‘Sức khỏe là vàng” quả đúng là như vậy, từ xưa tới nay vấn đề sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm. Ngày nay với nhịp sống hiện đại quỹ thời gian của mỗi người ngày càng một eo hẹp lại, mọi người không có nhiều thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của mình. Họ luôn mong muốn có những sản phẩm xuất phát từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe nắm bắt được những điều đó và đồng thời cũng muốn làm đa dạng thị trường nước giải khát trong nước và tận dụng những nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên từ đó chúng tôi đã xây dựng ý tưởng cho sản phẩm ‘‘ nước sa kê-la hán quả đóng chai ” sản phẩm không đơn thuần là nước giải khát mà nó còn có rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe.
26 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3507 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình sản xuất nước uống từ thảo mộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BÁO CÁO
GVGD: Như Xuân Thiện Chân
NHÓM THỰC HIỆN:
Tăng Văn Tri 0953010779
Võ Đình Trung 0953010806
Nguyễn Thị Vân Thanh 0953010662
Nguyễn Trường An 0953012003
Thành Phố HCM , ngày ..... tháng...... năm 2012
MỤC LỤC. Trang
MỞ ĐẦU 3
Ý Tưởng 3
Mục đích sản xuất nước uống 3
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 4
Cây sa kê 4
La hán quả 7
Nước 9
Acid Ctric 10
Vitamin C 11
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG 12
Nguyên liệu 14
Trích ly 15
Lọc 16
Phối chế sản phẩm 18
Gia nhiệt, bài khí 19
Chiết rót và hoàn thiện sản phẩm 20
Thanh trùng sản phẩm 20
Bảo ôn 21
SẢN PHẨM 21
Chỉ tiêu của sản phẩm 21
Kế hoạch triển khai và phát triển sản phẩm 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
MỞ ĐẦU
Ý tưởng
‘Sức khỏe là vàng” quả đúng là như vậy, từ xưa tới nay vấn đề sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm. Ngày nay với nhịp sống hiện đại quỹ thời gian của mỗi người ngày càng một eo hẹp lại, mọi người không có nhiều thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của mình. Họ luôn mong muốn có những sản phẩm xuất phát từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe nắm bắt được những điều đó và đồng thời cũng muốn làm đa dạng thị trường nước giải khát trong nước và tận dụng những nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên từ đó chúng tôi đã xây dựng ý tưởng cho sản phẩm ‘‘ nước sa kê-la hán quả đóng chai ” sản phẩm không đơn thuần là nước giải khát mà nó còn có rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe.
Hình 1.1 Bao bì của sản phẩm
Mục đích sản xuất nước uống.
Nghiên cứu thử nghiệm chế biến nước uống đóng chai từ “ lá sa kê – la hán quả” không sử dụng đường, không sử dụng chất bảo quản nhằm:
Cung cấp một loại nước uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt những người bị bệnh huyết áp, tim mạch, béo phì, tiểu đường… có thể sử dụng được.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nước giải khát từ thảo mộc trên thị trường.
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU.
Cây sake
Phân loại khoa học.
Giới: plantae
Ngành: angiospermae
Lớp: eudicots
Bộ: Rosales
Họ: moraceae
Chi: artocarpus
Loài: a. altilis
Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái.
Hình 2.1 Cây và lá Sa kê
Cây sa kê có nguồn gốc ở vùng Nam Á ( Malaisia, Indonesia) và phân bố ở nhiều đảo biển từ Nam Thái Bình Dương đến tận Hawaii. Nhiều tài liệu cho thấy quả sa kê là một loại lương thực chủ yếu ở các đảo Thái Bình Dương từ xa xưa.
Cây thích ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên dần dần đã trở thành cây trồng làm cảnh, tạo bóng hay lấy quả ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Sa kê là cây thân gỗ , cây thẳng tròn thường xanh có thể cao đến 30m , cánh mọc tỏa rộng. Vỏ thân nhẵn, màu xám. Tất cả các bộ phận của thân đều có chứa nhựa mủ trắng như mít. Lá lớn, bóng láng, rộng 40-50cm, dài 60-90cm, thường xẻ 5-11 thùy sâu. Hoa sa kê là hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một vây. Quả hình trụ hay hình cầu đường kính 10-30 cm, màu xanh, khi chín màu vàng nâu.
Thành phần hóa học.
Bảng 2.1. Thành phần trong lá sa-kê.
Thành phần
Khối lượng khô trong 100g
Chất đạm
1,1 – 1,8g
Chất béo
0,1 – 1,86g
Carbohydrate
21,5 – 29,49g
Geranyl flavonoids
0,23 – 0,47g
Prenylflavon
0,1 – 0,27g
Geranyl – tetrahydrochalcone
0,61mg – 2,4mg
Riboflavin
0,05 – 0,08mg
Niasin
30,54 – 29,4mg
Chất sơ
3,3 – 4,1g
Phosphocium
42 – 44mg
Vitamin A
26 – 40 IU
Calcium
18 – 32mg
Vitamin E
12 – 20IU
Vitamin D
20- 37IU
Bảng2.2. Thành phần hóa học trong quả
Thành phần
Khối lượng chất khô trong 100g
Riboflavin
0,05 – 0,08mg
Niasin
0,7 – 1,5 g
Cyclopropane
0,3 – 1mg
Amirin
0,7 – 1,2
Chất đạm
1,3 – 2,4g
Chất béo
0,1 – 0,86g
Carbohydrate
21,5 – 29,49g
Chất xơ
1,08 – 2,1g
Calxium
18 – 31mg
Phosphor
52 – 88mg
Sắt
0,61 – 2,4mg
Vitamin A
26 – 40IU
Bảng 2.3. thành phần hóa học của hạt.
Thành phần
Khối lượng chất khô trong 100g
Chất đạm
5,25 – 13,3g
Chất béo
2,59 – 5,59g
Carbohydrate
30,84 – 44,03g
Chất xơ
1,34 – 2,14g
Calcium
0,11 – 40mg
Vitamin A
26 – 40IU
Riboflavin
0,1 – 0,15mg
Niasin
29,4 – 30,54mg
Vai trò của lá sa-kê.
- Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới ngưới ta phát hiện rằng ngoài các thành phần khoáng chất, vitamin vá một số chất vi lượng chúng có hàm lượng cao các hợp chất polyphenol.
- Trong lá có chứa 5 hợp chất loại geranul dihydrochalcone và 4 loại geranyl flavonoid có hoạt tính chống ung thư ở người loại SPC-A-1, SW 480, SMMC 7721: Quercetin, camphorol.
Hình 2.2 công thức cấu tạo của Quercetin.
- Do trong lá sa- kê hợp chất flavonoid nên có tác dụng trong điều hòa lượng đường huyết trong máu, bảo vệ tim mạch, hạ cholesterol trong máu.
- Trong lá sa –kê có chứa nhiều polyphenol có tác dụng rất tốt trong quá trình chống oxy hóa.
- Ngoài ra lá sa kê còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
La Hán Quả.
Hình 2.3 quả La Hán khô và tươi
Phân loại khoa học.
Tên thường gọi: La Hán quả
Tên La tinh: Momordica grosvenori Swingle
Phân loại: La hán thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái.
Chủ yếu trồng số lượng lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Mô tả: Quả khô, hình tròn đến hình tròn dài, đường kính 5-8 cm bề ngoài màu nâu vàng sẫm đến sắc nâu sẫm, khá bóng láng, còn sót lại chút ít lông nhung, số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp, có vết cuống quả.
Thành phần hóa học.
Glucozit ngọt từ quả la hán gọi là Purelo. Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17%-38,31%, trong đó bao gồm 10,20%-17,55% đường fructose; 5,71%-15,19% đường glucose; Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; và một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55%-0,65% đường mía.
Hình 2.4 công thức cấu tạo của đường Mgroside V
Lượng protein chiếm khoảng 8,67%-13,35%.
Trong mỗi 100g quả có 313mg-510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác.
Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%.
Acid oleic.
Hình 2.6 công thức cấu tạo của acid oleic
Tác dụng của La hán quả.
Tây yVị ngọt cao của quả La hán có tính ổn định tốt, không bị phân huỷ ở nhiệt độ 1600C trong thời gian dài, không lên men, có thể được sử dụng rộng rãi, thay thế đường lý tưởng cho mọi loại thực phẩm chứa đường, đồ uống và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ: - Chất làm dịu thực phẩm và đồ uống. - Các sản phẩm thiên nhiên chăm sóc sức khoẻ, thuốc, phụ gia cho mỹ phẩm. - Glucozit ngọt từ quả la hán V có hiệu quả chữa bệnh, nâng cao chức năng hoạt động của dạ dày, giảm nóng, ẩm phổi, làm mất cảm giác khát, giảm đờm và chống rirut, bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, đau tim... Đông y: Theo Quảng Tây Trung dược chí và Lĩnh Nam thái dược lục, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Trên lâm sàng, thường sử dụng trong những trường hợp được tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên - thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc thể "nhiệt độc uẩn kết"; táo bón kinh niên thuộc thể "tân khuy tràng táo" (thiếu thể dịch, ruột khô). - Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đàm) rõ ràng; còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể. - Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng "uất hỏa nội kết" (nóng trong). - Do trong quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì. - Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày. - Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít. - Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g (5 chỉ), sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn (Bài thuốc cổ kim tham khảo). - Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng la hán quả 20g, phối hợp với tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày. - Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm. - Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Nước.
Trong công nghệ sản xuất nước giải khát, nước được xem là nguyên liệu và cũng là thành phần chủ yếu của sản phẩm. Trong thực tế nước, nước dùng cho sản xuất là nước phải đạt tiêu chuẩn cho phép dùng trong sinh hoạt và các ngành thực phẩm và phải đảm bảo các chỉ tiêu do bộ y tế quy định.
Bảng 2. 4 Các chỉ tiêu chất lượng nước (TCVN 2653-78)
Tên chỉ tiêu
Mức chất lượng
Chỉ tiêu hoá học
Độ trong
Độ đục
Độ màu (độ Coban)
Mùi vị xác định bằng cảm quan ở 200C và 600C
Hàm lượng cặn không tan
Hàm lượng cặn hoà tan
Độ pH
Độ cứng toàn phần
Hàm lượng Clorua
Hàm lượng Nitrit
Hàm lượng sắt tổng số
Hàm lượng thủy ngân
Chỉ tiêu sinh học:
Tổng số vi khuẩn hiếu khí
Tổng số Coliforms, khuẩn lạc/100ml
Coliforms phân, khuẩn lạc/100ml
> 100 cm
< 1,5 g/l
< 5
không phát hiện thấy
< 10 mg/l
< 500 mg/l
6 – 8,5
< 300 mg CaCO3/l
< 0,1 mg/l
< 0,3 mg/l
< 0,01 mg/l
không được có
< 200 khuẩn lạc /1ml
không được có
không được có
Acid citric.
Acid citric ( có công thức phân tử : C6H8O7.H2O)
Trong công nghiệp sản xuất nước giải khát, acid citric được dùng để điều chỉnh độ chua, tạo vị hài hòa cho sản phẩm và đặc biệt là tác nhân thủy phân đường tạo thành đường nghịch đảo. Ngoài ra acid citric còn được sử dụng làm tác nhân acid hóa, ngăn chặn sự phát triển của nhóm vsv ưa kiềm và trung tính.
Một số chỉ tiêu về acid citric.
Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan của acid citric
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Trạng thái bên ngoài và màu sắc
Các tinh thể không màu hoặc bột trắng, không vón cục đối với acid citric hạng nhất, cho phép hơi có ánh vàng, dung dịch acid citric trong nước cất nồng độ khối lượng 20g/dm3 phải trong suốt.
Vị
Chua không có vị lạ
Mùi
Không mùi
Cấu trúc
Rời và khô
Tạp chất hóa học
Không cho phép
Bảng 2.6 Chỉ tiêu hóa lý của acid citric trong công nghệ sản xuất nước giải khát
Stt
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu chất lượng
Thượng hạng
Hạng nhật
1
Hàm lượng acid citric tính ra monohydrat C6H8O7.H2O (%)
( 99,5
( 99,5
2
Hàm lượng tro (%)
( 0,01
( 0,035
3
Hàm lượng acid sulfuric tự do (%)
( 0,1
( 0,03
4
Hàm lượng Asen (%)
( 0,00007
( 0,00007
Vitamin C.
Vitamin C tồn tại trong tự nhiên dưới dạng phổ biến là acid ascorbic, acid dehydroascorbic và dạng liên kết ascorbigen. Chúng được tổng hợp dễ dàng ở thực vật, đa số động vật ( trừ chuột bạch, khỉ và người) đều có khả năng tổng hợp được vitamin C. Sở dĩ người không có khả năng đó có lẽ vì thiếu các emzyme đặc hiệu cho sự chuyển hóa glucose thành vitamin C.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau như: Rau ngót, cần tây, rau đay, cà chua...và các loại quả tươi như quả ổi, cam, bưởi, chanh...
Trong công nghệ thực phẩm ngoài giá trị sinh học, vitamin C còn được sử dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng bảo vệ màu, mùi và vị của sản phẩm. Nhu cầu về vitamin C đối với cơ thể người là 80 – 100 mg/ngày/người.
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG.
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu.
Đối với lá sake:
Lựa chọn- phân loại: lá được chọn kỹ để loại bỏ lá hư, quá già, quá khô, chọn lá không bị dập nát, chỉ lấy lá cón tươi tốt, nguyên vẹn.
Xử lý nguyên liệu:
Trong quá trình làm nước uống trong quy mô công nghiệp, lá sa kê được thu hái nhiều dưới dạng tươi nên để tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất ta sẽ sấy lá sa kê.
Sấy: là quá trình bốc hơi nước bằng nhiệt độ dựa vào sự chênh lệch áp suất riêng phần ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.
Mục đích: tăng hàm lượng chất khô, giảm hàm lượng tanin trong lá, giảm hoạt độ của nước.
Các biến đổi trong quá trình sấy:
Vật lý: thay đổi khối lượng riêng, giảm khối lượng riêng của vật liệu, thể tích bị giảm.
Hóa lý: do quá trình khuếch tán ẩm nên có thể làm tụ tập các chất hóa tan trên bề mặt lá, làm tắc nghẽn mao mạch trong quá trình sấy.
Ngoài sự khuếch tán ẩm còn có sự chuyển pha lỏng sang hơi, làm thay đổi hệ keo trong thực phẩm,ảnh hưởng đến việc khuếch tán ẩm ra ngoài bề mặt. Keo tụ có thể tạo ra lớp màng làm ngăn cản quá trình khuếch tán ẩm và bay hơi.
Hóa học: do nhiệt độ tăng lên dẫn đến các phản ứng hóa học tăng lên.
Hóa sinh: emzym giảm hoạt độ hoặc bị bất hoạt.
Cảm quan:
- Màu sắc của sản phẩm sấy phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì làm tăng các phản ứng tạo màu, cố định màu cho sản phẩm.
- Mùi: quá trình này làm bay hơi một số chất hương có trong lá.
- Vị: làm giảm vị đắng có trong lá sakê
- Trạng thái: kích thước của lá giảm đi, làm cho lá bị cong vênh, nứt nẻ bề mặt.
Thiết bị sấy:
Hình 3.1: Thiết bị sấy ở điều kiện thường
Nguyên lý làm việc: vật liệu sấy được đăt trên các xe gòng sau đó được đưa vào phòng sấy. Không khí ngoài trời được quạt gió hút và thổi qua calorifer, tại đây không khí được nung nóng nhờ nhận nhiệt của hơi đốt. không khí nóng sau khi ra khỏi calorifer được đẩy trực tiếp vào phòng sấy. trong phòng sấy, không khí nóng tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, gia nhiệt cho vật liệu sấy đồng thời vận chuyển lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu sấy ra ngoài.
Hình 3.2 lá sa kê tươi và khô
Đối với la hán quả.
Nguyên liệu là trái la hán quả, ta sẽ dùng những tác nhân cơ học để nghiền vụn ra nhằm tăng hiệu suất của quá trình trích ly.
Nghiền : Là quá trình phân chia vật thể ra thành nhiều phần tử nhỏ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Để làm nhỏ kích thước nguyên liệu rắn cần thực hiện 1 công để thắng lực liên kết giữa các phần tử của nó. Khi đặt ngoại lực vào vật thể, vật thể sẽ bị phá vỡ làm cho tổng diện tích bề mặt của nguyên liệu mới được tạo thành tăng lên nhiều lần so với bề mặt ban đầu.
Các dạng nghiền : tùy theo mức độ nghiền mà người ta phân biệt:
nghiền thô
nghiền nhỏ
nghiền keo
nghiền mịn
Phương pháp nghiền : Dựa vào hướng của điểm đặt ngoại lực và thòi gian tác dụng của nó mà ta chia ra các phương pháp nghiền khác nhau :
Nén ép : xay trục vít.
Bổ : máy dập.
Va đập : nghiền búa.
Chà xát : nghiền trục.
Khi chọn phương pháp cần dựa vào tính chất của nguyên liệu cần nghiền như độ dẻo, độ giòn, tính bền...
Thiết bị nghiền :
Máy đập : dùng để nghiền thô, trong công nghệ sản xuất thực phẩm ít dùng, chỉ dùng để đập đá vôi trong sản xuất đường.
Máy nghiền trục, máy nghiền búa, máy xay : dùng để nghiền trung bình, nghiền nhỏ.
Máy nghiền bi, máy xay ướt : dùng để nghiền mịn và nghiền keo.
Trích ly.
Trích ly là thực hiện quá trình chiết tách các chất hòa tan nắm trong nguyên liệu vào dung môi, quá trình này xảy ra cho đến sự cân bằng nồng độ trích ly ở bên trong và bên ngoài nguyên liệu.
Những biến đổi trong quá trình trích ly :
Biến đổi vật lý :
- Sự khuếch tán của các chất hòa tan vào nước
- Độ nhớt của dung môi tăng lên.
Biến đổi hóa học :
- Ở điểu kiện nhiệt độ cao, tương tác của các acid amin và polyphenol tạo ra các aldehyde dễ bay hơi, tạo hương thơm cho sản phẩm. Phản ứng Mailard – acid amin phản ứng với các đường khử tạo ra màu, mùi của nước uống.
Biến đổi hóa lý : có sự chuyển pha.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly :
Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi. Tuỳ theo từng loại nguyên liệu, phương pháp thực hiện quá trình trích ly mà ta lựa chọn tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi để thu được kết quả tối ưu nhất.
Tốc độ chuyển động của dung môi cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình trích ly. Do đó, ta dùng các thiết bị trích ly có cánh khuấy để nâng cao hiệu suất cho quá trình trích ly.
Bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi cũng ảnh hưởng đến quá trình trích ly. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì quá trình trích ly càng cao, có thể nghiền hoặc băm nhỏ nguyên liệu, nhằm làm cho sự tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi được triệt để hơn.
Nhiệt độ trích ly : Nhiệt độ cao làm tăng khả năng chiết tách đồng thời làm giảm độ nhớt của dịch trích. Tuy nhiên, chỉ nên tăng nhiệt độ đến một giới hạn nhiệt độ nhất định vì khi tăng nhiệt độ quá cao sẽ làm xảy ra các phản ứng không cần thiết trong quá trình trích ly có khi còn làm tổn thất các cấu tử quý có trong dịch trích và làm tiêu tốn nguồn năng lượng tiêu thụ.
Thời gian trích ly : thời gian tăng thì khả năng chiết tách tăng, nhưng việc kéo dài thời gian quá lâu cũng không tốt vì khi đạt được độ trích ly cao nhất mà tăng thời gian thì sẽ giảm hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, để tăng cường sự hòa tan của hàm lượng chất khô trong nguyên liệu để đạt độ trích ly cao nhất người ta có thể dùng kỹ thuật trích ly bằng áp suất cao, tạo sự chênh lệch áp suất, hoặc ngâm nguyên liệu trước khi trích.
Thiết bị trích ly.
Hình 3.3 Thiết bị trích ly.
Lọc :
Bản chất của quá trình lọc là phân riêng hỗn hợp không đồng nhất qua lớp lọc, bã được giữ trên lớp lọc, dung dịch chui qua lớp lọc dưới áp suất dư so với áp suất bên dưới vạch ngăn. Áp suất này được tạo ra do áp suất thủy tĩnh của lớp chất lỏng trên vạch ngăn hoặc do bơm. Quá trình lọc nhằm mục đích làm sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lọc dịch trích được thực hiện ở trạng thái nóng, nhằm hạn chế độ nhớt tăng lên trong quá trình lọc và loại bã ra khỏi dịch trích. Mục đích là làm cho dịch trích được trong suốt và đồng nhất.
Những biến đổi trong quá trình lọc :
Sau khi lọc thành phần hóa học và các thành phần khác của vật liệu hầu như không thay đổi. Tuy nhiên có sự thay đổi về trạng thái, màu sắc, chất lượng tăng do tách hết tạp chất và loại được một số vi sinh vật có hại theo cặn. Tuy nhiên có thể tổn thất một ít các chất có ích theo cặn như protein, vitamin, chất màu...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc :
(P( hiệu số áp suất giữa hai đầu lọc) là động lực của quá trình lọc. Khi (p tăng tốc độ lọc tăng nhưng phải có giới hạn. Nếu (p quá lớn bã sẽ bị nén chặt ( thể tích giảm xuống), các ống mao quản sẽ bị thu hẹp lại, lúc đó tốc độ lọc tăng chậm hơn so với sự tăng áp suất và đến mức có thể giảm đi, chất lỏng không chui qua được lớp lọc, mặt khác khi (p tăng quá cao có thể làm rách lớp vải lọc và phá vỡ lớp vật ngăn hoàn toàn không có lợi. Tùy theo phương pháp lọc ta khống chế giá trị (p khác nhau.
Tính chất của bã : có hai loại bã là loại nén được và không nén được. Với loại không nén được các hạt không bị biến dạng và ở dạng tinh thể, chúng phân bố tạo thành lỗ với kích thước không thay đổi khi thay đổi áp lực nén, do đó lượng dung dịch trong bã không thay đổi. Với loại nén được hạt bị biến dạng nên khi tăng áp lực ép chúng bị nén chặt lại. Nếu bã xốp, độ nhớt giảm nên lọc nhanh, còn bã nhỏ, dẻo, độ nhớt cao nên khó lọc.
Tính chất lớp vật ngăn và bề dày của nó cũng ảnh hưởng đến tốc độc lọc. Thường sử dụng lớp vạch ngăn xốp, mỏng và dễ thay thế. Ví dụ : vải lọc, màng xốp, tơ nhân tạo...
Hình 3.4 thiết bị lọc
Thiết bị có dạng hình trụ đứng. Bộ phận chính của thiết bị là các cột loc