
phù hợp ngành nghề mình kinh doanh.
Tuy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004 vẫn mang lại
lợi nhuận là 1.172,087 triệu đồng nhưng so với năm 2003 thì giảm sút 56,769
triệu đồng (tỷ lệ giảm 4,62%). Kết quả này là do sự giảm sút lợi nhuận từ các
hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, trong khi lợi nhuận từ hoạt động
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 9
kinh doanh tăng ít (65,969 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8%) và chi phí QLDN
tăng lên 434.885 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 21,8%). Do vậy, công ty cần tìm
hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng như các loại chi phí khác, có kế hoạch sản xuất kinh doanh tối ưu để
tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ các hoạt động khác để
tăng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Tuy nhiên, năm 2003 lợi nhuận ròng của công ty đã dạt 2030 triệu đồng
tăng 857,913 triệu đồng với tỷ lệ tăng73,19% nộp ngân sách tăng 4.36% so
với năm 2002, kết quả này đã thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của công ty trong
năm vừa qua.
Công ty luôn duy trì số lao động ở mức hợp lý, với đội ngũ cán bộ cong
nhân trẻ trung, năng động, giỏi chuyên môn lãnh đạo công ty rất yên tâm,t in
tưởng giao phó trách nhiệm.
Tổng thu nhập của toàn công ty luôn tăng do làm ăn có lãi cụ thể, thu
nhập bình quân đầu người trong công ty năm 2001 là 600.000đ/người/tháng;
năm 2003 là 650.000đ/người/tháng và năm 2004 là 1.000.000đ/người/tháng.
Dự kiến trong thời gian tới, mức lương thu nhập này sẽ còn tăng hơn nữa góp
phần cải thiện đời sống của người lao động trong công ty.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 10
PHẦN 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT MỘC
2.1. Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản, vật tư dùng
trong sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau.
a) Theo nguồn hình thành
Vốn của doanh nghiệp về cơ bản được hình thành từ hai nguồn: vốn
chru sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
bao gồm số vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần được
hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp mới
thành lập, vốn chủ sở hữu là số vốn của doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh, tạo
lập doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp tại một thời điểm
xác định bằng công thức sau:
Vốn CSH = Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp - Nợ phải trả
Như vậy vốn chủ sở hữu còn được gọi là tài sản thuần.
- Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà chủ doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế bao bồm các
khoản: Nợ phải trả từ việc vay vốn, nợ phải trả người cung cấp, các khoản
phải thanh toán với nhà nước, với người lao động trong doanh nghiệp… căn
cứ vào thời gian có thể huy động và sử dụng vốn, người ta lại có thể chia nợ
phải trả thành nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, trung hạn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 11
Thông thường, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, một
doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Việc
phân loại này giúp nhà quản lý nắm được khả năng tự chủ về tài chính của
doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp huy động vốn sao cho phù hợp với
tình hình kinh doanh và tài chính của từng doanh nghiệp trên cơ sở xem xét
hiệu quả kinh doanh cuối cùng và sự an toàn của doanh nghiệp.
b) Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp chia làm hai loại
nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn CSH + Nợ dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm
thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn
vốn này gồm: vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng và các
khoản nợ ngắn hạn, người cung cấp, nợ tiền lương công nhân viên…
Việc phân loại này giúp người quản lý xem xét để huy động các nguồn
vốn phù hợp với tính chất có thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá
trình kinh doanh.
c) Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong
và nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động vốn đầu tư tài
chính trong hoạt động của bản thân doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động tìm
kiếm từ bên ngoài doanh nghiệp như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác thuê tài sản, gọi vốn liên kết, phát hành chứng khoán..
d) Theo đặc điểm luân chuyển vốn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 12
Trong doanh nghiệp chia thành vốn cố định và vốn lưu động
2.1.2.1. Vốn cố định
a) Khái niệm:
Vốn cố định là bộ phận vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng,
lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
Một tư liệu lao động xếp vào tài sản cố định phải đủ tiêu chuẩn sau:
+ Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản có.
b) Đặc điểm của vốn cố định
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và nhìn chung không bị thay đổi
hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất kèm theo đó là giá trị của chúng
bị giảm dần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành
một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh phần vốn cố định đầu tư ban đầu
vào tài sản cố định giảm xuống và khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng thì
giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm. Khi đó, vốn cố định
hoàn thành một vòng luân chuyển.
c) Phân loại tài sản cố định
Trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản cố định khác nhau. Để đáp
ứng cho yêu cầu quản lý, người ta phân loại tài sản cố định thành nhiều loại
khác nhau theo những tiêu thức khác nhau.
* Phân loại theo hình thức biểu hiện và công dụng kinh tế, toàn bộ tài
sản cố định của doanh nghiệp chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô
hình.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 13
+ TSCĐ hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể,
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thiết bị dụng cụ quản lý và các loại
TSLĐ khác.
+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện
một lượng giá lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh
doanh. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất,
bản quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm vi tính, giấy phép và giấy
phép nhượng quyền và các TSCĐ vô hình khác.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu tài sản
theo công dụng kinh tế, từ đó đánh giá được trình độ trang bị cơ sở vật chất
của doanh nghiệp để có định hướng trong đầu tư. Mặt khác, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ.
* Phân loại theo tình hình sử dụng, có thể chia toàn bộ TSCĐ của
doanh nghiệp thành các loại:
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý, nhượng bán
Dựa theo cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình
hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử
dụng tối đa TSCĐ hiện có, giải phóng nhanh các TSCĐ không cần dùng và
chờ thanh lý để thu hồi vốn.
* Phân loại theo nguồn hình thành có 2 loại:
+ TSCĐ hình thành từ vốn CSH
+ TSCĐ hình thành từ vốn vay
* Phân loại theo mục đích sử dụng 3 loại:
+ TSCĐ cho mục đích sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ cho mục đích phúc lợi.
+ TSCĐ phục vụ cho việc quản lý công ty.
2.1.2.2. Vốn lưu động
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 14
a) Khái niệm:
Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo
cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên
tục.
b) Đặc điểm của vốn lưu động
- Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển
hoá qua nhiều hình thái khác nhau.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn lưu động
chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng. Như vậy, vốn lưu
động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu động đổi hình thái không
ngừng, do đó tại một thời điểm nhất định lưu động tồn tại dưới các hình thái
khác nhau trong giai đoạn mà vốn đi qua.
c) Phân loại TSLĐ
TSLĐ của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: TSLĐ trong sản xuất
và TSLĐ trong lưu thông.
TSLĐ trong sản xuất gồm một bộ phận những vật tư dự trữ, nguyên
nhiên vật liệu và một bộ phận là những sản phẩm dở dang.
TSLĐ trong lưu thông: gồm sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán.
d) Phân loại vốn lưu động (VLĐ)
Dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau, có thể chia thành các loại khác
nhau:
* Dựa theo hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền
gửi ngân hàng, tiền đang chuyển các khoản nợ phải thu khách hàng, người
cung cấp… tiền tạm ứng và các khoản phải thu khác.
- Vốn vật tư hàng hoá (hàng tồn kho) gồm:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 15
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm.
- Vốn về chi phí trả trước: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá
thành sản phẩm trong kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm
của một số kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật,
chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí xây dựng lắp đặt các
máy móc thiết bị.
Việc phân loại theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét
đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh, có
thể chia VLĐ thành loại sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản vốn nguyên liệu, vật
liệu chính, vốn vật liệu phụ vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ.
- VLĐ trong khâu sản xuất: gồm vốn về sản phẩm dở dang và vốn về
chi phí trả trước.
- VLĐ trong khâu lưu thông: gồm các khoản vốn thành phần, vốn thành
tiền, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác, vốn trong thanh
toán (các khoản phải thu và tạm ứng).
Việc phân loại theo phương pháp này giúp việc xem xét đánh giá tình
hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu
động. Từ đó đề ra biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết
cấu vốn lưu động hợp lý và tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
1. Hiệu suất sử dụng VCĐ = Error!
2. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ = Error!
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Đình Ngọc - Lớp KT48B3AS 16
3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ= Error!
4. Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = Error!
Các chỉ tiêu trên càng cao thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng lớn và ngược lại.
5. Hệ số hao mòn TSCĐ = Error!
Hệ số này càng lớn thể hiện mức độ thu hồi vốn càng nhanh (tối đa
bằng 1)
6. Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ phản ánh tỉ trọng của các loại hay các
nhóm