Đề tài Quần thể Acropole trong kiến trúc Hi Lạp

-Niên đại: Được tính khoảng từ năm 776 TCN – 323 TCN. - Vịtrí địa lí: Hy Lạp là quốc gia thuộc đông nam châu Âu, chiếm phần lớn bán đảo Balcan, có rất nhiều đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. - Địa hình: Địa hình Hy Lạp bị chia cắt mạnh, khá hiểm trở, có nhiều dãy núi cao trong đó có dãy Olempe – được coi là dãy núi thiêng của Hy Lạp, nơi Zeus và các vị thần ngự trị và cũng là nơi diễn ra những câu chuyện thần thoại ly kì của người dân Hy Lạp.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quần thể Acropole trong kiến trúc Hi Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI QUẦN THỂ ACROPOLE TRONG KIẾN TRÚC HI LẠP Những người thực hiện: 1.Nguyễn Bích Nguyệt 2.Đặng Thị Nhàn 3.Nguyễn Thị Nguyệt 4.Nguyễn Thị Quế 5.Lô Thị Hồng Quyết 6.Nguyễn Thị Thanh Thảo 7.Nguyễn Thị Thu DÀN BÀI I.KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI 1.Vài nét về đất nước Hy Lạp cổ đại - Niên đại - Đặc điểm - Thành tựu 2.Quần thể acropole trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại - Khái niệm - Đặc điểm - Các quần thể acropole nổi tiếng III.QUẦN THỂ ACROPOLE Ở ATHENE(ACROPOLIS) 1.Toàn cảnh Acoropole ở Athene 2.Các bộ phận trong quần thể Acropole 2.1. Cổng Propyle 2.2.Đền Athena Nike 2.3. Đền Erectheon 2.4.Nhà hát Dionysos và Odeon 2.5. Đền Partheon IV.TỔNG KẾT V.TÀI LIỆU THAM KHẢO I.KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI 1.Vài nét về đất nước Hy Lạp cổ đại -Niên đại: Được tính khoảng từ năm 776 TCN – 323 TCN. - Vị trí địa lí: Hy Lạp là quốc gia thuộc đông nam châu Âu, chiếm phần lớn bán đảo Balcan, có rất nhiều đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. - Địa hình: Địa hình Hy Lạp bị chia cắt mạnh, khá hiểm trở, có nhiều dãy núi cao trong đó có dãy Olempe – được coi là dãy núi thiêng của Hy Lạp, nơi Zeus và các vị thần ngự trị và cũng là nơi diễn ra những câu chuyện thần thoại ly kì của người dân Hy Lạp. - Văn hóa: + Văn minh Hy Lạp tuy ra đời sau nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng lại có phần rực rỡ hơn vì tiếp thu tinh hoa của hai nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. + Văn minh Hy Lạp có nhiều thành tựu rực rỡ về nhiều mặt như văn học, triết học, toán học, kiến trúc,… và có ảnh hưởng sâu rộng đến La Mã và nền văn minh phương Tây hiện đại. -Xã hội: Người dân Hy Lạp có lòng tự tôn dân tộc rất cao, họ tin rằng dân tộc họ thuộc dòng dõi các vị thần ngự trị trên đỉnh Olempe và họ được bảo trợ bởi nữ thần Athena – con gái thần Zeus – biểu tượng của sự thông minh và lòng dũng cảm phi thường. 2.Quần thể acropole trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại -Phạm vi: Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập. -Kiến trúc Hy Lạp bao gồm hai loại chính: +Agora: Là các kiến trúc dân dụng, được xây dựng trong thành phố (như quảng trường), diện tích agora chiếm khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοpiολη), ở Asoss và Knid. + Acropole: Là quần thể kiến trúc bao gồm nhiều đền đài, được xây dựng trên các ngọn đồi cao nhằm phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ. Vào thời kì cổ điển thịnh kì, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Toàn cảnh Acropole ở Athene -Đặc điểm: + Kiến trúc Acropole ở Hy Lạp phổ biến đến mức mỗi thành phố đều có một quần thể acropole để thờ các vị thần bảo trợ cho thành phố. Khi nói đến acropole mà chữ “a” được viết hoa thì người ta ngầm hiểu đó là acropole ở Athene vì nó có quy mô lớn và đẹp nhất trong các acropole. + Quanh mỗi acropole thường có hệ thống tường đá bao bọc có taluy(sườn dốc) khá vững chắc. Hệ thống tường đá khá đồ sộ do quan niệm người ta cần phải vứt bỏ những thứ trần tục trước khi vào khu vực thiêng. + Trong acropole, đền đài là yếu tố không thể thiếu. Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó. * Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus. * Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu ; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina (Ελεύσινα). * Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς). * Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai phía"). * Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh như Tholos ở Epidaurus. * Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh như đền thờ thần Zeus ở Olympia. * Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh ; ví dụ đền Hephaestos và đền Parthenon ở Athena , đền Paestum... -Các quần thể acropole nổi tiếng: Mỗi thành phố ở Hy Lạp đều có một acropole nhưng nổi tiếng nhất là Acropole ở Athene. Công trình này là một công trình tâm huyết, để đời của các họa sĩ và các nhà điêu khắc nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. III.QUẦN THỂ ACROPOLE Ở ATHENE – THỦ ĐÔ CỦA HY LẠP 1.Vài nét khái quát -Vài nét về thủ đô Hy Lạp: + Athene là thành phố nằm về phía Nam đồng bằng Attique của một bán đảo chạy dài từ Đông Nam Hy Lạp ra biển Egée, được bảo vệ bởi một vòng cung các ngọn núi. + Thành bang Athens nổi tiếng nhất vào những năm 400 Tr.CN, khi đó Hy Lạp là nhà nước văn minh và hùng mạnh nhất thế giới. Đến nay, Hy Lạp đã có lịch sử 7.000 năm. + Dưới triều Otto I, thành phố Athens được qui hoạch xây dựng mới, theo thiết kế của các kiến trúc sư người Đức. Trong thời Cổ đại, Athens là trung tâm văn hóa lớn nhất thế giới, nơi tập trung những tài năng trí tuệ của đất nước Hy Lạp. Thành phố Athene(ảnh từ internet) -Những người có công trong quá trình xây dựng quần thể Acropole ở Athene: + Chỉ đạo: Pericles(đề xuất xây dựng) + Chịu trách nhiệm xây dựng, thiết kế: Đền Parthenon Phidias(chịu trách nhiệm chính trong điêu khắc và trang trí đền), kiến trúc sư Iktinos và Kallikrates; Đền Eirecthenon và Cổng Propyle tương truyền là Mnesikles. Ngoài ra còn có nhiều người phụ tá khác. -Toàn cảnh Acropole Athene: Toàn cảnh đồi Acropole(ảnh từ internet) -Đặc điểm Acropole ở Athene: + Khởi công từ thế kỉ V TCN. + Là quả đồi có lối lên duy nhất ở phía tây, quả đối cao hơn hẳn những khu vực khác trong thành phố(70m), diện tích 300x130m, rất thích hợp làm “nơi ở của thần linh”. + Mỏm tây bắc quả đồi có một dòng suối trong vắt, làm nguồn nước chính dùng trong việc cúng tế tại Acropole. + Xung quanh ngọn đồi được bao bọc bởi hệ thống taluy kiên cố, theo quan niệm của cư dân nơi đây là để khu thánh địa này cách biệt hoàn toàn với thế giới trần tục. -Toàn cảnh Acropole phối theo đường chim bay: Phối cảnh chim bay toàn cảnh Acropole Chú thích: 1.Parthenon 2. Erechtheion 3. Pandroseion 4. Tượng nữ thần Athena 5. Propyle 6. Bàn thờ 7. Miếu Pandion 8. Đền Nike 9. Kho đồ thờ 10.Đền Artemis 11.Nhà Arrephoroi 12.Cổng lên trời 13.Nhà hát Odeon 14.Nhà Eumen 15.Điện Asklepieion 16.Toà nhà lonic 17.Đền Nikias 18.Đài kỷ niệm Thrasyllos 21.Đường hành lễ 22.Nhà hát Dionysos 2.Một số bộ phận tiêu biểu tại Acropole Athene 2.1.Cổng Propyle Phía đông và lối lên cổng Propyle(ảnh từ internet) -Nghĩa của từ Propyle(nguyên gốc là Propylaia trong tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “bắt đầu lối vào”. -Thời gian xây dựng: Bắt đầu vào năm 437 TCN, chắm dứt vào năm 431 TCN, tuy nhiên khi đó vẫn chưa hoàn thành. -Chất liệu: Đá cẩm thạch trắng, đá cẩm thạch xám, đá vôi để tạo điểm nhấn, sơn màu xanh, vàng. -Ý nghĩa của cổng Propyle: + Bắt nguồn từ tập quán làm tường rào quanh khu thờ thiêng liêng. Người ta đi vào đền qua một cổng đồ sộ để vứt bỏ những cái trần tục trước khi bước vào mảnh đất thánh thần với tấm lòng trong sáng, thanh thản. + Hai cánh phía bắc và phía nam vươn ra từ cổng vòm của tòa nhà trung tâm khiến nó trông giống như đang dang tay chào đón. Cổng Propyle 2.2. Đền Athena Nike -Thời gian xây dựng: Năm 427 TCN đến năm 424 TCN mới hoàn thành. Việc khởi công do kiến trúc sư Kallikrates đảm nhiệm. -Vị trí: Đặt trên mỏm đá chênh vênh, vị trí ưa thích của Athena. -Đặc điểm: + Chất liệu: Đá cẩm thạch trắng. + Trong hầm rượu của ngôi đền có tượng thần Athena, có tên là Nike Apterus. Lí do vì sao bức tượng này lại đặt trong hầm rượu đến nay vẫn chưa rõ. + Athena Nike được trang trí bằng các tấm phù điêu phía mái ngôi đền. Các bức phù điêu này gọi là Frise. + Thức cột dùng trong Athena Nike là thức cột Ionic. Đây là loại thức cột khá đặc biệt, khá mảnh dẻ. nữ tính hơn nhiều so với cột Doric. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Ảnh cột Ionic(nguồn: Internet) -Vị thần được thờ trong Athena Nike là Nike. Trong truyền thuyết Hy Lạp, Nike là một trong những nữ thần Hy Lạp lâu đời nhất. Nike trong tiếng La Mã là Victoria, là thần tượng trưng cho tốc độ, sức mạnh, chiến thắng. Nike là vị thần thường xuất hiện cùng với một cỗ xe ngựa, vòng hoa đội đầu hay ngọn đuốc, nhánh cọ. -Hình ảnh của Nike rất gần với nữ thần thông thái Athena, con gái của Zeus. Trong đền Parthenon, Nike đứng trong bàn tay của Athena. Như vậy, Nike thực chất là một phần của Athena. Ngoài việc miêu tả như trên thì Nike không có bất kì một huyền thoại nào cho riêng mình. Khi nói Athena Nike, người ta lập tức hiểu rằng đó là nữ thần thông thái – công chúa chiến binh, đại diện cho trí thông minh và sức mạnh xuất chúng, cho chiến thắng và lòng dũng cảm. Athena – công chúa chiến binh 2.3. Đền Erectheon -Năm xây dựng: Được xây dựng năm 421(có tài liệu là 424 TCN), hoàn thành năm 406 TCN. Lúc mới khởi công đền có tên là Athena Polias. Đền Erectheon -Đặc điểm: + Mặt bằng đền không đối xứng, là điểm nhấn khác lạ trong kiến trúc Hy Lạp(đa số các mặt bằng của đền đài Hy Lạp thường đối xứng). + Thức cột trong Erectheon không phải loại cổ điển như Doric, Ionic mà là thức cột Cariatis(“cô gái nô lệ xứ Caria”).Ngôi đền còn được gọi là “Khán đài của các cô gái xứ Caria” trong trang phục Ionicque, cơ thể cân đối đầy gợi cảm, đứng trong tư thế chân hơi chùng xuống để đỡ mái nhà nhưng nhìn vẫn hết sức nhẹ nhàng. Từ đây, thức cột này khá phổ biến trong kiến trúc phương Tây. Các cô gái đều không có tay nên không một ai biết trước đó tay họ đã để ở vị trí như thế nào. “Các cô gái xứ Caria” Một góc chụp khác của phía trước đền thờ: Trực diện và góc chếch của khán đài(ảnh chụp từ sách) Một góc nhìn khác -Đền Erectheon thờ hai thần là Athena và Poseidon – thần biển. Trong thần thoại Hy Lạp, hai vị thần này vì tranh giành quyền bảo trợ Athene – thành bang hùng mạnh nhất Hy Lạp đã xảy ra mối hiềm khích lớn với nhau. Ngôi đền này giống như “người trung gian”, xóa bỏ hiềm khích của hai vị thần. 2.4.Nhà hát Dionysos và Odeon - Nhà hát Dionysos: + Nhà hát cổ xưa nhất Hy Lạp, là nơi diễn ra lễ hội thần Dionysos, vị thần có công đẩy lùi mùa đông băng giá, nằm ở phía Nam đồi Acropole. + Ngoài việc diễn ra lễ hội thần Dionysos, nơi đây còn là trung tâm giải trí, văn hóa của cư dân Athene. Nhà hát Dionysos nhìn từ trên cao -Nhà hát Odeon: + Nằm trong quần thể Acropole, ở sườn phía nam. + Sân khấu nhà hát được trang trí bằng đá nhiều màu, trong hốc tường có những nhân vật huyền thoại. Nhà hát Odeon -Ngày nay cả hai nhà hát đều dược phục chế để đưa vào sử dụng trong các sự kiện văn hóa tại Athene. 2.5.Đền Partheon -Năm xây dựng: Năm 447 TCN, hoàn thành năm 432 TCN. -Tác giả: Kiến trúc sư vĩ đại Phidias và cộng sự. -Vị thần được thờ cúng: Thần Athena – vị thần bảo trợ cho Athene. -Đặc điểm: +Vị trí: Nằm ở trung tâm Acropole. + Chất liệu: Xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Pentelic tươi sáng, trần nhà được chạm khắc bằng loại gỗ Cypress có mùi thơm ngát, do đó các kiến trúc sư rất chú ý đến sự tương quan về kích thước tạo được “tỉ lệ vàng” trong kiến trúc nên nhìn ngôi đền rất cao sang, nhẹ nhàng và gần gũi. + Công trình được chia làm ba phần rõ rệt: Pronaos (tiền sảnh), Naos (gian thờ, có chỗ để tượng nữ Thần Athèna ở phần cuối) và Opictodom (phòng để châu báu). + Chiều rộng của đền khá khác thường, mục đích tạo không gian để tôn vinh bức tượng Athena khổng lồ do chính tay Phidias chế tác. Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính có tám cột (chứ không phải là sáu cột như nhũng ngôi đền khác) và mười bảy cột ở hai bên. + Đền được xây bằng thức cột Doric khỏe khoắn. Cột đặt thẳng xuống nền nhà không có chân cột. Cột Doric đưọc ví với người đàn ông có thân thể cường tráng cân đối, chiều cao cột bằng 16 lần bán kính đáy cột. Đầu cột Doric rất giản dị, các triglyphe có ba vạch đứng, các metope là các tấm vuông có điêu khắc nổi. Trên các tấm này là hệ thống móng nước nhô ra, với ống thoát nước mưa hình đầu sư tử. Chiều rộng khác thường của Partheon Partheon lung linh về đêm -Partheon còn có các bức phù điêu trang trí bốn phía. Những bức phù điêu này rất đặc sắc, tương xứng với ngôi đền. Phidias thực hiện một ý đồ đổi mới: Ông quyết định trang trí tất cả 92 metopo (là các tấm đá vuông nằm cạnh các tấm có ba vạch dọc). Tạo nên phù điêu của tất cả 92 metopo là điều mà không một thành phố Hy Lạp nào dám làm vì những khó khăn và tốn kém khôn lường. + Phía đông: Ở cạnh phía đông là cuộc chiến đấu huyền thoại của các vị thần chống những người khổng lồ, trong đó nữ thần đi ở hàng đầu(ảnh dưới). Bức phù điêu của cạnh phía đông + Ở cạnh phía tây là cuộc chiến đấu của người dân Aten dưới sự lãnh đạo của dũng sĩ These chống những người Amazon. Bức phù điêu cạnh phía tây + Ở cạnh phía nam là cuộc chiến của vua tôi người Lafrithes cùng dũng sĩ These đương đầu với sức mạnh tàn bạo của bọn nhân mã. Bức phù điêu cạnh phía nam + Ở cạnh phía bắc là những cảnh của cuộc chiến tranh thành Troy huyền thoại. Bức phù điêu cạnh phía bắc Cuộc chiến thành Troy huyền thoại. -Nhận xét: Không ở nơi nào trước đây và cả sau này, người ta có thể xây dựng một số lượng lớn những công trình tráng lệ, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật trong một thời gian ngắn như vậy! Nhà thơ lớn Sophocle thời cổ đại, ở tuổi 90 trước ngưỡng cửa của cái chết đã ca ngợi chất trữ tình tươi mát của thành phố Aten trong bản hợp ca nổi tiếng“Oedipe ở Colone” của mình. Đền Parthenon là một mẫu mực về tỷ lệ hài hòa, hình dáng thanh nhã, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc và điêu khắc tôn vinh vị nữ thần bảo vệ thành phố, ca ngợi niềm vinh quang của Aten. Tinh thần dân chủ và bình đẳng ngự trị trên mọi hình ảnh đã tạo nên sự thống nhất vững chắc với những hòa âm và phức điệu của một bản giao hưởng bằng đá: bản giao hưởng Parthenon. IV.TỔNG KẾT 1.Acropole là quần thể kiến trúc đền đài được xây dựng trên những ngọn đồi cao nhằm phục vụ cho các nghi lễ, tôn giáo. Mỗi acropole thờ một vị thần chính, là thần bảo trợ thành phố. 2.Acropole ở Athene là công trình quy mô lớn, hoành tráng vào bậc nhất thế giới, mang tính nghệ thuật, chuẩn mực cao. 3.Tính nghệ thuật, chuẩn mực được thể hiện thông qua các bộ phận trong quần thể, thể hiện cao nhất thông qua đền Partheon – ngôi đền được công nhận là một trong bảy kì quan của thế giới. V.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nghệ thuật kiến trúc Acropole, Phạm Quang Vinh, NXB Kim Đồng, 2003. -Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới(tập 1, chương 4), Đặng Thái Hoàng, NXB - Tài liệu tổng hợp từ Internet
Tài liệu liên quan