Sở giao dịch chứng khoán là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại 1 đại điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính.Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty lớn,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết.Các loại chứng khoán này được giáo dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch,thời gian và địa điểm cụ thể.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sở giao dịch chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1.KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1.Khái niệm
Sở giao dịch chứng khoán là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại 1 đại điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính.Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty lớn,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết.Các loại chứng khoán này được giáo dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch,thời gian và địa điểm cụ thể.
2.Đặc điểm
-Sở giao dịch chứng khoán là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán,là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán.Như vậy,sở giao dịch chứng khoán không tham gia mua bán chứng khoán,mà chỉ cho thuê địa điểm để người mua bán thực hiện giao dịch và đưa ra các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường
-Sở giao dịch chứng khoán không có hàng hóa và không có người mua bán cuối cùng,chỉ có những nhà mội giới,vì ở các nước thông thường chứng khoán đều được kí gửi tại ngân hàng.Ngân hàng sẽ cho khách hàng một tài khoản gọi là tài khoản lưu kí chứng khoán,nên khi mua bán chỉ cần qua người môi giới.
-Là một địa điểm lý tưởng cho những cuộc giao lưu vốn của xã hội,Sở GDCK có thể giúp số vốn luân chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng từ người này sang tay người khác.Nhà đầu tư có thể dễ dàng đa dạng hóa đầu tư,thay đổi lĩnh vực đầu tư một cách dễ dàng và nhanh chóng.Chính đặc điểm này đã hấp dẫn các nhà đầu tư đến với Sở GDCK.
3.Chức năng
-Làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành.Thông qua SGDCK,chứng khoán phát hành được giao dịch liên tục,các tổ chức phát hành có thể phát hành tăng vốn thông qua thị trường chứng khoán,các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán niêm yết một cách dễ dàng và nhanh chóng
-Chức năng xác định giá cả công bằng.Đây là 1 chức năng cực kì quan trọng trong việc tạo ra một thị trường liên tục.Giá cả được xác định trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán,được chốt bởi cung-cầu trên thị trường.Qua đó SGDCK mới có thể tạo ra được một thị trường tự do,công khai và công bằng.Hơn nữa,SGDCK mới có thể đưa ra được các báo cáo một cách chính xác và liên tục về chứng khoán,tình hình hoạt động của các tổ chức niêm yết,các công ty chứng khoán,đem đến cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện,minh bạch về thị trường.
4.Các hình thức sở hữu
-Hình thức sở hữu thành viên:SGDCK do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu,được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiêm hữu hạn,có Hội đồng quản trị do cá công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kì.
-Hình thức công ty cổ phần:SGDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần do các công ty chứng khoán thành viên,ngân hàng,công ty tài chính,bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông.
-Hình thức sở hữu Nhà nước:Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập,quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK.Hình thức này có ưu điểm là không chạy theo lợi nhuận,nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư.Bên cạnh đó,Nhà nước cũng có thể can thiệp để giữ cho thị trưởng hoạt động ổn định,lành mạnh.Tuy nhiên,hạn chế là thiếu tính độc lập,cứng nhắc,chi phí lớn và kém hiệu quả
Tùy thuộc vào từng thời kì,từng hoản cảnh cụ thể mà mỗi quốc gia chọn cho mình những hình thức tổ chức khác nhau.
2.THÀNH VIÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
2.1.Khái quát chung
SGDCK có các thành viên giao dịch chính là các nhà môi giới hưởng hoa hồng hoặc kinh doanh chưng khoán cho chính mình tham gia giao dịch trên hoặc thông qua hệ thống giao dịch đã được điện toán hóa.
a)Phân loại:
Việc phân loại phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử cùng phương thức hoạt động của SGDCK.Ban đầu, khi cấu trúc theo kiểu một tổ chức cộng đồng thì không nhất thiết phải chia nhiều loại thành viên vì các thành viên không đóng góp xây dựng SGDCK
Tại 1 số nước phân loại theo quyền của thành viên:
+Thành viên chính: tham gia ngay từ đầu được quyền biểu quyết và phân chia tài sản của SGDCK
+Thành viên đặc biệt: tham gia sau để mở rộng quy mô hoạt động, phải đóng phí gia nhập bằng tổng tài sản của SGDCK chia cho số thành viên hiện có, ko đc quyền bầu cử và đòi hỏi tài sản của SGDCK
Đối với các thị trường chứng khoán phát triển,thành viên được phân chia thành nhiều loại dựa trên chức năng của mình:
+Các chuyên gia
+Các nhà môi giới của công ty thành viên
+Nhà môi giới độc lập
+Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh
+Các nhà giao dịch cạnh tranh
+Các nhà môi giới trái phiếu
b)Tiêu chuẩn:
-Tiêu chuẩn chung là thành viên SGDCK phải có thực trạng tài chính lành mạnh, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ tốt đủ khả năng thực hiện việc kinh doanh chứng khoán
-Yêu cầu về tài chính: đáp ứng vốn góp cổ đông, vốn điều lệ và tổng tài sản là các yêu cầu tài chính bắt buộc, khi cấp phép thành lập công ty chưng khoán UBCK quy định vốn tối thiểu cho các nghiệp vụ: Môi giới 3 tỷ, tự doanh 12 tỷ, bản lãnh phát hành 22 tỷ, tư vấn 3 tỷ, quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ
-Quy định về nhân sự: chất lượng và số lượng phải được quy định trong quy chế nhân sự, đảm bào trinh độ chuyên môn học vấn, kinh nghiệm và đặc biệt là đạo đức kinh doanh
-Cơ sở vật chất kỹ thuật: phải có trụ sở chính, chi nhánh văn phòng giao dịch cũng như cơ sở cật chất trạm đầu cuối để nhận lệnh, xác nhận lệnh bản điện tử hiển thị
c)Thủ tục kết nạp
SƠ ĐỒ TÓM TẮT THỦ TỤC CẤP CHỨNG NHẬN TƯ CÁCH THÀNH VIÊN
d)Quyền và nghĩa vụ của thành viên:
-Quyền:
Thông thường các thành viên được tham gia giao dịch và sử dụng các phương tiện giao dịch trên SGDCK để thực hiện quá trình giao dịch tuy nhiên chỉ thành viên chính thức được tham gia biểu quyết và nhận tài sản từ SGDCK khi giải thể
-Nghĩa vụ:
+Nghĩa vụ báo cáo: bất kỳ thay đổi nào của thành viên đều phải thông báo cho SGDCK để có thể nắm đc thực trạng bảo vệ quyền lợi công chúng đầu tư tăng tính công khai cảu việc quản lý các thành viên
+Thanh toán các khoản phí: phí thành viên gia nhập, thành viên hàng năm, lệ phí giao dịch dựa trên doanh sô giao dịch của từng thành viên
Ngoài ra phải đóng các quỹ hỗ trợ thanh toán đảm bảo quá trình giao dịch nhanh chóng và các khoản bảo hiểm cho hoạt động môi giới chứng khoán
2.2.Sở giao dịch chứng khoán HNX và HOSE:
HOSE
HNX
Điều kiện thành viên
- Là CTCK được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán
- Được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên
-Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
-Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có đủ năng lực và phẩm chất:
+(Tổng) Giám đốc phải đáp ứng được các điều kiệnq quy định của pháp luật.
+ Có nhân viên đủ điều kiện được cử làm đại diện giao dịch
+ Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên với ít nhất 01 năm kinh nghiệm.
+ Có ít nhất 02 cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, trong đó ít nhất 01 cán bộ có chứng chỉ chuyên môn như hệ thống mạng, bảo mật, phần mềm.
+ Tất cả nhân viên công ty phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
HOSE
HNX
Quyền
1.Thực hiện giao dịch qua hệ thống giao dịch của SGDCK Tp.HCM
2.Nhận thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán tại SGDCK Tp.HCM theo Hợp đồng kí kết
3.Đề nghị SGDCK Tp HCM làm trong gian hòa giải khi có tranh chấp
4. Tham gia cuộc họp định kỳ giữa SGDCK Tp.HCM và thành viên; Đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK Tp.HCM
5. Rút khỏi tư cách thành viên sau khi có sự chấp thuận của SGDCK Tp.HCM
1.Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do SGDCK Hà Nội cung cấp
2. Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ SGDCK Hà Nội
3. Đề nghị SGDCK Hà Nội làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp
4. Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK Hà Nội và hoạt động của thành viên trên SGDCK Hà Nội
5. . Được rút khỏi tư cách thành viên sau khi được SGDCK Hà Nội chấp thuận
Nghĩa vụ
1.Chịu sự kiểm tra,giám sát của SGDCK Tp.HCM về tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết;thực hiện quy chế thành viên.
2.Nộp phí thành viên,phí giao dịch và các phí khác theo quy định của Bộ Tài chính
3. Công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 Luật Chứng khoán, Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Quy chế công bố thông tin của SGDCK Tp.HCM
4. . Hỗ trợ các thành viên khác theo yêu cầu của SGDCK Tp.HCM trong trường hợp cần thiết
5. Tuân thủ các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán, Quy chế giao dịch chứng khoán và các quy chế khác do SGDCK Tp.HCM ban hành.
1. Chịu sự kiểm tra, giám sát của SGDCK Hà Nội
2. Nộp phí thành viên, phí giao dịch, các phí dịch vụ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với SGDCK Hà Nội theo quy định
3. Công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 Luật Chứng khoán, Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK, các văn bản hướng dẫn có liên quan và Quy chế công bố thông tin đối với TTCK niêm yết của SGDCK Hà Nội
4. Hỗ trợ các thành viên khác theo yêu cầu của SGDCK Hà Nội trong trường hợp cần thiết
5. Tuân thủ các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán, Quy chế giao dịch chứng khoán và các quy chế khác do SGDCK Tp.HCM ban hành.
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
2.1.Tổ chức
a)Hội đồng quản trị
-Là cơ quản quản lý cấp cao nhất.Thành viên HĐQT gồm:
+Đại diện các công ty chứng khoán thành viên:được xem là thành viên quan trọng nhất của HDDQT.Các công ty chứng khoán thành viên thường có nhiều kinh nghiệp và kiến thức trong việc điều hành thị trường chứng khoán
+Bên cạnh đó cũng cần phải có những người bên ngoài để tạo tính khách quan,giảm sự hoài nghi đối với các quyết định của HĐQT,khuyến nghị quan hệ giữa SGDCK với các bên có liên quan.Đó là các tổ chức niêm yết,giới chuyên môn,chuyên gia luật và đại diện của Chính phủ.
Trên cơ sở đó,HĐQT sẽ đưa ra những quyết sách phù hợp cho cả các thành viên bên trong và bên ngoài cũng như tính thực tiễn của thị trường.
-Số lượng thành viên HĐQT của các SGDCK cũng khác nhau.Các SGDCK đã phát triển thường có số lượng thành viên nhiều hơn các SGDCK mới nổi.
-Bầu chọn HĐQT:Các thành viên HĐQT thường được bầu trong số các công ty thành viên của SGDCK.Một số thành viên được Chính phủ,Bộ Tài chính,Ủy ban chứng khoán bổ nhiệm
b)Ban giám đốc điều hành
Đứng đầu là Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc,chịu trách nhiệm về hoạt động của SGDCK.giám sát các hành vi giao dịch của các thành viên,dự thảo các quy định,quy chế của SGDCK.Ban giám đốc hoạt động một cách độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT
c)Các phòng ban
Các phòng ban có chức năng quản lý chuyên môn,đồng thời tư vấn,hỗ trợ HĐQT và Ban giám đốc trên cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vực của ban.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HNX
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HOSE
2.2.Phương thức hoạt động
2.2.1.Các nguyên tắc căn bản
-Nguyên tắc trung gian:
Thị trường hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay muốn bán chứng khoán thực hiện mà do những người môi giới trung gian thực hiện.Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực,và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh,đều đặn,hợp pháp và ngày càng phát triển,bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư
-Nguyên tắc đấu giá
Việc định giá được thực hiện thông qua việc đấu giá giữa những người môi giới mua với những người môi giới mua khác,giữa những người môi giới bán với những người môi giới bán khác,hoặc qua một cuộc thương lượng giữa 2 bên.Giá chứng khoán được xác định khi đã thống nhất.
-Nguyên tắc công khai thông tin
Nhằm đảm bảo công bằng trong buôn bán và hình thành giá chứng khoán,đảm bảo quyền lợi cho người mua,bán CK,tất cả mọi hoạt động trên TTCK đều phải được công khai hóa
2.2.2.Phương thức hoạt động của Sở GDCK-Giao dịch trên Sở GDCK
a. Cách cho lệnh của khách hàng
Khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu khách hàng ra các chỉ thị cần thiết cho công ty chứng khoán trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngân hàng của mình
Cổ phiếu thuộc về nhà đầu tư ngày ký hợp đồng, nhưng sau 1 thời gian người đầu tư mới thực sự nhận được giấy chứng nhận cổ phần
HOSE
HNX
Loại GD
Phương thức thanh toán
Loại GD
Phương thức thanh toán
CP, CCQĐT
Khối lượng GD dưới 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu
Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+3
Thỏa thuận dưới 100.000 đơn vị
Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+3
Khối lượng GD lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu
Thanh toán trực tiếp, ngày thanh toán T+3
Thỏa thuận trên 100.000 đơn vị
Thanh toán trực tiếp, ngày thanh toán T+3
Song phương, ngày thanh toán T+2
Trái phiếu
Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+1
Trực tiếp, ngày thanh toán từ T+1 đến T+3
Lệnh của khách hàng chỉ thị cho cho các môi giới bao gồm những điểm sau:
• Khuôn khổ của lệnh (size of orders)
• Loại giao dịch (type of transaction)
Trong hoạt động giao dịch buôn bán trên SGDCK, các nhà đầu tư trực tiếp gặp nhau để thương lượng và đấu giá CK. Cơ bản có 4 loại:
+ Lệnh thị trường (market order)
+ Lệnh giới hạn (limit order)
+ Lệnh dừng (stop order)
• Lệnh dừng để bán (sell stop order)
• Lệnh dừng để mua (buy stop order)
+ Lệnh dừng giới hạn (stop limit order
Các lệnh trên thị trường này được giao dịch trên căn bản tự do, đấu giá, cạnh tranh. CK được bán cho người chào giá cao nhất và được mua với từ người bán với giá thấp nhất.
Đấu giá là hình thức hình thành giá cả theo hai chiều. Cụ thể trên SGDCK, phương thức đấu giá được thực hiện công khai.
Việc thương lượng và đấu giá trong các giao dịch CK được thực hiện dưới 2 hình thức: đấu giá liên tục và đấu giá định kỳ. Kết thúc đợt đấu giá, các lệnh không được thực hiện mà vẫn còn thời gian thực hiện sẽ được tập hợp cùng với các lệnh đợt tiếp theo để đấu giá trong đợt tiếp theo.
Như vậy người mua và người bán CK không gặp nhau trực tiếp mà thông qua những nguồi môi giới hoa hồng (brokers).
b. Tổ chức giao dịch mua bán chứng khoán
Các Sở GDCK lớn trên thế giới áp dụng 3 phương thức giao dịch buôn bán chứng khoán sau:
- Phương thức giao ngay
+ Buôn bán tại phòng giao dịch (giao dịch trực tiếp): khách hàng trực tiếp gửi yêu cầu mua hoặc bán CK tới Sở GDCK.
+ Buôn bán qua hệ thống máy tính: Các công ty thành viên hoặc các tổ chức buôn bán CK được lắp đặt hệ thống máy móc cho việc giao dịch CK. Việc gửi các yêu cầu mua bán, nhận kết quả mua bán, thanh toán và giám sát đều được thực hiện bằng hệ thống máy tính.
+ Buôn bán qua điện thoại: dành cho việc mua bán công trái chính phủ với số lượng lớn và công trái ngoài nước. Các công ty thành viên đặt yêu cầu trực tiếp với phòng "chuyên chọn các yêu cầu" qua điện thoại trực tiếp.
- Phương thức buôn bán CK theo kỳ hạn (futures contrast): cam kết sẽ mua hay bán một số lượng CK hay công trái nào đó theo giá cả của ngày ký hợp đồng trong 1 thời gian xác định trong tương lai.
- Phương thức buôn ban CK theo hợp động lựa chọn (option maker): là quyền mua hoặc bán CK trong 1 khoảng thời gian nhất định với 1 giá nhất định. Có 2 loại: hợp động được mua (call option) và hợp đồng được bán (put option)
c. Các nghiệp vụ giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK
1. Nghiệp vụ mua bán CK trả ngay (cash transaction hoặc cash cash account): là nghiệp vụ đòi hỏi hợp đồng mua bán phải được thực hiện ngay lập tức: người mua nhận CK và người bán nhận tiền ngay sau buổi mua bán và trong các giới hạn đã ấn định.
Khách hàng của loại giao dịch trả ngay thông thường là các giới đầu tư, mua CK để làm vốn và hưởng các lợi tức hay mua bán CK để kiếm lời.
2. Nghiệp vụ mua bán CK có kỳ hạn (margin transaction hoặc credit account): hợp đồng được ký kết tại thời điểm giao dịch nhưng thực hiện hợp đồng được ấn định tại 1 thời điểm nào đó trong tương lai.
Khách hàng của loại giao dịch này thông thường là các giới đầu cơ, mua hoặc bán không nhằm vào việc trả tiền hay CK mà nhằm vào kiếm lời do giá cả thay đổi. có 2 loại đầu cơ trên Sở GDCK:
+ Đầu cơ chơi trò hạ giá (những con gấu) (bassier/bears): bán CK của mình khi nó chưa xuất hiện trong lúc ký hợp đồng với hy vọng thị giá của chúng sẽ vị giảm xuống tại thời điểm thực hiện hợp đồng. nếu cho rằng giá sẽ xuống, nhà đầu cơ giá xuống sẽ bán trước CK mà ông ta chưa có trong đa số trường hợp với hy vọng sẽ mua lại được giá thấp hơn trước ngày thanh toán.
+ Đầu cơ chơi trò tăng giá (những con bò đực) (hanssiers/bulls): với hy vọng thị giá CK sẽ tăng lên, mua CK để chờ thời cơ bán ra. Nếu cho rằng giá sẽ tăng, các nhà đầu cơ mua có kỳ hạn CK nhiều khi không có đủ tiền cần thiết để trả, với hy vọng sẽ bán lại được giá cao hơn trước ngày thanh toán.
Quy định đối với nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn:
• Chỉ số CK được liên đoàn kinh kỹ chấp thuận mới được giao dịch hoãn hiệu.
• Số lượng giao dịch: ít nhất phải mua bán 5-10 hoặc 10-20 CK…nhằm hạn chế thân chủ có ít vốn tham gia thị trường, tránh cho họ dễ bị phá sản.
• Kỳ hạn: tối đa hoãn lại là 1 tháng.
• Về bảo chứng: các thân chủ phải nộp ngay bảo chứng, có thể là tiền mặt hay CK mà giá trị phải bằng một phân suất do liên đoàn kinh kỹ ấn định.
4.NIÊM YẾT
4.1.Khái niệm
Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên SGDCK.Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGDCK phát hành.
Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán.Thông thường có 2 quy định chính về viêm yết là yêu cầu về công bố thông tin cả công ty và tính khả mại của các chứng khoán.Các nhà đầu tư và công chúng phải được đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin do công ty phát hành công bố.
4.2.Mục tiêu
-Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SDGCK với tổ chức phát hành có CK niêm yết,từ đó quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức trong việc công bố thông tin,đảm bảo tính trung thực,công khai và công bằng.
-Những chứng khoán được niêm yết là những chứng khoán có chất lượng cao,do đó hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định,xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường.
-Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về tổ chức phát hành
-Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua niêm yết công khai,giá chứng khoán được hình thành trên sự gặp nhau giữa cung và cầu chứng khoán.
4.3.Vai trò của việc niêm yết chứng khoán đối với tổ chức phát hành
*Thuận lợi:
-Công ty dễ dàng trong huy động vốn:Thông thường,công ty niêm yết được công chúng tín nhiệm hơn công ty không được niêm yết,bởi vậy,khi trở thành một công ty được niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và huy động với chi phí thấp hơn
-Tác động đến công chúng:Niêm yết góp phần tạo hình ảnh tốt hơn trong các nhà đầu tư,các chủ nợ,người cung ứng,các khách hàng,những người làm công(do đã chứng minh được chứng khoán đã đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu niêm yết),do đó công ty niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư.
-Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán
-Ưu đãi về thuế:
+Công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế:miễn giảm thuế thu nhập trong một số năm nhất định
+Đối với các nhà đầu tư:sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập(miễn,giảm) đối với cổ tức,lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán(lãi vốn)từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.
*Hạn chế:
-Nghĩa vụ báo cáo như một công ty đại chúng:Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ,chính xác và kịp thời về hoạt động của công ty.Nghĩa vụ công bố thông tin trong 1 số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết,bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty
-Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập:Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết công ty cho những người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý