Đề tài Quan trắc môi trường đất

Ngày nay, bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm, suy thoái là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu không chỉ một địa phương, một quốc gia hay một khu vực nào mà của cả cộng đồng thế giới. Bảo vệ môi trường do đó đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu rộng lớn. Quan trắc môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng là một hoạt động quan trọng phục vụ công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Hệ thống quan trắc môi trường là không thể thiếu được đối với mỗi một quốc gia để theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường.

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan trắc môi trường đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 BS Độ no bazơ 2 CEC Dung tích hấp thu 3 Cục BVMT Cục Bảo vệ Môi trường 4 EC Độ dẫn điện 5 Eh Thế oxy hóa khử 6 ESP (Exchange Sodium Percentage) Tỷ lệ % của Na trao đổi 7 K2Ots Kali tổng số 8 K2Odt Kali dễ tiêu 9 Nts Nitơ tổng số 10 GPS Hệ thống định vị toàn cầu 11 OC Các bon hữu cơ 12 P2O5ts Lân tổng số 13 P2O5dt Lân dễ tiêu 14 QA Đảm bảo chất lượng 15 QC Kiểm soát chất lượng 16 QT Quan trắc 17 PT Phân tích 18 QT&PTMT Quan trắc và phân tích môi trường 19 SAR (Sodium Absorption Ratio) Tỷ lệ hấp phụ Na 20 TCN Tiêu chuẩn ngành 21 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 22 Thuốc BVTV Thuốc bảo vệ thực vật 23 TSMT Tổng số muối tan 24 VSV Vi sinh vật MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………...... 4 I. Tính cấp thiết của vấn đề ……………………………………………………. 4 II. Mục tiêu xây dựng sổ tay quan trắc…………………………………........... 5 III. Phạm vi áp dụng …………………………………………………………… 5 Phần 1: Đất và môi trường đất Việt Nam....................................................... 6 1. Đánh giá khái quát về đất Việt Nam............................................................... 6 1.1. Đất Việt Nam theo phân loại phát sinh học đất........................................... 6 1.2. Đất Việt Nam phân chia theo loại hình sử dụng đất.................................... 9 2. Môi trường đất Việt Nam- Những biến đổi cơ bản dưới tác động bất lợi của thiên nhiên và hoạt động con người…………………………………………… 11 Phần 2: Tổng quan về kỹ thuật quan trắc môi trường đất........................... 14 Chương 1. Một số yêu cầu chung về kỹ thuật quan trắc môi trường đất....... 14 1. Một số yêu cầu chung trong kỹ thuật quan trắc môi trường đất..................... 15 2. Yêu cầu khoa học về số liệu quan trắc............................................................ 15 Chương 2. Kỹ thuật quan trắc........................................................................... 17 1. Xác định đối tượng quan trắc môi trường ...................................................... 17 2. Lựa chọn địa điểm quan trắc........................................................................... 17 3. Lựa chọn một địa điểm QT/PT môi trường đất.............................................. 18 4. Lựa chọn các thông số quan trắc..................................................................... 19 5. Tần suất và thời gian lấy mẫu......................................................................... 20 6. Lựa chọn phương pháp phân tích................................................................................. 20 Phần 3: Các bước tiến hành quan trắc và phân tích môi trường đất.................... 21 Chương 1. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu và thông số quan trắc........................ 21 1. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu............................................................................. 21 2. Thông số quan trắc.......................................................................................... 22 Chương 2: Thời gian và tần suất quan trắc...................................................... 25 Chương 3: Điều tra và lấy mẫu tại hiện trường............................................... 28 1. Công tác chuẩn bị............................................................................................ 28 2. Phương pháp lấy mẫu ……………………...................................................... 29 3. Đo nhanh tại hiện trường................................................................................. 33 4. Ghi chép tại hiện trường.................................................................................. 33 5. Đảm bảo và kiểm soát chất lượng tại hiện trường........................................... 36 6. Bảo quản và vận chuyển mẫu.......................................................................... 38 Chương 4: Xử lý mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm....................... 41 1. Tiếp nhận mẫu tại phòng thí nghiệm............................................................... 41 2. Xử lý mẫu........................................................................................................ 43 3. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm........................................................... 45 3.1. Kỹ thuật phân tích một số thông số cơ bản.................................................. 45 3.2. Đảm bảo và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm......................... 46 Chương 5. Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo.................................... 56 1. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 56 2. Lập báo cáo kết quả quan trắc.......................................................................... 57 Phụ lục................................................................................................................ 59 Phụ lục 1: Phương pháp phân tích một số thông số cơ bản trong phòng phân tích 59 Phụ lục 2: Danh sách trang thiết bị dùng trong phân tích................................... 61 Phụ lục 3: Kỹ thuật phân tích một số thông số cơ bản........................................ 62 3.1. Thành phần cấp hạt (Tài liệu: 10TCN 368-99)............................................ 62 3.2. pH KCl; pH H2O (Tài liệu: 10TCN 381-99)..................................................... 69 3.3. Các bon hữu cơ (Tài liệu: 10TCN 378-99)................................................... 71 3.4. Nitơ tổng số (Tài liệu: 10TCN 377-99)........................................................ 73 3.5. Phốt pho tổng số (Tài liệu 10TCN 374-99).................................................. 77 3.6. CEC trong đất (Tài liệu: 10TCN 369-99)..................................................... 82 3.7. Cation trao đổi (Ca, Mg, K, Na) (Tài liệu: 10TCN 370-99)........................ 87 3.8. Kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd) (Tài liệu: 10TCN 796:2006)……………. 89 3.9. Asen tổng số (Tài liệu 10TCN 797:2006)………………………………… 90 Tài liệu tham khảo............................................................................................... 91 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của vấn đề Ngày nay, bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm, suy thoái là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu không chỉ một địa phương, một quốc gia hay một khu vực nào mà của cả cộng đồng thế giới. Bảo vệ môi trường do đó đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu rộng lớn. Quan trắc môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng là một hoạt động quan trọng phục vụ công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Hệ thống quan trắc môi trường là không thể thiếu được đối với mỗi một quốc gia để theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường. Để quản lý và sử dụng một cách tối ưu tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, điều trước tiên là phải có thông tin (số liệu) đáng tin cậy, chính xác về chất lượng môi trường và có thể so sánh được. Nó là cơ sở để dự báo trạng thái môi trường, xác định mức độ tác động của con người đến môi trường, làm rõ nhân tố và nguồn tác động. Quan trắc và phân tích là khâu quan trọng để có cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Các nước phát triển (Mỹ, Canada, Nhật, Đức…) cũng như các nước đang phát triển (Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia…), các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)…đã biên soạn nhiều tài liệu hướng dẫn về quan trắc môi trường. Ở Việt Nam, từ năm 1994 Bộ KHCN &MT đã bước đầu thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường ở cấp Quốc gia, tuy vậy công tác QT&PT Môi trường vẫn dựa vào qui định tạm thời (1998) và chưa có được sự thống nhất chung trong toàn mạng lưới. Đến năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường đã xây dựng được các qui định về quan trắc môi trường và các hoạt động về quan trắc môi trường nước và môi trường không khí. Riêng Môi trường Đất, theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qui trình và qui phạm về QT/PT môi truờng đất được xây dựng năm 2006 cùng với Sổ tay quan trắc môi trường đất nhằm thống nhất các qui trình quan trắc, theo dõi, thu thập, chuyển giao, phân tích, xử lý, lưu trữ và chia sẻ số liệu một cách có hệ thống và đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. II. Mục tiêu xây dựng sổ tay quan trắc - Tạo điều kiện dễ dàng cho việc áp dụng các qui trình, qui phạm về quan trắc và phân tích môi trường đất của các trạm QT&PT môi trường đất trong và ngoài mạng lưới. - Xây dựng nội dung chi tiết về phương pháp quan trắc, phân tích, báo cáo và quản lý các số liệu quan trắc và phân tích môi trường đất Việt Nam nhằm đảm bảo độ tin cây, tính chính xác về chất lượng số liệu, đồng thời có thể chia sẻ cơ sở dữ liệu trong toàn mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. III. Phạm vi áp dụng Sổ tay quan trắc được áp dụng cho toàn bộ các cơ quan/ đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường trong toàn quốc, các trạm quan trắc đất nằm trong mạng lưới quan trắc quốc gia, các cấp, các ngành, các sở, các phòng ban có liên quan. PHẦN 1 ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VIỆT NAM 1. Đánh giá khái quát về đất của Việt Nam 1.1. Đất Việt Nam theo phân loại phát sinh học đất Đất Việt Nam có diện tích hơn 33 triệu ha, nếu mô tả đất theo nhóm và đơn vị đất (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996) thì đất Việt Nam có thể được phân thành 14 nhóm và 54 đơn vị đất. Nhiều đơn vị đất có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa khoa học đặc trưng cho những điều kiện hình thành đặc biệt như đất vùng bán khô hạn, đất đá bọt, đất tích vôi, đất Podzon. Tuy vậy ở bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 chỉ thể hiện được 14 nhóm và 31 đơn vị (Bảng1). Bảng 1. Đất Việt Nam theo nhóm (Hội Khoa học Đất Việt Nam , 1996) STT Tên đất Việt Nam Tên đất theo FAO-UNESCO Diện tích (ha) % Diện tích 1 Đất cát biển Arenosols 533.434 1,7 2 Đất mặn Salic Fluvisols 971.356 3,1 3 Đất phèn Thionic Fluvisols 1.863.128 5,39 4 Đất phù sa Fluvisols 3.400.059 10,85 5 Đất glây Gleysols 452.418 1,44 6 Đất than bùn Histosols 24.941 0,08 7 Đất đá bọt Andosols 171.402 0,55 8 Đất đen Luvisols 112.939 0,36 9 Đất nâu vùng bán khô hạn Lixisols 42.330 0,14 10 Đất tích vôi Calcisols 5.527 0,02 11 Đất xám Acrisols 19.970.642 63,72 12 Đất đỏ Ferralsols 3.014.594 9,62 13 Đất mùn alít núi cao Alisols 280.714 0,90 14 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Leptosols 495.727 1,58 - Nhóm đất xám, gần 20 triệu ha, là nhóm đất có diện tích nhiều nhất, chiếm 63,72% diện tích tự nhiên. Việc phân loại nhóm đất theo FAO đã gộp cả nhóm đất feralít (theo Phân loại Việt Nam) vào ACRISOLS nên hầu hết đất feralít vùng đồi núi và đất rừng Việt Nam đã được xếp vào nhóm đất xám. Tuy vậy diện tích đất xám bạc màu thực sự phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ước tính chỉ khoảng 3-4 triệu ha; bao gồm đất xám bạc màu phù sa cổ ở miền Bắc, đất xám vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đất xám chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, tuy có độ phì nhiêu tự nhiên thấp nhưng khả năng thâm canh lại rất cao, đây cũng là những vùng có khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh và có thu nhập cao trên 1 ha canh tác. Tuy vậy áp lực sản xuất đến môi trường đất xám sẽ rất lớn. Có 3 đơn vị đất xám phổ biến ở Việt Nam: + Đất xám bạc màu trên đất phù sa cũ; + Đất xám bạc màu glây trên phù sa cũ; + Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát. - Nhóm đất phù sa có diện tích 3,4 triệu ha chiếm 10,85% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phù sa có độ phì nhiêu tự nhiên và thực tế cao, là nhóm đất có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phát triển cây lương thực và cây hàng hoá trên phạm vi cả nước. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở các địa phương thuộc hai châu thổ lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Theo Hội Khoa học Đất Việt Nam, nhóm đất phù sa có thể chia thành ba đơn vị như sau: + Đất phù sa hệ thống sông Hồng; + Đất phù sa sông Cửu Long; + Đất phù sa các sông khác. - Nhóm đất đỏ (Ferralsols) có diện tích khoảng 3 triệu ha, chiếm 9,62 % diện tích tự nhiên. Đất đỏ tập trung chủ yếu ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh Trung Bộ. Vùng đất đỏ miền Đông trù phú, vùng đất bazan Tây Nguyên màu mỡ, vùng đất đỏ Phủ Quỳ (Nghệ An) lắm hoa thơm quả ngọt là những bằng chứng hùng hồn về tiềm năng sản xuất tự nhiên rất cao của các loại đất đỏ; có thể phát triển rất nhiều loại cây, đặc biệt là các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, chè, ca cao và nhiều loại cây ăn quả khác. Tuy vậy ở nhiều nơi, đất đỏ cũng đang thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, chiến tranh, thâm canh bất hợp lý hoặc thậm chí do ảnh hưởng của quá trình đô thị và công nghiệp hoá. Nhóm đất này có 8 đơn vị đất sau: + Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính; + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính; + Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính; + Đất đỏ nâu trên đá vôi; + Đất vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất; + Đất vàng đỏ trên đá macma axít; + Đất vàng nhạt trên đá cát; + Đất nâu vàng trên phù sa cổ. - Nhóm đất cát biển, Arenosols, diện tích 533.434 ha chiếm 1,7% diện tích đất tự nhiên. Đất cát biển được phân bố chủ yếu ở ven biển, tập trung chủ yếu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận. Có 3 đơn vị đất cát phổ biến ở Việt Nam: + Đất cồn cát trắng và vàng; + Đất cồn cát đỏ; + Đất cát biển. - Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) có diện tích 1,86 triệu ha, chiếm 5,39% diện tích tự nhiên. Đất phèn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, bao gồm vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau ; ở miền Bắc đất phèn có nhiều ở Hải Phòng, Thái Bình. Nhóm đất phèn được chia làm 2 đơn vị : + Đất phèn tiềm tàng: Có khoảng hơn 652 nghìn ha, chiếm 35% tổng diện tích đất phèn, tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Đất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn và tầng tích luỹ vật liệu chứa phèn, là tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí. Đất phèn tiềm tàng có thể khai thác trồng lúa, nuôi tôm… Vùng phèn tiềm tàng dưới rừng sú vẹt, đước (rừng ngập mặn) và một số vùng phèn nhiều đặc thù cần bảo tồn để giữ bờ biển, bảo vệ môi trường. + Đất phèn hoạt động: Có khoảng hơn 1,210 triệu ha, chiếm 65% tổng diện tích đất phèn, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đất phèn hoạt động được hình thành do có tầng phèn xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dạng đốm, vệt vàng rơm. Đặc điểm cơ bản của đất phèn hoạt động là rất chua (pH thấp), nồng độ Fe, Al di động cao, nhiều lưu huỳnh ở dạng SO4-2. Nhiều kinh nghiệm về cải tạo đất phèn như lên líp, ém phèn kết hợp với các hệ thống tưới tiêu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng phân bón hợp lý đã biến vùng đất phèn thành vựa lúa của cả nước, thành nơi có sức sản xuất nông nghiệp rất năng động. - Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols), diện tích 971.356 ha, chiếm 3,1% diện tích đất tự nhiên. Ở Việt Nam, quá trình mặn hoá chủ yếu xẩy ra đối với đất ven biển. Đất mặn Việt Nam phân bố ở ven biển từ bắc đến nam nhưng tập trung chủ yếu nhiều nhất ở một số tỉnh ở miền Bắc như : Nam Định, Thanh Hoá và đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang). Nhóm đất mặn có 3 đơn vị đất : + Mặn sú vẹt đước; + Mặn nhiều; + Mặn trung bình và ít (732.584 ha, chiếm 75% diện tích đất mặn). Ngoài ra có một số ít đất mặn kiềm ở vùng bán khô hạn (Bình Thuận, Ninh Thuận) với diện tích rất nhỏ. Đặc điểm chủ yếu của đất mặn là có tổng số muối tan cao (1 – 1,5% hoặc hơn) hoặc có độ no Na trao đổi cao (ESP> 6%); để dễ dàng phân biệt đất mặn và đất phèn cần nghiên cứu số liệu về lưu huỳnh và độ chua. 1.2. Đất Việt Nam phân chia theo loại hình sử dụng đất Số liệu thống kê toàn quốc theo qui hoạch sử dụng đất chỉ thể hiện 5 nhóm hiện trạng sử dụng đất đó là đất nông nghiệp, đất lâm nghịêp có rừng, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng, sông suối và núi đá (bảng 2). Trong đó các đối tượng quan trắc phân tích môi trường đất hiện nay chủ yếu là đất nông nghiệp và một số khu vực nông lâm kết hợp. Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và 2003 Loại đất Năm 2000 (1000 ha) Năm 2003 (1000 ha) Cả nước 32924,1 32931,4 1. Đất nông nghiệp 9345,4 9531,8 Đất trồng cây hằng năm 6129,5 5958,4 Đất vườn tạp 628,5 622,5 Đất trồng cây lâu năm 2181,9 2314,0 Đất cỏ dùng cho chăn nuôi 37,6 42,1 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 367,9 594,8 2. Đất lâm nghiệp có rừng 11575,4 12402,2 Rừng tự nhiên 9774,5 10224,6 Rừng trồng 1800,5 2107,7 Đất ươm cây giống 0,4 69,9 3. Đất chuyên dùng 1532,8 1669,6 Đất xây dựng 126,5 161,7 Đất giao thông 438,0 481,6 Đất thủy lợi 557,0 583,2 Đất di tích lịch sử 6,5 7,1 Đất an ninh quốc phòng 191,7 161,1 Đất khai thác khoáng sản 15,9 18,3 Đất khác (nghĩa địa, làm muối...) 197,2 256,6 4. Đất ở 443,2 460,4 Đất ở đô thị 72,2 81,1 Đất ở nông thôn 371,0 379,3 5. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 10027,3 8867,4 Đất bằng chưa sử dụng 589,4 471,8 Đất đồi núi chưa sử dụng 7699,4 6690,8 Đất mặt nước chưa sử dụng 148,6 150,6 Sông suối 744,6 746,9 Núi đá không có rừng cây 619,4 590,4 Đất chưa sử dụng khác 225,9 216,9 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 và năm 2004. 2. Môi trường đất Việt Nam- Những biến đổi cơ bản dưới tác động bất lợi của thiên nhiên và hoạt động con người Những biến đổi của môi trường đất được xét dưới 2 quá trình cơ bản: đó là quá trình biến đổi của chính bản thân môi trường đất và quá trình ô nhiễm đất do con người đưa vào đất những chất thải từ bên ngoài (chất thải công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu,…). Các quá trình: * Quá trình xói mòn đất, rửa trôi: Quá trình này xẩy ra phổ biến đối với đất Việt Nam vì diện tích phần lớn đất ở vùng đồi núi có độ dốc cao, lượng mưa lớn tập trung vào 4-5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nhiên quá trình xói mòn, rửa trôi càng gia tăng dưới tác động hoạt động của con người mà đặc trưng chủ yếu là: + Mất rừng và suy thoái; + Đốt nương làm rẫy; + Canh tác không hợp lý. *Quá trình sa mạc hoá: Sa mạc hoá được coi là sự chuyển hoá đất trong điều kiện khô hạn, bán khô hạn hay vùng bán khô hạn ẩm do các nguyên nhân khác nhau, hoặc do sự thay đổi về khí hậu, hoặc do hoạt động của con người. Hiện tượng sa mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc không còn lớp phủ thực vật và địa hình dốc, chia cắt, nơi có lượng mưa thấp. Do tác động tổng hợp của điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của con người đã xuất hiện 6 quá trình sa mạc hoá chủ yếu: + Đất bị thoái hoá nghiêm trọng do phá rừng ở vùng đồi núi; + Nạn cát bay ở vùng bờ biển; + Đất bị mặn hoá; + Đất bị phèn hoá; + Đất thoái hoá do canh tác nông nghiệp quá mức; + Đất thoái hoá do khai thác mỏ bừa bãi. *Quá trình xâm nhập mặn: Đối với vùng đất ngập nước Việt Nam quá trình xâm nhập mặn là một nguy cơ rất lớn gây tác hại xấu đến môi trường và sản xuất và gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế cho đất nước. *Quá trình phèn hoá: Đất phèn được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn, phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó thoát nước. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi nào bề mặt của đầm mặn rộng phèn tiềm tàng phát sinh rất nhiều (Pyrite nguyên sinh), nơi nào bề mặt hẹp (nhỏ hơn 1km dọc biển Đông) thì phèn tiềm tàng mất dần và trở thành không phèn, ở các tỉnh miền Bắc gọi là đất chua mặn như ở Hải Phòng, Nam Định. Việc phá rừng tràm để sản xuất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã làm thay đổi môi trường đất theo hướng bất lợi, làm gia tăng quá trình phèn hoá. *Quá trình glây hoá: Quá trình glây hoá phát sinh ở đất quá ẩm thường xuyên hay trong thời kỳ (ruộng lúa nước, đất thụt, lầy…), nơi có mực nước ngầm thấp. Đất glây thường bị mất cấu trúc, chứa nhiều chất độc gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây. Nhóm đất này phân bố tập trung ở các vùng trũng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, rải rác ở Tây Nguyên, Duyên hải Nam Tru