Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Nếu như không có quảng cáo thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm và sẽ không lựa chọn mua sản phẩm.Nhưng người tiêu dùng thì họ chỉ dựa vào những quảng cáo mà mua sản phẩm dựa vào những công dụng mà công ty quảng cáo đã giới thiệu mà khách hàng không thể biết được đó là một cách PR của các công ty. Có thể nói la khách hàng đã tồn tại một niềm tin khá mù quáng vào quảng cáo.
Một chiêu thức nhà sản xuất sử dụng trong quảng cáo đó là phóng đại về công dụng của sản phẩm. Cùng một sản phẩm với công nghệ sản xuất như nhau nếu mỗi nhà sản xuất không biết cách chiêu thị về sản phẩm chắc chắn sẽ không bán chạy trên thị trường. Vì vậy chiêu thức phóng đại công dụng về sản phẩm được đem ra sử dụng rất nhiều.
Nhiều nhà sản xuất đã vì mục tiêu bán hàng nên không ngại nói quá mà không quan tâm đến tác hại của những việc làm này sẽ ảnh hưởng uy tín nhãn hiệu về lâu dài. Nhà sản xuất lại nghĩ khi đã thu đủ lợi nhuận thì sản phẩm có thể khai tử, và họ cò thể trích một phần tiền lời để khai sinh một nhãn hiệu mới và tiếp tục sử dụng phương pháp cũ.
Vậy vấn đề ở đây nếu không phóng đại sản phẩm thì làm sao có thể bán được hàng khi sản phẩm của mình cũng bình thường không có gì nổi trội. Cách duy nhất phải bắt đầu từ việc tìm hiểu khách hàng, sáng tạo sản phẩm đến truyền thông chứ không phải tạo ra sản phẩm trước rồi mới bắt đầu tìm cách tiêu thụ. Nhà sản xuất cần sáng tạo ra lợi thế khác biệt của sản phẩm liên tục và nhanh chóng đáp ứng không chỉ hiện tại mà còn cho cả những nhu cầu mà khách hàng chưa nghĩ đến. Để làm được điều này thì cần tìm hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng.
30 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quảng cáo ở Việt Nam – Một góc nhìn của người trong cuộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm 13
Nguyễn Văn Huấn
Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trương Thị Ngọc Ngân
Nguyễn Thị Hồng Huệ
Lê Thị Ngọc Thúy
Trần Thu Hiền
Nguyễn Thị Toàn
Nguyễn Thị Bích Tuyền
Đề tài: Báo cáo tóm lược và cho ví dụ quảng cáo một sản phẩm cụ thể của tác giả Phi Vân qua tác phẩm: “Quảng cáo ở Việt Nam – Một góc nhìn của người trong cuộc”
Phần 1: Xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm:
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Nếu như không có quảng cáo thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm và sẽ không lựa chọn mua sản phẩm.Nhưng người tiêu dùng thì họ chỉ dựa vào những quảng cáo mà mua sản phẩm dựa vào những công dụng mà công ty quảng cáo đã giới thiệu mà khách hàng không thể biết được đó là một cách PR của các công ty. Có thể nói la khách hàng đã tồn tại một niềm tin khá mù quáng vào quảng cáo.
Một chiêu thức nhà sản xuất sử dụng trong quảng cáo đó là phóng đại về công dụng của sản phẩm. Cùng một sản phẩm với công nghệ sản xuất như nhau nếu mỗi nhà sản xuất không biết cách chiêu thị về sản phẩm chắc chắn sẽ không bán chạy trên thị trường. Vì vậy chiêu thức phóng đại công dụng về sản phẩm được đem ra sử dụng rất nhiều.
Nhiều nhà sản xuất đã vì mục tiêu bán hàng nên không ngại nói quá mà không quan tâm đến tác hại của những việc làm này sẽ ảnh hưởng uy tín nhãn hiệu về lâu dài. Nhà sản xuất lại nghĩ khi đã thu đủ lợi nhuận thì sản phẩm có thể khai tử, và họ cò thể trích một phần tiền lời để khai sinh một nhãn hiệu mới và tiếp tục sử dụng phương pháp cũ.
Vậy vấn đề ở đây nếu không phóng đại sản phẩm thì làm sao có thể bán được hàng khi sản phẩm của mình cũng bình thường không có gì nổi trội. Cách duy nhất phải bắt đầu từ việc tìm hiểu khách hàng, sáng tạo sản phẩm đến truyền thông chứ không phải tạo ra sản phẩm trước rồi mới bắt đầu tìm cách tiêu thụ. Nhà sản xuất cần sáng tạo ra lợi thế khác biệt của sản phẩm liên tục và nhanh chóng đáp ứng không chỉ hiện tại mà còn cho cả những nhu cầu mà khách hàng chưa nghĩ đến. Để làm được điều này thì cần tìm hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Gần đây mọc lên rất nhiều trung tâm thẩm mỹ, bởi vì họ đang đánh vào nhu cầu cần thiết là phải làm đẹp mọi người. Rất nhiều câu quảng cáo giới thiệu về trung tâm của mình: “ là địa chỉ uy tín, chuyên làm đẹp băng công nghệ cao, cùng với đội ngũ bác sĩ tu nghiệp tại Hàn Quốc….” và song song đó thì hàng loạt những cam kết chất lượng. Một số khách hàng vì tin tưởng những câu quảng cáo như vậy nên đã bất chấp, nhưng rồi lại “ tiền mất tật mang”. Những trung tâm này thì chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, quảng cáo nhằm mục đích câu khách hàng, nhưng thực tế chất lượng thì không như những gì đã quảng cáo. Qua đó ta thấy được họ đã xây dựng lên một ảo tưởng về dịch vụ, sản phẩm của mình, để đánh lừa sự tin tưởng của khách hàng. Tương lai những hình thức như vậy có thể tồn tại được trên thị trường được không? khi xã hội ngày càng phát triển, khi thông tin khoa học kỹ thuật ngày càng được cập nhật nhiều trên những trang web. Câu trả lời cũng có thể trả lời được……
Thứ Tư, 11/05/2011, 08:22 (GMT+7)
Nhiều thẩm mỹ viện sai phạm trong quảng cáo
TT - Ngày 10-5, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra đột xuất hoạt động của một số thẩm mỹ viện. Kết quả đã phát hiện nhiều vi phạm trong quảng cáo phạm vi hành nghề.
Tại viện thẩm mỹ MA ở ngõ 45 Nguyên Hồng, mặc dù chưa xuất trình được giấy phép kinh doanh cũng như đăng ký hành nghề nhưng viện thẩm mỹ này đã quảng cáo trên Internet, tờ rơi nhiều kỹ thuật làm đẹp, tư vấn giải phẫu toàn diện.
Cơ sở này còn quảng cáo kết hợp với nhiều giáo sư, bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng ngực bằng nội soi, mặc dù quy định hiện hành cấm thực hiện nâng ngực tại cơ sở y tế tư nhân. Viện thẩm mỹ QL ở Xã Đàn, Hà Nội cũng vi phạm tương tự khi quảng cáo trên Internet dịch vụ nâng ngực.
Theo bà Đặng Thị Hòa - phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, hiện TP có 34 cơ sở thẩm mỹ được Sở Y tế cấp phép. Dù không được phép thực hiện các kỹ thuật như nâng ngực, nâng mông, hút mỡ bụng, hút mỡ chi nhưng rất nhiều cơ sở vẫn đang quảng cáo các dịch vụ này khá rầm rộ.
Phần 2: Ảo tưởng về một phong cách
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Hiện nay, dù muốn hay không, dù vô tình hay hữu ý, thường chúng ta vẫn phải để mắt đến các chương trình quảng cáo bởi những chương trình này luôn được cài xen kẽ vào giữa những chương trình phim, game show được nhiều người theo dõi. Mà Việt Nam là một nước có dân số trẻ, có khoảng 52% dân số dưới 24 tuổi, đây là độ tuổi có sự chuyển đổi rõ rệt của giá trị xã hội từ tập thể sang cá nhân là thời điểm mỗi cá nhân phải tự chứng tỏ mình, vươn lên, phải thành công giữa một tập thể. Ở lứa tuổi này bản thân họ chưa đủ chín chắn để hiểu được đâu là cái cần phát huy học hỏi đâu là cái “ảo tưởng” về cá nhân được ngưỡng mộ. Do đó, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như truyền thông, môi trường xung quanh và hiện hữu nhất là kênh “quảng cáo” đã ảnh hưởng đến việc hình thành nên ý thức của giới trẻ. Đây là lứa tuổi khao khát khẳng định mình, và cũng là điệu kiện tiên quyết để các nhãn hàng đánh vào tâm lý “phong cách cá nhân” của giới trẻ nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, khao khát khẳng định mình một cách dể dàng nổi bật hơn. Cuộc sống luôn thay đổi, dẫn đến nhu cầu con người cao hơn, để các nhãn hiệu có chỗ đứng thì việc quảng cáo để gây sự chú ý, phóng đại hơn, dữ dằn hơn là rất cần thiết để bắt kịp với xu hướng. Do vậy sự phóng đại của quảng cáo đã vô hình dung hình thành nên những “ảo tưởng” của giới trẻ về một kiểu khẳng định mình một cách hời hợt, vô nghĩa. Ngày nay việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng phong cách và thị hiếu của từng nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là những gì người ta nhờ đến quảng cáo để biến một chiếc máy chụp hình thành phong cách thì công ty quảng cáo phải gây sự chú ý,phải phóng đại, dữ dằn hơn...để giới trẻ ảo tưởng rằng đó là phong cách.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế, do đó sẽ gây ảnh hưởng tây hóa vào nền văn hóa Việt Nam. Như chúng ta đã biết phong cách sống hiện đại của các nước phương tây đã phần nào ăn sâu vào lối sống và suy nghĩ của xã hội hiện nay và thành phần dễ thấy nhất đó là giới trẻ. Để đánh vào thực tế đó, các doanh nghiệp trong nước đã đi tìm tâm lý của các đối tượng khách hàng để cho ra đời những sản phẩm tối ưu trong từng thời điểm. Nói về giới trẻ hiện nay, đây là độ tuồi dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh nên rất dễ hình thành nên tính cách, sinh ra trong giai đoạn đất nước đang phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội đang hướng mình theo phong cách hiện đại hóa và cũng chính là lý do các doanh nghiệp đánh vào để cho ra đời những sản phẩm phù hợp vào giới trẻ, để cụ thể chúng ta lấy một ví dụ về quảng cáo gần đây nhất đó chính là “Bút PANDA”, là loại bút tích hợp nhiều tính năng, nhà sản xuất muốn đánh vào khách hàng là những em nhỏ, có thể giới thiệu một số tính năng của bút như sau:
• Bút biết nói Panda thế hệ mới ra mắt chính thức vào tháng 9 năm 2011, với tính năng được cải thiện vượt trội và bộ nhớ tăng gấp đôi lên 4GB.• MỘT cây bút NHIỀU chức năng: chấm đọc, phiên dịch, đọc lặp lại, giảng bài, trắc nghiệm, trò chơi, luyện nghe, đáp án, thu âm so sánh, nghe nhạc, kể chuyện, thu âm.• Từng câu chữ, từng nhân vật, cỏ cây và muôn loài đều biết nói chuyện với bé, thú vị quá đi mất. Bé sẽ đam mê đọc sách hơn bao giờ hết.•Bố mẹ sẽ tự tin cùng học cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ học không bao giờ còn là điều băn khoăn nữa. Đây cũng chính là thông điệp chính mà SCTV muốn gửi đến khách hàng qua slogan “Panda biết nói, mẹ con mình cùng giỏi!”.• Bé con bỗng chốc sẽ trở thành thiên tài nhỏ với phát âm ngoại ngữ chuẩn xác, khả năng nhận biết về cuộc sống và kiến thức về toán học chắc chắn sẽ đưa bạn từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Chức năngGiảng bài• Chấm bút vào chức năng giảng bài (góc trên kế bên gáy sách)• Bút sẽ như một giáo viên giảng giải những nội dung bài học trên trang sách đó.Trò chơi • Chấm bút vào chức năng trò chơi (góc ngoài, phía trên trang sách)• Bút sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung trong sách, bé lắng nghe và trả lời bằng cách chấm vào đáp án đúng trên trang sách.• Để dừng trò chơi, nhấn nút Tắt/mở máy.Thu âm so sánh • Chấm bút vào chức năng thu âm so sánh (góc dưới kế bên gáy sách)• Sau đó chấm bút vào câu cần thu âm, nghe bút đọc một lần câu mẫu, bé lắng nghe và đọc theo để bút thu âm. • Bút sẽ phát lại câu mẫu & câu của bé đọc 3 lần để bé đối chiếu, cải thiện cách phát âm của mình.Đọc cả bài• Chấm bút vào chức năng đọc cả bài (chấm 1 lần vào số trang)• Bút sẽ đọc lần lượt toàn bộ nội dung bài học của trang sách đó, bé không cần chấm bút vào từng câu từng chữ nữa.Trắc nghiệm• Chấm bút vào chức năng trắc nghiệm (chấm 2 lần vào số trang)• Bút sẽ đặt ra những câu hỏi để trắc nghiệm lại kiến thức đã học.• Bút ngưng 2 giây để bé suy nghĩ câu trả lời, sau đó bút đọc đáp án để bé đối chiếu lại.Luyện nghe• Chấm bút vào biểu tượng Luyện nghe (chỉ một số sách học ngoại ngữ mới có chức năng này) • Bút sẽ phát một đoạn âm thanh tương ứng với phần bài tập trong bài học.• Bé lắng nghe để hoàn thành phần bài tập trong sách.Đáp án• Chấm bút vào những câu bài tập trong sách, bút sẽ cho biết đáp án tương ứng.Nghe MP3• Chấm bút vào nút Bắt đầu, bút sẽ phát các tập tin nhạc chép sẵn trong bộ nhớ.• Chấm bút vào nút Tạm ngưng, bút sẽ tạm ngưng phát bản nhạc hiện tại.• Chấm bút vào nút Nghe tiếp, bút sẽ tiếp tục phát bản nhạc hiện tại.• Chấm bút vào nút Dừng, bút sẽ thoát khỏi chức năng Nghe nhạc MP3. Để tiếp tục nghe nhạc, bạn cần chấm bút vào Bắt đầu.• Chấm bút vào nút Bài trước, bút sẽ phát bản nhạc trước bản nhạc hiện tại.• Chấm bút vào nút Bài kế, bút sẽ phát bản nhạc sau bản nhạc hiện tại.
Phần 3: Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Trong các mẫu quảng cáo sữa rửa mặt, dầu gội, kem đánh răng ta thấy bùng nổ các “ viện nghiên cứu” trông rất hight – tech ( Một “ reason to believe” không cần kiểm chứng “ chai dầu này muốn bán chạy chỉ cần cho chúng xuất hiện trên tay vị chuyên gia bận đồ Blouse trắng đứng trong “ viện nghiên cứu”.
Việc nghiên cứu hành vi, động cơ tiêu dùng của NTD để tìm ra nhu cầu chưa được khai thác, nhằm cải tiến hoặc sáng tạo sản phẩm mới, đã làm cơ sở cho bộ phận nghiên cứu và phát triển của một công ty trở thành bộ phận tiên phong. Và nhiều công ty đã bỏ ra không ít vốn liến để đầu tư vào các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm nhằm nghiên cứu các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.
Các viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm ra đời là điều đáng hoan nghênh. Nhưng, liệu nó đã hoạt động đúng mục đích của nó là nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng và sang tạo phát triển sản phẩm mới chưa? Đây là câu hỏi mà NTD VN cần phải đặt ra, khi trên các phương tiện truyền thông quảng cáo các sàn phẩm từ dầu gội, kem đánh răng, kem dưỡng da, sữa dinh dưỡng…với đa dạng hình thức và hầu hết đều có sự chứng nhận của các chuyên gia làm việc trong các “viện nghiên cứu, “phòng thí nghiệm”. Liệu có bao nhiêu “viện” và “phòng” này là thật.
Nhưng hình như “reasons to believe” này lại có tác dụng ngay tức thì đối với người tiêu dùng VN. Sự thật phủ phàng hơn NTD tưởng tượng, đó chỉ là chiêu cạnh tranh giữa các công ty các tập đoàn đa quốc gia, chỉ cần nêu ra một viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm nào đấy cũng có ai biết đâu mà lo. Như vậy, các viện này được thành lập chỉ sử dụng cho mục đích quảng cáo và phục vụ cho cái được gọi là “reason to believe”.
Chúng ta phải khẳng định một điều là “ cần thiết” trong việc thành lập các viện nghiên cứu này nếu mục đích hoạt động của nó thiết thực dựa trên nền tảng của khách hàng. Tuy vậy, không hẳn các công ty lớn đều phải thành lập viện nghiên cứu cho riêng mình, họ có thể sử dụng các sáng tạo bằng cách: mua lại ý tưởng sáng tạo của các kỹ sư hay nhà khoa học, hoặc có thể chính khách hàng của họ sẽ giúp họ sáng tạo làm cho sản phẩm phong phú hơn. Vì chính khách hàng sẽ là người trải nghiệm đánh giá giúp họ về sản phẩm mới mà họ sx.
Như vậy, việc có hay không phòng nghiên cứu và phát triển trong công ty, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm là một vấn đề và cần phải trả lời những câu hỏi: DN có lĩnh hội đội vai trò cần thiết của sáng tạo trong chiến lược phát triển kinh doanh của DN hay không? Các chính sách phát triển kinh tế toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến “sáng tạo” đó hay không? Và ai là người giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sáng tạo. Và một điều quan trọng nữa là nguồn lực và ngân sách của DN có phù hợp với kế hoạch sáng tạo phát triển sản phẩm mới sắp tới hay không.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các công ty có xu hướng khuếch trương vị thế của mình không chỉ trong nước và còn hướng ra nước ngoài. Các phương tiện thông tin đa dạng, sự hiểu biết của khách hàng ngày càng sâu rộng thì các DN cần thật sự phải đầu tư và tiến hành nghiên cứu để phát triển sản phẩm, chứ không thể quảng cáo để chiêu dụ khách hàng. Chính những sản phẩm tốt và sáng tạo hơn sẽ mang đến thành công vượt trội là nền tảng cạnh tranh trong xu hướng.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
OMO kể từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, thì thị phần ngày càng phát triển đến năm 2010 chiếm gần 80% thị trường bột giặt VN.
Sau đây xin có một vài phân tích về quảng cáo của OMO cụ thể là đoạn video clip trên để minh họa cho phần “ nghiên cứu nhu cầu người tiêu dung”
Sau khi nghiên cứu về sự hiểu biết về người tiêu dung thì công ty mới xây dựng một chương trình quảng cáo, và các chương trình quảng cáo đã đưa những thông tin cần thiết đến cho người tiêu dung hoặc để khẳng định thương hiệu của mình.
Đoạn quảng cáo này chủ yếu đánh vào thị trường mục tiêu là những người có thu nhập khá sử dụng máy giặt, và sản phẩm là OMO MATIC
Các chương trình quảng cáo của OMO cũng thể hiện lên từng giai đoạn phát triển. Đầu tiên là giai đoạn giới thiệu với chuỗi quảng cáo “ chuyên gia giặt tẩy”. Sau đó đến giai đoạn tăng trưởng, phát triển sản phẩm là chuỗi “ Ngại gì vết bẩn”.
Trong mỗi đoạn quảng cáo OMO có một thông điệp riêng tạo sự khác biệt trong chiến dịch quảng cáo của mình. OMO MATIC nhà sản xuất máy giặt hàng đầu thế giới khuyên dùng. Đây là sản phẩm mới dành cho máy giặc sau khi OMO đã đứng vững trong thị trường VN.
Mục tiêu quảng cáo: Bằng chương trình quảng cáo rầm rộ. Sản phẩm OMO của công ty đã tạo ra sức hút ấn tượng cho người xem, đánh vào tâm lý khách hàng.Thông qua các chương trình quảng cáo công ty giới thiệu sản phẩm, tính năng, lợi ích của sản phẩm tới người tiêu dùng.
Đồng thời nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm và mua sản phẩmcủa công ty, xây dựng hình ảnh về sản phẩm và công ty trong tâm trí khách hàng.. Và đây là một quảng cáo nhằm nhắc nhở người tiêu dùng cho việc lựa chọn sản phẩm tốt hơn cho máy giặc mình đang dung, và khẳng định vị thế của mình.
Thông điệp: bột giặt được các nhà sản xuất máy giặt hang đầu thế giới khuyên dung
Phong cách thể hiện thông điệp: mời những chuyên gia máy giặt của những thương hiệu nổi tiếng thế giới, và hỏi về sự lựa chọn của họ. Tất cả đều chọn OMO.
Tân lý người VN khi chọn sản phẩm: - Nghi ngờ/ chất vấn – tìm hiểu/ đánh giá – thưởng thức/ và an tâm tình nguyện. Và sản phẩm khi đã được các chuyên gia công nhận thì giai đoạn nghi ngờ sẽ bị đốt cháy, hậu hết mọi người sẽ tin tưởng và không cần kiểm nghiệm.
Những thành công và thất bại:
Unilever đã thành công trong việc đưa hình ảnh của OMO đến với người tiêu dung Việt Nam bằng truyền thông quảng cáo trên tivi. Với thị phần gần 80% thì quảng cáo không còn ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hang của họ, nên trong thời gian này OMO không cần phải quảng cáo rầm rộ.
Tuy nhiên trong quá trình phát triễn OMO cũng không tránh khỏi những sai lầm như: quảng cáo về việc giặc một chiếc áo to lớn đã là hình ảnh không đẹp trong long người Việt Nam. Nếu quảng cáo này ở các nước phát triển có thể sẽ thành công, nhưng tại Việt Nam một nước đang phát triển lúc ấy thì lại không được chấm nhận, rất may OMO đã nhanh chóng đưa ra chiến lượt cứu vãn bằng cách cắt chiếc áo ra thành nhiều mãnh may áo cho trẻ em nghèo, đã cứu OMO một màng thua trông thấy.
- Và qua đoạn quảng cáo trên chúng ta thấy cũng không có sự thuyết phục cao trong thời đại ngày nay, khi sự hiểu biết của người tiêu dung ngày càng sâu rộng, thì người ta thích tự mình trải nghiệm và đánh giá hơn là nghe theo lời một chuyên gia mà mình không biết là ai.
Kèm video quảng cáo
Phần 4:Quảng cáo hay giải trí?
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Theo thống kê của TNS, trong năm 2004 có đến 353 phim quảng cáo được sử dụng để quảng cáo sản phẩm, tăng 86,7% so với năm 2000. Điều này cho thấy càng ngày càng có quá nhiều phim quảng cáo để cạnh tranh. Ai trong số đó sẽ vượt lên tạo được sự chú ý đối với NTD?
Có lẽ hình thức mà NTD Việt Nam thấy rõ nhất là các kiểu gameshow hiện đang nở rộ trên các kênh truyền hình.
Tuy nhiên, dù với bất kì hình thức nào thì mục đích cuối cùng của các công ty khi bỏ tiền ra vẫn là quảng cáo được nhãn hiệu của mình đến tay NTD. Làm như thế nào để không biến chương trình đó từ giải trí sang quảng cáo mới là vấn đề về sáng tạo.
Việc sử dụng nhãn hiệu cho chương trình được xử lý rất tự nhiên như sử dụng mô hình điện thoại trong trò chơi “năng động”, giới thiệu sản phẩm bằng âm thanh và hình ảnh trong “ Siêu thị may mắn”… và cuối cùng là sử dụng sản phẩm làm giải thưởng trong hầu hết các trò chơi.
Ngoài ra, để các chương trình giải trí thêm phần lôi cuốn và hấp dẫn, chúng ta thường thấy sự tương tác giữa chương trình với người xem như gửi tin nhắn đoán trúng thưởng, gọi điện thoại trả lời trúng thưởng…tất cả những hình thức này đều từ mục đích muốn thu hút số đông khán giả để quảng bá rộng rãi hơn thương hiệu của mình.Càng nhiều người xem thì chi phí quảng cáo tính ra càng nhỏ.
Một hình thức rất tinh xảo mà ít người để ý là “product placement” trong các bộ phim. Người ta làm phim rồi lồng sản phẩm vào những cảnh phim nào thích hợp. Thường thì khi xem phim ít ai để ý vì sự xuất hiện của các nhãn hiệu được đưa vào rất khéo léo, đúng hoàn cảnh. Hình thức quảng cáo này được sử dụng từ lâu trên thế giới ngay trong cả những phim thuộc loại blockbuster của thế giới như “Trở về tương lai”, với sự xuất hiện liên tục của Pepsi, “Men in Black II” với sự xuất hiện của nhiều nhãn như mắt kính Ray Ban, xe Mercedes…
Trong một số phim Việt Nam gần đây, chúng ta cũng bắt đầu nhìn thấy hình thức quảng cáo này, nhưng sản phẩm được đưa vào trong phim của Việt Nam không được khéo léo và tinh xảo như nước ngoài. Ví dụ như trong loạt phim “Vòng xoáy tình yêu” trong giờ vàng phim Việt, chúng ta có thể thấy tất cả các chủng loại sản phẩm của nhà tài trợ ở khắp nơi, xuất hiện hơi “phô” để NTD có thể nhìn thấy rõ nhất.
Các kiểu trò chơi hay sân chơi online nhà quảng cáo muốn đặt hàng kiểu game như thế nào, đặt quảng cáo ra làm sao trong trò chơi…thì công ty game đều có thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, cũng là cách tiếp cận sử dụng giải trí để quảng cáo, một số công ty đã thật sự được khán giả ủng hộ do giá trị giải trí bổ ích của chương trình mang lại. Ví dụ như chương trình “Animal Planet Insights” (Hiểu biết thế giới động vật) do Honda tài trợ… Sự tài trợ của các thương hiệu thật sự mang ý nghĩa đóng góp giá trị xã hội cho toàn thế giới.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Tính hài hước và bất ngờ trong quảng cáo ngày càng trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống đương đại, con người cần có những giây phút thư giãn trong dòng chảy công nghiệp vốn khẩn trương và nhiều áp lực. Nhằm vào tâm lý chung đó người làm quảng cáo phải nhân cách hóa sản phẩm để cho khách hàng có thể cười tạo dấu ấn khó phai và lưu giữ trong tâm thức của mỗi người.
Nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích xuất hiện rồi biến mất rất nhanh trên thị trường nguyên nhân chính không phải là do chất lượng kém mà là do không thể thu hút sự chú ý của công chúng, kết quả là khách hàng đã không có thông tin đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ đó. Để c