Đề tài Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định xuất hiện sớm nhất của pháp luật dân sự. Quy định này cũng có nhiều sự khác biệt phụ thuộc vào sự phân tầng giai cấp trong mỗi xã hội cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, chế định này cũng là một trong những chế định quan trọng của luật dân sự Việt Nam. Từ những văn bản hướng dẫn trước năm 1995 đến sự ra đời của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng cụ thể,

doc19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định xuất hiện sớm nhất của pháp luật dân sự. Quy định này cũng có nhiều sự khác biệt phụ thuộc vào sự phân tầng giai cấp trong mỗi xã hội cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội… của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, chế định này cũng là một trong những chế định quan trọng của luật dân sự Việt Nam. Từ những văn bản hướng dẫn trước năm 1995 đến sự ra đời của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng cụ thể, rõ ràng và tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc áp dụng xét xử những tranh chấp liên quan đến vấn đề này, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Hiện nay, đã có nhiều tác giả tham gia nghiên cứu về đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cả phương diện lý luận và áp dụng thực tế. Trong khuôn khổ bài tập học kỳ này, em xin chọn đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Những quy định của pháp luật hiện hành về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều 604 BLDS 2005 quy định: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, câm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.” Như vậy, theo quy định tại Điều 604 BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng ngay cả trong trường hợp không có lỗi như thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường… Dưới góc độ khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được gọi là trách nhiệm nâng cao. Vậy ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là theo quy định tại mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về nguyên tắc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau: phải có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.2 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không bị coi là hình phạt mà được xem như bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại đối với người, tổ chức bị thiệt hại. Pháp luật ủng hộ việc người gây thiệt hại chủ động bồi thường thỏa đáng cho người bị thiệt hại. Quy định này có những ý nghĩa thực tế đó là: Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để quy trách nhiệm cho người đó. Khắc phục hậu quả về tài sản. Là căn cứ để xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Tòa án trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại cho người khác. Bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại hoặc nhân thân của người bị thiệt hại, để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật. 1.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân Hành vi gây thiệt hại có thể được thực hiện bởi bất cứ chủ thể nào. Tuy nhiên không phải chủ thể nào gây thiệt hại cũng có khả năng để thực hiện việc bồi thường. BLDS 2005 quy định trách nhiệm bồi thường trong nhiều trường hợp, tình huống cụ thể, có trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do tài sản gây ra, có trường hợp trách nhiệm này phát sinh do con người gây ra, có trường hợp người của pháp nhân, người của cơ quan nhà nước gây thiệt hại… Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là khả năng một chủ thể thực hiện việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình hay của người khác gây ra, dẫn đến thiệt hại về tài sản, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín (Theo quan điểm của TS Trần Thị Huệ, TS Vũ Thị Hải Yến). BLDS chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Do vậy, có thể hiểu mặc nhiên các chủ thể khác gây thiệt hại sẽ được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005 và hướng dẫn tại mục 3 phần I Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Theo đó, năng lực này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng tài sản của cá nhân đó và khả năng bồi thường thiệt hại. Trong những yếu tố trên, yếu tố về độ tuổi chiếm vị trí chủ đạo để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chính cá nhân gây ra thiệt hại hay là cha, mẹ; người giám hộ; trường học, bệnh viện hay tổ chức khác của người gây thiệt hại, vì độ tuổi là căn cứ để xác định khả năng nhận thức của cá nhân đối với hành vi của mình. 2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng Đối với cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể xác định rõ ràng và trực tiếp. Khoản 1 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.” Khi xem xét mối liên hệ giữa quy định này với quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì thấy rằng: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải tự mình bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại, cũng có nghĩa là trong trường hợp này người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trước tòa án (Mục 3.1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐTP). Việc bồi thường khi người gây thiệt hại trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự không phụ thuộc vào tình trạng tài sản của người này. Một câu hỏi đặt ra là trong hoàn cảnh người trên 18 tuổi nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiêt hại được xác định như thế nào? Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì một giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này đều phải thông qua người đại diện do Tòa án chỉ định. Tuy nhiên năng lực dân sự của họ bị hạn chế không có nghĩa là họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Những người có năng lực hành vi bị hạn chế vẫn phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình. Vì vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS là: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.” Thế nhưng trên thực tế, có một số trường hợp người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nhưng trách nhiệm bồi thường có chút phức tạp hơn, liên quan đến người của pháp nhân hoặc cán bộ, công chức… Sau đây là một ví dụ cụ thể về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Ví dụ: Hai thanh niên A và B đi vào trung tâm thương mại chơi, 2 người vừa đi xem quầy hàng vừa ăn kem. X và Y là nhân viên bảo vệ của trung tâm nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là khách không được ăn uống trong trung tâm trừ khu riêng biệt bán đồ ăn, thức uống cho khách. A và B không thực hiện theo mà vẫn điềm nhiên ăn tiếp. X và Y xông tới, đánh A và B và giam giữ 2 người này. Sau khi được thả ra, A và B tố cáo 2 nhân viên bảo vệ của trung tâm là X và Y về hành vi đánh người và bắt giữ người trái phép. Theo Điều 618 BLDS về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì X và Y do gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ do trung tâm thương mại giao nên trung tâm thương mại đó phải bồi thường cho A và B. Sau khi bồi thường thiệt hại cho A và B xong, trung tâm thương mại có quyền yêu cầu X và Y hoàn trả một khoản tiền cho trung tâm theo quy định của pháp luật. 2.2 Đối với người dưới 18 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự Khoản 2 và khoản 3 Điều 606 BLDS quy định về trường hợp người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự. Có thể chia làm các trường hợp: chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cha mẹ; người giám hộ hoặc trường học, bệnh viện, tổ chức khác. 2.2.1 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cha mẹ Với người dưới 15 tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS quy định: “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.” Ví dụ: Ngày 16/10/2010, em Tùng (sinh năm 1998) hiện đang là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Tan học, khi đang cùng bạn bè đá bóng ở vỉa hè, Tùng chẳng may đá bóng vào chị Hương đang điều khiển xe gắn máy trên đường. Do bị bóng văng vào mặt, mất thăng bằng nên chị Hương bị ngã, bất tỉnh phải vào bệnh viện. Chị Hương đã phải điều trị thương tật hết 6 triệu đồng bao gồm: tiền khám, tiền viện phí, tiền thuốc để điều trị, chi phí chiếu, chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ. Vậy em Tùng là người chưa thành niên dưới 15 tuổi (vào thời điểm năm 2010 em Tùng 12 tuổi) mà cha, mẹ em vẫn còn; do đó cha mẹ của em Tùng là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người nhận bồi thường trong trường hợp này là người bị xâm phạm về sức khỏe do hành vi trái pháp luật của em Tùng gây ra, tức chị Hương. Với những người chưa đủ 15 tuổi, tức là chưa đến độ tuổi trưởng thành, giả sử người này có nhận thức hoàn toàn bình thường thì cũng không thể đã suy nghĩ, xem xét được đúng đắn sự việc xung quanh cũng như nhận thức được hành vi và hậu quả hành vi của bản thân. - Cá nhân chưa tới 6 tuổi được coi là không thể nhận thức hay làm chủ hành vi của mình, được coi là không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự vì họ chưa đủ lý trí để nhận biết hành vi của mình và hậu quả của những hành vi đó, tức là họ cũng không thể có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác, nên cha mẹ là người đại diện đương nhiên của họ trước pháp luật, phải chịu trách nhiệm bồi thường và là bị đơn trước Tòa án. - Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến 15 tuổi được coi là có năng lực hành vi dân sự một phần, tức là đã nhận thức được nhưng không đầy đủ và còn nhiều hạn chế, nên chỉ có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định: những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Với những giao dịch khác họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Sở dĩ như vậy vì mặc dù đã nhận thức được một phần nhưng những người ở độ tuổi này có thể thực hiện hành vi mà không thể nhìn thấy được tất cả hậu quả của nó, cũng như rất dễ bị lôi kéo, kích động. Căn cứ của việc cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con khi con dưới 15 tuổi chính là việc người dưới 15 tuổi cần sự chăm sóc và quản lý của bố mẹ. Việc có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng của họ có phần lỗi thuộc về chủ thể quản lý và giáo dục họ. Nghĩa vụ này của cha mẹ cũng được quy định ở Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Điều 40: Bồi thường thiệt hại do con gây ra Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự. Và Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2004: Điều 31: Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự 1. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật. Trên những cơ sở đó, BLDS quy định về trách nhiệm của cha mẹ khi con dưới 15 tuổi có hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy cha mẹ cũng là đại diện hợp pháp đương nhiên cho con, là bị đơn dân sự và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với những hành vi đó của con dưới 15 tuổi, còn chính cá nhân gây thiệt hại lại không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ do con dưới 15 tuổi là trách nhiệm pháp lý, tức là dù cha mẹ có lỗi hay không trong việc quản lý, giáo dục con mình thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra khoản 2 cũng quy định việc lấy tài sản của con chưa đủ 15 tuổi để bồi thường vào phần còn thiếu nếu cha mẹ không có đủ tài sản để bồi thường. Ý nghĩa của việc này chính là để bảo đảm nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS cũng quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Ví dụ: A và B cùng 16 tuổi đang là học sinh lớp 10, tan học, cả hai đèo nhau đi học về bằng xe đạp, A ngồi yên sau đạp xe còn B ngồi trước điều chỉnh tay lái. Khi đang phóng xe trên vỉa hè, do mải cười đùa, không chú ý nên đã đâm vào cụ C 70 tuổi làm cụ gãy cột sống. Mặc dù đã được điều trị nhưng do bị chấn thương nặng nên cụ C bị liệt, không đi lại được. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống này được xác định như thế nào? Vì A và B 16 tuổi nên theo đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS, A và B phải tự bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu A và B không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thiệt hại cho cụ C thì cha, mẹ của A và B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cụ C. Ngoài ra, do A và B cùng gây thiệt hại nên theo Điều 616 BLDS, A và B phải cùng liên đới bồi thường thiệt hại cho cụ C. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, đây là độ tuổi nhận thức đã khá hoàn thiện và cũng có rất nhiều người đã lao động có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi được pháp luật quy định là có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển, vì vậy ngoài việc được thực hiện những giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, họ còn được phép thực hiện những giao dịch dân sự khác, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản. Vì vậy, việc pháp luật quy định khi gây ra thiệt hại thì những người này phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, quy định này cũng phù hợp với nhiều quy định pháp luật ở các bộ luật khác: theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì họ đã có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động đó. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, con từ đủ 15 tuổi cũng có những trách nhiệm nhất định để chăm lo đời sống gia đình, và nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, người từ đủ 15 tuổi đã có thể có tài sản riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm, định đoạt được ý chí của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến. Họ có một phần năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trước Tòa án, vì vậy pháp luật mới quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng tài sản riêng của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Trong trường hợp con đã đủ 15 tuổi nhưng chưa có tài sản riêng, hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu, vì người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi mặc dù khả năng nhận thức đã rất cao, nhưng vẫn chưa trưởng thành và vẫn còn cần sự giáo dục, quản lý của cha mẹ, dễ có những hành vi mà chưa lường hết được hậu quả. Vì vậy quy định này vừa nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm giáo dục con trong gia đình của cha, mẹ. Với người bị mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự khi gây thiệt hại mà có cha, mẹ thì cha mẹ của họ phải bồi thường thiệt hại đó. Ví dụ: A là bệnh nhân tâm thần đang được điều trị tại bệnh viện tâm thần tỉnh X. Nhân dịp Tết Nguyên Đán, gia đình A xin cho A được về nhà ăn tết. Trong thời gian nghỉ tết, do cha mẹ lơ là trong việc trông nom A nên A đã ra khỏi nhà và gây thiệt hại cho bà B. Bà B yêu cầu gia đình anh A bồi thường. Trong trường hợp này, gia đình anh A đã xin bệnh viện cho anh A về nhà ăn tết cùng gia đình nên trong thời gian gây thiệt hại, anh A chịu sự quản lý của gia đình. Do đó gia đình anh A mà cụ thể là cha mẹ của anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà B chứ không phải là bệnh viên tâm thần tỉnh X. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người giám hộ Theo khoản 3 Điều 606 BLDS: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” Điều 58 BLDS quy định : “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.” Như vậy chế định về người giám hộ là để nhằm mục đích bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự mà không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…Vì người giám hộ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ nên họ cũng phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện trách nhiệm giám hộ của mình, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người được giám hộ gây ra. Người giám hộ cũng có tư cách là bị đơn dân sự trước Tòa án. Ví dụ: Cha mẹ A bị thiệt mạng trong 1 trận sạt lở núi, chỉ còn A (10 tuổi) và anh trai ruột đang công tác tại tỉnh nhà. Sau giờ tan học ở trường, A đùa nghịch cùng B. Do mải chơi, A làm B ngã gãy tay và phải vào bệnh viện điều trị. Gia đình B yêu cầu anh trai A với tư cách là người giám hộ của A phải bồi thường thiệt hại. Ở đây, anh trai A là người giám hộ đương nhiên của A. Theo khoản 1 Điều 61 BLDS “Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ.” Ở đây cần xác định rõ điều này để tránh nhầm lẫn. Đó là khi gây thiệt hại, A đã hết giờ học ở trường và rời khỏi nhà trường nên nhà trường không phải bồi thường thiệt hại cho B. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thuộc về anh trai của A, người giám hộ đương nhiên của A. Anh trai A có thể dùng tài sản của A để bồi thường thiệt hại, nếu A không có